Những yếu tố ảnh hưởng đến phát triển đội ngũ giáo viên

Một phần của tài liệu Quản lý phát triển đội ngũ giáo viên Trường Trung cấp GTVT miền Bắc (Trang 34)

7. Phương pháp nghiên cứu:

1.5. Những yếu tố ảnh hưởng đến phát triển đội ngũ giáo viên

1.5.1. Yếu tố chủ quan

Những nội dung cơ bản của công tác quản lý đội ngũ giáo viên đó là: Công tác xây dựng kế hoạch phát triển đội ngũ giáo viên dạy nghề; Công tác tuyển chọn giáo viên; Công tác sử dụng đội ngũ giáo viên; Công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên; Chính sách đãi ngộ đội ngũ giáo viên; Công tác kiểm tra đánh giá đội ngũ giáo viên; Về

chế độ, chính sách đối với giáo viên là những yếu tố chủ quan ảnh hưởng trực tiếp đến phát triển ĐNGV. Nếu thực hiện đúng và đầy đủ các nội dung trên thì sẽ tác động tích cực và có hiệu quả đến phát triển ĐNGV. Vì có như vậy thì ĐNGV nhà trường sẽ tích cực học tập, bồi dưỡng, phấn đấu rèn luyện để trở thành người thầy giáo tốt và yêu nghề của mình, càng yêu nghề bao nhiêu thì càng yêu học trò bấy nhiêu. Người thầy có yêu nghề thì mới phấn đấu trở thành người thầy mẫu mực, làm tấm gương tiêu biểu của con người mới, đem trí tuệ, tâm huyết, sức lực cống hiến cho sự nghiệp trồng người, ra sức đào tạo, giáo dục các thế hệ trẻ trở thành những người có ích cho gia đình, xã hội, góp sức vào xây dựng phát triển kinh tế, văn hóa và bảo vệ Tổ quốc. Nếu một trong những nội dung trên thực hiện không tốt sẽ làm giảm hiệu quả của công tác phát triển ĐNGV.

1.5.2. Yếu tố khách quan

Yếu tố quốc tế: Cuộc cách mạng Khoa học công nghệ tiếp tục phát triển mạnh mẽ, làm nền tảng cho sự phát triển kinh tế tri thức. Tốc độ và trình độ đổi mới và ứng dụng tri thức quyết định sự phát triển của mỗi quốc gia. Khoa học - công nghệ trở thành động lực cơ bản của sự phát triển kinh tế - xã hội. Toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế vừa là quá trình hợp tác để phát triển vừa là quá trình đấu tranh của các nước đang phát triển để bảo vệ quyền lợi quốc gia. Cạnh tranh kinh tế giữa các quốc gia ngày càng trở nên quyết liệt, đòi hỏi các nước phải đổi mới công nghệ để tăng năng suất lao động. Công nghệ thông tin và truyền thông được ứng dụng trên quy mô rộng lớn ở mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, đặc biệt trong giáo dục, đặt ra vị trí mới của giáo dục nói chung, công tác phát triển ĐNGV nói riêng.

Yếu tố trong nước:

- Đất nước đang bước vào thời kỳ công nghiệp hoá – hiện đại hoá đất nước, thời kỳ phát triển mạnh với vị thế và diện mạo mới. Kinh tế Việt Nam liên tục phát triển. Đòi hỏi giáo dục đào tạo cũng phải phát triển để đáp ứng yêu cầu chất lượng nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế - xã hội.

- Các chỉ thị, nghị quyết của Đảng về phát triển ĐNGV như: Chỉ thị số 40 – CT/TW ngày 15 tháng 6 năm 2004của Ban Bí thư về việc xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục; Nghị quyết Hội nghị lần thứ hai

Ban Chấp hành TW Đảng (khoá VIII) về định hướng chiến lược phát triển giáo dục - đào tạo trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá; Thông báo kết luận số 242- TB/TW ngày 15/4/2009, của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 2(khóa VIII), phương pháp phát triển giáo dục và đào tạo đến năm 2020...

- Các qui định của Luật Giáo dục, Luật dạy nghề, Thông tư Số: 30/2010/TT- BLĐTBXH ngày 29 tháng 9 năm 2010 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định chuẩn giáo viên, GV dạy nghề.

Tiểu kết chương 1

Qua việc nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý phát triển ĐNGV trung cấp chuyên nghiệp, bằng việc phân tích, hệ thống hoá một số khái niệm có liên quan đến đề tài và đặc điểm nhân cách nghề nghiệp, những yêu cầu của công tác quản lý ĐNGV trung cấp chuyên nghiệp. Thông qua những vấn đề trên, luận văn đã đề cập tới một số điểm sau đây về phương pháp luận nghiên cứu:

Quản lý phát triển ĐNGV là con đường nhằm nâng cao kiến thức, kỹ năng, thái độ để giáo viên vững vàng về nhân cách và chuyên môn nghiệp vụ. Phát triển ĐNGV nhằm đảm bảo về số lượng, chất lượng và cơ cấu hợp lý, góp phần thực hiện tốt nhiệm vụ giáo dục và đào tạo trong thời kỳ công nghiệp hoá – hiện đại hoá đất nước, trong từng giai đoạn phát triển của sự nghiệp giáo dục, trong từng bối cảnh của nền kinh tế xã hội.

Các căn cứ chủ yếu từ tổng quan vấn đề nghiên cứu, cơ sở lý luận, các khái niệm cơ bản, nội dung chủ yếu nhất về lý luận đã được trình bày trong chương này là cơ sở để tiến hành điều tra, khảo sát, phân tích thực trạng, từ đó đề xuất các biện pháp phát triển ĐNGV tại trường Trung cấp Giao thông vận tải miền Bắc trong giai đoạn hiện nay. Vấn đề này tác giả sẽ tiếp tục trình bày ở chương tiếp theo.

Chương 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN TRƯỜNG TRUNG CẤP GIAO THÔNG VẬN TẢI MIỀN BẮC

2.1. Quá trình hình thành và phát triển của trường Trung cấp GTVT miền Bắc2.1.1. Sơ lược lịch sử phát triển của nhà trường 2.1.1. Sơ lược lịch sử phát triển của nhà trường

Trường Trung cấp GTVT miền Bắc là cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong hệ thống giáo dục quốc dân; chịu sự quản lý trực tiếp của Tổng cục Đường bộ Việt Nam, thuộc Bộ Giao thông vận tải. Tiền thân là trường CNKT thuộc Cục quản lý đường bộ - Bộ GTVT được thành lập ngày 15/11/1967 có trụ sở đóng tại xã Nghĩa Trụ - huyện Văn Giang - Tỉnh Hưng Yên. Trường được giao nhiệm vụ đào tạo CNKT chuyên ngành xây dựng, duy tu cầu đường bộ, CN cơ khí, thợ lái tàu sông, hạt đội trưởng quản lý giao thông ... phục vụ ngành GTVT và một số ngành kinh tế khác đáp ứng yêu cầu cấp bách trong giai đoạn kháng chiến chống Mỹ cứu nước và xây dựng phát triển đất nước đi lên CNXH .

Trong suốt quá trình xây dựng và phát triển, nhà trường đã nhiều lần được thay đổi với các tên gọi khác nhau. Đến tháng 01/1995 trường được Bộ GTVT đổi tên là trường Kỹ thuật nghiệp vụ đường bộ miền Bắc trực thuộc Cục đường bộ Việt Nam thực hiện chức năng đào tạo công nhân kỹ thuật chuyên ngành xây dựng và sửa chữa cầu đường bộ, công nhân vận hành máy thi công đường bộ, công nhân trắc đạc công trình; Đào tạo bồi dưỡng cán bộ Hạt đội trưởng quản lý đường bộ, Thanh tra viên, nhân viên tuần đường bộ...; Tổ chức nghiên cứu khoa học dạy nghề để ứng dụng xây dựng đổi mới chương trình, phương pháp đào tạo, biên soạn chương trình, giáo trình giảng dạy.

Ngày 22/12/2005 Bộ GTVT có quyết định số 4926/QĐ-BGTVT, về việc thành lập trường Trung học GTVT miền Bắc ( nay là trường Trung cấp GTVT miền Bắc ) trực thuộc Cục Đường bộ Việt Nam (nay là Tổng cục Đường bộ Việt Nam) trên cơ sở trường Kỹ thuật nghiệp vụ đường bộ miền Bắc.

Có thể nhận thấy quá trình hình thành và phát triển của trường gắn với quá trình xây dựng, bảo vệ và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước nói chung và của ngành GTVT nói riêng.

Hiện nay trụ sở của trường đóng tại xã Kiêu Kỵ – Huyện Gia Lâm - TP Hà Nội.

2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ, mục tiêu của trường

Ngày 11/9/2010 Tổng cục Đường bộ Việt Nam ban hành quyết định số 1599/QĐ – TCĐBVN về việc phê duyệt Điều lệ tổ chức và hoạt động trường Trung cấp GTVT miền Bắc, qui định chức năng, nhiệm vụ của trường như sau:

2.1.2.1. Chức năng

Trường Trung cấp GTVT miền Bắc có chức năng đào tạo và bồi dưỡng người lao động có kiến thức kỹ năng nghề nghiệp ở trình độ trung cấp chuyên nghiệp các chuyên ngành: Xây dựng công trình cầu đường bộ, Cơ khí sửa chữa ô tô – Máy xây dựng, Kế toán doanh nghiệp; Trình độ trung cấp nghề gồm các nghề: Xây dựng và sửa chữa cầu đường bộ, Lắp đặt cầu, vận hành máy thi công đường bộ, trắc đạc công trình, sắt hàn ; Đào tạo bồi dưỡng cán bộ nghiệp vụ...phục vụ ngành GTVT; Tổ chức nghiên cứu khoa học dạy nghề để ứng dụng xây dựng đổi mới chương trình, phương pháp đào tạo, biên soạn chương trình, giáo trình giảng dạy nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển ngành GTVT, kinh tế - xã hội của đất nước và phù hợp với xu hướng hội nhập khu vực và quốc tế.

2.1.2.2. Nhiệm vụ

- Xây dựng chỉ tiêu tuyển sinh, tổ chức tuyển sinh, tổ chức giảng dạy, học tập, quản lý người học và các hoạt động giáo dục khác theo mục tiêu, chương trình giáo dục; công nhận tốt nghiệp và cấp văn bằng chứng chỉ thoe thẩm quyền.

- Xây dựng chương trình đào tạo, kế hoạch giảng dạy trên cơ sở chương trình khung do bộ Giáo dục – Đào tạo ban hành. Tổ chức biên soạn và duyệt giáo trình của các ngành đào tạo trên cơ sở thẩm định của Hội đồng thẩm định do Hiệu trưởng nhà trường quyết định.

- Tổ chức nghiên cứu khoa học; ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, phát triển và chuyển giao công nghệ; thực hiện các dịch vụ khoa học - kỹ thuật, sản xuất kinh doanh theo quy định của pháp luật.

- Tổ chức bộ máy nhà trường, tuyển dụng - hợp đồng lao động, quản lý, sử dụng và đĩa ngộ đội ngũ cán bộ viên chức của trường.

- Tự đánh giá chất lượng giáo dục và chịu sự kiểm định chất lượng giáo dục của cơ quan có thẩm quyền. Xây dựng hệ thống giám sát và đánh giá chất lượng giáo dục.

- Được nhà nước giao hoặc cho thuê đất, giao hoặc cho thuê cơ sở vật chất; được miễn giảm thuế; vay tín dụng; huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực theo quy định của pháp luật.

- Xây dựng sơ sở vật chất, kỹ thuật theo yêu cầu chuẩn hoá, hiện đại hoá. - Sử dụng nguồn thu từ hoạt động kinh tế để đầu tư xây dựng cơ sở vật chất nhà trường, mở rộng sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và chi cho các hoạt động giáo dục theo quy định của pháp luật.

- Phối hợp với gia đình người học, tổ chức, cá nhân trong hoạt động giáo dục; Tổ chức cho giáo viên, cán bộ, nhân viên và người học tham gia các hoạt động xã hội.

- Liên kết với các tổ chức kinh tế, giáo dục, văn hoá, thể dục thể thao, y tế, nghiên cứư khoa học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, gắn đào tạo với sử dụng và việc làm phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, bổ sung nguồn lực cho nhà trường.

- Hợp tác với các tổ chức kinh tế, giáo dục, văn hoá, thể dục thể thao, y tế, nghiên cứu khoa học của nước ngoài theo quy định.

- Thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm và các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo qui định của pháp luật.

2.1.2.3. Mục tiêu của trường:

Đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao, phù hợp với thực tế, đáp ứng yêu cầu phát triển ngành GTVT, kinh tế - xã hội của đất nước và phù hợp với xu hướng hội nhập khu vực và quốc tế;

Xây dựng và phát triển trường nâng cấp lên trường Cao đẳng GTVT và là cơ sở đào tạo có chất lượng cao trong hệ thống giáo dục nghề nghiệp ở Việt Nam.

2.1.3. Cơ cấu tổ chức của trường

Sơ đồ 2.1 : Cơ cấu tổ chức của trường Trung cấp GTVT miền Bắc 2.1.4. Ngành nghề đào tạo của trường

Hiện nay trường được phép đào tạo các bậc học và các ngành nghề sau:

* Hệ trung cấp chuyên nghiệp nghề gồm các ngành sau:

- Xây dựng công trình cầu đường bộ - Cơ khí sửa chữa ô tô – máy xây dựng

- Kế toán doanh nghiệp

* Hệ trung cấp nghề gồm các nghề sau:

Xây dựng và sửa chữa cầu đường bộ; Lắp đặt cầu; Trắc đạc công trình; Vận hành máy thi công đường bộ; Cốt thép hàn; Sửa chữa ô tô – máy xây dựng

* Hệ sơ cấp nghề: đào tạo các nghề của hệ trung cấp nghề

* Về qui mô đào tạo: Trong 5 năm từ 2006 – 2011 qui mô đào tạo của nhà trường luôn ổn định về số lượng học sinh, kết quả tuyển sinh đào tạo qua các năm được thống kê tổng hợp thể hiện trong các bảng sau:

Trung tâm thí nghiệm và kiểm định xây dựng Các lớp học sinh P hò ng Q L G D H S P hò ng đ ào tạ o P hò ng T ổ ch ức h àn h ch ín h P hò ng T ài v

ụ Phó Hiệu trưởng phụ trách nội chính

K ho a C ơ bả n K ho a C ôn g tr ìn h K ho a C ơ kh í s ửa ch ữa o to v à m áy X D K ho a K in h tế T ru ng tâ m K iể m đị nh c hấ t l ượ ng G D

Hội đồng trường Hiệu trưởng Các hội đồng tư vấn

Phó Hiệu trưởng phụ trách đào tạo

Bảng 2.1: Thống kê kết quả tuyển sinh, đào tạo từ năm 2006 – 2011 Năm học Hệ TCCN Hệ trung cấp nghề Hệ sơ cấp nghề Số lượng tuyển sinh Số học sinh tốt nghiệp Số lượng tuyển sinh Số học sinh tốt nghiệp Số lượng tuyển sinh Số học sinh tốt nghiệp 2006 - 2007 200 190 270 250 190 190 2007 - 2008 250 236 210 264 184 184 2008 - 2009 300 187 215 203 152 152 2009 - 2010 350 241 200 211 250 250 2010 - 2011 350 295 230 200 300 300

(Nguồn số liệu : Báo cáo tổng kết năm học - Phòng Tổ chức hành chính)

Qua bảng 2.1 thống kê về kết quả tuyển sinh đào tạo trong khoảng thời gian 5 năm thể hiện qui mô đào tạo không có sự phát triển mà chỉ ở tình trạng ổn định tương đối.

Thực tế nhà trường đã tìm nhiều biện pháp tuyển sinh để thu hút học sinh học TCCN và TCN, nhưng có nhiều nguyên nhân dẫn tới các biện pháp tuyển sinh không đạt kết quả như mong muốn đó là:

- Chính sách của Nhà nước về vấn đề phân luồng đào tạo chưa hợp lý ( nhiều trường Đại học và Cao đẳng tuyển sinh đào tạo từ hệ trung cấp trở lên ) và việc sử dụng học sinh sau tốt nghiệp TCCN, TCN chưa được quan tâm đúng mức.

- Tâm lý của các bậc phụ huynh và học sinh không muốn đi học TCCN và TCN vì cho rằng là bậc học thấp, sau khi tốt nghiệp đi làm công việc vất vả, thu nhập thấp và vị trí trong xã hội lại không cao...

- Do Đảng và Nhà nước thực hiện chính sách xã hội hoá giáo dục nên có nhiều cơ sở đào tạo mới được thành lập ( đặc biệt là các trường ĐH, CĐ ) do vậy, nguồn tuyển sinh bị phân tán.

- Các công ty đơn vị trong ngành GTVT nói riêng và các ngành kinh tế khác gặp nhiều khó khăn về việc làm và thu nhập cho người lao động. Mặt khác tốc độ công nghiệp hoá cao song các doanh nghiệp thường tuyển lao động phổ thông vào làm việc và tự đào tạo, ít tuyển lao động đã qua đào tạo tại các trường nghề.

- Chương trình đào tạo nghề, phương tiện, thiết bị được đầu tư phục vụ đào tạo nghề còn nhiều hạn chế và chưa phù hợp với thực tế sản xuất.

Bảng 2.2: Thống kê chất lượng học sinh tốt nghiệp từ năm 2006 – 2011

Năm học Tổng số học sinh tốt nghiệp Tỷ lệ (%) Khá, giỏi Trung bình khá Trung bình 2006 - 2007 440 14 43 43 2007 - 2008 448 15 47 38 2008 - 2009 542 17 46 37 2009 - 2010 702 17,5 44 38,5 2010 - 2011 795 19,5 46,5 44

(Nguồn số liệu : Phòng Đào tạo)

Qua bảng 2.2 thống kê về chất lượng học sinh tốt nghiệp ra trường đã thể hiện chất lượng đào tạo của nhà trường được nâng lên qua từng năm, nhưng chưa thật sự rõ rệt, số học sinh đạt khá, giỏi chưa cao, chủ yếu học sinh tốt nghiệp ở dạng

Một phần của tài liệu Quản lý phát triển đội ngũ giáo viên Trường Trung cấp GTVT miền Bắc (Trang 34)