1. Lý do chọn đề tài Thế kỉ XXI là thế kỉ của sự bùng nổ về khoa học công nghệ, tin học và viễn thông, đồng thời là sự phát triển mạnh mẽ, toàn diện của đời sống loài người trong nền văn minh "hậu công nghiệp". Chúng ta đang đứng trước một xã hội tương lai, ở trong nền văn minh trí tuệ, là xã hội thông tin, xã hội học tập, ở đó mỗi người cần phải nỗ lực học tập, học tập suốt đời trong một nền giáo dục tốt để có được những phẩm chất, năng lực mới, xứng đáng ở vị trí trung tâm của sự phát triển. Giáo dục và đào tạo là bộ phận quan trọng trong sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc. Mục tiêu tổng quát của Chiến lược phát triển Kinh tế - xã hội 10 năm 2001-2010 do Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đề ra: Để đạt được các yêu cầu về con người và nguồn nhân lực - nhân tố quyết định sự phát triển đất nước trong thời kì Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá (CNH-HĐH) - cần phải tạo chuyển biến cơ bản và toàn diện về Giáo dục. Trong Chỉ thị số 40/CT-TƯ của Ban Bí thư Trung ương Đảng đã chỉ rõ: “Mục tiêu của chiến lược phát triển giáo dục và đào tạo là xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục được chuẩn hoá, đảm bảo chất lượng, đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, đặc biệt chú trọng nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất, lối sống, lương tâm, tay nghề của nhà giáo, thông qua việc quản lý, phát triển đúng định hướng và có hiệu quả sự nghiệp giáo dục để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đáp ứng những đòi hỏi ngày càng cao của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước”. Trong điều 14 của Luật Giáo dục cũng đã ghi rõ: "Nhà giáo giữ vai trò quyết định trong việc đảm bảo chất lượng giáo dục" [27, tr.13]. Vì vậy, xây dựng và phát triển đội ngũ giáo viên là nhiệm vụ cấp thiết của ngành giáo dục và của tất cả các nhà trường. Thực tế nhiều năm, trong lý thuyết cũng như trong thực tiễn đã có quan điểm cho rằng hiệu quả giáo dục phụ thuộc vào việc xác định và lựa chọn mục tiêu, chương trình, nội dung, phương pháp, hình thức giáo dục cùng với điều kiện, phương tiện giáo dục. Như chúng ta đã biết, việc giáo dục phát triển nhân cách học sinh là một nhu cầu cần thiết, bản chất của quá trình giáo dục là tổ chức toàn bộ cuộc sống, học tập, hoạt động của học sinh, tạo điều kiện thuận lợi tối ưu để tiềm năng học sinh được phát triển dưới sự giáo dục của giáo viên chủ nhiệm. Thực chất vai trò của giáo viên chủ nhiệm cũng như người làm vườn, trồng cây, tuy không đúng hoàn toàn nhưng hoạt động của giáo viên chủ nhiệm gần như người trồng cây, chăm sóc, vun trồng cây giống. Trong thời đại mở cửa của nền kinh tế hiện nay, học sinh luôn có xu hướng đua đòi, luôn bị những cám rỗ trong xã hội lôi cuốn. Nó ảnh hưởng không ít đến học tập của học sinh. Giáo viên chủ nhiệm lớp là một nhà quản lý. Đây là khẳng định của PGS.TS. Đặng Quốc Bảo – Học viện quản lý giáo dục: Giáo viên chủ nhiệm lớp ở trường phổ thông là nhà quản lý không có dấu đỏ. Theo đó, giáo viên chủ nhiệm trong trường phổ thông là linh hồn của lớp học. Có thể coi giáo viên chủ nhiệm là người lĩnh xướng của dàn nhạc bao gồm: nhạc công (GV) hoàn thành bản giao hưởng hình thành nhân cách toàn vẹn cho thế hệ trẻ. Và ngày nay, với sự nhận thức về quản lý giáo dục, có thể coi giáo viên chủ nhiệm như là một nhà quản lý với vai trò: người lãnh đạo lớp học; người điều khiển lớp học; người làm công tác phát triển lớp học; người giúp hiệu trưởng thực hiện việc kiểm tra tu dưỡng và rèn luyện của học sinh; người có trách nhiệm phản hồi tình hình lớp... Trên thực tế, bức tranh toàn cảnh về công tác chủ nhiệm lớp ở trưởng phổ thông, bên cạnh những đóng góp tích cực, cũng nhận diện một số hạn chế. Đó là nhận thức của giáo viên, cán bộ QLGD về vai trò công tác chủ nhiệm có nơi, có lúc chưa toàn diện; Công tác quản lý, chỉ đạo về công tác chủ nhiệm của các cấp quản lý còn hạn chế; Một số bộ phận giáo viên được phân công nhiệm vụ giáo viên chủ nhiệm còn hạn chế về năng lực tổ chức, điều hành lớp chủ nhiệm , chế độ chính sách với giáo viên chủ nhiệm chưa tương xứng với vai trò của giáo viên chủ nhiệm, giáo viên chủ nhiệm giỏi chưa được quan tâm đúng mức, chưa có danh hiệu thi đua cho giáo viên chủ nhiệm giỏi, sự phối hợp giữa các lực lượng giáo viên trong và ngoài nhà trường còn lỏng lẻo, chưa thực sự hỗ trợ tích cực cho công tác chủ nhiệm lớp. Trường phổ thông DTNT tỉnh Phú Thọ là một đơn vị giáo dục chuyên biệt, được giao nhiệm vụ: tổ chức quản lý (QL) và giảng dạy chương trình THPT cho học sinh (HS) các dân tộc thiểu số (đối tượng cử tuyển) của các huyện trong địa bàn tỉnh Phú Thọ. Với nhiệm vụ và đối tượng đào tạo có tính đặc thù như vậy, cùng với hoạt động của nhà trường theo mô hình trường nội trú (mọi hoạt động học tập, sinh hoạt của HS đều ở ngay tại trường), nên việc QL, giáo dục HS luôn là vấn đề được nhà trường đặc biệt quan tâm. Để làm được điều đó, bên cạnh các hoạt động QL nội trú, nhà trường luôn chú ý đến công tác chủ nhiệm lớp và đội ngũ giáo viên chủ nhiệm (GVCN) lớp, vì đây chính là một trong những nhân tố có vai trò rất quan trọng trong việc giáo dục và phát triển nhân cách của HS. Xuất phát từ quan điểm chỉ đạo trên của Đảng và Nhà nước với những kinh nghiệm qua một số năm làm công tác chủ nhiệm lại được trang bị thêm lý luận và nghiệp vụ quản lý, tôi mạnh dạn lựa chọn vấn đề: “Quản lý phát triển đội ngũ giáo viên chủ nhiệm ở trường phổ thông dân tộc nội trú tỉnh Phú Thọ” làm đề tài nghiên cứu luận văn.
Trang 1ABỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
PHẠM THANH HẢI
BIỆN PHÁP QUẢN LÝ GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC HỌC SINH DÂN TỘC THIỂU
SỐ TRONG CÁC TRƯỜNG THPT HUYỆN BẢO YÊN
Trang 2LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Đặng Quốc Bảo
HÀ NỘI, 2012
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Với tình cảm chân thành và trân trọng nhất, tác giả luận văn xin bày tỏlòng biết ơn sâu sắc đến:
Phòng Đào tạo sau Đại học Học viện quản lý giáo dục
Các thầy, cô giáo, cán bộ và nhân viên đã tham gia giảng dạy, quản lý vàgiúp đỡ lớp học trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu
PGS.TS Đặng Quốc Bảo, người hướng dẫn khoa học đã tận tình giúp đỡ, chỉbảo ân cần, hướng dẫn tác giả hoàn thành việc nghiên cứu luận văn này
Ban giám hiệu, giáo viên, cán bộ, nhân viên và học sinh trường THPTDTNT tỉnh Phú Thọ đã tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp đỡ tác giả trong việccung cấp số liệu và tư vấn khoa học trong quá trình nghiên cứu luận văn
Các bạn bè, đồng nghiệp, gia đình đã quan tâm, chia sẻ động viên, khích
lệ và giúp đỡ tác giả trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu
Mặc dù tác giả đã hết sức cố gắng trong học tập và đặc biệt trong quá trìnhthực hiện luận văn song chắc chắn luận văn không thể tránh khỏi những thiếu sót.Tác giả kính mong nhận được sự chỉ dẫn, góp ý của quý thầy, cô giáo và các bạnđồng nghiệp
Hà Nội, tháng 6 năm 2012
Tác giả luận văn
Nguyễn Thị Lệ Hằng
Trang 4M C L CỤC LỤC ỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT 6
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU 7
PHẦN MỞ ĐẦU 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Mục đích nghiên cứu 3
3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3
4 Giới hạn phạm vi nghiên cứu của đề tài 4
5 Giả thuyết khoa học 4
6 Nhiệm vụ nghiên cứu 4
7 Phương pháp nghiên cứu 5
8 Cấu trúc luận văn 6
NỘI DUNG 7
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM TRONG TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG 7
1.1 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 7
1.2 Khái niệm cơ bản của đề tài 9
1.3 Giáo viên chủ nhiệm trong trường phổ thông 16
1.4 Quản lý phát triển đội ngũ giáo viên chủ nhiệm và hoạt động chủ nhiệm của hiệu trưởng trường THPT 25
1.5 Các yếu tố ảnh hưởng tới quản lý đội ngũ giáo viên chủ nhiệm lớp của Hiệu trưởng trường THPT 28
1.6 Cơ sở pháp lý của quản lý đội ngũ giáo viên chủ nhiệm trong trường PTDTNT 32
Chương 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM CỦA TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRÚ TỈNH PHÚ THỌ 37
2.1 Đặc điểm chung về trường phổ thông DTNT tỉnh Phú Thọ 37
2.2 Thực trạng về công tác chủ nhiệm trường phổ thông DTNT Tỉnh Phú Thọ trong năm học 2007 – 2008; 2008 – 2009; 2009 – 2010; 2010 – 2011 40 2.3 Thực trạng Quản lý đội ngũ giáo viên chủ nhiệm trường phổ thông DTNT tỉnh Phú Thọ 52
2.4 Đánh giá chung về thực trạng quản lý đội ngũ giáo viên chủ nhiệm trường phổ thông DTNT tỉnh Phú Thọ qua các năm học 64
Tiểu kết chương 2 67
Chương 3 BIỆN PHÁP QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM CỦA TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC
Trang 5NỘI TRÚ TỈNH PHÚ THỌ
69
3.1 Các nguyên tắc khi xây dựng các biện pháp 69
3.2 Các biện pháp quản lý công tác giáo viên chủ nhiệm trường phổ thông DTNT tỉnh Phú Thọ 71
3.3 Mối quan hệ giữa các biện pháp 90
3.4 Kiểm chứng sự nhận thức về tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp .91
Tiểu kết chương 3 95
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 96
1 Kết luận 96
2 Khuyến nghị 97
2.1 Đối với Bộ Giáo dục và Đào tạo: 97
2.2 Đối với Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Phú Thọ 97
2.3 Đối với trường PT DTNT tỉnh Phú Thọ 97
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 99
Trang 6DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DANH M C CÁC B NG BI U ỤC CÁC BẢNG BIỂU ẢNG BIỂU ỂU
Bảng 2.1 Thống kê số học sinh, số lớp từ năm học 2007 – 2008 đến nay
Bảng 2 2 Thống kê kết quả đào tạo từ năm học 2007 – 2008 đến nay
Bảng 2.3 Số liệu thống kê số lượng giáo viên chủ nhiệm, độ tuổi, giới tính
Bảng 2 4 Thống kê trình độ chuyên môn của GVCN
Bảng 2.5 Kết quả khảo sát về tổ chức hoạt động các nội dung trong giờ sinh hoạtlớp
Bảng 2.6 Kết quả khảo sát về mức độ thực hiện các hoạt động nắm bắt thông tin lớpchủ nhiệm
Bảng 2.7 Kết quả khảo sát về mức độ thực hiện công việc phải làm để xây dựng tập
Trang 7thể lớp tiên tiến.
Bảng 2.8 Kết quả khảo sát học sinh về kết quả thực hiện các hoạt động của giáo viênchủ nhiệm lớp
Bảng 2.9 Kết quả khảo sát học sinh về mức độ thực hiện các công việc để tìm hiểu
học sinh của giáo viên chủ nhiệm
Bảng 2.10 Kết quả khảo sát về vai trò của giáo viên chủ nhiệm
Bảng 2.11 Kết quả khảo sát về tầm quan trọng của các tiêu chí khi phân công giáoviên làm công tác chủ nhiệm lớp
Bảng 2.12 Kết quả khảo sát về mức độ việc lập kế hoạch trong công tác chủ nhiệmlớp
Bảng 2.13 Kết quả khảo sát về mức độ thực hiện việc phối hợp giữa giáo viên chủnhiệm với các lực lượng để cùng làm công tác quản lí, giáo dục học sinh
Bảng 2.14 Kết quả khảo sát về mức độ thực hiện những nội dung GVCN trao đổivới cha mẹ học sinh
Bảng 2.15 Kết quả khảo sát về cách đánh giá công tác chủ nhiệm
Bảng 2.16 Kết quả khảo sát về mức độ thực hiện các biện pháp nhà trường đã làm
Bảng 3.4 Kết quả đánh giá mức độ cần thiết của các biện pháp đề xuất
Bảng 3.5 Kết quả đánh giá mức độ khả thi của các biện pháp đề xuất
Bảng 3.6 So sánh mối quan hệ giữa mức độ cần thiết và mức độ khả thi của các biệnpháp đề xuất
DANH M C SỤC LỤC Ơ ĐỒ ĐỒ
Sơ đồ 1.1 Mô hình về quản lý
Sơ đồ 1.2 Các chức năng quản lý
Sơ đồ 1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý công tác chủ nhiệm lớp
Trang 9PHẦN MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Thế kỉ XXI là thế kỉ của sự bùng nổ về khoa học công nghệ, tin học vàviễn thông, đồng thời là sự phát triển mạnh mẽ, toàn diện của đời sống loài ngườitrong nền văn minh "hậu công nghiệp" Chúng ta đang đứng trước một xã hộitương lai, ở trong nền văn minh trí tuệ, là xã hội thông tin, xã hội học tập, ở đómỗi người cần phải nỗ lực học tập, học tập suốt đời trong một nền giáo dục tốt
để có được những phẩm chất, năng lực mới, xứng đáng ở vị trí trung tâm của sựphát triển
Giáo dục và đào tạo là bộ phận quan trọng trong sự nghiệp cách mạng củaĐảng, của dân tộc Mục tiêu tổng quát của Chiến lược phát triển Kinh tế - xã hội
10 năm 2001-2010 do Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đề ra: Để đạt được các
yêu cầu về con người và nguồn nhân lực - nhân tố quyết định sự phát triển đất
nước trong thời kì Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá (CNH-HĐH) - cần phải tạo
chuyển biến cơ bản và toàn diện về Giáo dục.
Trong Chỉ thị số 40/CT-TƯ của Ban Bí thư Trung ương Đảng đã chỉ rõ:
“Mục tiêu của chiến lược phát triển giáo dục và đào tạo là xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục được chuẩn hoá, đảm bảo chất lượng, đủ về
số lượng, đồng bộ về cơ cấu, đặc biệt chú trọng nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất, lối sống, lương tâm, tay nghề của nhà giáo, thông qua việc quản lý, phát triển đúng định hướng và có hiệu quả sự nghiệp giáo dục để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đáp ứng những đòi hỏi ngày càng cao của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước”.
Trong điều 14 của Luật Giáo dục cũng đã ghi rõ: "Nhà giáo giữ vai trò
quyết định trong việc đảm bảo chất lượng giáo dục" [27, tr.13] Vì vậy, xây
dựng và phát triển đội ngũ giáo viên là nhiệm vụ cấp thiết của ngành giáo dục và
của tất cả các nhà trường
Thực tế nhiều năm, trong lý thuyết cũng như trong thực tiễn đã có quan
Trang 10tiêu, chương trình, nội dung, phương pháp, hình thức giáo dục cùng với điềukiện, phương tiện giáo dục.
Như chúng ta đã biết, việc giáo dục phát triển nhân cách học sinh là mộtnhu cầu cần thiết, bản chất của quá trình giáo dục là tổ chức toàn bộ cuộc sống,học tập, hoạt động của học sinh, tạo điều kiện thuận lợi tối ưu để tiềm năng họcsinh được phát triển dưới sự giáo dục của giáo viên chủ nhiệm Thực chất vai tròcủa giáo viên chủ nhiệm cũng như người làm vườn, trồng cây, tuy không đúnghoàn toàn nhưng hoạt động của giáo viên chủ nhiệm gần như người trồng cây,chăm sóc, vun trồng cây giống
Trong thời đại mở cửa của nền kinh tế hiện nay, học sinh luôn có xuhướng đua đòi, luôn bị những cám rỗ trong xã hội lôi cuốn Nó ảnh hưởng không
ít đến học tập của học sinh
Giáo viên chủ nhiệm lớp là một nhà quản lý Đây là khẳng định củaPGS.TS Đặng Quốc Bảo – Học viện quản lý giáo dục: Giáo viên chủ nhiệm lớpở trường phổ thông là nhà quản lý không có dấu đỏ Theo đó, giáo viên chủnhiệm trong trường phổ thông là linh hồn của lớp học Có thể coi giáo viên chủnhiệm là người lĩnh xướng của dàn nhạc bao gồm: nhạc công (GV) hoàn thànhbản giao hưởng hình thành nhân cách toàn vẹn cho thế hệ trẻ Và ngày nay, với
sự nhận thức về quản lý giáo dục, có thể coi giáo viên chủ nhiệm như là một nhàquản lý với vai trò: người lãnh đạo lớp học; người điều khiển lớp học; người làmcông tác phát triển lớp học; người giúp hiệu trưởng thực hiện việc kiểm tra tudưỡng và rèn luyện của học sinh; người có trách nhiệm phản hồi tình hình lớp
Trên thực tế, bức tranh toàn cảnh về công tác chủ nhiệm lớp ở trưởng phổthông, bên cạnh những đóng góp tích cực, cũng nhận diện một số hạn chế Đó lànhận thức của giáo viên, cán bộ QLGD về vai trò công tác chủ nhiệm có nơi, cólúc chưa toàn diện; Công tác quản lý, chỉ đạo về công tác chủ nhiệm của các cấpquản lý còn hạn chế; Một số bộ phận giáo viên được phân công nhiệm vụ giáoviên chủ nhiệm còn hạn chế về năng lực tổ chức, điều hành lớp chủ nhiệm , chế
độ chính sách với giáo viên chủ nhiệm chưa tương xứng với vai trò của giáo viên
Trang 11danh hiệu thi đua cho giáo viên chủ nhiệm giỏi, sự phối hợp giữa các lực lượnggiáo viên trong và ngoài nhà trường còn lỏng lẻo, chưa thực sự hỗ trợ tích cựccho công tác chủ nhiệm lớp.
Trường phổ thông DTNT tỉnh Phú Thọ là một đơn vị giáo dục chuyênbiệt, được giao nhiệm vụ: tổ chức quản lý (QL) và giảng dạy chương trình THPTcho học sinh (HS) các dân tộc thiểu số (đối tượng cử tuyển) của các huyện trongđịa bàn tỉnh Phú Thọ Với nhiệm vụ và đối tượng đào tạo có tính đặc thù nhưvậy, cùng với hoạt động của nhà trường theo mô hình trường nội trú (mọi hoạtđộng học tập, sinh hoạt của HS đều ở ngay tại trường), nên việc QL, giáo dục HSluôn là vấn đề được nhà trường đặc biệt quan tâm Để làm được điều đó, bêncạnh các hoạt động QL nội trú, nhà trường luôn chú ý đến công tác chủ nhiệmlớp và đội ngũ giáo viên chủ nhiệm (GVCN) lớp, vì đây chính là một trongnhững nhân tố có vai trò rất quan trọng trong việc giáo dục và phát triển nhâncách của HS
Xuất phát từ quan điểm chỉ đạo trên của Đảng và Nhà nước với nhữngkinh nghiệm qua một số năm làm công tác chủ nhiệm lại được trang bị thêm lý
luận và nghiệp vụ quản lý, tôi mạnh dạn lựa chọn vấn đề: “Quản lý phát triển đội ngũ giáo viên chủ nhiệm ở trường phổ thông dân tộc nội trú tỉnh Phú Thọ” làm đề tài nghiên cứu luận văn.
2 Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở lý luận về quản lý, giáo viên chủ nhiệm và công tác chủ nhiệmtrong trường phổ thông và thực trạng hoạt động này của trường trung học phổthông DTNT tỉnh Phú Thọ, đưa ra biện pháp quản lý phát triển đội ngũ giáo viênchủ nhiệm nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý của nhà trường đối với côngtác chủ nhiệm ở trường phổ thông DTNT tỉnh Phú Thọ
3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1 Khách thể nghiên cứu
Trang 123.2 Đối tượng nghiên cứu
Quản lý đội ngũ giáo viên chủ nhiệm trong trường phổ thông DTNT tỉnhPhú Thọ
4 Giới hạn phạm vi nghiên cứu của đề tài
4.1 Giới hạn về đối tượng nghiên cứu
Quản lý phát triển đội ngũ giáo viên chủ nhiệm ở trường phổ thông DTNTtỉnh Phú Thọ
4.2 Giới hạn địa bàn nghiên cứu
Trường phổ thông DTNT tỉnh Phú Thọ
5 Giả thuyết khoa học
Nếu áp dụng các biện pháp quản lý phát triển đội ngũ giáo viên chủ nhiệmở trường phổ thông DTNT tỉnh Phú Thọ có sự chỉ đạo chặt chẽ việc nâng caonhận thức cho cán bộ, giáo viên về công tác chủ nhiệm và tổ chức thực hiện tốtcông tác chủ nhiệm, hoạt động ngoài giờ lên lớp, kiểm tra đánh giá chính xác thì
sẽ khắc phục được các yếu kém và nâng cao hiệu quả công tác chủ nhiệm đápứng được yêu cầu giáo dục đào tạo trong giai đoạn hiện nay đối với vùng đôngđồng bào dân tộc thiểu số
6 Nhiệm vụ nghiên cứu
6.1 Khái quát cơ sở lý luận về quản lý đội ngũ giáo viên chủ nhiệm trườngTHPT
Trang 136.2 Tìm hiểu thực trạng quản lý đội ngũ giáo viên chủ nhiệm ở trường phổthông DTNT tỉnh Phú Thọ.
6.3 Đề xuất một số biện pháp quản lý nhằm nâng cao quản lý hiệu quả độingũ giáo viên chủ nhiệm
7 Phương pháp nghiên cứu
7.1 Phương pháp nghiên cứu lý luận
- Nghiên cứu các văn kiện, nghiên cứu lý thuyết về giáo dục, giáo viênchủ nhiệm, công tác chủ nhiệm, quản lý giáo dục, quản lý hoạt động giáo viênchủ nhiệm
- Tìm hiểu các khái niệm, thuật ngữ giáo viên chủ nhiệm, công tác chủnhiệm , phương pháp làm công tác chủ nhiệm, nhiệm vụ vai trò, chức năng củagiáo viên chủ nhiệm trong nhà trường trung học phổ thông
- Nghiên cứu tài liệu về hoạt động của cán bộ quản lý, giáo viên chủnhiệm, Đoàn thanh niên, nghị quyết Chi bộ Phân tích tổng hợp, phân loại, hệthống hóa thông tin
7.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
7.2.1 Phương pháp trưng cầu ý kiến
- Xin ý kiến của giáo viên chủ nhiệm trường Nội dung các câu hỏi nhằmtìm hiểu về sự quản lý của Hiệu trưởng về công tác quản lý phát triển đội ngũgiáo viên chủ nhiệm
- Xin ý kiến của cán bộ quản lý nhà trường Nội dung tìm hiểu về công tácquản lý phát triển đội ngũ giáo viên chủ nhiệm
- Trưng cầu ý kiến của 150 học sinh của trường Nội dung tìm hiểu vềcác hoạt động của giáo viên chủ nhiệm lớp, ý kiến về lối sống của các nhà giáo
7.2.2 Phương pháp quan sát
- Quan sát các hoạt động của trường: Họp hội đồng giáo dục, sinh hoạtdưới cờ, sinh hoạt đoàn thanh niên, sinh hoạt lớp chủ nhiệm, sinh hoạt tổ chủnhiệm
Trang 14- Phỏng vấn các cán bộ quản lý của trường
7.2.4 Phương pháp phân tích
- Phân tích sản phẩm hoạt động quản lý phát triển đội ngũ giáo viên chủnhiệm của trường phổ thông DTNT tỉnh Phú Thọ
7.3 Phương pháp toán thống kê
- Sử dụng công thức toán thống kê để xử lý số liệu đã thu được từ những
phương pháp khác nhau để đảm bảo độ tin cậy của các nhận xét, rút ra từ các sốliệu nghiên cứu
8 Cấu trúc luận văn
Phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục;Luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận của việc quản lý phát triển đội ngũ giáo viên chủ
nhiệm trong trường Trung học phổ thông
Chương 2: Thực trạng công tác quản lý phát triển đội ngũ giáo viên chủ
nhiệm của trường phổ thông DTNT tỉnh Phú Thọ
Chương 3: Biện pháp quản lý phát triển đội ngũ giáo viên chủ nhiệm của
trường phổ thông DTNT tỉnh Phú Thọ
Trang 15NỘI DUNG Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM TRONG TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
1.1 Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Trong hệ thống tổ chức của các trường phổ thông, đơn vị cơ bản được tổchức để giảng dạy và giáo dục HS là lớp học Hình thức tổ chức dạy học, GDtheo lớp được hình thành từ thế kỉ XVI do nhà giáo dục Tiệp Khắc JA.Cômenxki đề xướng Mô hình lớp học được duy trì và ngày càng phát triển mạnh
mẽ ở khắp các nước trên thế giới Không những vậy, mô hình lớp học được pháttriển và mở rộng, tùy thuộc vào điều kiện thực tế, song bao giờ một lớp học vẫncần người quản lý Để QL lớp học, nhà trường cử ra một trong những GV đanggiảng dạy làm chủ nhiệm lớp GVCN được hiệu trưởng nhà trường lựa chọn từnhững GV ưu tú có kinh nghiệm GD, có uy tín trong HS, được hội đồng nhàtrường nhất trí phân công chủ nhiệm lớp học xác định để thực hiện mục tiêu Nhưvậy, khi nói đến GVCN lớp là nói đến mặt quản lý và mặt lãnh đạo học sinh củamột lớp
Nói đến giáo viên chủ nhiệm là nói đến “ nhà quản lý nhỏ” hay một “hiệutrưởng con” Việc quản lý mọi mặt của một tập thể học sinh từ việc học đến nềnnếp, tâm tư tình cảm, giải quyết những tình huống phát sinh khiến giáo viên chủnhiệm phải làm hàng trăm đầu việc không tên dù theo quy định công tác chủnhiệm ở trường THPT chỉ gói gọn trong tiết/ tuần( tiết sinh hoạt chủ nhiệm).Chính vì thế, người giáo viên chủ nhiệm không chí có trình độ chuyên môn màngười phải có năng lực quản lý, có nghiệp vụ sư phạm tốt, có phương pháp giáodục hợp lý, linh hoạt, hiểu biết tâm lý học sinh Ngoài ra, điều không thể thiếu ởngười giáo viên chủ nhiệm là tâm huyết và tình yêu thương đối với học sinh
Trang 16Từ định hướng trên, các nước phát triển đã chỉ ra những nội dung GD cho
HS trung học có liên quan đến công tác chủ nhiệm lớp Những nội dung GD họcsinh như: GD kĩ năng sống, GD những giá trị sống, GD hướng nghiệp… Theoquan điểm của UNESCO, GD trung học là giai đoạn mà thế hệ trẻ lựa chọn chomình những giá trị cần thiết cho cuộc sống cũng như con đường chuẩn bị bướcvào hoạt động nghề nghiệp và cuộc sống sau này Đặc biệt, cuốn tài liệu tập huấn
kĩ năng cơ bản trong tham vấn (Unicef 2005) cũng đưa ra những cách thức thamvấn cho HS lứa tuổi thanh niên Như vậy, người GV cần tổ chức các họat độngkhác nhau để HS có thể tham gia được dễ dàng và học được rất nhiều thứ từ đó
Ở Việt Nam, nhiều tác giả cũng đã quan tâm nghiên cứu vấn đề quản lý vàquản lý trong GD Các tác giả cũng đưa ra những quan niệm của mình: “Quản lý
là những hoạt động có phối hợp nhằm định hướng và kiểm soát quá trình tiến tớimục tiêu” (PGS.TS Trần Quốc Thành); hay “Quản lý là một quá trình địnhhướng, QL một hệ thống nhằm đạt được những mục tiêu nhất định Những mụctiêu này đặc trưng cho trạng thái mới của hệ thống mà người QL mong muốn”(TS Đặng Vũ Hoạt) Nhìn chung các quan niệm về QL đều nhấn mạnh đến hoạtđộng nhằm hướng vào đạt mục tiêu đã hoạch định
Nghiên cứu về công tác chủ nhiệm lớp được tác giả Nguyễn Thanh Bìnhquan tâm sâu sắc với các công trình: “Công tác chủ nhiệm lớp ở trường THPT”,
đề tài mã số SPHN-09-465NCSP, 2010, cũng như cuốn “Một số vấn đề trongcông tác chủ nhiệm lớp ở trường THPT hiện nay” (NXB Đại học sư phạm,2011) Ở đây các tác giả đề cập đến những vấn đề cơ bản của công tác chủ nhiệmlớp, những nội dung trong công tác chủ nhiệm lớp ở trường THPT hiện nay từgóc nhìn của chuẩn nghề nghiệp GV trung học Tác giả Nguyễn Thị Kim Dungcũng thể hiện quan điểm của mình về nội dung quan trọng trong đào tạo bồidưỡng nghiệp vụ sư phạm cho sinh viên sư phạm (kỉ yếu hội thảo khoa học
“Nâng cao chất lượng nghiệp vụ sư phạm cho sinh viên các trường Đại học sưphạm”, 2010)
Trang 17Ngoài ra còn có nhiều nhà khoa học cũng quan tâm đến công tác chủ nhiệmlớp với các công trình như: Nguyễn Dục Quang, Lê Thanh Sử, Nguyễn Thị Kỷ,
“Những tình huống giáo dục HS của người GVCN”, NXB ĐHQG Hà Nội, 2000;
Hà Nhật Thăng (chủ biên), “Phương pháp công tác của người GVCN trườngTHPT”, NXB ĐHQG Hà Nội, 2001; Hà Nhật Thăng, Nguyễn Dục Quang, NguyễnThị Kỷ, “Công tác GVCN ở trường phổ thông”, NXBGD, 1998; Bộ Giáo dục vàĐào tạo, “Kỷ yếu hội thảo Công tác GVCN ở trường phổ thông”, NXBGD, 2010
1.2 Khái niệm cơ bản của đề tài
1.2.1 Quản lý
Trong quá trình hình thành và phát triển của mình, con người muốn tồn tại
và phát triển cần phải có sự phối hợp với nhau trong một nhóm, một tổ chức Đểtổ chức, điều khiển tạo nên sự phối hợp của nhóm người trong hoạt động theoyêu cầu nhất định, một loại hình lao động mới xuất hiện Loại hình lao động đó
là hoạt động QL
Người ta có thể tiếp cận khái niệm quản lý nhiều cách khác nhau Đó là:Cai quản, chỉ huy, lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra theo góc độ tổ chức Theo góc độđiều khiển từ quản lý là lái, điều khiển, điều chỉnh
Theo cách tiếp cận hệ thống: Quản lý là sự tác động của chủ thể quản lý
đến khách thể quản lý (hay đối tượng quản lý) nhằm tổ chức, phối hợp hoạt độngcủa con người trong các quá trình sản xuất - xã hội để đạt được mục đích đã định
Quan niệm truyền thống: Quản lý là quá trình tác động có ý thức của chủ
thể vào một bộ máy (đối tượng quản lý) bằng cách vạch ra mục tiêu cho bộ máy, tìmkiếm các biện pháp tác động để bộ máy đạt tới mục tiêu đã xác định
Quan niệm hiện nay: Quản lý là những hoạt động có phối hợp nhằm định
hướng và kiểm soát quá trình tiến tới mục tiêu
Hiện nay người ta cho rằng: “Quản lý được định nghĩa như việc tập trungvào các công việc cụ thể như tổ chức nhân lực, đánh giá và phân phối nguồn lực,vận dụng các quy chế nhằm vận hành tổ chức một cách có hiệu quả nhất”
Trang 18Sơ đồ 1.1 Mô hình về quản lý
Quản lý là một khoa học, một nghệ thuật đồng thời quản lý là một nghề
Là một nghề nghĩa là người quản lý phải được đào tạo một cách bài bản cả về lýluận và thực tiễn
1.2.2 Chức năng của quản lý
Người quản lý thực hiện rất nhiều hoạt động Những hoạt động này có thểkhác nhau tùy theo tổ chức, hay theo cấp bậc của người quản lý Tuy nhiên, cómột số nhiệm vụ cơ bản, phổ biến cho mọi người quản lý ở tất cả các tổ chức
Người ta thường gọi những nhiệm vụ chung nhất này là chức năng quản lý Tùy
theo cách phân chia mà người ta có thể có số lượng các chức năng khác nhau.Cho đến nay, nhiều chuyên gia nhất trí cho rằng có bốn chức năng quản lý cơ bản
như sau: (Lập kế hoạch, Tổ chức, Lãnh đạo/Điều phối(chỉ đạo), Kiểm tra).
Chủ thể quản lý Mục tiêu quản lý Đối tượng quản lý
Phương pháp quản
lý
Công cụ quản lý
Trang 19Sơ đồ 1.2 Các chức năng quản lý Lập kế hoạch: Là quá trình thiết lập các mục tiêu, hệ thống các hoạt động
và điều kiện đảm bảo thực hiện các mục tiêu Kế hoạch là nền tảng của quản lý,việc lập kế hoạch được thực hiện tốt sẽ tạo cơ sở vững chắc cho các nỗ lực quản
lý tiếp theo trong giai đoạn tổ chức(Nguyễn Lộc, 2010).
Tổ chức: Là quá trình sắp xếp và phân bổ công việc, phân bổ quyền hành
và các nguồn lực cho các thành viên trong tổ chức Với tư cách là một trong chứcnăng cơ bản của quản lí, quá trình này liên quan đến việc tạo ra sự phân công laođộng thực hiện các nhiệm vụ và việc điều phối các kết quả nhằm đạt mục tiêu
chung (Nguyễn Lộc, 2010).
Chỉ đạo: Là điều hành, chỉ dẫn, đôn đốc, giám sát, điều khiển, điều chỉnh
đối tượng quản lý hoạt động đúng kế hoạch
Kiểm tra, đánh giá: Là hoạt động của người quản lý kiểm tra và đánh giá
các hoạt động của đơn vị về việc thực hiện mục tiêu đặt ra
Trang 20Quản lý giáo dục là quản lý mọi hoạt động giáo dục trong xã hội như vậykhái niệm quản lý giáo dục sẽ được hiểu theo nghĩa rộng nhất Tuy nhiên hiệnnay có rất nhiều khái niệm và định nghĩa về quản lý giáo dục.
“Quản lý giáo dục là quản lý trường học, thực hiện đường lối của Đảng trongphạm vi trách nhiệm của mình, tức là đưa nhà trường vận hành theo nguyên lý giáodục, để tiến tới mục tiêu giáo dục, mục tiêu đào tạo đối với ngành giáo dục, với thế
hệ trẻ và với từng học sinh”(Phạm Minh Hạc, 1986).
Theo tác giả Đặng Quốc Bảo: Quản lý giáo dục là hoạt động điều hành,phối hợp các lực lượng xã hội nhằm thúc đẩy mạnh công tác đào tạo thế hệ trẻtheo yêu cầu phát triển xã hội
Theo nghĩa hẹp: Quản lý giáo dục, quản lý trường học cụ thể là một chuỗitác động hợp lý (có mục đích, tự giác, có kế hoạch, có hệ thống) mang tính tổchức sư phạm của chủ thể quản lý đến tập thể giáo viên và học sinh, đến nhữnglực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường, nhằm huy động họ cùng cộng tác,phối hợp tham gia vào hoạt động của nhà trường, nhằm làm cho quy trình nàyvận hành tới việc hình những mục đích dự kiến
Theo nghĩa rộng: Quản lý giáo dục theo nghĩa tổng quát là hoạt động điềuhành phối hợp các lực lượng xã hội nhằm đẩy mạnh hoạt động đào tạo cho thế hệtrẻ theo yêu cầu xã hội hiện nay
Trên cơ sở của những định nghĩa trên có thể khái quát như sau: Quản lýgiáo dục là hệ thống những tác động có kế hoạch và hướng đích của chủ thể quản
lý ở các cấp khác nhau đến tất cả các khâu, các bộ phận của hệ thống nhằm đảmbảo cho các cơ quan trong hệ thống giáo dục vận hành tối ưu, đảm bảo sự pháttriển mở rộng cả mặt số lượng cũng như chất lượng để đạt mục tiêu giáo dục.Như vậy, bản chất của QLGD là quá trình tác động có ý thức của chủ thể quản lýtới khách thể quản lý và các thành tố tham gia vào quá trình hoạt động giáo dụcnhằm thực hiện có hiệu quả mục tiêu giáo dục
QLGD cũng có bốn chức năng cơ bản chung của QL, cụ thể là:
Kế hoạch hoá: Là chức năng cơ bản nhất trong số các chức năng quản lý,
Trang 21nhằm đạt được mục tiêu trong một thời gian nhất định của hệ thống quản lý giáodục.
+ Xác định mục tiêu, phân tích thực trạng của đơn vị Xác định một bộ máy hợp
lý, cấu trúc tối ưu trong nhà trường: Đó là các phòng, khoa, các bộ môn
+ Dự báo đánh giá triển vọng, lựa chọn và phân công cán bộ vào cácnhiệm vụ trên cơ sở tính toán kỹ càng đúng người, đúng việc, phù hợp với khảnăng của mỗi cá nhân để phát huy được năng lực của mọi người
+ Xác định cơ chế quản lý bao gồm các chủ trương, chính sách đối vớiCBGV trong nhà trường, khuyến khích động viên CBGV trong hoạt động giáodục
Tổ chức trong QLGD: Là triển khai các hoạt động giáo dục một cách
khoa học, huy động được sức mạnh của tất cả các bộ phận trong bộ máy giáo dục
để đạt tới mục tiêu giáo dục Nội dung của tổ chức trong QLGD bao gồm cáccông việc (xác định biên chế, sắp xếp nhân sự và liên kết các bộ phận trong bộmáy giáo dục)
Chỉ đạo, điều khiển, hướng dẫn: Động viên, khuyến khích nhằm tác động
đến các thành viên của các tổ chức trong nhà trường làm cho họ nhiệt tình, tựgiác nỗ lực phấn đấu đạt các mục tiêu giáo dục
Kiểm tra, đánh giá, sơ kết, tổng kết, rút kinh nghiệm: Giúp cho các nhà
quản lý GD thâu tóm được các hoạt động GD - ĐT của nhà trường qua mỗi thời
kỳ Trên cơ sở đó các biện pháp chấn chỉnh kịp thời, mặt khác thấy được các mặtmạnh, tích cực để phát huy Tổng kết sư phạm phải dựa trên cơ sở của phân tích
sư phạm, phải nêu được các kinh nghiệm, bài học cho các hoạt động sau Muốnlàm được như vậy, nhà quản lý phải theo dõi sát cả quá trình thực hiện nhiệm vụcủa các bộ phận và của các cá nhân
Các chức năng QL gắn bó mật thiết với nhau, đan xen lẫn nhau, khi thựchiện chức năng này thường cũng có mặt các chức năng khác ở các mức độ khácnhau Ngoài ra, trong mọi hoạt động QLGD, thông tin QLGD đóng vai trò vôcùng quan trọng, nó được coi như là “mạch máu” của hoạt động quản lý giáo
Trang 221.2.4 Quản lý trường trung học phổ thông
QLGD trong nhà trường về cơ bản là quản lý các thành tố tham gia quá trình
GD gồm: Mục tiêu GD; nội dung GD; phương pháp GD; giáo viên; học sinh vàđiều kiện, phương tiện dạy học Quản lý quá trình này được vận hành đồng bộtrong sự kết hợp chặt chẽ giữa các thành tố trên
1.2.4.2 Quản lý trường trung học phổ thông
Mục tiêu quản lý trường THPT: Là nâng cao chất lượng giáo dục và đào
tạo, đưa nhà trường từ trạng thái hiện có tiến lên một trạng thái mới có chấtlượng hơn Mục tiêu cuối cùng của nhà quản lý giáo dục là tổ chức quá trình cóhiệu quả để đào tạo một lớp thanh niên thông minh,sáng tạo, năng động, tự chủ,biết sống và phấn đấu vì hạnh phúc của bản thân và xã hội
Nội dung quản lý trường học được xác định gồm:
- Quản lý quá trình giáo dục đào tạo trên cơ sở xây dựng kế hoạch pháttriển giáo dục nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục toàn diện Xây dựngtập thể giáo viên – học sinh, các đoàn thể và tổ chức trong trường, thực hiện hoạtđộng tổ chức cán bộ, đảm bảo chính sách, chăm lo, nâng cao trình độ nghiệp vụ
và đời sống tinh thần vật chất cho cán bộ – giáo viên
- Xây dựng, sử dụng và bảo quản cơ sở vật chất kỹ thuật của nhà trường,quản lý tốt tài chính kết hợp thống nhất với hoạt động giáo dục đào tạo
Trang 23- Thu hút, tổ chức và phối hợp sự tham gia hỗ trợ các lực lượng xã hộingoài nhà trường vào việc xây dựng nhà trường( xã hội hóa giáo duc) tạo ra môitrường giáo dục tốt đẹp, thống nhất.
- Tiến hành kiểm tra nội bộ, kết hợp thanh tra từ bên ngoài nhà trường,nhằm bảo đảm mối liên hệ thường xuyên và bền vững nhằm đánh giá kháchquan, chất lượng hiệu quả giáo dục nhà trường
1.2.5 Trường phổ thông DTNT
Một số khái niệm cơ bản
Trường PTDTNT: Theo Từ điển Giáo dục học “Là cơ sở giáo dục phổthông có tổ chức nơi ăn chốn ở, sinh hoạt hằng ngày cho học sinh sau những buổilên lớp ở trường Trường nội trú tạo điều kiện cho học sinh không phải mất thờigian đi về hằng ngày, được hướng dẫn tự học ở trường, được tổ chức vui chơigiải trí và tham gia vào các hoạt động tập thể bổ ích trong trường và ngoài trường
và được nuôi dưỡng theo chế độ quy định Trường nội trú được nhà nước và cáctổ chức xã hội đài thọ toàn bộ hoặc có sự đóng góp một phần của gia đình để con
em các gia đình nghèo thuộc diện chính sách nhất là ở vùng sâu, vùng xa, vùngdân tộc ít người được theo học hết chương trình của từng bậc học cấp học Sốtrường PTDTNT hiện nay phát triển ở khắp các địa phương và đã tạo được nguồnđào tạo cán bộ cho địa phương” (Viện nghiên cứu chính sách dân tộc và miền
núi, (2002),Vấn đề dân tộc và định hướng xây dựng chính sách dân tộc trong thời kỳ CNH – HĐH , NXB Chính trị QG, Hà nội.)
Với cách định nghĩa trên ta có thể hiểu: Trường PTDTNT là trường phổthông thực hiện chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước ta đối với học sinh làngười dân tộc thiểu số hoặc thuộc diện chính sách ở vùng núi, vùng sâu, vùng xa,đặc biệt khó khăn có nhiệm vụ chính trị là tạo nguồn đào tạo cán bộ dân tộc thiểu
số cho vùng sâu vùng xa vùng đặc biệt khó khăn ở các địa phương Bởi vậy, Làtrường phổ thông tạo nguồn đào tạo cán bộ dân tộc thiểu số, nhà trường sẽ đónggóp một phần quan trọng trong việc tạo nguồn đào tạo nguồn nhân lực cán bộ
Trang 24yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của địa phương Đây là loại hình trường chuyênbiệt (có tính phổ thông, dân tộc và nội trú)
1.3 Giáo viên chủ nhiệm trong trường phổ thông
1.3.1.Người giáo viên chủ nhiệm trường trung học phổ thông
Người giáo viên chủ nhiệm lớp chiếm vị trí trung tâm, trụ cột trong quátrình giáo dục học sinh, là linh hồn của lớp học, là người cố vấn đáng tin cậy củatập thể lớp học sinh
Là thành viên của tập thể sư phạm và hội đồng sư phạm, là người thay mặthiệu trưởng, hội đồng nhà trường và cha mẹ học sinh quản lý và chịu trách nhiệm
về chất lượng giáo dục toàn diện học sinh lớp mình phụ trách, tổ chức thực hiện
chủ trương, kế hoạch của nhà trường của lớp.(Nguyễn Thanh Bình – Một số vấn
đề trong công tác chủ nhiệm lớp ở trường THPT hiện nay NXB ĐHSPHN,
2011)
1.3.2 Phân biệt giáo viên chủ nhiệm và công tác chủ nhiệm
Trong hệ thống tổ chức nhà trường phổ thông, đơn vị cơ bản được tổ chức
để giảng dạy và giáo dục học sinh là lớp học Hình thức tổ chức giờ học, giáo dụctheo lớp được hình thành từ thế kỉ XVI do nhà giáo dục Tiệp Khắc Comenxki đềxướng Để quản lý lớp học, nhà trường cử ra một trong những giáo viên đanggiảng dạy làm chủ nhiệm lớp GVCN được hiệu trưởng lựa chọn từ những giáoviên có kinh nghiệm giáo dục, có uy tín trong học sinh, được Hội đồng nhàtrường nhất trí phân công chủ nhiệm các lớp học để thực hiện mục tiêu giáo dục
Như vậy khi nói đến GVCN là đề cập đến vị trí vai trò, chức năng củangười làm công tác chủ nhiệm, còn nói đến công tác chủ nhiệm là đề cập đếnnhững nhiệm vụ, nội dung công việc mà GVCN phải làm, cần làm và nên làm
( Nguyễn Thanh Bình – Một số vấn đề trong công tác chủ nhiệm lớp ở trường
THPT hiện nay NXB ĐHSPHN, 2011)
Trang 251.3.3 Những nội dung cơ bản của công tác chủ nhiệm lớp ở trường Trung học phổ thông
1.3.3.1 Tìm hiểu và nắm vững đối tượng GD
- Tìm hiểu và nắm vững đặc điểm của lớp chủ nhiệm:
Số lượng, tên, tuổi của từng HS trong lớp Đặc điểm tình hình của lớp:phong trào, truyền thống, khó khăn, thuận lợi, chất lượng GD chung, chất lượnghọc tập, tùng mặt GD cụ thể; bầu không khí, quan hệ XH
Đội ngũ GV giảng dạy tại lớp: Uy tín, khả năng, trình độ Vị trí, vai trò,nhiệm vụ của lớp trong trường (đầu cấp, cuối cấp ) Đặc điểm tình hình địaphương, hoàn cảnh kinh tế xã hội của địa phương
- Tìm hiểu và nắm vững đặc điểm của từng HS
Sơ yếu lý lịch (họ tên cha mẹ, nghề nghiệp, địa chỉ, sở thích năng khiếu ).Hoàn cảnh sống của HS (điều kiện kinh tế của gia đình, trình độ văn hóa của cha
mẹ, điều kiện học tập, bầu không khí gia đình, quan hệ giữa các thành viên tronggia đình, quan hệ xã hội của gia đình, tình hình kinh tế - xã hội, an ninh trật tự,môi trường GD tại địa phương nơi cư trú )
Đặc điểm tâm, sinh lý, tính cách, năng lực, trình độ, nhu cầu, hứng thú,nguyện vọng, phẩm chất đạo đức, các mối quan hệ, cách ứng xử của HS trong giađình, ở nhà trường, ngoài xã hội Những biến đổi và sự phát triển về thể chất, tâm
lý và xã hội của HS theo các giai đoạn phát triển của lứa tuổi
Tóm lại, GVCN cần hiểu rõ toàn bộ cuộc sống tâm hồn, tình cảm của HS
kể cả những thay đổi trong đời sống nội tâm của từng HS Đặc biệt, đối với HS
cá biệt cần tìm hiểu kỹ những nguyên nhân dẫn đến cá biệt để có giải pháp tácđộng phù hợp, kịp thời
1.3.3.2.Cách thức tìm hiểu đối tượng GD:
- Nghiên cứu hồ sơ HS: Gồm học bạ, sơ yếu lí lịch, sổ liên lạc, các bảnnhận xét đánh gia HS của các GV cũ, sổ điểm Đây là bước tiếp cận đầu tiênnhằm tìm hiểu sơ bộ những nét cơ bản nhất ở mỗi HS
Trang 26- Đàm thoại, trò chuyện trực tiếp với HS, GV bộ môn, GVCN cũ, cha mẹ
HS, bạn bè , những người có liên quan khác với HS để tìm hiểu những vấn đề
cá nhân HS đó
Thu thập và xử lý thông tin:
- Những thông tin thu thập được qua quá trình tìm hiểu cần được ghi vàoSổ chủ nhiệm hay Nhật ký GVCN
- Phối hợp các cách thức tìm hiểu để có “bức tranh chung” có hệ thống vềđối tượng
- Dùng các PP phân tích, tổng hợp, so sánh, phân loại để rút ra kết luậnchính xác, khách quan, khoa học, tránh hời hợt, chủ quan, thiên vị, cảm tínhtrong đánh giá đối tượng GD
1.3.3.3 Lập kế hoạch chủ nhiệm
* Xây dựng kế hoạch (lập kế hoạch) là khởi đầu của chu trình QL.Trong
nhà trường, hiệu trưởng QL công tác chủ nhiệm của GVCN bằng kế hoạch chủnhiệm Xây dựng kế hoạch là sự xác lập một cách có căn cứ khoa học những mụctiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ và cách thức thực hiện nhiệm vụ để tiến hành hoạt độngtrong một quá trình nhằm thực hiện có kết quả những mục tiêu, chỉ tiêu đề ra.Nói cách khác, xây dựng kế hoạch là quyết định trước xem cần phải đạt đượcđiều gì, phải làm gì, làm như thế nào, ai sẽ làm trong thời gian nào
Kế hoạch chủ nhiệm là chương trình hoạt động của GVCN được vạch ramột cách có hệ thống về những công việc dự định làm trong thời gian một nămhọc với cách thức và trình tự tiến hành nhằm đạt được mục tiêu đề ra Bản kếhoạch chủ nhiệm là văn bản trong đó thiết kế cụ thể toàn bộ nội dung công tác chủnhiệm lớp, là chương trình hành động của lớp trong một thời gian cụ thể Đó là kếtquả sáng tạo của GVCN, phản ánh năng lực dự đoán và thiết kế của GVCN Kếhoạch chủ nhiệm thường được xây dựng theo trục thời gian của năm học như kếhoạch năm học, kế hoạch học kỳ, kế hoạch tháng, kế hoạch tuần và theo nội dungcủa các hoạt động GD như kế hoạch luyện tập văn nghệ, kế hoạch lao động
(Nguyễn Thanh Bình – Một số vấn đề trong công tác chủ nhiệm lớp ở trường
Trang 27* Mục đích, ý nghĩa của việc xây dựng kế hoạch
- Mục đích: Xây dựng kế hoạch nhằm đảm bảo việc đạt được mục tiêu đề
ra một cách khoa học và hiệu quả GVCN lập kế hoạch sẽ luôn nắm vững mụctiêu và thực hiện một cách khoa học để đạt mục tiêu trong công tác chủ nhiệm
- Ý nghĩa: Giúp GVCN và HS luôn nắm vững mục tiêu phấn đấu Tácđộng đến sự nỗ lực của GVCN và HS có tính phối hợp hướng đến mục tiêu Làmcho các hoạt động được thực hiện theo chương trình định trước cụ thể và thốngnhất, giảm thiểu hoạt động trùng lặp, dư thừa, tránh gây áp lực cho HS, tăng hiệuquả hoạt động Giúp GVCN chủ động, tự tin trong công việc của mình Là công
cụ cho việc kiểm tra đánh giá và tự kiểm tra đánh giá kết quả họat động củamình Là phương tiện để GVCN nhận được sự tư vấn, hướng dẫn của cấp trên vàgiao tiếp với đồng nghiệp, cha mẹ HS, các tổ chức đoàn thể và HS một cách thânthiện trên tinh thần hợp tác
1.3.3.4 Xây dựng lớp thành một tập thể HS vững mạnh có ý nghĩa to lớn
trong công tác GD vì tập thể HS vừa là môi trường, vừa là phương tiện GD hữuhiệu nhất GVCN cần chú ý đến các biện pháp xây dựng tập thể HS vững mạnh:
- Xây dựng các mối quan hệ đúng đắn trong tập thể Một tập thể vững
mạnh là một tập thể có các mối quan hệ lành mạnh, đúng đắn Có 3 mối quan hệcần xây dựng, đó là:
+ Quan hệ tình cảm; Quan hệ công việc (quan hệ chức năng) là quan hệtrách nhiệm của các thành viên trong tập thể Để hoàn thành tốt công việc, mỗingười phải liên hệ, hợp tác với nhau và tuân thủ các yêu cầu, kế hoạch chung;Quan hệ tổ chức là quan hệ của cá nhân theo nội qui kỷ luật của tập thể
1.3.3.5 Tổ chức các hoạt động GD toàn diện
- Giáo dục thế giới quan khoa học, tư tưởng đạo đức cho HS GVCN phải
nhận thức được GD thế giới quan khoa học, tư tưởng đạo đức cho HS là nội dung
GD hàng đầu, có tác dụng thúc đẩy các mặt GD khác Vì vậy, GVCN cần:
+ Nắm chắc tình hình tư tưởng, đạo đức HS; xây dựng kế hoạch giáo dục
HS theo từng tuần, tháng, học kỳ, năm học cụ thể, rõ ràng
Trang 28+ Phối hợp với các GV bộ môn, các lực lượng GD khác để thống nhất vềmục đích, nội dung, biện pháp GD học sinh ở mọi nơi, mọi lúc.
- Tổ chức nhiều hoạt động và giao lưu đa dạng, phong phú, chú trọng
những hoạt động chuyên biệt chứa đựng nội dung GD tư tưởng, đạo đức, phápluật, nhân văn cho HS như báo cáo thời sự, hội thảo về chủ đề đạo đức, tổ chức
kỷ niệm các ngày lễ lớn, tổ chức các hoạt động theo chủ đề chính trị- xã hội (nhớ
ơn thầy cô; an toàn giao thông )
- Thường xuyên phát động các phong trào thi đua với các chủ đề khác
nhau để HS rèn luyện những phẩm chất tốt, khắc phục những phẩm chất xấu
- Phối hợp vớp tổ chức Đoàn thanh niên thường xuyên quan tâm khắc
phục các hiện tượng không lành mạnh, uốn nắn kịp thời những hành vi sai lệchtrong học tập và rèn luyện của HS (gian dối, ích kỷ, ba hoa, đố kỵ ) Đặc biệt,GVCN cần quan tâm nhiều hơn đến việc GD học sinh cá biệt về đạo đức
- Nâng cao chất lượng học tập văn hóa cho HS Học tập văn hóa là nhiệm
vụ trọng tâm của HS trong trường THPT
- Tổ chức các hoạt động GD lao động và hướng nghiệp
GD lao động nhằm hình thành cho HS những phẩm chất và năng lực củangười lao động, chuẩn bị cho các em tâm thế để bước vào cuộc sống lao động saunày GD hướng nghiệp giúp HS có hiểu biết và lựa chọn đúng đắn nghề nghiệptrong tương lai phù hợp với nhu cầu bản thân và yêu cầu của xã hội Để nâng caochất lượng GD lao động, hướng nghiệp cho HS, GVCN cần phải:
+ Căn cứ vào kế hoạch chung của nhà trường, dựa vào tình hình cụ thểcủa lớp xây dựng kế hoạch lao động cụ thể
+ Thường xuyên tổ chức toàn diện và có hệ thống các loại hình lao độngnhư lao động tự phụ vụ, lao động công ích, lao động sản xuất Quan tâm cả hiệuquả GD và hiệu quả kinh tế
+ Đối với GD hướng nghiệp cần giúp HS định hướng nghề nghiệp: giớithiệu cho HS các nghề nghiệp khác nhau trong XH, xu hướng phát triển củanghề, nhu cầu của đất nước và địa phương đối với nghề nghiệp đó
Trang 29+ Phối hợp với gia đình, các đơn vị sản xuất, địa phương để tổ chức HSđược thể nghiệm trong thực tiễn lao động sản xuất của các nghề, tạo điều kiệngiúp HS nắm vững cơ sở khoa học và kỹ năng lao động của các nghề, đặc biệt làcác nghề phổ biến của đất nước, địa phương.
+ Hướng dẫn, giúp đỡ HS sắp ra trường lựa chon nghề thích hợp với hứngthú, khả năng của HS và đáp ứng được nhu cầu của xã hội
- Tổ chức hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao, vui chơi, giải trí.
GVCN cần quan tâm tư vấn cho đội ngũ cán bộ lớp tổ chức các hoạt động vănhóa, văn nghệ, thể dục thể thao, vui chơi, giải trí, du lịch, cắm trại, xem triển lãm,hội thi, tham gia lễ hội truyền thống văn hóa, các hoạt động XH nhằm giúp HSsảng khoái tinh thần, mở mang trí tuệ, phát triển thể chất GD thẩm mỹ, phát triểnnhân cách cho HS
- Tổ chức đánh giá HS Đánh giá là một nội dung không thể thiếu được
trong công tác của GVCN lớp ở trường THPT Đánh giá kết quả học tập, rènluyện, phát triển nhân cách của HS đòi hỏi sự khách quan, chính xác, công bằngcủa người GVCN lớp
Tóm lại, ngoài hoạt động dạy học trên lớp, GVCN còn phải tổ chức cáchoạt động GD vừa nhằm xây dựng, phát triển tập thể, vừa GD đạo đức, hình
thành, phát triển nhân cách cho HS qua việc: i)- Phối hợp với các lực lượng GD
trong và ngoài nhà trường để GD học sinh; ii) - Đánh giá kết quả GD học sinh
1.3.4 Vị trí, vai trò của giáo viên chủ nhiệm
Vai trò tổ chức của GVCN được thể hiện trong các việc: i) - Thành lập bộmáy tự quản của lớp; ii) - Phân công trách nhiệm cho từng cá nhân và cho các tổ,nhóm; iii) - Tổ chức các hoạt động của lớp theo mục tiêu GD đã được xây dựng;iv) - Các hoạt động của lớp thực hiện theo năm mặt toàn diện, GVCN phải quánxuyến tất cả các hoạt động của lớp một cách chặt chẽ Chất lượng học tập và tudưỡng đạo đức của HS trong lớp phụ thuộc rất nhiều vào khả năng tổ chức GDcủa GVCN
Trang 30GVCN là người cố vấn đắc lực của Chi đoàn Thanh niên (Chi đội Thiếuniên tiền phong) trong việc tổ chức sinh hoạt tập thể Ở đây, GVCN làm cố vấncho các tổ chức đoàn thể việc lập kế hoạch công tác, thành lập các Ban chấp hànhChi đoàn (Chi đội), tổ chức các mặt hoạt động, sinh hoạt các đoàn thể và phối hợpvới các hoạt động của tập thể lớp nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục chung.
(Nguyễn Thanh Bình – Một số vấn đề trong công tác chủ nhiệm lớp ở trường
quả nhất (Nguyễn Thanh Bình – Một số vấn đề trong công tác chủ nhiệm lớp ở
trường THPT hiện nay NXB ĐHSPHN, 2011)
Năng lực chuyên môn, đạo đức, uy tín và kinh nghiệm công tác củaGVCN là điều kiện quan trọng nhất cho việc tổ chức, phối hợp thành công cáchoạt động GD học sinh của lớp
1.3.5 Chức năng của người giáo viên chủ nhiệm
Khi tìm hiểu về chức năng của giáo viên chủ nhiệm cần quan tâm tìm hiểuchức năng lãnh đạo, tổ chức, quản lý của người giáo viên chủ nhiệm Chức nănglãnh đạo và quản lý không giống nhau Tuy vậy ca hai chức năng này hòa hợp ởchủ thể quản lý là người giáo viên chủ nhiệm Người GVCN thực hiện chức năngquản lý khi là đại diện cho Hiệu trưởng, Hội đồng nhà trường thực hiện các chủtrương, kế hoạch chung của trường, nhưng là người lãnh đạo khi phải xác địnhtầm nhìn cho sự phát triển của học sinh trong lớp chủ nhiệm với tư cách là ngườiđứng đầu một tập thể lớp
1.3.6 Nhiệm vụ của giáo viên chủ nhiệm
Điều 31 Nhiệm vụ của giáo viên trường trung học
Trang 311 Giáo viên chủ nhiệm, ngoài các nhiệm vụ quy định tại khoản 1 củaĐiều này, còn có những nhiệm vụ sau đây:
a) Xây dựng kế hoạch các hoạt động giáo dục thể hiện rõ mục tiêu, nộidung, phương pháp giáo dục bảo đảm tính khả thi, phù hợp với đặc điểm họcsinh, với hoàn cảnh và điều kiện thực tế nhằm thúc đẩy sự tiến bộ của cả lớp vàcủa từng học sinh;
b) Thực hiện các hoạt động giáo dục theo kế hoạch đã xây dựng;
c) Phối hợp chặt chẽ với gia đình học sinh, với các giáo viên bộ môn,Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ ChíMinh, các tổ chức xã hội có liên quan trong việc hỗ trợ, giám sát việc học tập, rènluyện, hướng nghiệp của học sinh lớp mình chủ nhiệm và góp phần huy động cácnguồn lực trong cộng đồng phát triển nhà trường;
d) Nhận xét, đánh giá và xếp loại học sinh cuối kỳ và cuối năm học; đềnghị khen thưởng và kỷ luật học sinh; đề nghị danh sách học sinh được lên lớpthẳng, phải kiểm tra lại, phải rèn luyện thêm về hạnh kiểm trong kỳ nghỉ hè, phảiở lại lớp; hoàn chỉnh việc ghi sổ điểm và học bạ học sinh;
đ) Báo cáo thường kỳ hoặc đột xuất về tình hình của lớp với Hiệu trưởng
1.3.7 Các yêu cầu đối với giáo viên chủ nhiệm lớp hiện nay
Về đạo đức nghề nghiệp
Nếu như giáo viên dạy các môn học quan tâm nhiều hơn đến kết quả nắmkiến thức và khả năng vận dụng kiến thức thì người GVCN thực sự là nhà giáodục, ảnh hưởng của họ đến nhân cách học sinh đến hiệu quả giáo dục còn hơn làHiệu trưởng vì vậy nhận cách và đạo đức của GVCN là rất quan trọng
Những yêu cầu về nhân cách, đạo đức người giáo viên, kể cả những điềucấm giáo viên không được làm đã được đề cập nhiều văn bản pháp quy từ Luậtcho đến những văn bản dưới Luật
Trang 321.3.8 Định hướng phát triển năng lực đối với giáo viên chủ nhiệm lớp hiện nay
1.3.8.1 Năng lực tổ chức, quản lý giáo dục tập thể và cá nhân học sinh
Nắm vững và quán triệt nguyên tắc tiếp cận tích cực đối với từng học sinhdựa vào đặc điểm cá nhân và khuyến khích kỉ luật tích cực, tự giáo dục, khơi dậylòng tự trọng và tự tôn giá trị để hoàn thiện bản thân
Có năng lực tổ chức các hoạt động giáo dục Biết tổ chức có hiệu quả kếhoạch giờ sinh hoạt lớp và hoạt động NGLL, các hoạt động giáo dục đa dạngkhác dựa trên sự tự quản, sự tham gia và hợp tác của mọi học sinh Biết đánh giá,rút kinh nghiệm về việc tổ chức hoạt động giáo dục với sự tham gia của học sinh
Có kĩ năng giả quyết các tình huống sư phạm Nhận dạng được tìnhhuống, biết thu thập và xử lý thông tin để giải quyết vấn đề Xác định đượcphương án có thể giải quyết tình huống
Kĩ năng tiếp cận cá nhân và giáo dục học sinh có hành vi tiêu cực hoặchọc sinh cá biệt Biết làm học sinh thay đổi cách nghĩ, quan niệm, niềm tin sailệch dẫn đến hành vi sai lệch Khơi dậy lòng tự trọng và tự tôn giá trị để tự giáodục và hoàn thiện bản thân Biết làm cho học sinh trong lớp ứng xử thiện chí vàtôn trọng lẫn nhau
Đánh giá kết quả rèn luyện của học sinh Sử dụng kết quả đánh giá đểhướng dẫn học sinh tự giáo dục, để GV điều chỉnh nội dung, phương pháp giáodục phù hợp và phối hợp với cha mẹ học sinh và các lực lượng giáo dục khác
1.3.8.2 Năng lực giao tiếp
Giao tiếp phù hợp trong các mối quan hệ Giao tiếp với học sinh Thểhiện sự cởi mở, quan tâm, thân thiện và tôn trọng
Trang 331.4 Quản lý phát triển đội ngũ giáo viên chủ nhiệm và hoạt động chủ nhiệm của hiệu trưởng trường THPT
1.4.1 Đặc trưng quản lý công tác chủ nhiệm lớp
Quản lý công tác chủ nhiệm lớp là hoạt động tổ chức, điều hành đội ngũcác GVCN và các hoạt động nhằm nâng cao chất lượng GD toàn diện
Quản lý đội ngũ GVCN: Căn cứ vào tình hình thực tế các lớp, HS, hiệutrưởng chọn lựa các GV có đủ tiêu chuẩn để làm chủ nhiệm ở lớp thích hợp Xâydựng một đội ngũ GVCN lớp nhằm thực hiện việc quản lý và GD học sinh ởtừng lớp - đây là một nhiệm vụ quan trong của người hiệu trưởng và CBQLtrường THPT
Quản lý các hoạt động của GVCN: (Lập kế hoạch công tác và kết hoạch tổchức các hoạt động Hiệu trưởng hướng dẫn GVCN lập rồi phê duyệt kế hoạch,theo dõi, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch, điều chỉnh kế hoạch nếu cần
Tổ chức thực hiện các nội dung GD toàn diện: Hiệu trưởng hướng dẫn xâydựng kế hoạch, kiểm tra thường xuyên nội dung, cách thức, hiệu quả thực hiện vàđôn đốc uốn nắn trực tiếp, tại chỗ
Phối hợp với các lực lượng GD trong và ngoài nhà trường: Hiệu trưởnghướng dẫn, tạo điều kiện, kiểm tra kết quả thực hiện
Đánh giá kết quả GD học sinh: Hiệu trưởng hướng dẫn, tập huấn việc vậndụng các qui định đánh giá, tổ chức đánh giá, kiểm tra và duyệt kết quả đánh giá
1.4.2 Quản lý đội ngũ giáo viên chủ nhiệm lớp
Đối với bất kì đối tượng quản lý nào, ở cấp độ quản lý nào cũng phải thựchiện chức năng quản lý chung Do đó, chức năng quản lý là yếu tố khách quancủa quản lý giáo dục Khi quản lý trường học Hiệu trưởng phải thực hiện chứcnăng quản lý bao gồm: Kế hoạch hóa, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra, thông tin
Đối với việc quản lý con người, hiệu trưởng phải căn cứ vào kế hoạchtuyển sinh, môi trường thực tế, căn cứ vào đội ngũ để lựa chọn đội ngũ giáo viênchủ nhiệm làm công tác chủ nhiệm lớp phù hợp với điều kiện thực tế của trường
Trang 34sao cho có hiệu quả nhất Việc lựa chọn đội ngũ giáo viên chủ nhiệm phải đảmbảo được các yêu cầu của người giáo viên chủ nhiệm.
Quản lý đội ngũ giáo viên chủ nhiệm lớp, người hiệu trưởng phải lập kếhoạch chọn đội ngũ giáo viên chủ nhiệm, ra quyết định, thu thập thông tin phảnhồi, kiểm tra điều chỉnh
1.4.3 Quản lý nội dung, phương pháp, hình thức hoạt động chủ nhiệm lớp
Quản lý nội dung, phương pháp, hình thức hoạt động chủ nhiệm lớp,người Hiệu trưởng cần:
Xây dựng kế hoạch tháng, học kì, năm học chỉ ra các công việc cần làmcủa GVCN lớp Xây dựng kế hoạch chủ nhiệm lớp, điều tra về lí lịch, hoàn cảnh
ra đình học sinh, xây dựng các tiêu chí phấn đấu Triển khai cho GVCN học tập
về quyền hạn và nhiệm vụ của GVCN lớp
Chỉ đạo GVCN triển khai học tập nội quy nhà trường Chỉ đạo cho GVCNviết lý lịch học sinh vào sổ gọi tên ghi điểm, quản lý sổ đầu bài, sổ kiểm diện.Chỉ đạo họp phụ huynh định kì, đột xuất khi có vấn đề Chỉ đạo việc thực hiện kếhoạch của GVCN thông qua sổ chủ nhiệm
Hiệu trưởng thu thập thông tin, thông qua việc kiểm tra các hoạt động củaGVCN lớp: kiểm tra việc ghi sổ gọi tên và ghi điểm, sổ liên lạc, biên bản cáccuộc họp phụ huynh học sinh định kì, biên bản giải quyết học sinh cá biệt
Chỉ đạo việc phối hợp giữa GVCN lớp với Đoàn trường trong việc thi đuahàng tuần, tháng, học kì, cả năm học Chỉ đạo lồng ghép tiết sinh hoạt chủ nhiệmvào các tiết hoạt động NGLL, hướng nghiệp
1.4.4 Quản lý kiểm tra đánh giá kết quả hoạt động chủ nhiệm lớp
Hiệu trưởng quản lý kiểm tra đánh giá kết quả hoạt động chủ nhiệm lớpthông qua các phó hiệu trưởng, tổ trưởng chuyên môn,các phong trào của Đoànthanh niên, Công đoàn, thông qua việc đánh giá thi đua hàng tuần, tháng, học kì,năm học
Trang 35Hiệu trưởng thu thập thông tin phản hồi, điều chỉnh các kế hoạch nhưphân công lại các GVCN chưa hoàn thành nhiệm vụ cho phù hợp với thực tế củanhà trường để đạt mục đích cao nhất.
1.4.5 Biện pháp quản lý công tác chủ nhiệm lớp
1.4.5.1 Biện pháp
Theo Từ điển Tiếng Việt, biện pháp là cách làm, cách giải quyết một vấn
đề cụ thể
Trong cuốn "Từ điển Tiếng Việt tường giải và liên tưởng", tác giả Nguyễn
Văn Đạm cho rằng: “Biện pháp là cách làm, cách hành động, đối phó để đi tới
một mục đích nhất định”
Trong Từ điển Tiếng Việt của Phan Canh, NXB Mũi Cà Mau, 1999 cho
rằng: “Biện pháp là cách xử liệu đối với một việc gì”.
Như vậy chúng ta có thể hiểu: Biện pháp là cách thức cụ thể để tác độngđến đối tượng, là cách làm hay cách giải quyết những công việc cụ thể để đạtđược mục tiêu
1.4.5.2 Biện pháp quản lý
Biện pháp QL là cách làm, cách giải quyết những công việc cụ thể của
công tác QL nhằm đạt mục tiêu QL Theo tác giả Bùi Văn Quân thì: Biện pháp
QL chính là cách triển khai thực hiện hoạt động QL một đối tượng cụ thể trong
những hoàn cảnh cụ thể
1.4.5.3 Biện pháp QL công tác chủ nhiệm lớp
Biện pháp QL công tác chủ nhiệm là cách thức điều khiển, tổ chức, tạo điềukiện của hiệu trưởng đối với đội ngũ GVCN và tổ chức hoạt động GD của GVCNnhằm phát triển nhân cách HS và nâng cao chất lượng GD toàn diện
Các biện pháp QL công tác chủ nhiệm: (Chỉ đạo GVCN kế hoạch hóa cáccông tác, các hoạt động Tạo điều kiện thuận lợi cho công tác chủ nhiệm Thườngxuyên nắm chắc tình hình và kịp thời xử lý Thực hiện tốt công tác thi đua khenthưởng động viên)
Trang 361.5 Các yếu tố ảnh hưởng tới quản lý đội ngũ giáo viên chủ nhiệm lớp của Hiệu trưởng trường THPT
1.5.1 Các yếu tố khách quan (học sinh, giáo viên, đặc điểm nhà trường,
cơ chế chính sách)
Hoàn cảnh lịch sử xã hội :
Ở nước ta đang chuyển mình hòa nhập để thực hiện nền kinh tế thị trườngtheo định hướng XHCN có sự quản lý của Nhà nước Bên cạnh những mặt tíchcực mà nền kinh tế thị trường đem lại, không tránh khỏi những mặt tiêu cực đanghàng ngày hàng giờ len lỏi vào thế hệ trẻ Những yếu tố tiêu cực đã ảnh hưởngcông tác giáo dục của nhà trường và ít nhiều làm cho công tác chủ nhiệm lớp củangười giáo viên rất nhiều khó khăn
Đặc điểm tâm sinh lý học sinh THPT
Học sinh THPT đang trong giai đoạn chuẩn bị đi vào cuộc sống Đây làlứa tuổi phát triển không có tính chất đột biến như giai đoạn thiếu niên Tính chấtchủ định của mọi quá trình tâm lý được thể hiện rõ rệt Đây là lứa tuổi ý thứcphát triển mạnh, nhân sinh quan thế giới và thế giới quan hình thành và pháttriển, chi phối sự phát triển nhân cách của các em Vì thế học sinh THPT rất cần
sự giúp đỡ và định hướng của người lớn Nếu không có sự giúp đỡ của GVCN thìvới vốn kinh nghiệm sống ít ỏi, các em sẽ khó tránh khỏi những ảnh hưởngkhông lành mạnh từ phía xã hội
Đội ngũ giáo viên của nhà trường:
Đội ngũ GVCN của trường THPTDTNT tỉnh Phú Thọ được đào tạo chínhquy và đạt chuẩn và trên chuẩn Về nghiệp vụ tất cả giáo viên THPT đều đượctrang bị nghiệp vụ sư phạm, đươc cung cấp những kiến thức về tâm lí lứa tuổi,tâm lí dạy học, giáo dục học, đủ để phục vụ cho giảng dạy và làm công tác chủnhiệm lớp
Tuy nhiên trình độ chuyên môn nghiệp vụ của giáo viên không đồng nhất.Một số giáo viên xem nhẹ công tác chủ nhiệm ( kiêm nhiệm) nên chưa nhiệt tình
và tâm huyết với công việc, vì vậy chưa thật sự đáp ứng yêu cầu công tác chủ
Trang 37nhiệm lớp Điều đó phần nào ảnh hưởng đến công tác quản lý của Hiệu trưởngcác trường THPT.
Đặc điểm của nhà trường:
Trường THPT dù nằm ở vùng trung du nhưng đội ngũ giáo viên đềukhông đông đều về trình độ chuyên môn mà chênh lệch về kinh nghiệm chủnhiệm lớp Điều kiện kinh tế xã hội của tỉnh ảnh hưởng lớn đến công tác giáo dụchọc sinh trong nhà trường
Cơ chế chính sách:
GVCN hiện nay phải đương đầu rất nhiều khó khăn, thách thức nhưng họchưa được quan tâm bồi dưỡng những năng lực cần thiết, cũng như chế độ chínhsách đối với họ chưa thỏa đáng.Vì vậy không chỉ quan tâm bồi dưỡng năng lựcgiáo dục cho họ mà còn phải cải thiện chế độ tăng giờ cho công tác chủ nhiệm(hiện chỉ có 4 tiết/ tuần), hoặc có hệ số lương sao cho tương thích với công sức
mà họ phải bỏ ra để làm công tác chủ nhiệm tâm huyết có hiệu quả
Cha mẹ học sinh:
Những yêu cầu bức xúc của đời sống xã hội thời kinh tế thị trường đã ảnhhưởng không nhỏ đến quan niệm, nhận thức, thái độ và hành động của cha mẹhọc sinh nói riêng, của người dân nói chung Cách nhìn về giáo dục, về ngườigiáo viên, trong đó có GVCN lớp bị thiên lệch và có phần thực dụng Nhiều khi
sự quan tâm đến đội ngũ giáo viên chỉ là bề ngoài, còn thực chất đó chỉ là sự muabán trong quan hệ
1.5.2 Các yếu tố chủ quan
Nhận thức của Hiệu trưởng về quản lý, quản lý trường học, quản lý hoạtđộng chủ nhiệm lớp Chỉ khi người Hiệu trưởng được trang bị đầy đủ, đúng đắn,khoa học về các lĩnh vực trên thì họ mới có thể lập kế hoạch, tổ chức thực hiện
và kiểm tra đánh giá việc thực hiện kế hoạch trong quản lý hoạt động chủ nhiệmlớp khoa học và hiệu quả
Uy tín của Hiệu trưởng nhà trường cũng ảnh hưởng rất nhiều đến việc
Trang 38học sinh, cha mẹ học sinh và quan hệ tốt với chính quyền địa phương thì công tácquản lý gặp nhiều thuận lợi Trái lại, người Hiệu trưởng sẽ gặp khó khăn, vìkhông có sự đồng thuận của các thành phần tham gia trong quá trình quản lý hoạtđộng chủ nhiệm.
Bản thân người giáo viên chủ nhiệm lớp cũng phải lo toan cuộc sống đờithường với tư cách là những người chủ trong gia đình Với những bộn bề củacuộc sống đòi hỏi phải gắng sức làm việc, phải có những toan tính mưu sinh đểgiữ tổ ấm gia đình Điều đó đã phần nào làm hạn chế sự nhiệt tình, khả năng sángtạo của họ
Sơ đồ 1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý công tác chủ nhiệm lớp
1.5.3 Đặc điểm phát triển tâm lí học sinh trường PT DTNT.
Một số đặc điểm của học sinh PT DTNT
Học sinh THPT là người dân tộc thiểu số ngoài những đặc điểm chungcủa học sinh THPT còn có những đặc điểm khác biệt mang tính đặc thù cần đượcquan tâm chú ý trong quá trình giáo dục học sinh
Đặc điểm tâm sinh lý học sinh
Cha mẹ học sinh
Quản lý đội ngũ GVCN và công tác chủ nhiệm lớpĐặc điểm nhà
trường
Trang 39Xuất thân trong cộng đồng các dân tộc thiểu số với dân số ít và phân bốkhông đồng đều; sinh sống tại các vùng miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới,hảo đảo; kinh tế phát triển chậm; phát triển giáo dục gặp nhiều khó khăn.
Xuất thân trong cộng đồng tộc người có một đời sống văn hoá truyềnthống phong phú và đa dạng Nhưng trong sự phong phú và đa dạng ấy cũng bộc
lộ một số hạn chế nhất định trước nhu cầu phát triển và hội nhập vào sự pháttriển chung của quốc gia, khu vực và thế giới
Đời sống còn nhiều khó khăn, tỷ lệ nghèo đói cao đã ảnh hưởng khôngnhỏ đến sự phát triển của học sinh dân tộc thiểu số về thể chất và tinh thần
Điều kiện tiếp cận thông tin hiểu biết về văn hoá xã hội, khoa học côngnghệ còn hạn chế ; Ít có điều kiện trong việc giao tiếp với tuổi trẻ trong nước vàquốc tế
Xây dựng gia đình sớm, nhiều con do nhận thức và tập quán nên đã ảnhhưởng không nhỏ đến sự phát triển bản thân và cộng đồng
Trình độ học vấn thấp kéo dài trong nhiều năm đã ảnh hưởng không nhỏđến sự phát triển của bản thân cộng đồng và xã hội; Tỷ lệ biết tiếng phổ thôngchưa cao, chưa thuần thục đã ảnh hưởng đến sự phát triển trí tuệ, học tập và giaolưu văn hoá, tiếp thu khoa học công nghệ vào sản xuất, phát triển kinh tế cho bảnthân gia đình, cộng đồng địa phương và quốc gia Những đặc điểm về tâm lý họcsinh
Khi về trường PTDTNT học sinh dân tộc thiểu số có sự thay đổi về hìnhthức hoạt dộng, xa rời những thói quen sinh hoạt hằng ngày, được mở rộng tầmnhìn, và tạm thời có sự hẫng hụt về tình cảm gia đình Các em phải sống tự lập và
tự rèn luyện học tập dưới sự chỉ bảo dạy dỗ của giáo viên
Đặc biệt giáo viên chủ nhiệm lớp có ảnh hưởng rất lớn tới đời sống tâm lýtình cảm của học sinh và có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc hình thành vàphát triển nhân cách của học sinh, giáo viên chủ nhiệm là người theo dõi sự hìnhthành và phát triển lý tưởng cao đẹp cho học sinh trong suốt quá trình học tập vàrèn luyện trong nhà trường
Trang 401.6 Cơ sở pháp lý của quản lý đội ngũ giáo viên chủ nhiệm trong trường PTDTNT
1.6.1 Mục tiêu, vị trí, tính chất và nhiệm vụ của trường PTDTNT
Quyết định số 2590/GD-ĐT ngày 14/08/1997 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục
và Đào tạo Về tổ chức và hoạt động của Trường Phổ thông Dân tộc nội trú(PTDTNT), tại Chương 1: Điều khoản chung, phần A:
1) Mục tiêu
Điều 2 ghi rõ: “Mục tiêu đào tạo của trường PTDTNT là chuẩn bị cho họcsinh sau khi học hết cấp ra trường có thể thích ứng nhanh chóng với sự phát triểnkinh - tế xã hội ở địa phương
2)Vị trí
Điều 3: Trường PTDTNT nằm trong hệ thống các trường phổ thông cônglập của cả nước Trường ở vị trí mũi nhọn trong sự nghiệp giáo dục ở miền núi,vùng dân tộc Trường được coi là một trường đào tạo nguồn cán bộ dân tộc, mộttrung tâm văn hoá, khoa học kĩ thuật ở địa phương
Điều 4: Trường PTDTNT là trường phổ thông dành cho thanh thiếu niêncác dân tộc thiểu số, bản thân và gia đình thường trú ở vùng cao, vùng sâu, xaxôi, hẻo lánh học sinh được nhà nước đảm bảo các điều kiện cần thiết để ănhọc, được nhà trường tổ chức nuôi dạy và sống nội trú ở trường trong quá trìnhhọc tập Tính chất của trường phổ thông , dân tộc , đặc điểm nổi bật là trường nộitrú