1. Lý do chọn đề tài Hội nghị lần thứ hai Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá VIII) quyết định định hướng chiến lược phát triển giáo dục - đào tạo trong thời kỳ công nghiệp hoá - hiện đại hoá với nhiệm vụ và mục tiêu cơ bản của giáo dục là: Nhằm xây dựng những con người và thế hệ thiết tha gắn bó với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, có đạo đức trong sáng, có ý chí kiên cường xây dựng và bảo vệ tổ quốc; CNH-HĐH đất nước; giữ gìn và phát huy các giá trị vǎn hoá của dân tộc, có nǎng lực tiếp thu tinh hoa vǎn hoá nhân loại; phát huy tiềm nǎng của dân tộc và con người Việt Nam, có ý thức cộng đồng và phát huy tính tích cực của cá nhân, làm chủ tri thức khoa học và công nghệ hiện đại, có tư duy sáng tạo, có kỹ nǎng thực hành giỏi, có tác phong công nghiệp, có tính tổ chức kỷ luật ; có sức khoẻ, là những người thừa kế xây dựng chủ nghĩa xã hội, vừa “hồng” vừa “chuyên” như lời dặn của Bác Hồ. Đại hội XI của Đảng cộng sản Việt Nam tiếp tục khẳng định “Phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu, trong đó tập trung nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo, coi trọng giáo dục đạo đức lối sống, năng lực sáng tạo, kỹ năng thực hành, khả năng lập nghiệp và đẩy mạnh nâng cao chất lượng dạy nghề và giáo dục chuyên nghiệp”. Quản lý giáo dục là khâu đột phá nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo. Thông qua quản lý giáo dục, nâng hiệu quả của việc thực hiện mục tiêu đào tạo, các chủ trương chính sách phát triển giáo dục, việc đầu tư nâng cao chất lượng đào tạo... Quản lý đội ngũ giáo viên là khâu đột phá để phát triển, nâng cao chất lượng đội ngũ, nâng cao chất lượng đào tạo và thực hiện mục tiêu giáo dục đã đề ra. Kết luận của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 2 (khoá VIII) tại phiên họp ngày 5/3/2009 đã chỉ ra một trong bảy nhiệm vụ, giải pháp quan trọng nhất để phát triển giáo dục đến năm 2020 là: “Đổi mới mạnh mẽ quản lý nhà nước đối với giáo dục và đào tạo; Xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục đủ về số lượng, chất lượng …” để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. Trường Trung cấp giao thông vận tải miền Bắc là trường công lập trực thuộc Tổng cục đường bộ Việt Nam nằm trong hệ thống giáo dục quốc dân. Trường được thành lập theo Quyết định số 4926/QĐ-BGTVT ngày 22/12/2005 của Bộ GTVT trên cơ sở Trường kỹ thuật nghiệp vụ đường bộ miền Bắc đóng tại xã Kiêu Kỵ - Gia Lâm – Hà Nội. Chức năng, nhiệm vụ chính của trường là: Đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ kỹ thuật, công nhân kỹ thuật có kiến thức, đạo đức nghề nghiệp và kỹ năng lao động... phục vụ ngành GTVT và một số ngành kinh tế khác. Trong nhiều năm qua nhà trường luôn xác định: “Đội ngũ giáo viên là lực lượng lao động chính, giữ vai trò trọng yếu trong nhà trường, chất lượng đào tạo gắn liền với chất lượng giáo viên. Vì vậy, công tác phát triển đội ngũ giáo viên đủ về số lượng, đảm bảo chất lượng, đồng bộ về cơ cấu luôn là nhiệm vụ quan trọng” . Thực hiên Nghị quyết Trung ương lần thứ hai khoá VIII, Nghị quyết Đại hội lần thứ X, XI của Đảng về phát triển giáo dục - đào tạo trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá, Luật Giáo dục và đề án nâng cấp từ trường Trung cấp chuyên nghiệp lên thành trường Cao đẳng , nhà trường đã làm tốt công tác quản lý và tích cực đầu tư cho đào tạo, bồi dưỡng phát triển đội ngũ giáo viên. Tuy nhiên so với những yêu cầu mới về công tác quản lý, không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo nhằm đáp ứng theo sự phát triển của Trường, của ngành GTVT và trình độ khoa học công nghệ thời kỳ công nghiệp hoá - hiện đại hoá... thì đội ngũ giáo viên của nhà trường còn thiếu, hạn chế về năng lực chuyên môn và khả năng tiếp cận trình độ khoa học công nghệ; cơ cấu chưa đồng bộ; kế hoạch, nội dung, phương pháp quản lý còn bất cập, tính hệ thống chưa cao. Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn của nhà trường và việc đổi mới công tác quản lý giáo dục trong giai đoạn hiện nay, thì việc tìm ra những biện pháp quản lý phát triển đội ngũ giáo viên trường Trung cấp GTVT miền Bắc nhằm đáp ứng những yêu cầu phát triển của trường trong lộ trình nâng trường lên cao đẳng, góp phần vào sự phát triển của ngành GTVT trong thời kỳ công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước là nhiệm vụ cấp bách. Vận dụng lý luận quản lý giáo dục với thực tiễn trong công tác của bản thân, tác giả chọn đề tài: “Quản lý phát triển đội ngũ giáo viên Trường Trung cấp GTVT miền Bắc’’.
LỜI CẢM ƠN Với tình cảm chân thành, tác giả luận văn xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới: Các thầy, cô giáo Học viện Quản lý giáo dục đã tận tình giảng dạy và giúp đỡ trong thời gian học tập và nghiên cứu. Người hướng dẫn khoa học trực tiếp là PGS.TS Đặng Quốc Bảo đã hết lòng chỉ bảo, định hướng, giúp đỡ và động viên tác giả trong quá trình thực hiện luận văn một cách có hiệu quả. Tập thể lãnh đạo, các phòng ban nghiệp vụ trường Trung cấp Giao thông vận tải miền Bắc và các bạn đồng nghiệp đã hỗ trợ, động viên tác giả trong quá trình nghiên cứu, hoàn thành luận văn này. Trong thời gian nghiên cứu, tuy đã có nhiều nỗ lực, cố gắng của bản thân, nhưng do điều kiện, hoàn cảnh và thời gian có hạn nên nội dung luận văn không tránh được những thiếu sót và hạn chế. Tác giả mong tiếp tục nhận được sự giúp đỡ, chỉ bảo và góp ý chân thành của các thầy, cô giáo và các bạn đồng nghiệp. Tác giả Trần Việt Hưng DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT BCH Ban chấp hành CBCNVC Cán bộ công nhân viên chức CĐ Cao đẳng CN Công nhân CNKT Công nhân kỹ thuật CNV Công nhân viên CNXH Chủ nghĩa xã hội CNH – HĐH Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa ĐH Đại học ĐNGV Đội ngũ giáo viên GD-ĐT Giáo dục – Đào tạo GTVT Giao thông vân tải GV Giáo viên HS Học sinh LĐTB-XH Lao động thương binh – xã hội PGS.TS Phó giáo sư. Tiến sỹ QL Quản lý TCCN Trung cấp chuyên nghiệp TCN Trung cấp nghề TS Tuyển sinh VN Việt Nam MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 1. Lý do chọn đề tài 1 2. Mục đích nghiên cứu 3 3. Nhiệm vụ nghiên cứu 3 4. Khách thể nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu 3 5. Phạm vi nghiên cứu 3 6. Giả thuyết khoa học 3 7. Phương pháp nghiên cứu: 4 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN TRƯỜNG TRUNG CẤP CHUYÊN NGHIỆP 5 1.1. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu 5 1.2. Một số khái niệm cơ bản 8 1.2.1. Quản lý 8 1.2.2. Quản lý nhà trường 12 1.2.3. Quản lý nguồn nhân lực 13 1.2.4. Giáo viên và đội ngũ giáo viên 14 1.2.5. Phát triển đội ngũ giáo viên 15 1.3. Quan điểm và các mô hình quản lý đội ngũ giáo viên 16 1.3.1. Quan điểm phát triển đội ngũ giáo viên 16 1.3.2. Các mô hình quản lý đội ngũ giáo viên 18 1.4. Những nội dung cơ bản của quản lý phát triển đội ngũ giáo viên 22 1.4.1. Xây dựng kế hoạch phát triển đội ngũ giáo viên 22 1.4.2. Công tác tuyển chọn giáo viên 22 1.4.3. Công tác sử dụng đội ngũ giáo viên 23 1.4.4. Công tác đào tạo lại, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên 23 1.4.5. Chính sách đãi ngộ đội ngũ giáo viên 25 1.4.6. Kiểm tra đánh giá đội ngũ giáo viên 25 1.5. Những yếu tố ảnh hưởng đến phát triển đội ngũ giáo viên 28 1.5.1. Yếu tố chủ quan 28 1.5.2. Yếu tố khách quan 29 Tiểu kết chương 1 30 Chương 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN TRƯỜNG TRUNG CẤP GIAO THÔNG VẬN TẢI MIỀN BẮC 31 2.1. Quá trình hình thành và phát triển của trường Trung cấp GTVT miền Bắc 31 2.1.1. Sơ lược lịch sử phát triển của nhà trường 31 2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ, mục tiêu của trường 32 2.1.3. Cơ cấu tổ chức của trường 34 2.1.4. Ngành nghề đào tạo của trường 34 2.3. Thực trạng công tác quản lý phát triển đội ngũ giáo viên trường Trung cấp GTVT miền Bắc 44 2.3.1. Kế hoạch phát triển đội ngũ giáo viên 44 2.3.2. Công tác tuyển chọn giáo viên 45 2.3.3. Công tác sử dụng đội ngũ giáo viên 46 2.3.4. Công tác đào tạo lại, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên, xây dựng đội ngũ giáo viên giỏi 47 2.3.5. Chế độ, chính sách đãi ngộ giáo viên và thu hút người tài 49 2.3.6. Công tác kiểm tra, đánh giá đội ngũ giáo viên 50 2.4. Đánh giá chung về công tác quản lý phát triển đội ngũ giáo viên trường Trung cấp GTVT miền Bắc 52 2.4.1. Những mặt mạnh 52 2.4.2. Hạn chế 54 2.4.3. Nguyên nhân của những mặt hạn chế 54 Tiểu kết chương 2 56 Chương 3 MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN TRƯỜNG TRUNG CẤP GIAO THÔNG VẬN TẢI MIỀN BẮC 57 3.1. Định hướng phát triển đội ngũ giáo viên trường Trung cấp GTVT miền Bắc giai đoạn 2011 – 2020 57 3.2. Các nguyên tắc lựa chọn các biện pháp quản lý phát triển đội ngũ giáo viên trường Trung cấp GTVT miền Bắc 59 3.2.1. Nguyên tắc đảm bảo tính phát triển 59 3.2.2. Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa 60 3.2.3. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn 61 3.2.4. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi 61 3.2.5. Nguyên tắc đảm bảo tính chất lượng, hiệu quả 62 3.3. Các biện pháp quản lý phát triển đội ngũ giáo viên trường Trung cấp GTVT miền Bắc 62 3.3.1. Nâng cao nhận thức cho các cấp lãnh đạo và CBVC trong trường về tầm quan trọng của đội ngũ giáo viên và công tác quản lý phát triển đội ngũ giáo viên trong nhà trường 62 3.3.2. Thực hiện tốt công tác qui hoạch phát triển đội ngũ giáo viên theo yêu cầu, nhiệm vụ phát triển trường 66 3.3.3. Cải tiến công tác tuyển chọn và sử dụng đội ngũ giáo viên 70 3.3.4. Đẩy mạnh hoạt động đào tạo lại, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên, xây dựng đội ngũ giáo viên giỏi 75 3.3.5. Thực hiện tốt chế độ chính sách đãi ngộ đối với giáo viên tạo động lực thúc đẩy đội ngũ giáo viên phát huy năng lực, sở trường của mình trong công tác giảng dạy và nghiên cứu khoa học 79 3.3.6. Đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá, uốn nắn, khen thưởng biểu dương kịp thời 81 3.3.7. Nâng cao năng lực của bộ máy quản lý. Hoàn thiện bộ máy tổ chức, văn bản quản lý và chế độ đối với giáo viên 84 3.4. Kết quả khảo sát sự nhận thức về tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý phát triển đội ngũ giáo viên trường Trung cấp GTVT miền Bắc 89 3.5. Mối quan hệ giữa các biện pháp 92 Tiểu kết chương 3 93 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 94 1. Kết luận 94 2. Khuyến nghị 95 TÀI LIỆU THAM KHẢO 97 DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ VÀ BẢNG SỐ Sơ đồ 1.1. Mô hình về quản lý Sơ đồ 1.2. Mô tả các chức năng của quản lý Sơ đồ 1.3. Mô tả quan điểm về phát triển nguồn nhân lực Sơ đồ 2.1. Cơ cấu tổ chức của trường Trung cấp GTVT miền Bắc Biểu đồ 2.1. Số lượng giáo viên của nhà trường từ 2006 – 2011 Bảng 2.1. Thống kê kết quả TS, đào tạo của trường từ năm 2006 - 2011 Bảng 2.2. Thống kê chất lượng HS tốt nghiệp từ năm 2006 - 2011 Bảng 2.3. Thống kê số lượng GV, CNV của trường từ năm 2006 - 2011 Bảng 2.4. Thống kê cơ cấu của ĐNGV của trường từ năm 2010 - 2011 Bảng 2.5. Thống kê trình độ đào tạo ĐNGV của trường từ năm 2006 - 2011 Bảng 2.6. Thống kê trình độ đào tạo ĐNGV ở các khoa năm 2010 - 2011 Bảng 2.7. Thống kê trình độ tin học, ngoại ngữ của ĐNGV Bảng 2.8. Thống kê trình độ nghiệp vụ sư phạm của ĐNGV Bảng 2.9. Thống kê thành tích của GV từ năm 2006 - 2011 Bảng 2.10. Kết quả điều tra về thực trạng việc xây dựng kế hoạch phát triển ĐNGV của nhà trường. Bảng 2.11. Kết quả điều tra về thực trạng công tác tuyển chọn GV. Bảng 2.12. Kết quả điều tra về thực trạng công tác sử dụng GV nhà trường. Bảng 2.13. Kết quả điều tra về thực trạng công tác đào tạo lại, bồi dưỡng đội ngũ GV, xây dựng ĐNGV giỏi của nhà trường. Bảng 2.14. Kết quả điều tra về thực trạng công tác thực hiện chế độ, chính sách đãi ngộ GV và thu hút người tài. Bảng 2.15. Kết quả điều tra về thực trạng công tác kiểm tra đánh giá đội ngũ GV của nhà trường. Bảng 3.1. Bảng dự kiến GV giai đoạn 2011 - 2015 của nhà trường. Bảng 3.2. Bảng kết quả khảo sát sự nhận thức về tính cấp thiết của các biện pháp phát triển đội ngũ GV của nhà trường. Bảng 3.3. Bảng kết quả khảo sát sự nhận thức về tính khả thi của các biện pháp. Biểu đồ. 3.1. Mối quan hệ giữa các biện pháp QL phát triển ĐNGV. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Hội nghị lần thứ hai Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá VIII) quyết định định hướng chiến lược phát triển giáo dục - đào tạo trong thời kỳ công nghiệp hoá - hiện đại hoá với nhiệm vụ và mục tiêu cơ bản của giáo dục là: Nhằm xây dựng những con người và thế hệ thiết tha gắn bó với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, có đạo đức trong sáng, có ý chí kiên cường xây dựng và bảo vệ tổ quốc; CNH-HĐH đất nước; giữ gìn và phát huy các giá trị vǎn hoá của dân tộc, có nǎng lực tiếp thu tinh hoa vǎn hoá nhân loại; phát huy tiềm nǎng của dân tộc và con người Việt Nam, có ý thức cộng đồng và phát huy tính tích cực của cá nhân, làm chủ tri thức khoa học và công nghệ hiện đại, có tư duy sáng tạo, có kỹ nǎng thực hành giỏi, có tác phong công nghiệp, có tính tổ chức kỷ luật ; có sức khoẻ, là những người thừa kế xây dựng chủ nghĩa xã hội, vừa “hồng” vừa “chuyên” như lời dặn của Bác Hồ. Đại hội XI của Đảng cộng sản Việt Nam tiếp tục khẳng định “Phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu, trong đó tập trung nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo, coi trọng giáo dục đạo đức lối sống, năng lực sáng tạo, kỹ năng thực hành, khả năng lập nghiệp và đẩy mạnh nâng cao chất lượng dạy nghề và giáo dục chuyên nghiệp”. Quản lý giáo dục là khâu đột phá nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo. Thông qua quản lý giáo dục, nâng hiệu quả của việc thực hiện mục tiêu đào tạo, các chủ trương chính sách phát triển giáo dục, việc đầu tư nâng cao chất lượng đào tạo Quản lý đội ngũ giáo viên là khâu đột phá để phát triển, nâng cao chất lượng đội ngũ, nâng cao chất lượng đào tạo và thực hiện mục tiêu giáo dục đã đề ra. Kết luận của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 2 (khoá VIII) tại phiên họp ngày 5/3/2009 đã chỉ ra một trong bảy nhiệm vụ, giải pháp quan trọng nhất để phát triển giáo dục đến năm 2020 là: “Đổi mới mạnh mẽ quản lý nhà nước đối với giáo dục và đào tạo; Xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục đủ về số lượng, chất lượng …” để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. 1 Trường Trung cấp giao thông vận tải miền Bắc là trường công lập trực thuộc Tổng cục đường bộ Việt Nam nằm trong hệ thống giáo dục quốc dân. Trường được thành lập theo Quyết định số 4926/QĐ-BGTVT ngày 22/12/2005 của Bộ GTVT trên cơ sở Trường kỹ thuật nghiệp vụ đường bộ miền Bắc đóng tại xã Kiêu Kỵ - Gia Lâm – Hà Nội. Chức năng, nhiệm vụ chính của trường là: Đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ kỹ thuật, công nhân kỹ thuật có kiến thức, đạo đức nghề nghiệp và kỹ năng lao động phục vụ ngành GTVT và một số ngành kinh tế khác. Trong nhiều năm qua nhà trường luôn xác định: “Đội ngũ giáo viên là lực lượng lao động chính, giữ vai trò trọng yếu trong nhà trường, chất lượng đào tạo gắn liền với chất lượng giáo viên. Vì vậy, công tác phát triển đội ngũ giáo viên đủ về số lượng, đảm bảo chất lượng, đồng bộ về cơ cấu luôn là nhiệm vụ quan trọng” . Thực hiên Nghị quyết Trung ương lần thứ hai khoá VIII, Nghị quyết Đại hội lần thứ X, XI của Đảng về phát triển giáo dục - đào tạo trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá, Luật Giáo dục và đề án nâng cấp từ trường Trung cấp chuyên nghiệp lên thành trường Cao đẳng , nhà trường đã làm tốt công tác quản lý và tích cực đầu tư cho đào tạo, bồi dưỡng phát triển đội ngũ giáo viên. Tuy nhiên so với những yêu cầu mới về công tác quản lý, không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo nhằm đáp ứng theo sự phát triển của Trường, của ngành GTVT và trình độ khoa học công nghệ thời kỳ công nghiệp hoá - hiện đại hoá thì đội ngũ giáo viên của nhà trường còn thiếu, hạn chế về năng lực chuyên môn và khả năng tiếp cận trình độ khoa học công nghệ; cơ cấu chưa đồng bộ; kế hoạch, nội dung, phương pháp quản lý còn bất cập, tính hệ thống chưa cao. Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn của nhà trường và việc đổi mới công tác quản lý giáo dục trong giai đoạn hiện nay, thì việc tìm ra những biện pháp quản lý phát triển đội ngũ giáo viên trường Trung cấp GTVT miền Bắc nhằm đáp ứng những yêu cầu phát triển của trường trong lộ trình nâng trường lên cao đẳng, góp phần vào sự phát triển của ngành GTVT trong thời kỳ công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước là nhiệm vụ cấp bách. Vận dụng lý luận quản lý giáo dục với thực tiễn trong công tác của bản thân, tác giả chọn đề tài: “Quản lý phát triển đội ngũ giáo viên Trường Trung cấp GTVT miền Bắc’’. 2 2. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu đề xuất được những biện pháp quản lý phát triển đội ngũ giáo viên trường Trung cấp GTVT miền Bắc đủ về số lượng, mạnh về chất lượng, đồng bộ về cơ cấu nhằm đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng đào tạo của trường trong giai đoạn hiện nay. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu một số vấn đề lý luận cơ bản về quản lý phát triển đội ngũ giáo viên trung cấp chuyên nghiệp. - Đánh giá thực trạng đội ngũ giáo viên và công tác quản lý phát triển đội ngũ giáo viên của trường Trung cấp GTVT miền Bắc. - Đề xuất một số biện pháp quản lý phát triển đội ngũ giáo viên đáp ứng sự phát triển của trường Trung cấp GTVT miền Bắc trong giai đoạn hiện nay. 4. Khách thể nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu - Khách thể nghiên cứu: Đội ngũ giáo viên của trường Trung cấp chuyên nghiệp. - Đối tượng nghiên cứu: Quản lý phát triển đội ngũ giáo viên trường Trung cấp GTVT miền Bắc. 5. Phạm vi nghiên cứu - Khảo sát lấy số liệu về công tác quản lý phát triển đội ngũ giáo viên của trường Trung cấp GTVT miền Bắc giai đoạn 2006 - 2011 - Nghiên cứu, đề xuất các biện pháp quản lý phát triển nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên tại trường Trung cấp GTVT miền Bắc. 6. Giả thuyết khoa học Hiện nay công tác quản lý phát triển đội ngũ giáo viên của trường Trung cấp GTVT miền Bắc đã được chú trọng, nhưng còn có nhiều hạn chế so với yêu cầu nhiệm vụ phát triển nhà trường như: số lượng giáo viên còn thiếu, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, trình độ tay nghề còn hạn chế, cơ cấu chưa đồng bộ; kế hoạch, nội dung, phương pháp quản lý còn bất cập, tính hệ thống chưa cao. Nếu đề xuất được các biện pháp quản lý phát triển đội ngũ giáo viên hợp lý có hệ thống, khoa học thì sẽ góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, qua đó góp phần nâng cao chất 3 lượng đào tạo của nhà trường nhằm đáp ứng yêu cầu đảm bảo chất lượng đào nguồn nhân lực trong thời kỳ công nghiệp hoá – hiện đại hoá đất nước. 7. Phương pháp nghiên cứu: Để làm rõ những nội dung cơ bản đặt ra của luận văn, trong quá trình nghiên cứu tác giả sử dụng các nhóm phương pháp nghiên cứu chủ yếu sau: 7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận - Nghiên cứu các Nghị quyết, Chính sách của Đảng và Nhà nước, các văn bản tài liệu của ngành Giáo dục và Đào tạo, của ngành GTVT và các công trình khoa học về quản lý phát triển đội ngũ giáo viên trung cấp chuyên nghiệp. - Các tài liệu, sách, báo, tạp chí, bài giảng liên quan đến quản lý phát triển đội ngũ giáo viên trường TCCN. 7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn - Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi các đối tượng: Cán bộ quản lý và giáo viên của nhà trường để đánh giá thực trạng về quản lý phát triển đội ngũ giáo viên nhà trường. - Toạ đàm, phỏng vấn, quan sát, tổng kết kinh nghiệm về quản lý phát triển đội ngũ giáo viên để thu thập tài liệu và phát hiện những vấn đề mới. 7.3. Nhóm phương pháp bổ trợ - Sử dụng các công thức toán học để xử lý số liệu, kết quả khảo sát. Sử dụng các hàm thống kê toán học. 4 [...]... ảnh hưởng đến phát triển đội ngũ giáo viên 1.5.1 Yếu tố chủ quan Những nội dung cơ bản của công tác quản lý đội ngũ giáo viên đó là: Công tác xây dựng kế hoạch phát triển đội ngũ giáo viên dạy nghề; Công tác tuyển chọn giáo viên; Công tác sử dụng đội ngũ giáo viên; Công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên; Chính sách đãi ngộ đội ngũ giáo viên; Công tác kiểm tra đánh giá đội ngũ giáo viên; Về 29... của mình một cách khoa học về khái niệm giáo viên, quản lý, bản chất của hoạt động quản lý, các thành phần cấu trúc, chức năng quản lý, nguyên tắc, phương pháp quản lý, nghệ thuật quản lý nói chung và quản lý giáo dục, quản lý nhà trường nói riêng Nhiều luận văn thạc sỹ quản lý giáo dục đã nghiên cứu, đưa ra những biện pháp về phát triển đội ngũ nhà giáo ở các trường Các công trình nghiên cứu đó đã... nghiệp, nghiên cứu khoa học theo qui định chuẩn giáo viên của từng cấp độ đào tạo 1.2.5 Phát triển đội ngũ giáo viên 1.2.5.1 Phát triển Phát triển là thuật ngữ được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực như: Phát triển kinh tế, phát triển xã hội, phát triển nguồn nhân lực, phát triển đội ngũ Khái niệm phát triển theo Từ điển Tiếng Việt là: “vận động, tiến triển theo chiều hướng tăng lên, biến đổi hoặc... phát triển nguồn nhân lực của Leonard (Mỹ) 1.2.4 Giáo viên và đội ngũ giáo viên 1.2.4.1 Giáo viên Theo Điều 70 - Luật giáo dục 2005: “Nhà giáo là người làm nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục trong nhà trường hoặc cơ sở giáo dục đào tạo khác Nhà giáo giảng dạy ở cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục nghề nghiệp gọi là giáo viên; ở cơ sở giáo dục đại học gọi là giảng viên 1.2.4.2 Đội ngũ giáo. .. năng của nhà trường; đồng thời đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước 1.3 Quan điểm và các mô hình quản lý đội ngũ giáo viên 1.3.1 Quan điểm phát triển đội ngũ giáo viên Có nhiều quan điểm khác nhau về phát triển ĐNGV nhưng nhìn chung có ba quan điểm được nhiều người đề cập đến: 1.3.1.1 Quan điểm coi cá nhân giáo viên là trọng tâm trong công tác phát triển đội ngũ giáo viên Mục tiêu... tổ chức sẽ hướng đến để đạt được Mô hình quản lý được thể hiện qua hình vẽ sau: Phương pháp quản lý Mục tiêu quản lý Chủ thể quản lý Đối tượng quản lý Công cụ quản lý Sơ đồ 1.1 : Mô hình về quản lý 1.2.1.2 Các chức năng cơ bản của quản lý Chức năng của quản lý là một dạng hoạt động quản lý chuyên biệt thông qua đó chủ thể quản lý tác động vào khách thể quản lý nhằm thực hiện một mục tiêu nhất định... thiết bị giáo dục; - Quản lý môi trường giáo dục; - Quản lý khâu đánh giá kết quả giáo dục 13 Tóm lại, quản lý nhà trường là công việc của Ban giám hiệu đứng đầu là Hiệu trưởng Dựa vào các chức năng quản lý của nhà trường mà Hiệu trưởng thực hiện được nhiệm vụ giao phó Việc quản lý đội ngũ giáo viên trong nhà trường là một trong những nhiệm vụ cơ bản để Hiệu trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà trường. ..5 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN TRƯỜNG TRUNG CẤP CHUYÊN NGHIỆP 1.1 Tổng quan về vấn đề nghiên cứu * Ở ngoài nước Các nước phát triển trên thế giới trong nhiều thập kỷ qua đã luôn xem vai trò của đội ngũ giáo viên là điều kiện tiên quyết của sự nghiệp giáo dục và phát triển giáo dục Tiến sỹ Raja Singh, nhà giáo dục nổi tiếng ở Ấn Độ, chuyên gia giáo dục nhiều năm ở... chủ thể quản lý tới đối tượng quản lý nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra - Quản lý là hoạt động tác động có định hướng, có chủ định của chủ thể quản lý (người quản lý) đến khách thể quản lý (đối tượng quản lý) trong một tổ chức nhằm làm cho tổ chức vận hành và đạt được mục đích của tổ chức - Quản lý là sự tác động liên tục có tổ chức, có định hướng của chủ thể quản lý (người quản lý, tổ chức quản lý) lên... trong hoặc bên ngoài đều được coi là phát triển Muốn phát triển sự nghiệp giáo dục, một trong những nhân tố cần phải được quan tâm và ưu tiên phát triển đó là đội ngũ giáo viên Bởi đây là lực lượng chủ yếu, giữ vai trò quyết định trong việc thực hiện mục tiêu đào tạo 1.2.5.2 Phát triển đội ngũ giáo viên Phát triển ĐNGV là sự tăng trưởng về mặt số lượng, chất lượng đội ngũ, là phạm trù chỉ sự tăng tiến, . đề lý luận cơ bản về quản lý phát triển đội ngũ giáo viên trung cấp chuyên nghiệp. - Đánh giá thực trạng đội ngũ giáo viên và công tác quản lý phát triển đội ngũ giáo viên của trường Trung cấp. MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN TRƯỜNG TRUNG CẤP GIAO THÔNG VẬN TẢI MIỀN BẮC 57 3.1. Định hướng phát triển đội ngũ giáo viên trường Trung cấp GTVT miền Bắc giai đoạn 2011 –. triển đội ngũ giáo viên 16 1.3.2. Các mô hình quản lý đội ngũ giáo viên 18 1.4. Những nội dung cơ bản của quản lý phát triển đội ngũ giáo viên 22 1.4.1. Xây dựng kế hoạch phát triển đội ngũ giáo viên