Mối quan hệ giữa các biện pháp

Một phần của tài liệu Quản lý phát triển đội ngũ giáo viên Trường Trung cấp GTVT miền Bắc (Trang 98)

7. Phương pháp nghiên cứu:

3.5.Mối quan hệ giữa các biện pháp

Trên đây là tổ hợp 7 biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên của trường. Nội dung của các biện pháp có mối quan hệ chặt chẽ, biện chứng, đan xen, chi phối nhau, tác động qua lại lẫn nhau, là điều kiện của nhau, hỗ trợ nhau để đạt được mục đích chung nhất là phát triển ĐNGV nhà trường đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong bối cảnh hiện nay của trường nói riêng của đất nước nói chung. Mối quan hệ của các biện pháp được mô hình hoá bằng sơ đồ 3.1 bánh xe mối quan hệ giữa các biện pháp phát triển ĐNGV. Xét một cách tổng thể mỗi biện pháp là một phần (một bộ phận) của bánh xe, nếu không có phần nào đó thì bánh xe không hoàn thiện, hoạt động không hiệu quả, không đạt mục đích, yêu cầu đặt ra.

Vì vậy, khi tổ chức thực hiện các biện pháp cần phải được triển khai, tiến hành một cách đồng bộ và nhất quán thì mới có thể đạt được mục đích và mang lại hiệu quả cao.

Trong thực tiễn ở tại từng thời điểm nhất định, tuỳ theo điều kiện cụ thể có thể có biện pháp thể hiện tính độc lập tương đối, triển khai độc lập với các biện pháp khác, nhưng để đạt được hiệu quả cao, chung qui lại vẫn phải triển khai đồng bộ các biện pháp để tương tác, hỗ trợ lẫn nhau vì mục đích chung phát triển đội ngũ giáo viên trường Trung cấp GTVT miền Bắc đảm bảo chất lượng và đạt hiệu quả cao.

Sơ đồ 3.1: Bánh xe mối quan hệ giữa các biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên trường Trung cấp GTVT miền Bắc

B7 B1 B6 B2 B5 B3 B4 B7 B1 B6 B2 B5 B3 B4

B1: Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức cho các cấp lãnh đạo và lực lượng trong trường về tầm quan trọng của ĐNGV và công tác phát triển đội ngũ giáo viên trong nhà trường.

B2: Biện pháp 2: Thực hiện tốt công tác qui hoạch phát triển ĐNGV theo yêu cầu, nhiệm vụ phát triển trường.

B3: Biện pháp 3: Cải tiến công tác tuyển chọn và sử dụng ĐNGV

B4: Biện pháp 4: Đẩy mạnh hoạt động đào tạo lại, bồi dưỡng ĐNGV, xây dựng đội ngũ giáo viên giỏi.

B5: Biện pháp 5: Thực hiện tốt chế độ chính sách đãi ngộ đối với giáo viên tạo động lực thúc đẩy đội ngũ giáo viên phát huy năng lực, sở trường của mình trong công tác giảng dạy và nghiên cứu khoa học.

B6: Biện pháp 6: Đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá, uốn nắn, khen thưởng

biểu dương kịp thời.

B7: Biện pháp 7: Nâng cao năng lực của bộ máy quản lý. Hoàn thiện bộ máy

tổ chức, văn bản quản lý và chế độ đối với giáo viên.

Tiểu kết chương 3

Trên cơ sở lý luận về quản lý, phát triển ĐNGV, thực trạng công tác phát triển ĐNGV và định hướng, mục tiêu phát triển trường Trung cấp GTVT miền Bắc, tác giả đã đưa ra các biện pháp phát triển ĐNGV của trường. Với việc đề xuất 7 biện pháp nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác phát triển ĐNGV của nhà trường trong giai đoạn hiện nay, qua khảo sát sự nhận thức về tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp cho thấy các biện pháp triển khai thực hiện sẽ nâng cao được chất lượng đội ngũ về chất cũng như về lượng, đảm bảo được sự đồng bộ và cân đối về cơ cấu, đáp ứng được mục tiêu chung của nhà trường.

Để phát triển ĐNGV nhà trường nâng cao được chất lượng, đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu đáp ứng những yêu cầu của quá trình hội nhập quốc tế, nhiệm vụ nâng cấp trường và nhiệm vụ đào tạo của nhà trường trong thời kỳ CNH - HĐH đất nước, thì phải triển khai thực hiện đồng bộ 7 biện pháp đã được trình bày ở trên.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu Quản lý phát triển đội ngũ giáo viên Trường Trung cấp GTVT miền Bắc (Trang 98)