Công tác đào tạo lại, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên

Một phần của tài liệu Quản lý phát triển đội ngũ giáo viên Trường Trung cấp GTVT miền Bắc (Trang 29)

7. Phương pháp nghiên cứu:

1.4.4. Công tác đào tạo lại, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên

* Đào tạo lại: sau khi đã được đào tạo có một trình độ nhất định, vì một lý do nào đó lại tham gia một quá trình đào tạo mới để đạt một trình độ khác cao hơn, mới hơn/nghề khác.

* Bồi dưỡng: UNESCO định nghĩa: Bồi dưỡng có ý nghĩa là nâng cao nghề nghiệp; quá trình này chỉ diễn ra khi cá nhân và tổ chức có nhu cầu nâng cao kiến thức hoặc kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ của bản thân nhằm đáp ứng nhu cầu lao động nghề nghiệp.

Theo quan điểm này cho thấy:

- Chủ thể bồi dưỡng là người lao động đã được đào tạo và đã có một trình độ nhất định.

- Bồi dưỡng thực chất là quá trình bổ sung kiển thức, kỹ năng để nâng cao trình độ trong một lĩnh vực hoạt động chuyên môn nhất định.

- Mục đích nhằm nâng cao phẩm chất và năng lực chuyên môn để người lao động có cơ hội củng cố, mở rộng hoặc nâng cao hệ thống tri thức, kỹ năng, kỹ xảo chuyên môn nghiệp vụ sẵn có nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả công việc đang làm.

Đối với GV TCCN, TCN mục tiêu bồi dưỡng là:

- Nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng, kỹ xảo thực hành.

- Cập nhật, đổi mới nhằm nâng cao kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ.

- Bổ sung tri thức nghiệp vụ sư phạm dạy nghề (phương pháp giảng dạy, kỹ năng giảng dạy, kỹ năng khai thác sử dụng thiết bị dạy học, phương pháp kiểm tra, đánh giá học sinh...)

- Nâng cao nhận thức chính trị, đạo đức nghề nghiệp.

- Cung cấp tri thức hoạt động xã hội, tin học, ngoại ngữ, phương pháp nghiên cứu khoa học ...

Việc bồi dưỡng cho các đối tượng GV khác nhau có thể đặt ra các mục tiêu khác nhau tuỳ theo nhu cầu của GV và điều kiện đáp ứng nhu cầu đó.

Các loại chương trình bồi dưỡng gồm:

- Những chương trình đổi mới, bổ sung tri thức cho những ngành nghề cần thiết như: bồi dưỡng nâng cao trình độ tay nghề, kỹ năng nghề, công nghệ mới, kết quả của những tiến bộ khoa học kỹ thuật công nghệ ... để phù hợp với những biến đổi của khoa học kỹ thuật, kinh tế - xã hội.

- Chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ bao gồm: bồi dưỡng tri thức về phương pháp giảng dạy, kỹ năng sư phạm, phương pháp đánh giá kết quả, thiết kế chương trình ...

- Chương trình bồi dưỡng về ngoại ngữ, tin học, nghiên cứu khoa học, hoạt động xã hội...

Những hình thức bồi dưỡng gồm:

- Bồi dưỡng thường xuyên: là hình thức phổ biến nhất phù hợp với đặc điểm công việc của GV và điều kiện của các nhà trường, ví dụ: tập huấn, hội thảo, báo cáo chuyên đề, hội nghị khoa học ... trong đó, tự bồi dưỡng và tìm kiếm khả năng, cơ hội bồi dưỡng là con đường cơ bản nhất.

- Bồi dưỡng định kỳ: giúp GV vượt qua sự lạc hậu về tri thức do không được cập nhật thường xuyên.

- Bồi dưỡng nâng cao trình độ theo chức danh: tổ chức các lớp bồi dưỡng để đáp ứng yêu cầu theo từng lĩnh vực.

Phân biệt đào tạo và bồi dưỡng

Vấn đề Đào tạo Bồi dưỡng

Nội dung Tiếp thu kiến thức, kỹ năng mới Nâng cao kiến thức kỹ năng đã có Mục đích Có một chuyên môn mới Tiếp tục đảm nhiệm công việc tốt hơn

Thời gian Dài hạn Ngắn hạn

Kết quả

đánh giá Được cấp văn bằng Được cấp chứng chỉ

Một phần của tài liệu Quản lý phát triển đội ngũ giáo viên Trường Trung cấp GTVT miền Bắc (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(109 trang)
w