Yếu tố khách quan

Một phần của tài liệu Quản lý phát triển đội ngũ giáo viên Trường Trung cấp GTVT miền Bắc (Trang 35)

7. Phương pháp nghiên cứu:

1.5.2. Yếu tố khách quan

Yếu tố quốc tế: Cuộc cách mạng Khoa học công nghệ tiếp tục phát triển mạnh mẽ, làm nền tảng cho sự phát triển kinh tế tri thức. Tốc độ và trình độ đổi mới và ứng dụng tri thức quyết định sự phát triển của mỗi quốc gia. Khoa học - công nghệ trở thành động lực cơ bản của sự phát triển kinh tế - xã hội. Toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế vừa là quá trình hợp tác để phát triển vừa là quá trình đấu tranh của các nước đang phát triển để bảo vệ quyền lợi quốc gia. Cạnh tranh kinh tế giữa các quốc gia ngày càng trở nên quyết liệt, đòi hỏi các nước phải đổi mới công nghệ để tăng năng suất lao động. Công nghệ thông tin và truyền thông được ứng dụng trên quy mô rộng lớn ở mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, đặc biệt trong giáo dục, đặt ra vị trí mới của giáo dục nói chung, công tác phát triển ĐNGV nói riêng.

Yếu tố trong nước:

- Đất nước đang bước vào thời kỳ công nghiệp hoá – hiện đại hoá đất nước, thời kỳ phát triển mạnh với vị thế và diện mạo mới. Kinh tế Việt Nam liên tục phát triển. Đòi hỏi giáo dục đào tạo cũng phải phát triển để đáp ứng yêu cầu chất lượng nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế - xã hội.

- Các chỉ thị, nghị quyết của Đảng về phát triển ĐNGV như: Chỉ thị số 40 – CT/TW ngày 15 tháng 6 năm 2004của Ban Bí thư về việc xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục; Nghị quyết Hội nghị lần thứ hai

Ban Chấp hành TW Đảng (khoá VIII) về định hướng chiến lược phát triển giáo dục - đào tạo trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá; Thông báo kết luận số 242- TB/TW ngày 15/4/2009, của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 2(khóa VIII), phương pháp phát triển giáo dục và đào tạo đến năm 2020...

- Các qui định của Luật Giáo dục, Luật dạy nghề, Thông tư Số: 30/2010/TT- BLĐTBXH ngày 29 tháng 9 năm 2010 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định chuẩn giáo viên, GV dạy nghề.

Tiểu kết chương 1

Qua việc nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý phát triển ĐNGV trung cấp chuyên nghiệp, bằng việc phân tích, hệ thống hoá một số khái niệm có liên quan đến đề tài và đặc điểm nhân cách nghề nghiệp, những yêu cầu của công tác quản lý ĐNGV trung cấp chuyên nghiệp. Thông qua những vấn đề trên, luận văn đã đề cập tới một số điểm sau đây về phương pháp luận nghiên cứu:

Quản lý phát triển ĐNGV là con đường nhằm nâng cao kiến thức, kỹ năng, thái độ để giáo viên vững vàng về nhân cách và chuyên môn nghiệp vụ. Phát triển ĐNGV nhằm đảm bảo về số lượng, chất lượng và cơ cấu hợp lý, góp phần thực hiện tốt nhiệm vụ giáo dục và đào tạo trong thời kỳ công nghiệp hoá – hiện đại hoá đất nước, trong từng giai đoạn phát triển của sự nghiệp giáo dục, trong từng bối cảnh của nền kinh tế xã hội.

Các căn cứ chủ yếu từ tổng quan vấn đề nghiên cứu, cơ sở lý luận, các khái niệm cơ bản, nội dung chủ yếu nhất về lý luận đã được trình bày trong chương này là cơ sở để tiến hành điều tra, khảo sát, phân tích thực trạng, từ đó đề xuất các biện pháp phát triển ĐNGV tại trường Trung cấp Giao thông vận tải miền Bắc trong giai đoạn hiện nay. Vấn đề này tác giả sẽ tiếp tục trình bày ở chương tiếp theo.

Chương 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN TRƯỜNG TRUNG CẤP GIAO THÔNG VẬN TẢI MIỀN BẮC

Một phần của tài liệu Quản lý phát triển đội ngũ giáo viên Trường Trung cấp GTVT miền Bắc (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(109 trang)
w