Một số biện pháp quản lý nhằm nâng cao trình độ đội ngũ giáo viên chủ nhiệm ở trường THPT Tạ Uyên – huyện Yên Mô – tỉnh Ninh Bình trong giai đoạn hiện nay

31 574 2
Một số biện pháp quản lý nhằm nâng cao trình độ đội ngũ giáo viên chủ nhiệm ở trường THPT Tạ Uyên – huyện Yên Mô – tỉnh Ninh Bình trong giai đoạn hiện nay

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Từ khi đất nước đổi mới, nền kinh tế, xã hội nước ta đã đạt được những thành tựu vô cùng to lớn. Cùng với sự phát triển kinh tế xã hội Giáo dục và Đào tạo cũng không ngừng phát triển. Đảng và Nhà nước luôn quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển giáo dục, coi giáo dục là quốc sách hàng đầu, đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho sự phát triển. Vì vậy phát triển giáo dục là một trong những động lực của sự phát triển kinh tế xã hội, góp phần thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Nhà nước cũng hết sức quan tâm đến quyền và nghĩa vụ học tập của nhân dân như Nghị quyết Trung ương II khoá VIII, luật giáo dục, luật bảo vệ và chăm sóc trẻ em đã đề cập đến.Nghị quyết Hội nghị lần thứ II Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá VIII xác định nhiệm vụ và mục tiêu cơ bản của GDĐT trong thời kỳ công nghiệp hóa hiện đại hóa là xây dựng những con người và thế hệ tha thiết gắn bó với lý tưởng độc lập và CNXH, có đạo đức trong sáng, có ý chí kiên cường xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX nhấn mạnh:“ Tiếp tục nâng cao chất lượng toàn diện, đổi mới nội dung, phương pháp dạy học, hệ thống quản lý giáo dục, thực hiện chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hoá”. Hiến pháp năm 1992 tại điều 35 quy định: “Giáo dục Đào tạo là quốc sách hàng đầu, nhà nước phát triển giáo dục nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài”. Tại điều 2 của Luật giáo dục 2005 đã chỉ rõ: Mục tiêu của giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện có đạo đức, có tri thức, sức khoẻ, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, hình thành và bồi dưỡng nhân cách phẩm chất và năng lực công dân đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.Để giáo dục giữ được vai trò đó:Hội nghị lần thứ VI khoá IX đã đặc biệt nhấn mạnh: “Phải tập trung vào việc nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục. Muốn vậy trước hết phải nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo thực hiện giáo dục toàn diện”. Văn kiện Đại hội XI của Đảng Cộng Sản Việt Nam về chiến lược phát triển kinh tế xã hội 2011 2020 đã chỉ rõ: “Phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu. Đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hoá, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế, trong đó, đổi mới cơ chế quản lý giáo dục, phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý là khâu then chốt. Tập trung nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo, coi trọng giáo dục đạo đức, lối sống, năng lực sáng tạo, kỹ năng thực hành, khả năng lập nghiệp. Đổi mới cơ chế tài chính giáo dục. Thực hiện kiểm định chất lượng giáo dục, đào tạo ở tất cả các bậc học. Xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, kết hợp chặt chẽ giữa nhà trường với gia đình và xã hội.”Giáo dục phổ thông là đặt nền móng giúp học sinh phát triển toàn diện về đức, trí, thể, mỹ và các kỹ năng cơ bản nhằm hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân, chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động sản xuất, tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Giáo dục phổ thông có vị trí vai trò đặc biệt quan trọng như Bác Hồ đã dạy “Vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người”. Nhiệm vụ đó là trách nhiệm của gia đình, nhà trường và xã hội, trong đó nhà trường đóng vai trò then chốt. Trường học là một tổ chức giáo dục cơ sở mang tính nhà nước – xã hội – sư phạm trực tiếp làm công tác đào tạo, thực hiện việc giáo dục xã hội chủ nghĩa cho thế hệ trẻ. Để làm tốt việc đó, một trong những vấn đề mấu chốt của nhà trường là làm tốt công tác tổ chức vì tổ chức là khâu quyết định đối với việc thực hiện đường lối chính sách của Đảng. Một nhà trường dù có giáo viên dạy tốt, nhiều học sinh có học lực khá giỏi, hệ thống trường lớp, phòng thí nghiệm đầy đủ mà không làm tốt công tác tổ chức các lớp thì kết quả giáo dục sẽ không được toàn diện. Công tác tổ chức các lớp học phần lớn là do đội ngũ giáo viên chủ nhiệm và biện pháp quản lý của nhà trường tạo lập. Chính cung cách quản lý giáo viên chủ nhiệm tạo ra bộ mặt văn hoá của trường, tạo ra bầu không khí vui tươi phấn khởi hay căng thẳng, nghĩa là tạo ra khung cảnh sư phạm. Khung cảnh sư phạm là một trong những yếu tố quyết định sự thành đạt của nhà trường.

PHẦN MỘT: MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Từ khi đất nước đổi mới, nền kinh tế, xã hội nước ta đã đạt được những thành tựu vô cùng to lớn. Cùng với sự phát triển kinh tế xã hội Giáo dục và Đào tạo cũng không ngừng phát triển. Đảng và Nhà nước luôn quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển giáo dục, coi giáo dục là quốc sách hàng đầu, đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho sự phát triển. Vì vậy phát triển giáo dục là một trong những động lực của sự phát triển kinh tế xã hội, góp phần thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Nhà nước cũng hết sức quan tâm đến quyền và nghĩa vụ học tập của nhân dân như Nghị quyết Trung ương II khoá VIII, luật giáo dục, luật bảo vệ và chăm sóc trẻ em đã đề cập đến. Nghị quyết Hội nghị lần thứ II Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá VIII xác định nhiệm vụ và mục tiêu cơ bản của GD&ĐT trong thời kỳ công nghiệp hóa hiện đại hóa là xây dựng những con người và thế hệ tha thiết gắn bó với lý tưởng độc lập và CNXH, có đạo đức trong sáng, có ý chí kiên cường xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX nhấn mạnh:“ Tiếp tục nâng cao chất lượng toàn diện, đổi mới nội dung, phương pháp dạy học, hệ thống quản lý giáo dục, thực hiện chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hoá”. Hiến pháp năm 1992 tại điều 35 quy định: “Giáo dục - Đào tạo là quốc sách hàng đầu, nhà nước phát triển giáo dục nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài”. Tại điều 2 của Luật giáo dục 2005 đã chỉ rõ: Mục tiêu của giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện có đạo đức, có tri thức, sức khoẻ, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, hình thành và bồi dưỡng nhân cách phẩm chất và năng lực công dân đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Để giáo dục giữ được vai trò đó: Hội nghị lần thứ VI khoá IX đã đặc biệt nhấn mạnh: “Phải tập trung vào việc nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục. Muốn vậy trước hết phải nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo thực hiện giáo dục toàn diện”. Văn kiện Đại hội XI của Đảng Cộng Sản Việt Nam về chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 - 2020 đã chỉ rõ: “Phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu. Đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hoá, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế, trong đó, đổi mới cơ chế quản lý giáo dục, phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý là 1 khâu then chốt. Tập trung nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo, coi trọng giáo dục đạo đức, lối sống, năng lực sáng tạo, kỹ năng thực hành, khả năng lập nghiệp. Đổi mới cơ chế tài chính giáo dục. Thực hiện kiểm định chất lượng giáo dục, đào tạo ở tất cả các bậc học. Xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, kết hợp chặt chẽ giữa nhà trường với gia đình và xã hội.” Giáo dục phổ thông là đặt nền móng giúp học sinh phát triển toàn diện về đức, trí, thể, mỹ và các kỹ năng cơ bản nhằm hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân, chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động sản xuất, tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Giáo dục phổ thông có vị trí vai trò đặc biệt quan trọng như Bác Hồ đã dạy “Vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người”. Nhiệm vụ đó là trách nhiệm của gia đình, nhà trường và xã hội, trong đó nhà trường đóng vai trò then chốt. Trường học là một tổ chức giáo dục cơ sở mang tính nhà nước – xã hội – sư phạm trực tiếp làm công tác đào tạo, thực hiện việc giáo dục xã hội chủ nghĩa cho thế hệ trẻ. Để làm tốt việc đó, một trong những vấn đề mấu chốt của nhà trường là làm tốt công tác tổ chức vì tổ chức là khâu quyết định đối với việc thực hiện đường lối chính sách của Đảng. Một nhà trường dù có giáo viên dạy tốt, nhiều học sinh có học lực khá giỏi, hệ thống trường lớp, phòng thí nghiệm đầy đủ mà không làm tốt công tác tổ chức các lớp thì kết quả giáo dục sẽ không được toàn diện. Công tác tổ chức các lớp học phần lớn là do đội ngũ giáo viên chủ nhiệm và biện pháp quản lý của nhà trường tạo lập. Chính cung cách quản lý giáo viên chủ nhiệm tạo ra bộ mặt văn hoá của trường, tạo ra bầu không khí vui tươi phấn khởi hay căng thẳng, nghĩa là tạo ra khung cảnh sư phạm. Khung cảnh sư phạm là một trong những yếu tố quyết định sự thành đạt của nhà trường. Khi Kinh tế - Xã hội phát triển những ảnh hưởng tích cực đến nhà trường là rất lớn xong những ảnh hưởng tiêu cực cũng không ít. Những mối quan hệ xã hội phức tạp không lành mạnh, những tệ nạn xã hội,…cũng đang len lỏi xâm nhập vào nhà trường. Đạo đức học sinh trong các nhà trường đang có vấn đề. Việc giáo dục toàn diện học sinh vai trò rất lớn là giáo viên chủ nhiệm. Giáo viên chủ nhiệm là người gắn bó với học sinh trong suốt quá trình học tập của các em, là người lo lắng, chăm lo, uốn nắn, định hướng cho các em phát triển đúng hướng. Vai trò của giáo viên chủ nhiệm là rất lớn tuy nhiên trong hầu hết các trường Sư phạm hiện nay chưa có giáo trình, tài liệu nào có thể cung cấp cho sinh viên khi ra trường có một kiến thức tốt để làm công tác chủ nhiệm. Hầu hết 2 sinh viên Sư phạm hiện nay ra trường kiến thức về công tác chủ nhiệm chủ yếu học được qua kinh nghiệm của các thày cô giáo hướng dẫn kiến tập, thực tập. Vì vậy việc nâng cao năng lực cho giáo viên chủ nhiệm ở các trường THPT hiện nay là một yêu cầu rất cấp bách. Trường THPT Tạ Uyên, tiền thân là trường THPT Bán công Tạ uyên, thành lập ngày 21 tháng 7 năm 2004. Năm đầu trường chỉ có 08 lớp 10 với 440 học sinh, đóng tại thôn Quảng Phúc xã Yên Phong, huyện Yên Mô. Trường mang tên đồng chí Tạ Uyên là người con ưu tú của quê hương Yên Mô, một chiến sỹ cộng sản kiên trung, nhà lãnh đạo cách mạng thuộc thế hệ tiền bối của Đảng. Ông sinh ngày 05/8/1898 tại làng Côi Trì nay thuộc xã Yên Mỹ, huyện Yên Mô. Theo cách mạng từ năm 1927, nhiều lần bị Thực dân Pháp bắt, tra tấn cực hình, bị kết án 15 năm tù đày ra Côn Đảo. Từng giữ các chức vụ quan trọng như: Bí thư Tỉnh Uỷ Vĩnh Long, bí thư tỉnh uỷ Hậu Giang và Bí thư xứ uỷ Nam Kỳ, một trong những lãnh đạo chủ chốt của cuộc khởi nghĩa Nam kỳ lịch sử. Ông hy sinh ngày 10/12/1940 tại Sài Gòn trong nhà tù của Thực dân Pháp. Năm học 2005-2006 nhà trường có 18 lớp, do không đủ phòng học, 10 lớp phải đi học nhờ tại TTGDTX Yên Mô. Năm học 2006-2007 trường chuyển lên địa điểm mới tại thôn Cổ Đà, xã Yên Phú, huyện Yên Mô (là nơi trường đóng hiện nay), lúc ấy đã phát triển thành 28 lớp với 1400 học sinh, là một trong những trường có quy mô lớn của Tỉnh. Tuy nhiên năm học 2011 – 2012 hiện nay nhà trường chỉ có quy mô 19 lớp. Yên Mô là một huyện vùng xa, một huyện nghèo của Tỉnh Ninh Bình. Một địa bàn kinh tế xã hội khó khăn, thu nhập chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp. Giáo viên chấp nhận về đây công tác thường là người địa phương, hoặc giáo viên có năng lực thấp hoặc là chỗ trú chân tạm thời. Đặc biệt trường THPT Tạ Uyên mới được thành lập nên giáo viên hầu hết đều trẻ và mới ra trường, thiếu kinh nghiệm trong giảng dạy và quản lý học sinh dẫn đến chất lượng và hiệu quả giáo dục thấp. Trước những thực trạng trên Ban giám hiệu đã có những định hướng nhất định nhằm đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục. Tuy nhiên trường còn nhiều hạn chế về tư tưởng đổi mới, công tác chủ nhiệm còn chậm, cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên thiếu chưa đồng bộ tham gia giảng dạy nhiều, một số giáo viên chưa thấy hết vị trí, vai trò, nhiệm vụ của công tác chủ nhiệm, năng lực tổ chức, cách thức thực hiện công tác chủ nhiệm còn yếu, chưa đồng bộ giữa các lớp. 3 Từ cơ sở lý luận và thực tiễn trên tôi mạnh dạn chọn đề tài: Một số biện pháp quản lý nhằm nâng cao trình độ đội ngũ giáo viên chủ nhiệm ở trường THPT Tạ Uyên – huyện Yên Mô – tỉnh Ninh Bình trong giai đoạn hiện nay với hy vọng góp phần nhỏ bé vào việc xây dựng các biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng giáo dục ở trường phổ thông phù hợp với yêu cầu đổi mới giáo dục - đào tạo. 2. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu để đề xuất một số giải pháp quản lý nhằm nâng cao trình độ đội ngũ giáo viên chủ nhiệm ở trường THPT Tạ Uyên – tỉnh Ninh Bình. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu Xác định cơ sở lý luận và cơ sở pháp lý của việc quản lý đội ngũ giáo viên chủ nhiệm ở trường trung học phổ thông. Phân tích đánh giá thực trạng chất lượng công tác chủ nhiệm lớp và công tác quản lý đội ngũ giáo viên chủ nhiệm trong trường THPT Tạ Uyên – tỉnh Ninh Bình. Từ đó đề xuất một số giải pháp quản lý nhằm nâng cao năng lực đội ngũ giáo viên chủ nhiệm ở trường THPT Tạ Uyên – tỉnh Ninh Bình. 4. Phạm vi nghiên cứu Nghiên cứu thực trạng và giải pháp trong công tác chủ nhiệm ở trường THPT Tạ Uyên – tỉnh Ninh Bình năm học 2009-2010, 2010-2011 và các tài liệu khác về đặc điểm, tình hình của nhà trường. 5. Đối tượng nghiên cứu Một số giải pháp quản lý nhằm nâng cao trình độ đội ngũ giáo viên chủ nhiệm lớp. 6. Phương pháp nghiên cứu - Nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết : * Văn kiện đại hội Đảng các cấp và văn bản chỉ đạo của ngành giáo dục - đào tạo. * Nghiên cứu theo các bài giảng của Học viện Quản lý Giáo dục, tạp chí, sách báo chuyên ngành. - Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn : * Phương pháp quan sát hoạt động công tác chủ nhiệm. * Phân tích các thống kê, số liệu kết quả giáo dục của trường THPT Tạ Uyên – tỉnh Ninh Bình. * Tham khảo ý kiến của đồng nghiệp đặc biệt là ý kiến của các đồng chí giáo viên chủ nhiệm có kinh nghiệm và thành tích trong công tác chủ nhiệm lớp. 4 PHẦN HAI: NỘI DUNG CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ CỦA VIỆC QUẢN LÝ TRÌNH ĐỘ ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM LỚP TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG 1.1. Cơ sở lý luận của việc quản lý trình độ đội ngũ giáo viên chủ nhiệm lớp ở trường trung học phổ thông 1.1.1. Đội ngũ giáo viên Đội ngũ giáo viên là lực lượng chủ yếu, quan trọng nhất trong tập thể sư phạm nhà trường, nhiệm vụ chính của người giáo viên là giảng dạy và giáo dục, do đó là người quyết định chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường. Lao động của người giáo viên là loại lao động đặc thù vừa mang tính khoa học, vừa mang tính nghệ thuật, vừa mang tính nhân đạo đối tượng là học sinh, phương tiện lao động là tri thức, nhân cách người thầy và thiết bị dạy học. Thời gian lao động không chỉ đảm bảo quy định của chế độ lao động mà còn mang tính năng động, sáng tạo cộng với niềm say mê nghề nghiệp, tinh thần trách nhiệm trước thế hệ trẻ, trước toàn xã hội. Sản phẩm của lao động sư phạm là con người là những nhân cách phát triển toàn diện thoả mãn được những nhu cầu của bản thân, gia đình và xã hội. Quản lý quá trình giáo dục toàn diện, nghĩa là quản lý đồng thời hai quá trình: quá trình dạy học, quá trình giáo dục. trong đó quá trình giáo dục là quá trình phát triển nhân cách cho học sinh. Hai quá trình này có quan hệ hỗ trợ tác động lẫn nhau. Quá trình giáo dục có vị trí vô cùng quan trọng, có tác động mạnh mẽ đến chất lượng học văn hoá, nhất là trong điều kiện hiện nay khi từng ngày, từng giờ những cám dỗ, tiêu cực ngoài xã hội ảnh hưởng vào nhà trường. Trong một nhà trường quá trình dạy học không thể tốt nếu quá trình giáo dục không tốt. Quá trình giáo dục trong nhà trường phụ thuộc phần lớn công tác của người giáo viên chủ nhiệm lớp, phụ thuộc vào trình độ của đội ngũ giáo viên chủ nhiệm lớp. Trong trường THPT, giáo viên chủ nhiệm có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc giáo dục nhân cách cho học sinh. Giáo viên chủ nhiệm vừa là gười giáo viên, nhưng cũng như một người cha (mẹ), là người thay hiệu trưởng đảm nhiệm vai trò chủ đạo trong công tác tổ chức giáo dục cho học sinh của một lớp học. Đội ngũ giáo viên chủ nhiệm là lực lượng chủ yếu, quan trọng trong tập thể sư phạm nhà trường trực tiếp làm nhiệm vụ xây dựng tập thể học sinh tự quản, 5 trực tiếp tổ chức các hoạt động học và tự học của học sinh, tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp, giáo dục thể chất, giáo dục dân số, môi trường, giáo dục lao động, hướng nghiệp, giáo dục giá trị nhân văn… cho học sinh. Nhiệm vụ của người giáo viên chủ nhiệm được xác định trong điều lệ trường phổ thông ở Điều 31 mục 2 (Thông tư 12/2011/TT-BGDĐT ngày 28 tháng 3 năm 2011 của Bộ giáo dục và Đào tạo). Căn cứ các bài giảng trong giáo trình phần III – Quản lý giáo dục và đào tạo giáo viên chủ nhiệm có những chức năng nhiệm vụ cụ thể như sau: 1.1.2. Chức năng của giáo viên chủ nhiệm a. Giáo viên chủ nhiệm lớp là người quản lý giáo dục toàn diện học sinh một lớp: Quản lý giáo dục trước hết là quản lý hành chính như nắm bắt các thông tin: lý lịch, trình độ học sinh về học lực, đạo đức… nhưng điều quan trọng hơn cả là từ những thông tin đó người quản lý còn dự báo xu hướng phát triển nhân cách của học sinh để có phương hướng tổ chức hoạt động giáo dục dạy học phù hợp với điều kiện, khả năng của mỗi học sinh. Để thực hiện chức năng này đòi hỏi giáo viên chủ nhiệm phải có tri thức cơ bản về tâm lý học, giáo dục học và phải có hàng loạt kỹ năng sư phạm như: kỹ năng tiếp cận đối tượng học sinh, kỹ năng nghiên cứu tâm lý lứa tuổi, xã hội, kỹ năng kiểm tra đánh giá, kỹ năng lập kế hoạch chủ nhiệm lớp và phải có sự nhạy cảm sư phạm để dự đoán đúng, chính xác các tình huống sảy ra trong phát triển nhân cách của học sinh để định hướng, giúp đỡ các em vượt qua những khó khăn tạo điều kiện thuận lợi và vạch ra những dự định để tự hoàn thiện về mọi mặt. Trong chức năng quản lý toàn diện cần đặc biệt quan tâm tới việc đồng thời quản lý học tập và quản lý sự hình thành và phát triển nhân cách, hai mặt này có quan hệ, hỗ trợ tác động lẫn nhau, giáo dục đạo đức có tác động mạnh mẽ đến chất lượng học văn hoá nhất là trong điều kiện hiện nay khi những ảnh hưởng tiêu cực từ môi trường xâm nhập vào nhà trường. b. Giáo viên chủ nhiệm lớp là người tổ chức tập thể học sinh hoạt động tự quản, tự học tập nhằm phát huy tiềm năng tích cực của mọi học sinh. Đây là chức năng đặc trưng của giáo viên chủ nhiệm mà các giáo viên bộ môn không thể có. Giáo viên chủ nhiệm cần xác định chỉ là người cố vấn cho tập thể lớp, giáo viên chủ nhiệm có trách nhiệm là bồi dưỡng năng lực, ý thức tự quản cho học sinh của lớp bằng cách tổ chức hợp lý đội ngũ tự quản để nhiều học sinh được 6 tham gia vào đội ngũ tự quản. Bằng cách này mọi hoạt động của lớp đều do học sinh đứng ra tổ chức dưới sự giám sát của giáo viên chủ nhiệm. Từ đó rèn luyện cho học sinh cách tự lập, tự hoàn thiện mình trên định hướng của giáo viên chủ nhiệm. Để phát huy vai trò cố vấn, giáo viên chủ nhiệm cần hiểu rõ đặc điểm, nhiệm vụ năm học và tính chất phát triển của tập thể học sinh. Cần căn cứ vào ba giai đoạn (hình thành, phân hoá, phát triển hoàn thiện) và 5 đặc điểm của tập thể giáo dục (có mục đích, có tổ chức hoạt động chung, có đội ngũ tự quản, lấy hoạt động chiều sâu của nội dung học tập, hoạt động ngoài giờ lên lớp văn hoá xã hội làm phương tiện giáo dục tập thể, rèn luyện năng lực tự quản, thái độ tình cảm và hành vi của mỗi em). Người giáo viên chủ nhiệm cần có năng lực dự báo chính xác khả năng của học sinh trong lớp. Giáo viên chủ nhiệm khơi gợi tiềm năng sáng tạo của các em trong việc đề xuất các nội dung hoạt động, xây dựng kế hoạch hoạt động toàn diện phù hợp với nhiệm vụ và điều kiện hoạt động của mỗi tháng, mỗi học kỳ của năm học. Giáo viên chủ nhiệm chỉ là người giúp học sinh tự tổ chức các hoạt động đã được kế hoạch hoá. Giao cho học sinh tự quản không có nghĩa là khoán trắng, đứng ngoài hoạt động của tập thể mà giáo viên chủ nhiệm cùng hoạt động, điều chỉnh hoạt động kịp thời, giúp các em tháo gỡ những khó khăn trong quá trình hoạt động, bàn bạc và tranh thủ các lực lượng trong và ngoài nhà trường tạo ra điều kiện thuận lợi cho học sinh của lớp tổ chức hoạt động, ví dụ : với giáo viên bộ môn bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu kém, phối hợp với Đoàn thanh niên, Công an… c. Giáo viên chủ nhiệm là cầu nối giữa tập thể học sinh với các tổ chức xã hội trong và ngoài nhà trường là tổ chức phối hợp với các lực lượng Giáo viên chủ nhiệm có trách nhiệm truyền đạt đầy đủ các căn bản chỉ đạo của Đảng, của nhà nước, của Ban giám hiệu tới học sinh lớp mình.Ở góc độ này giáo viên chủ nhiệm là nhà quản lý, nhà sư phạm, đại diện cho hiệu trưởng truyền đạt những yêu cầu đối với học sinh để mỗi học sinh và tập thể lớp ý thức đầy đủ trách nhiệm phải tuân thủ, tự giác thực hiện những yêu cầu mà hiệu trưởng giao cho lớp. Ngược lại giáo viên chủ nhiệm là người đại diện cho quyền lợi chính đáng của học sinh trong lớp, bảo vệ học sinh về mọi mặt một cách hợp lý, kịp thời phản ánh với hiệu trưởng, giáo viên bộ môn, gia đình và các đoàn thể trong và ngoài nhà trường về những nguyện vọng chính đáng của học sinh để có giải pháp giải quyết phù hợp và có tác dụng giáo dục. Tuy nhiên trong những trường hợp này giáo viên chủ nhiệm cần có sự khéo léo và tinh tế bởi trong rất nhiều 7 trường hợp mà tôi được chứng kiến thì việc này lại tạo nên xu hướng phản ứng tập thể ở học sinh. Để thực hiện tốt chức năng cầu nối, ngoài nhiệm vụ tổ chức phối hợp các lực lượng thống nhất tác động giáo dục theo chương trình hành động chung. còn đòi hỏi giáo viên chủ nhiệm lớp có trách nhiệm, say sưa với nghề nghiệp, yêu thương học sinh, giáo viên chủ nhiệm như một nhà xã hội, có hiểu biết rộng, biết vận động quần chúng, có năng lực thiết kế, thi công tác kế hoạch hoạt động thực hiện mục tiêu nội dung giáo dục. Giáo viên chủ nhiệm phải là người có trí tuệ, có lương tâm, có uy tín, sống mẫu mực, biết tự kiềm chế, có ý thức vượt khó, kiên định thực hiện hoài bão ước mơ, lý tưởng giáo dục thế hệ trẻ. Trong điều kiện kinh tế thị trường và cơ chế mở hiện nay, vai trò của giáo viên chủ nhiệm càng trở nên quan trọng. Giáo viên chủ nhiệm lớp cần xác định giáo dục nhà trường có vai trò định hướng, tạo ra sự thống nhất tác động đến thế hệ trẻ và giáo dục gia đình là môi trường hạt nhân cơ bản của quá trình hình thành, phát triển nhân cách ở thế hệ trẻ. Vì vậy giáo viên chủ nhiệm còn là người tổ chức bồi dưỡng nhận thức, lý luận cho các bậc cha mẹ học sinh, đây là nội dung khó đòi hỏi giáo viên chủ nhiệm cần vận dụng mọi cơ hội để thực hiện nội dung này. d. Giáo viên chủ nhiệm là người đánh giá khách quan kết quả rèn luyện của mỗi học sinh và phong trào chung của lớp. Đánh giá kết quả rèn luyện của học sinh và phong trào chung của lớp là một chức năng có ý nghĩa cực kỳ quan trọng đối với quá trình học tập và rèn luyện, phát triển nhân cách của mỗi học sinh. Việc đánh giá cũng giống như con dao hai lưỡi, nếu đánh giá đúng, thật sự khách quan thì sẽ có tác dụng giúp học sinh khắc phục khuyết điểm và phát huy ưu điểm của mình. Ngược lại nếu đánh giá không đúng, thiếu khách sẽ tạo cho học sinh tư tưởng chống đối, bất cần, mặc kệ như vậy sẽ phản tác dụng giáo dục. Vì vậy sự đánh giá khách quan, chính xác, đúng mực là một điều kiện để thầy - trò điều chỉnh mục tiêu, kế hoạch, chương trình hoạt động của lớp và mỗi thành viên. Khi đánh giá phong trào hoạt động của lớp cần căn cứ vào yêu cầu, kế hoạch đặt ra đồng thời nên so sánh với phong trào chung của toàn trường. Khi đánh giá từng cá nhân học sinh nên căn cứ vào năng lực và điều kiện cụ thể của từng học sinh, cần tránh quan điểm khắt khe, định kiến,thiếu quan điểm phát triển nhất là đối với học sinh gia đình có điều kiện hoàn cảnh khó khăn, có đặc điểm tâm lý đặc biệt. Thông thường nên đánh giá kết quả rèn luyện của học sinh theo hướng động viên, khuyến khích nhưng cần phải chỉ rõ từng ưu, khuyết 8 điểm của từng học sinh để các em em được chính bản thân mình đồng thời có thể nhìn nhận các bạn khác trong lớp từ đó sẽ rút ra bài học cho bản thân. Trong quy trình nhận định đánh giá sự rèn luyện của từng học sinh và các phong trào của lớp giáo viên chủ nhiệm cần nêu ra phương hướng và những yêu cầu, những lỗi, những chú ý cần tránh với thái độ nghiêm túc, tôn trọng nhân cách học sinh với tấm lòng yêu thương. Cần quan tâm mọi yêu cầu đặt ra và yêu cầu phải được học sinh tự giác chấp nhận, có ý thức nỗ lực vượt khó, có quyết tâm thực hiện và phải đạt mục tiêu đề ra. Nhận định đánh giá và yêu cầu học sinh là hai mặt có quan hệ khăng khít với nhau. Khi thực hiện chức năng này giáo viên chủ nhiệm cần tham khảo ý kiến của các lực lượng tham gia trong quá trình giáo dục để có hiệu quả. 1.1.3. Nhiệm vụ của giáo viên chủ nhiệm Từ các chức năng trên người giáo viên chủ nhiệm lớp có một số nhiệm vụ đối với công tác chủ nhiệm và hoàn thiện nhân cách bản thân để trở thành một nhà sư phạm: a. Nắm vững mục tiêu giáo dục của cấp học, của từng khối lớp, chương trình giáo dục dạy học của trường trung học phổ thông vì nó là cơ sở xây dựng kế hoạch hoạt động của lớp chủ nhiệm, có khả năng thực thi chương trình và đảm bảo hiệu quả giáo dục . * Chủ đề năm học, hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học. * Kế hoạch năm học của Sở Giáo dục và Đào tạo, của nhà trường. * Kế hoạch của các Đoàn thể trong ngoài trường như: Công đoàn, Đoàn Thanh niên… * Các văn bản hướng dẫn liên quan đến vấn đề giáo dục, dạy học: Các đối tượng ưu tiên, khuyến khích, thu các khoản phí, khen thưởng, kỷ luật… b. Nắm vững cơ cấu tổ chức của nhà trường * Tổ chức phân công của Ban giám hiệu. * Cơ cấu tổ chức Chi bộ, Công đoàn, Đoàn thanh niên, hội cha mẹ học sinh. * Đội ngũ giáo viên, các tổ chuyên môn, giáo viên phụ trách từng mặt: văn nghệ, thể thao, số giáo viên dạy ở lớp chủ nhiệm. Việc quan trọng là hiểu từng giáo viên bộ môn tham gia giảng dạy ở lớp: hoàn cảnh, trình độ năng lực, tính cách để thiết lập mối quan hệ trong giáo dục. Nói chung người giáo viên chủ nhiệm phải nắm được nhiệm vụ của các tổ chức, các thành viên trong hội đồng sư phạm của nhà trường. c. Bám sát từng học sinh của lớp chủ nhiệm, tìm hiểu và phân tích mọi đặc điểm của từng học sinh trong lớp và các yếu tố tác động đến học sinh như: đặc 9 điểm tâm lý, nhân cách, năng lực của mỗi em, hoàn cảnh gia đình và sự quan tâm của gia đình đối với con em. Đây là nhiệm vụ quan trọng của công tác chủ nhiệm nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện học sinh .Để thực hiện nhiệm vụ này người giáo viên chủ nhiệm phải có nhiều phương pháp và năng lực sư phạm. d. Để làm tốt công tác chủ nhiệm người giáo viên chủ nhiệm phải thực hiện phương pháp làm mẫu tức là: tự hoàn thiện về phẩm chất, nhân cách, yêu nghề, thương yêu học sinh, có bản lĩnh chính trị kịp thời nắm bắt các thông tin thời sự trong và ngoài nước. Tôi xin lấy một ví dụ rất điển hình: Thông thường trong các buổi sinh hoạt đầu tuần (chào cờ) học sinh thường ngồi dưới nắng (mưa) khi ấy người giáo viên chủ nhiệm không thể chọn chỗ dâm mát ngồi mà phải ngồi giống như học sinh. Hành động ấy sẽ khiến các em cảm thấy được sự hòa đồng của giáo viên chủ nhiệm và các em sẽ cảm phục giáo viên chủ nhiệm hơn. e. Giáo viên chủ nhiệm lớp cũng là một giáo viên bộ môn như mọi giáo viên khác bởi không người giáo viên nào chỉ làm công tác chủ nhiệm mà không giảng dạy. Vì vậy giáo viên chủ nhiệm cũng phải không ngừng học tập chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm, đổi mới phương pháp tổ chức giáo dục dạy học góp phần nâng cao giáo dục toàn diện ở nhà trường phổ thông. Trước những thực tế của xã hội đòi hỏi người giáo viên phải vượt lên để tự hoàn thiện về mọi mặt và cần bồi dưỡng thường xuyên về một số nội dung: * Cập nhật những tri thức mới và khả năng vận dụng tri thức khoa học đang giảng dạy vào cuộc sống. * Coi tri thức khoa học là những công cụ để thực hiện các chức năng nhiệm vụ của người giáo viên. * Những tri thức về khoa học có tính phương pháp luận như triết học, phương pháp tiếp cận các vấn đề về tự nhiên, xã hội. * Những hiểu biết những thay đổi về khoa học, văn hoá, xã hội, tri thức, lịch sử, pháp luật, tâm lý học… * Học tập bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm: lý luận giáo dục, lý luận dạy học, nắm vững phương pháp giáo dục cá nhân và giáo dục tập thể. * Nắm vững ba giai đoạn phát triển của tập thể và năm đặc điểm của tập thể để lựa chọn chương trình xây dựng tập thể học sinh tự quản. * Giáo viên chủ nhiệm cần phải có một số năng lực, tính cách để làm tốt công tác chủ nhiệm: Nghiêm khắc, bao dung, bình tĩnh, trung thực, uy tín, tự trọng có năng lực sư phạm và nhạy cảm sư phạm, tiếp cận đối tượng, biết đối xử 10 [...]... việc quản lý trình độ đội ngũ giáo viên chủ nhiệm lớp tôi đã đưa ra một số giải pháp quản lý nhằm nâng cao trình độ đội ngũ giáo viên chủ nhiệm Như vậy mục đích nhiệm vụ của đề tài đã được giải quyết Tôi mạnh dạn đề xuất các biện pháp quản lý trình độ đội ngũ giáo viên chủ nhiệm cụ thể là: 1 Tổ chức giáo dục nâng cao nhận thức về chính trị, tư tưởng trong nhà trường 2 Xây dựng và quản lý đội ngũ giáo viên. .. hoạt động sư phạm của đội ngũ giáo viên chủ nhiệm lớp, học sinh và tập thể học sinh - Tạo điều kiện thuận lợi, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho đội ngũ giáo viên chủ nhiệm lớp 16 CHƯƠNG 3 MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO TRÌNH ĐỘ ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM Ở TRƯỜNG THPT TẠ UYÊN HUYỆN YÊN MÔ - NINH BÌNH Để nâng cao chất lượng giáo dục người làm công tác quản lý giáo dục phải nghiên cứu về cơ sở... quản lý trình độ đội ngũ giáo viên chủ nhiệm của trường THPT Tạ Uyên – Ninh Bình: Trường THPT Tạ Uyên, tiền thân là trường THPT Bán công Tạ uyên, thành lập ngày 21 tháng 7 năm 2004 Năm đầu trường chỉ có 08 lớp 10 với 440 học sinh, đóng tại thôn Quảng Phúc xã Yên Phong, huyện Yên Mô Năm học 2009-2010 trường được tên thành trường THPT Tạ Uyên Qua 7 năm hoạt động, đến nay trường THPT Tạ Uyên gồm 19 lớp... phương pháp quản lý nhà trường để nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác chủ nhiệm Trên cơ sở phân tích các thực trạng chúng tôi nhận thấy có năm vấn đề đặt ra trong việc quản lý nâng cao trình độ đội ngũ giáo viên chủ nhiệm lớp, cụ thể: - Tổ chức nâng cao nhận thức về chính trị tư tưởng cho đội ngũ giáo viên chủ nhiệm trong nhà trường - Xây dựng và quản lý đội ngũ giáo viên chủ nhiệm lớp - Quản lý hoạt... tiên tạo điều kiện cho giáo viên chủ nhiệm có thêm thu nhập để cải thiện cuộc sống Trên đây là một số giải pháp nhằm nâng cao trình độ đội ngũ giáo viên chủ nhiệm lớp mà tôi dự định tiến hành phối hợp cùng tập thể sư phạm nhà trường thực hiện ở trường THPT Tạ Uyên – Yên Mô – Ninh Bình sau khi hoàn thành khoá học này 28 PHẦN BA: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1 Một số kết luận Trên cơ sở lí luận, cơ sở pháp lý. .. hoạt động tập thể và vai trò chức năng, nhiệm vụ của giáo viên chủ nhiệm được thể hiện rõ rệt và cũng qua hoạt động tập thể người giáo viên chủ nhiệm hiểu rõ hơn tình cảm, ý thức, thái độ của học sinh để đánh giá các em một cách chính xác về hạnh kiểm học sinh và có tác dụng giáo dục 2.3 Một số tồn tại trong việc quản lý trình độ đội ngũ giáo viên chủ nhiệm lớp ở trường THPT THPT Tạ Uyên – Ninh Bình. .. lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch chủ nhiệm của các giáo viên chủ nhiệm - Đội ngũ giáo viên có nhiều kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm rất ít Tổng kết năm học 2010 – 2011 Ban giám hiệu đánh giá chí có 5/22 đồng chí giáo viên chủ nhiệm hoàn thành tốt công tác chủ nhiệm Đây cũng là điều dễ hiểu bởi giáo viên của trường hầu hết là giáo viên trẻ mới ra trường - Đội ngũ giáo viên chủ nhiệm tuy đã được... và giữa các trường với nhau nhân dịp kỉ niệm các ngày lễ lớn trong năm Ban giám hiệu nhà trường luôn nhận thức đúng vai trò to lớn của đội ngũ giáo viên chủ nhiệm trong nhà trường, luôn tạo điều kiện và có những ưu tiên đặc biệt đối với giáo viên chủ nhiệm Ngay đầu năm học 2011 – 2012 nhà trường đã tổ chức hội nghị chuyên đề về nâng cao trình độ cho đội ngũ giáo viên chủ nhiệm Trong chuyên đề này các... - Đào tạo Ninh Bình: - Cần tổ chức các cuộc thi giáo viên chủ nhiệm giỏi các cấp và xây dựng quy trình xét duyệt danh hiệu thi đua của giáo viên chủ nhiệm giỏi - Hàng năm cần tổ chức hội nghị chuyên đề cấp tỉnh về công tác chủ nhiệm c Đối với trường THPT Tạ Uyên - Hàng năm có kế hoạch bồi dưỡng nâng cao trình độ đội ngũ giáo viên chủ nhiệm lớp - Có kế hoạch chỉ đạo cụ thể việc thực hiện quy trình tổ... cơ sở cho việc tìm các giải pháp quản lý quá trình giáo dục trong nhà trường 1.2 Cơ sở pháp lý của việc quản lý trình độ đội ngũ giáo viên chủ nhiệm lớp trong trường trung học phổ thông - Điều 35, 66 của Hiến pháp năm 1992 đã sửa đổi - Luật Giáo dục 2005 - Điều lệ trường phổ thông mà chủ yếu là: * Điều 19 về nhiệm vụ, quyền hạn của hiệu trưởng, phó hiệu trưởng * Điều 31 Mục 2 về nhiệm vụ của giáo viên . mạnh dạn chọn đề tài: Một số biện pháp quản lý nhằm nâng cao trình độ đội ngũ giáo viên chủ nhiệm ở trường THPT Tạ Uyên – huyện Yên Mô – tỉnh Ninh Bình trong giai đoạn hiện nay với hy vọng góp. lý nhằm nâng cao trình độ đội ngũ giáo viên chủ nhiệm ở trường THPT Tạ Uyên – tỉnh Ninh Bình. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu Xác định cơ sở lý luận và cơ sở pháp lý của việc quản lý đội ngũ giáo viên. lớp. 16 CHƯƠNG 3 MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO TRÌNH ĐỘ ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM Ở TRƯỜNG THPT TẠ UYÊN HUYỆN YÊN MÔ - NINH BÌNH Để nâng cao chất lượng giáo dục người làm công tác quản lý giáo dục

Ngày đăng: 21/01/2015, 15:55

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • MỤC LỤC

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan