Nâng cao nhận thức cho các cấp lãnh đạo và CBVC trong trường

Một phần của tài liệu Quản lý phát triển đội ngũ giáo viên Trường Trung cấp GTVT miền Bắc (Trang 68)

7. Phương pháp nghiên cứu:

3.3.1. Nâng cao nhận thức cho các cấp lãnh đạo và CBVC trong trường

về tầm quan trọng của đội ngũ giáo viên và công tác quản lý phát triển đội ngũ giáo viên trong nhà trường

3.3.1.1. Mục tiêu của biện pháp

Tạo ra sự thống nhất trong toàn trường về tầm quan trọng của ĐNGV đối với uy tín và chất lượng đào tạo của nhà trường, từ đó nâng cao nhận thức cho các cấp lãnh đạo và các lực lượng về tầm quan trọng của công tác quản lý phát triển đội ngũ giáo viên.

3.3.1.2. Nội dung của biện pháp

- Tuyên truyền giáo dục: Cần quán triệt công tác “ quản lý phát triển đội ngũ giáo viên của trường” là nhiệm vụ trọng tâm của các cấp lãnh đạo, của toàn thể đội ngũ giáo viên cũng như nhân viên nhà trường. Phải tuyên truyền giáo dục sâu rộng trong các tổ chức Đảng, Chuyên môn, Công đoàn, Đoàn thanh niên tạo ra sự thống nhất trong nhận thức về vấn đề phát triển ĐNGV là nhân tố quyết định nâng cao chất lượng đào tạo, là yếu tố quyết định sự tồn tại, sống còn của nhà trường. Công tác tuyên truyền phải thực hiện thường xuyên, liên tục với nhiều hình thức đa dạng, phong phú.

- Tổ chức triển khai thực hiện: Trên cơ sở thống nhất nhận thức, phải đề ra các chủ trương, biện pháp hướng đi để thực hiện “công tác quản lý phát triển đội ngũ giáo viên” cho phù hợp với thực tế nhà trường và yêu cầu của xã hội. Trong khâu tổ chức thực hiện cần phải theo hướng vừa đảm bảo đáp ứng nhiệm vụ trước mắt và lâu dài, vừa chỉ đạo tổng quát, vừa cụ thể tỉ mỉ, mềm dẻo nhưng kiên quyết, dứt điểm theo mục tiêu thời gian và theo từng việc.

+ Mỗi giáo viên có nhận thức đúng đắn về vị trí, tầm quan trọng của giáo dục – đào tạo đối với sự nghiệp CNH-HĐH đất nước, vì mục tiêu: “dân giầu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”

+ Toàn thể CBCNVCLĐ phải hiểu rõ quan điểm, chủ trương, đường lối chính sách của Đảng, Nhà nước về phát triển giáo dục nghề nghiệp.

+ Đánh giá đúng vai trò của ĐNGV trong việc đảm bảo và nâng cao chất lượng đào tạo trong nhà trường.

+ Thấy được sự quan tâm của Đảng, nhà nước và toàn dân đối với sự nghiệp giáo dục – đào tạo nói chung và đội ngũ nhà giáo nói riêng. Đồng thời cũng thấy được những yêu cầu đòi hỏi của Đảng, Nhà nước và nhân dân tới ngành giáo dục – đào tạo và đội ngũ giáo viên.

+ Làm cho ĐNGV luôn có ý chí vươn lên, có tinh thần cầu thị, coi việc học tập nâng cao trình độ như một nhu cầu không thể thiếu được của GV, từ đó chủ động sắp xếp công việc, tự giác học tập nâng cao trình độ về mọi mặt đáp ứng yêu cầu phát triển của trường.

+ Tích cực xây dựng văn hoá nhà trường để tạo môi trường sư phạm trong sạch, lành mạnh, nghiêm túc trong công việc, giầu lòng vị tha với tinh thần “ tất cả vì học sinh thân yêu”; sống có kỷ cương, tình thương, trách nhiệm, không buông thả trước mọi sự cám dỗ, tiêu cực của xã hội.

3.3.1.3. Cách thực hiện biện pháp

- Thường xuyên tổ chức cho toàn thể CBCNVCLĐ trong trường nghiên cứu, quán triệt, học tập, nghiên cứu nghiêm túc các Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng, các chủ trương, chính sách, chế độ của nhà nước ban hành liên quan đến giáo dục – đào tạo, đến giáo viên, giảng viên. Tổ chức các buổi nói chuyện thời sự, các cuộc thi tìm

hiểu về “Tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, vận động mọi người tích cực tham gia cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”. Gắn kết việc thực hiện cuộc vận động “ Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” với cuộc vận động “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, cuộc vận động “Mỗi thầy giáo, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học, sáng tạo”, cuộc vận động “hai không” nhằm tạo lập môi trường sư phạm lành mạnh, đẩy lùi các hiện tượng tiêu cực và bệnh thành tích trong giáo dục, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, giáo dục nhân cách đạo đức lối sống cho học sinh, sinh viên.

- Làm tốt công tác tuyên truyền giáo dục trong ĐNGV để mọi người thấy được trách nhiệm, vai trò của người giáo viên không chỉ là người trang bị kiến thức chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng nghề cho người học mà còn thông qua “dạy chữ, dạy nghề” để “dạy người”, hoàn thiện nhân cách cho học sinh, để khi ra trường người học có đủ các phẩm chất về Đức – Trí - Thể - Mỹ; gắn bó với nghề nghiệp, có ích cho xã hội. Vì vậy, đội ngũ giáo viên phải có trình độ chuyên môn, lập trường tư tưởng vững vàng, phẩm chất đạo đức tốt thực sự là tấm gương sáng cho học sinh noi theo.

- Tổ chức tốt các phong trào thi đua trong nhà trường như phong trào thi đua “dạy tốt, học tốt, phục vụ tốt”, phong trào thi đua xây dựng nhà trường văn hoá, đẩy mạnh cuộc vận động “Kỷ cương – tình trương – trách nhiệm” trong nhà trường để khơi dậy lòng yêu nghề của ĐNGV và tinh thần tự giác, tích cực học tập, sáng tạo của giáo viên và học sinh.

- Tích cực tổ chức hội thảo về vấn đề nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên để tìm ra những khó khăn, vướng mắc từ đó đề xuất các biện pháp và kiến nghị với các cấp lãnh đạo tháo gỡ vướng mắc, khắc phục khó khăn. Đồng thời làm cho mọi người tham gia nhận thức được đầy đủ, sâu sắc về tầm quan trọng của công tác phát triển ĐNGV.

- Tổ chức giao lưu học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau giữa các trường về công tác quản lý phát triển ĐNGV.

- Thực hiện tốt qui chế dân chủ trong nhà trường, lắng nghe, tiếp thu ý kiến của mọi thành viên trong nhà trường, giải quyết kịp thời những ý kiến kiến nghị, đề xuất hợp lý và chính đáng của giáo viên, công nhân viên.

- Giáo dục lịch sử truyền thống và phổ biến những định hướng phát triển của nhà trường trong tương lai cho toàn thể giáo viên, công nhân viên để từ đó họ xác định rõ nghĩa vụ, trách nhiệm của mình đối với sự nghiệp xây dựng và phát triển của nhà trường, để rồi họ tích cực học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ của bản thân.

Việc nâng cao nhận thức về vấn đề phát triển ĐNGV cho phù hợp với bối cảnh từng thời kỳ, từng giai đoạn cần phải được tiến hành thường xuyên, hiệu quả nhằm mục tiêu hướng tới sự đồng thuận, thống nhất trong nhận thức và hành động của từng thành viên trong nhà trường.

3.3.1.4. Điều kiện thực hiện biện pháp

- Đảng uỷ, Ban giám hiệu nhà trường phải thường xuyên quan tâm đến công tác này, coi công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, nâng cao nhận thức chính trị tư tưởng, chuyên môn nghiệp vụ, trình độ tay nghề nói chung và nhận thức đổi mới, cải cách giáo dục nghề nghiệp nói riêng là một trong những nhiệm vụ quan trọng và thường xuyên phải tập trung lãnh đạo, tạo điều kiện thuận lợi cả về thời gian và kinh phí cho công việc này.

- Mỗi cán bộ, giáo viên phải có ý thức tự giác, tích cực tham gia các phong trào mà lãnh đạo chuyên môn và lãnh đạo các đoàn thể phát động; luôn có ý thức phấn đấu trở thành người thầy giáo tốt như lời Bác Hồ đã nói: “Người thầy giáo tốt, thầy giáo xứng đáng là thầy giáo - là người vẻ vang nhất”. Người thầy giáo tốt là “thầy giáo phải thật thà yêu nghề của mình”, càng yêu nghề bao nhiêu thì càng yêu học trò bấy nhiêu. Người thầy có yêu nghề thì mới phấn đấu trở thành người thầy mẫu mực, làm tấm gương tiêu biểu của con người mới, đem trí tuệ, tâm huyết, sức lực cống hiến cho sự nghiệp “trồng người”, ra sức đào tạo, giáo dục thế hệ trẻ trở thành những người có ích cho gia đình, xã hội, góp sức vào xây dựng phát triển kinh tế, văn hóa và bảo vệ Tổ quốc.

- Đảng uỷ và các tổ chức chính trị xã hội trong nhà trường phải làm tốt công tác bồi dưỡng phát triển Đảng viên, chú trọng tới quần chúng là giáo viên nhất là giáo viên trẻ.

- Xây dựng văn hoá nhà trường, tạo môi trường sư phạm lành mạnh, công bằng, dân chủ, văn minh trong trường, để mọi cán bộ, giáo viên tích cực, nhiệt tình, phát huy hết năng lực, sở trường cá nhân cống hiến cho sự nghiệp đào tạo và xây dựng phát triển nhà trường.

Một phần của tài liệu Quản lý phát triển đội ngũ giáo viên Trường Trung cấp GTVT miền Bắc (Trang 68)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(109 trang)
w