Kiểm tra đánh giá đội ngũ giáo viên

Một phần của tài liệu Quản lý phát triển đội ngũ giáo viên Trường Trung cấp GTVT miền Bắc (Trang 31)

7. Phương pháp nghiên cứu:

1.4.6. Kiểm tra đánh giá đội ngũ giáo viên

Kiểm tra là xem xét thực tiễn, đánh giá thực trạng so với mục tiêu; phát hiện những mặt tích cực để khuyến khích phát huy, còn mặt sai lệch để uốn nắn, sửa chữa, mặt vi phạm để xử lý; Đưa ra những quyết định điều chỉnh .

Cơ sở thực tiễn của kiểm tra nội bộ trường học: Do yêu cầu thực tiễn giáo dục – đào tạo, hoạt động giáo dục, dạy học trong trường học phức tạp, đa dạng. Giáo dục đào

tạo con người không được phép phế phẩm, do đó phải thường xuyên (hay định kỳ) kiểm tra toàn bộ hoạt động, công việc và mối quan hệ trong trường để phát hiện, theo dõi, kiểm soát, phòng ngừa và đánh giá chính xác nhằm động viên, giúp đỡ, uốn nắn điều chỉnh kịp thời cho phù hợp với mục tiêu, kế hoạch, qui chế. Trên cơ sở đó rút kinh nghiệm cải tiến cơ chế quản lý và hoàn thiện chu trình quản lý mới phù hợp hơn, đảm nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục – đào tạo trong nhà trường.

Đánh giá là quá trình hình thành những nhận định, phán đoán về kết quả công việc, dựa vào phân tích thông tin thu được, đối chiếu với mục tiêu và tiêu chuẩn đã đề ra nhằm đề xuất những quyết định thích hợp để cải thiện thực trạng, điều chỉnh và nâng cao chất lượng và hiệu quả công việc .

* Các quan điểm kiểm tra đánh, giá :

- Kiểm tra đánh giá để giúp mọi thành viên phát triển chuyên môn và nhân cách chứ không phải để kỷ luật, sa thải;

- Phải xây dựng được tiêu chuẩn, tiêu chí và minh chứng đánh giá từng chức vị nhà giáo và cán bộ quản lý với cùng một hệ qui chiếu;

- Đa dạng hoá nguồn thông tin (của cấp trên, của cấp dưới, của cộng đồng xã hội, của đồng nghiệp, của các tổ chức và đoàn thể trong trường, của phụ huynh học sinh và của học sinh ...);

- Chú trọng vào mục tiêu phát triển chuyên môn và nhân cách hơn là kiểm soát con người;

- Tập trung vào tiềm năng hơn là thiếu sót đội ngũ;

- Gắn đánh giá hiệu quả làm việc của mỗi người với chiến lược phát triển nhà trường;

- Tạo và sử dụng các cơ hội phát triển cá nhân để hỗ trợ quá trình đánh giá hiệu quả làm việc;

- Đánh giá trên cơ sở chuẩn hành vi và năng lực; - Đa dạng hoá nguồn thông tin phản hồi;

- Khuyến khích tinh thần hợp tác cùng đánh giá.

Để việc phát triển ĐNGV trong nhà trường đạt được mục tiêu kế hoạch đề ra, bước đầu nhà trường phải xây dựng các tiêu chuẩn, tiêu chí và định hướng về các minh chứng cho mức độ đạt các tiêu chí của mỗi tiêu chuẩn về các lĩnh vực (phẩm chất chính

trị và đạo đức; hoạt động chuyên môn; sự cống hiến đối với việc thực hiện chiến lược; tiềm năng, khả năng thích ứng với sự thay đổi) và tổ chức các hoạt động đánh giá ( cá nhân tự đánh giá bản thân; cấp dưới đánh giá cấp trên; cấp trên đánh giá cấp dưới; các tổ chức và đoàn thể trong trường đánh giá; người học, cộng đồng và xã hội đánh giá).

Các hình thức và biện pháp giúp cho việc đánh giá giáo viên: - Tự đánh giá:

Giáo viên tự xây dựng kế hoạch đánh giá được các hoạt động của mình trong quá trình giảng dạy (chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng và phương pháp ...). Đây là vấn đề rất quan trọng và là nguồn thông tin giá trị cho tổ chức. Vì thực tế không ai biết mình bằng mình; người GV thông qua hoạt động có thể nắm được điểm mạnh, điểm yếu và từ đó bản thân người GV có kế hoạch khắc phục, bổ sung, hoàn thiện điểm yếu đó như thế nào? Thông thường trong cái chung của con người, tính chủ quan, tính tự ái lúc nào cũng không muốn người khác nói lên cái yếu, khiếm khuyết của mình, mặc dù trong thâm tâm có thể họ đã nhìn nhận đóng góp đó.

- Đánh giá giáo viên thông qua học sinh:

Thông qua kế hoạch học tập của học sinh, nhu cầu mong muốn của học sinh đối với việc giảng dạy của GV đáp ứng tỷ lệ như thế nào? kết quả học tập cuối cùng của học sinh trong một lớp và quá trình học của học sinh cũng được đánh giá là khá chính xác về việc giảng dạy của GV, tuy nhiên, bên cạnh có các yếu tố chủ quan của từng học sinh góp phần tác động vào kết quả đó. Do vậy, kết quả này cũng được coi là yếu tố tương đối khách quan đánh giá GV trong giảng dạy chuyên môn ở trường.

Việc thực hiện phương thức này phải thực sự khéo léo và tế nhị, có biện pháp, hình thức thích hợp, khắc phục hạn chế trong phỏng vấn cần lưu ý ý chủ quan của học sinh trong quá trình học tập có sự khắt khe của GV tác động, khi góp ý sẽ thiếu tính khách quan.

Nếu làm tốt khâu này thì đó là nguồn thông tin phản hồi hết sức có giá trị, giúp người GV có thêm góc nhìn về mình, và từ đó GV tự nâng cao trình độ cải tiến phương pháp giảng dạy, học tập bồi dưỡng nâng cao hiệu quả giảng dạy.

Trong một tổ bộ môn, một khoa thì từ tổ trưởng, trưởng khoa đến GV là những người gần gũi gắn bó với nhau nhiều nhất, vì thông qua hoạt động chung hằng ngày, tháng, niên học, trong sinh hoạt, trong thảo luận chuyên môn, dự giờ thăm lớp ... Do đó, ĐNGV ở tổ môn, khoa họ hiểu nhau khá toàn diện từ chuyên môn, năng lực, kỹ năng thực hành, trình độ tay nghề, phương pháp giảng dạy đến mối quan hệ đồng nghiệp, quan hệ người học, phẩm chất đạo đức.

Vì vậy, nhận xét đánh giá của các GV trong cùng tổ, khoa là nguồn thông tin quan trọng, qua đó biết được những điểm mạnh yếu về chuyên môn, trình độ, khả năng giảng dạy và nghiên cứu khoa học của từng GV trong hoạt động chuyên môn và công tác; với trách nhiệm xây dựng tổ môn, khoa các tổ trưởng, trưởng khoa và GV có trình độ cao sẽ chân thành khách quan chỉ ra những điểm yếu, để giúp người GV nhận thấy và tạo điều kiện khắc phục, hoàn thiện để nâng cao hiệu quả giảng dạy.

- Đánh giá giáo viên từ lãnh đạo nhà trường:

Đây là kết quả quan trọng có tính quyết định, ảnh hưởng đến cá nhân người GV về trước mắt và lâu dài. Nếu sử lý thông tin không tốt và thiếu khách quan công bằng, dân chủ sẽ dẫn đến mất đoàn kết nội bộ, trong công việc điều hành của người lãnh đạo và thực hiện nhiệm vụ của người GV sẽ có khoảng cách và có thể từ đó âm ỉ kéo dài dẫn đến mâu thuẫn cá nhân.

Do đó sự đánh giá của lãnh đạo nhà trường (Ban giám hiệu) đối với cá nhân GV về các mặt: năng lực chuyên môn, phẩm chất đạo đức, chất lượng giảng dạy ... phải rất thận trọng, cần phải thu thập nhiều thông tin từ nhiều phía để có sự phân tích, tổng hợp, xử lý thông tin để thấy được mặt mạnh, mặt yếu của người GV, từ đó đánh giá cá nhân GV và là kết luận cuối cùng phải mang tính khách quan, để người GV tiếp nhận đánh giá của lãnh đạo một cách thoải mái và có hướng khắc phục tồn tại khuyết điểm của mình.

Một phần của tài liệu Quản lý phát triển đội ngũ giáo viên Trường Trung cấp GTVT miền Bắc (Trang 31)