Nâng cao năng lực của bộ máy quản lý Hoàn thiện bộ máy tổ

Một phần của tài liệu Quản lý phát triển đội ngũ giáo viên Trường Trung cấp GTVT miền Bắc (Trang 90)

7. Phương pháp nghiên cứu:

3.3.7. Nâng cao năng lực của bộ máy quản lý Hoàn thiện bộ máy tổ

chức, văn bản quản lý và chế độ đối với giáo viên.

3.3.7.1. Mục tiêu của biện pháp

Khắc phục những yếu điểm của cơ cấu bộ máy tổ chức hiện tại, những bất cập trong công tác quản lý chuyên môn của nhà trường đối với ĐNGV, đồng thời nâng cao năng lực lãnh đạo, quản lý cho đội ngũ quản lý nhà trường nhằm:

- Duy trì kỷ cương và đảm bảo việc thực hiện đúng nội dung chương trình đào tạo, phương pháp và hình thức giáo dục; thực hiện đúng mọi qui định của Luật Giáo dục, Luật Dạy nghề, Điều lệ trường, các văn bản pháp luật của nhà nước, qui chế nội bộ cơ quan và các hoạt động của nhà trường.

- Phát huy được tác dụng của phương tiện bộ máy tổ chức, phương tiện chế định giáo dục và đào tạo trong hoạt động đào tạo của nhà trường.

3.3.7.2. Nội dung của biện pháp

- Thực hiện công tác qui hoạch cán bộ gồm các nội dung: xác định rõ phạm vi và đối tượng qui hoạch; gắn qui hoạch cán bộ với các khâu trong công tác cán bộ như xác định tiêu chuẩn, đánh giá, tuyển chọn, sử dụng, quản lý và chính sách đãi ngộ cán bộ.

- Thực hiện công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ gồm các nội dung: xây dựng kế hoạch, xác định nội dung, phương thức đào tạo, bồi dưỡng cán bộ.

- Đổi mới, chỉnh đốn và hoàn thiện bộ máy tổ chức của nhà trường;

- Tiếp tục thực hiện công tác cải cách thủ tục hành chính, nâng cao hiệu lực pháp lý của các văn bản ban hành, đổi mới và hoàn thiện hệ thống chính sách cán bộ, chế độ đãi ngộ đội ngũ giáo viên.

3.3.7.3. Cách thức thực hiện biện pháp

a) Công tác xây dựng qui hoạch cán bộ:

- Phòng Tổ chức hành chính với chức năng tham mưu cho lãnh đạo nhà trường về công tác cán bộ, căn cứ nhiệm vụ chính trị, thực trạng đội ngũ cán bộ hiện có và nhu cầu khả năng phát của đội ngũ cán bộ xây dựng dự thảo nội dung công tác qui hoạch cán bộ bao gồm: mục tiêu của qui hoạch, tiêu chuẩn các chức danh cán bộ thuộc diện qui hoạch, cơ cấu cán bộ trong qui hoạch, xác định nguồn để qui hoạch.

- Đảng uỷ, Ban giám hiệu nhà trường xem xét thông qua nội dung qui hoạch và giao cho phòng Tổ chức hành chính tổ chức triển khai thực hiện công tác qui hoạch cán bộ bao gồm các bước: lấy ý kiến giới thiệu nhân sự từ các đơn vị phòng, khoa; tổng hợp danh sách nhân sự qui hoạch từ các đơn vị giới thiệu, phân tích, xử lý thông tin báo cáo Đảng uỷ, Ban giám hiệu xác định danh sách nhân sự lấy phiếu tín nhiệm đưa vào danh sách qui hoạch; tổ chức hội nghị bỏ phiếu tín nhiệm theo

danh sách nhân sự đã được duyệt; Tổng hợp kết quả lấy phiếu tín nhiệm đưa vào danh sách qui hoạch cán bộ những người đạt tín nhiệm trên 50 % số phiếu bầu; báo cáo qui hoạch với cấp trên quản lý.

b) Đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ quản lý cho đội ngũ cán bộ

Thực trạng bộ máy quản lý nhà trường, đại đa số cán bộ quản lý đều lần lượt phát triển từ ĐNGV, công nhân viên, qua cấp tổ, cấp phòng khoa, tới cấp giám hiệu. Họ đều là những người có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt, có trình độ, năng lực và được tập thể tín nhiệm lựa chọn. Tuy nhiên, do chưa được đào tạo, bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng quản lý, cho nên, họ thường quản lý theo kinh nghiệm và bản năng, dẫn tới, xử lý các tình huống xảy ra trong quản lý có thể không được tốt như mong muốn. Vì vậy, cần thiết phải bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng quản lý cho đội ngũ lãnh đạo, quản lý và đội ngũ kế cận nằm trong qui hoạch cán bộ của nhà trường, để nâng cao năng lực của bộ máy quản lý.

Căn cứ thực trạng đội ngũ cán bộ quản lý và Qui hoạch cán bộ của nhà trường, phòng Tổ chức hành chính tham mưu cho lãnh đạo nhà trường xây dựng và triển khai kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cụ thể như sau:

- Liên với các trường Bồi dưỡng cán bộ quản lý của ngành tổ chức mở lớp bồi dưỡng về nghiệp vụ quản lý nhà nước, quản lý giáo dục; bồi dưỡng kỹ năng quản lý nhân sự, kỹ năng quản lý giáo dục ...

- Cử cán bộ đi học các lớp Trung, Cao cấp lý luận chính trị; các lớp bồi dưỡng nâng cao nhận thức chính trị, các lớp bồi dưỡng kiến thức tin học, ngoại ngữ. - Cử cán bộ, giáo viên đi học nâng cao trình độ chuyên môn. Tuy không đặt lên hàng đầu trong nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý, nhưng kiến thức chuyên môn là nền tảng của tư duy và phương pháp luận khoa học. Hơn nữa nó cũng là một trong những yếu tố chính để khách thể quản lý (CBCNV – GV) “tâm phục, khẩu phục” nhà quản lý, tạo cơ sở cho việc quản lý thành công.

- Tổ chức học tập trao đổi kinh nghiệm quản lý với các cơ sở đào tạo nghề ở trong nước và ngoài nước.

c) Tăng cường nhân sự, kiện toàn cơ cấu tổ chức phòng Tổ chức Hành chính và cơ cấu tổ chức các phòng, khoa:

- Hiện tại nhân sự của phòng Tổ chức hành chính có 14 người, trong đó 01 trưởng phòng, 01 phó phòng và 12 nhân viên. Cơ cấu phòng gồm: Bộ phận công tác cán bộ có 04 người, bộ phận bảo vệ 04 người, bộ phận lái xe điện nước 04 người. Chức năng của phòng là tham mưu, giúp việc cho nhà trường các mảng công tác: công tác tổ chức cán bộ; công tác chế độ chính sách; công tác quản trị hành chính, văn thư, lưu trữ; công tác bảo vệ an ninh trật tự, công tác phục vụ lái xe, điện nước. Về trình độ học vấn của tổ công tác cán bộ có: 03 đại học, 04 trung cấp, 5 CNKT với các chuyên ngành đào tạo khác nhau. Đánh giá thực trạng nhìn chung đội ngũ cán bộ của phòng còn thiếu kiến thức chuyên sâu về quản lý nguồn nhân lực, quản lý cán bộ, quản lý giáo dục ..., nhưng với kinh nghiệm và sự cố gắng tự học hỏi của mỗi người, tập thể phòng cũng đã hoàn thành cơ bản chức năng, nhiệm vụ được giao. Nhưng để làm tốt công tác tổ chức cán bộ trong bối cảnh hiện nay thì cần phải có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng, nghiệp vụ công tác quản lý nhân lực, quản lý cán bộ và bổ sung thêm nhân sự, kiện toàn cơ cấu tổ chức của phòng Tổ chức hành chính cho hợp lý, nghiên cứu bố trí nhân sự phụ trách theo từng mảng chuyên sâu phù hợp với năng lực sở trường của từng cán bộ.

- Nghiên cứu sắp xếp lại nhân sự các phòng khoa căn cứ và tình hình thực tế số lượng học sinh vào học không đồng đều theo các ngành nghề để phù hợp với chức năng, nhiệm vụ đào tạo, thuận lợi cho công tác quản lý đào tạo. Nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất cho cán bộ quản lý, phụ trách quản lý đào tạo ngành nghề theo chuyên ngành chuyên sâu sẽ phát huy được năng lực sở trường của từng cá nhân cán bộ quản lý, giúp cho họ hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

- Nghiên cứu phương án thành lập khoa điện tử - tin học để mở thêm ngành nghề đào tạo và mở rộng qui mô đào tạo của nhà trường khi nâng cấp trường lên cao đẳng .

- Khi thành lập khoa cần phải xây dựng đề án trình ban giám hiệu xem xét và sau đó phải trình Tổng cục Đường bộ Việt Nam phê duyệt.

d) Đẩy mạnh công tác cải cách thủ tục hành chính, nâng cao hiệu lực pháp lý của các văn bản ban hành, đổi mới và hoàn thiện hệ thống chính sách cán bộ, chế độ đãi ngộ đội ngũ giáo viên:

- Xây dựng hoàn thiện và ban hành văn bản qui định tiêu chí, tiêu chuẩn, chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của từng vị trí chức danh giáo viên giảng dạy, công tác;

- Xây dựng và ban hành văn bản qui tắc ứng xử giữa các mối quan hệ trong nhà trường;

- Xây dựng và ban hành qui chế đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng và luân chuyển cán bộ.

- Hoàn thiện qui chế thu, chi tài chính theo những qui định của Nghị định số: 43/2006/NĐ-CP, ngày 25/4/2006 của Thủ tướng Chính phủ; Qui chế khen thưởng kỷ luật; Qui chế thi tuyển hợp đồng lao động và tuyển chọn, sử dụng viên chức ban hành sử dụng trong nội bộ nhà trường;

- Rà soát loại bỏ những qui định về thủ tục hành chính rườm rà gây phiền hà cho người học, cho giáo viên, cho mọi người tới làm việc với trường.

- Rà soát các văn bản qui phạm pháp luật mà nhà trường đã ban hành, xem xét những văn bản nào không còn hiệu lực hoặc hiệu lực trái với các qui định của các văn bản mới ban hành, tổng hợp ra thông báo danh sách những văn bản qui phạm pháp luật không còn hiệu lực thi hành để mọi thành viên trong nhà trường nắm được.

- Phải thực hiện nghiêm túc qui chế dân chủ cơ sở trong việc xây dựng và ban hành các qui chế, qui tắc, tiêu chí, tiêu chuẩn nhằm mục đích nâng cao hiệu lực pháp lý của các văn bản.

3.3.7.4. Điều kiện thực hiện biện pháp

Để làm tốt công tác nâng cao năng lực của bộ máy quản lý. Hoàn thiện bộ máy tổ chức, văn bản quản lý và chế độ đối với giáo viên cần phải đảm bảo một số điều kiện sau:

- Phải có sự lãnh đạo sâu sát của Đảng uỷ, sự chỉ đạo thường xuyên của Ban giám hiệu và sự phối hợp thực hiện chặt chẽ của các đơn vị, các đoàn thể và toàn thể cán bộ, giáo viên, công nhân viên nhà trường.

- Nhà trường phải thường xuyên rà soát, bổ sung, hoàn thiện các văn bản ban hành trong nội bộ nhà trường, tạo ra một hành lang pháp lý đồng bộ phù hợp với

thực tiễn và có tính khả thi cao, được sự đồng thuận của đa số CBCNVC trong nhà trường, lãnh đạo nhà trường căn cứ vào đó làm cơ sở cho việc quản lý và điều hành nhà trường, từng bước hoàn thiện công tác quản lý, phát triển đội ngũ giáo viên nhà trường.

- Việc xây dựng các văn bản quản lý phải được giao cho những người có trình độ, năng lực, am hiểu sâu về chuyên môn, nghiệp vụ, có kiến thức về pháp luật, nắm và vận dụng đúng đường lối, chính sách của Đảng, các chế độ, chính sách, pháp luật của nhà nước, của ngành vào thực tiễn công tác quản lý của nhà trường.

- Có nguồn tài chính để đảm bảo cho việc tổ chức nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý và xây dựng các văn bản quản lý trong nhà trường.

Một phần của tài liệu Quản lý phát triển đội ngũ giáo viên Trường Trung cấp GTVT miền Bắc (Trang 90)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(109 trang)
w