Những mặt mạnh

Một phần của tài liệu Quản lý phát triển đội ngũ giáo viên Trường Trung cấp GTVT miền Bắc (Trang 58)

7. Phương pháp nghiên cứu:

2.4.1.Những mặt mạnh

* Công tác tuyển chọn: Nhà trường đã xây dựng được tiêu chuẩn, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn các chức danh trong nhà trường nói chung và các chức danh của ĐNGV nói riêng; xây dựng và ban hành qui chế tuyển chọn và hợp đồng lao động sử dụng trong nội bộ của trường; thực hiện đúng các bước theo trình tự qui trình nhà nước qui định; công tác tuyển dụng đảm bảo khách quan, công bằng, tuyển được đối tượng đúng chuyên môn, nghiệp vụ và đảm bảo tiêu chuẩn qui định.

* Công tác bố trí, sử dụng giáo viên: việc bố trí, sử dụng GV của nhà trường có đổi mới, đảm bảo hợp tình, hợp lý, đúng người, đúng việc, đúng chuyên môn, chuyên ngành được đào tạo để tạo điều kiện cho giáo viên phát huy được năng lực, sở trường cá nhân trong giảng dạy và nghiên cứu khoa học.

* Công tác đào tạo lại, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên, xây dựng đội ngũ giáo viên giỏi: Nhà trường đã quán triệt và thực hiện đúng Chỉ thị số 40 – CT/ TW ngày 15 tháng 6 năm 2004 của Ban Bí thư về việc “ Tăng cường xây dựng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý một cách toàn diện”. Kết luận của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 2 (khoá VIII), phương hướng phát triển giáo dục đến năm 2020 là: “Đổi mới mạnh mẽ quản lý nhà nước đối với giáo dục và đào tạo; Xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục đủ về số lượng, chất lượng …”. Căn cứ quy định về chuẩn giáo viên, giảng viên dạy nghề tại thông tư số: 30/2010/TT-BLĐTBXH, ngày 29 tháng 9 năm 2010 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, nhà trường đã xác định mục tiêu đào tạo, bồi dưỡng, hàng năm xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch đào tạo lại, bồi dưỡng nâng cao trình độ ĐNGV bằng nhiều hình thức: dài hạn, ngắn hạn, tập trung, tại chức, đồng thời có chính sách động viên khuyến khích giáo viên học tập nâng cao trình độ, bố trí sử

dụng hợp lý giáo viên sau khi kết thúc khoá đào tạo, bồi dưỡng. Từ năm 2006 – 2011 nhà trường cử đi đào tạo nâng cao trình độ từ cao đẳng lên đại học được 04 GV, học sau đại học được 10 GV, bồi dưỡng tin học cho 30 GV, đào tạo cao cấp, trung cấp lý luận chính trị cho 7 CBGV; bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ sư phạm dạy nghề cho 42 GV, nâng cao trình độ ngoại ngữ cho 20 GV, nâng cao trình độ kỹ năng thực hành nghề cho 5 GV. Thường xuyên tổ chức hội giảng, hội thi tay nghề hàng năm để bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm cho ĐNGV. Công tác xây dựng ĐNGV giỏi từ năm 2006 đến nay nhà trường đã bồi dưỡng được 10 GV đạt giáo viên dạy nghề giỏi cấp ngành.

* Chế độ, chính sách đãi ngộ giáo viên và thu hút người tài: Nhà trường đã thực hiện nghiêm túc, đầy đủ, kịp thời đúng chế độ, đảm bảo quyền lợi của giáo viên như: chế độ tiền lương, phụ cấp GV, tiền thưởng, phúc lợi, chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm thân thể, chế độ hưu trí .... Đa dạng hoá hình thức chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho ĐNGV nói riêng và toàn thể CBCNVC nói chung, bình quân mỗi người mỗi tháng có thu nhập tăng từ 30 – 35 % so với mức lương cơ bản theo qui định của nhà nước. Công tác thi đua khen thưởng thực hiện đảm bảo khách quan, công bằng, công khai, dân chủ tạo sự đoàn kết thống nhất trong nhà trường. Quan tâm đến GV diện chính sách: là thương, bệnh binh, con liệt sỹ, con gia đình có công với cách mạng, bộ đội xuất ngũ ...

Căn cứ Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ quy định về quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong việc thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập, trường đã xây dựng qui chế chi tiêu nội bộ, qui chế thi đua khen thưởng ... trong các quy chế này qui định rõ về tiền lương tăng thêm, chế độ thanh toán, hỗ trợ kinh phí đào tạo, bồi dưỡng cho GV ...

* Công tác kiểm tra, đánh giá đội ngũ giáo viên: Nhà trường đã thực hiện nghiêm túc các quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ LĐTBXH về công tác thanh, kiểm tra, hàng năm nhà trường đều có kế hoạch thanh tra, kiểm tra, kiểm tra quy trình lên lớp, giáo án, sổ tay GV, sổ lên lớp, phương pháp dạy học và nề nếp thực hiện quy chế giảng dạy của giáo viên, kiểm tra công tác giáo viên chủ nhiệm .... Sau mỗi đợt kiểm tra có tổ chức đánh giá rút kinh nghiệm, biểu dương các đơn vị, cá nhân thực hiện tốt nhiệm

vụ giảng dạy, phê bình những đơn vị, cá nhân thực hiện chưa tốt nhiệm vụ. Kết quả thanh, kiểm tra là cơ sở xem xét bình bầu danh hiệu thi đua của đơn vị, giáo viên vào cuối năm.

Một phần của tài liệu Quản lý phát triển đội ngũ giáo viên Trường Trung cấp GTVT miền Bắc (Trang 58)