1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Một số biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên

26 608 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 26
Dung lượng 175 KB

Nội dung

Mục đích nghiên cứu Xuất phát từ vị trí vai trò quan trọng của đội ngũ giáo viên trong việc thực hiện mục tiêu giáo dục, kết hợp với tình hình đội ngũ giáo viên của nhà trường trước nhu

Trang 1

PHẦN MỞ ĐẦU

I Lý do chọn đề tài

* Ngày 15 tháng 6 năm 2004 Ban bí thư Trung ương Đảng ra chỉ thị

về việc: “Xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và đội ngũ quản

lý giáo dục” đã khảng định: "Tăng cường xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán

bộ quản lý giáo dục” là một nhiệm vụ vừa đáp ứng nhu cầu trước mắt, vừa mang tính chiến lựơc lâu dài, nhằm thực hiện thắng lợi mục tiêu giáo dục Tiểu học Nghị quyết Ban chấp hành Trung ương khoá VIII về những giải pháp chủ yếu để thực hiện mục tiêu giáo dục đến năm 2020 đã nêu: “Giáo viên là nhân tố quyết định chất lượng giáo dục và được xã hội tôn vinh” Giáo viên phải đủ đức đủ tài Điều đó có nghĩa là giáo viên đóng một vai trò quan trọng trong việc tạo ra nguồn nhân lực mới cho sự nghiệp CNH-HĐH đất nước Đề cập đến đội ngũ giáo viên, Nghị quyết TW2 khoá VIII đã nêu: “Xây dựng đội ngũ giáo viên, tạo động lực cho người dạy, người học, giáo viên là nhân tố quyết định, là lực lượng cốt cán để biến mục tiêu giáo dục thành hiện thực, có vai trò quyết định về chất lượng và hiệu quả giáo dục”

Để thực hiện được mục tiêu giáo dục, điều 14 Luật giáo dục khẳng định vai trò của giáo viên:"Nhà giáo giữ vai trò quan trọng quyết định trong việc đảm bảo chất lượng giáo dục"

Từ nhận thức trên tôi thấy vị trí, vai trò quan trọng của giáo viên trong

sự nghiệp giáo dục, càng thấy hơn trách nhiệm xây dựng đội ngũ giáo viên

“vừa hồng vừa chuyên” ở đơn vị mình và đó cũng là mục tiêu của các nhà quản lý giáo dục

* Trong những năm qua chúng ta đã xây dựng được đội ngũ nhà giáo

đông đảo, phần lớn có ý thức đạo đức và phẩm chất chính trị tốt, trình độ chuyên môn nghiệp vụ ngày một nâng cao đáp ứng nhu cầu nâng cao dân trí, đào tạo nhân tài Tuy nhiên đội ngũ giáo viên vẫn còn hạn chế, đủ về số lượng nhưng chất lượng không đồng đều, chất lượng chuyên môn ở một số

Trang 2

cô, thầy chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới của sự nghiệp giáo dục, về phương pháp còn lúng túng, nói nhiều còn nặng về truyền đạt lý thuyết.

Từ những lý do nói trên, sau một thời gian làm công tác quản lý tại

trường, qua dự giờ thăm lớp để giúp đỡ đồng nghiệp tôi chọn đề tài: “Một số biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên” trường

Tiểu học số 1 thị xã Lai Châu

II Phạm vi và đối tượng nghiên cứu:

Đội ngũ giáo viên và học sinh Trường Tiểu học số 1 thị xã Lai Châu

III Mục đích nghiên cứu

Xuất phát từ vị trí vai trò quan trọng của đội ngũ giáo viên trong việc thực hiện mục tiêu giáo dục, kết hợp với tình hình đội ngũ giáo viên của nhà trường trước nhu cầu phát triển của đất nước nói chung và địa phương nói riêng, mục đích nghiên cứu đề tài là đưa ra một số biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên trường Tiểu học số 1 thị xã Lai Châu tỉnh Lai Châu

IV Điểm mới trong kết quả nghiên cứu:

- Tạo ra được ý thức tự rèn luyện phấn đấu vươn lên về chuyên môn trong từng giáo viên Phong trào tự học tự bồi dưỡng của giáo viên là “ món ăn” không thể trong quá trình dạy học để điều chỉnh những thiếu hụt về kiến thức cũng như kỹ năng sư phạm

- Giáo viên hoàn toàn chủ động trong quá trình thiết kế bài dạy phù hợp với đối tượng học sinh của lớp và sáng tạo linh hoạt trong giảng dạy

- Tổ chức cho GV giỏi Quốc gia và cấp tỉnh dạy tiết thực hành cho đồng nghiệp học tập

- Đối với cán bộ quản lý: kế hoạch xây dựng phải cụ thể trong năm học bồi dưỡng chuyên môn cho đ/c nào, bồi dưỡng về kiến thức hay kỹ năng

sư phạm, cuối năm gắn kết quả thực hiện kế hoạch với công tác thi đua khen thưởng

PHẦN NỘI DUNG

Trang 3

I Cơ sở lý luận : Cở sở lý luận của việc quản lý nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên của nhà trường:

Mục tiêu của giáo dục phổ thông được điều 27 luật giáo dục năm

2005 nêu rõ: Mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân; chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

Điều lệ trường Tiểu học chỉ rõ vị trí, nhiệm vụ, quyền hạn của trường Tiểu học:Trường Tiểu học là cơ sở giáo dục của bậc tiểu học, bậc học nền tảng của hệ thống giáo dục quốc dân; Trường Tiểu học có nhiệm vụ và quyền hạn: Tổ chức giảng dạy, học tập và các hoạt động giáo dục khác theo chương trình giáo dục tiểu học do Bộ trưởng Bộ giáo dục và Đào tạo quyết định ban hành…

Tập thể sư phạm trong nhà trường là tổ chức lao động mang tính đặc thù cao, đó là lao động sư phạm, đứng đầu là ban giám hiệu Tập thể sư phạm liên kết các giáo viên, cán bộ nhân viên thành một cộng đồng giáo dục

có tổ chức, mục đích giáo dục thống nhất, có phương thức hoạt động nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục của nhà trường Đội ngũ giáo viên là lượng chủ yếu quan trọng nhất trong tập thể sư phạm nhà trường làm nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục học sinh, là người quyết định chất lượng đào tạo trong nhà trường

Như chúng ta đã biết, lao động sư phạm của người giáo viên là một loại lao động đặc biệt không giống các loại lao động tạo ra sản phẩm ở các ngành nghề khác Đối tượng của lao động sư phạm trường Tiểu học là học sinh ở lứa tuổi từ 6 đến 11, lứa tuổi bắt đầu hình thành và phát triển về tâm

lý, nhân cách

Học sinh cần có sự hướng dẫn đúng đắn và tình cảm của người thầy người cô

Trang 4

Do đó lao động sư phạm của người giáo viên vừa mang tính khoa học vừa mang tính nghệ thuật và tính nhân đạo cao Lao động của người giáo viên là lao động “Trí tuệ” lao dộng chất xám Sản phẩm lao động của người giáo viên là con người phát triển toàn diện Đặc biệt sản phẩm của người giáo viên không được phép có “phế phẩm” Học sinh sau khi hoàn thành chương trình tiểu học phải học tiếp lên THCS và vận dụng những điều đơn giản đã học được vào cuộc sống.

Bác Hồ đã dạy rằng: “Nghề dạy học trước hết phải đem cả con người

và cuộc đời mình ra mà dạy sau đó mới dùng lời để dạy” Nghĩa là người thầy giáo muốn dạy học sinh trở thành con người phát triển toàn diện trước hết người thầy phải dạy cho học sinh bằng chính nhân cách của mình như vậy người thầy phải có đạo đức, có tình cảm trong sáng, kiến thức vững, yêu nghề mến trẻ, hết lòng “vì học sinh thân yêu”, tâm huyết với nghề, gần gũi sâu sát học sinh làm cho học sinh tin và cảm phục cái “Tâm” của người thầy Mặt khác người giáo viên phải có phương pháp dạy học tốt tạo hứng thú, sức hấp dẫn cho học sinh chủ động sáng tạo trong học tập Trong quá trình tổ chức các hoạt động dạy học, người giáo viên phải tìm ra cho mình một phương pháp dạy học ngắn gọn nhưng hiệu quả , phải biết kết hợp nhiều yếu

tố như ngôn ngữ, cử chỉ, giọng nói, điệu bộ, nét mặt để tiết học diễn ra nhẹ nhàng.Trong tiết học không những dạy cho học sinh kiến thức mà còn hướng dẫn học sinh cách học và con đường chiếm lĩnh và tự chiếm lĩnh tri thức , biến quá trình dạy học thành quá trình tự học.Cho nên vấn đề đổi mới phương pháp dạy học hiện nay là rất cần thiết và cấp bách mà các nhà quản

lý giáo dục cần quan tâm.Vì thế trong quá trình tổ chức dạy học nếu có đủ các yếu tố nói trên, người giáo viên sẽ thành đạt trong sự nghiệp “Trồng người” của mình Nếu cả tập thể giáo viên đều có đủ các yếu tố nói trên thì

sẽ phát huy được tiềm năng, trí tuệ, sức mạnh tổng hợp thì chất lượng giáo dục sẽ được nâng lên Do đó công tác xây dựng, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên trong nhà trường cần phải đặt lên hàng đầu và phải làm thường xuyên liên tục

Trang 5

Đội ngũ giáo viên trong nhà trường được tổ chức thành các tổ chuyên môn theo nhóm các phương pháp dạy học, phụ trách tổ là tổ trưởng do BGH chỉ định Chức năng của tổ trưởng là xây dựng hoạt động của tổ, hướng dẫn giáo viên xây dựng kế hoạch dạy học cá nhân, tổ chức bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ và kiểm tra đánh giá giáo viên hàng tháng hay định

kỳ, đề xuất khen thưởng kỷ luật đối với các thành viên trong tổ Tổ trưởng

sử dụng các buổi họp tổ để thực hiện nhiệm vụ quản lý của mình

Trong quá trình giáo dục và đào tạo, hoạt động dạy học là hoạt động trung tâm, đó là quá trình thống nhất giữa giáo viên và học sinh, ở đó dưới tác động của người thầy (tổ chức điều khiển), trò tự giác tích cực nhằm thực hiện tốt các nhiệm vụ dạy học

Hoạt động dạy học có thể khái quát theo sơ đồ sau:

Bài học

- Tri thức

- Kĩ năng

- Thái độ

Trang 6

Quá trình dạy học là quá trình phức tạp, đa năng Mọi hoạt động của trường đều nhằm mục đích đạt tới mục tiêu đào tạo đặc biệt trong giai đoạn hiện nay khi con người bước vào nền văn minh tri thức, GD&ĐT có nhiệm

vụ cực kỳ quan trọng là đào tạo nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp đổi mới đất nước, việc nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên là một việc tất yếu để nâng cao chất lượng giáo dục

Trang 7

II Thực trạng của việc quản lý nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên trường Tiểu học số 1 Thị xã Lai Châu - tỉnh Lai Châu

1 Một số kết quả đã đạt được trong việc quản lý nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên trường Tiểu học số 1 Thị xã Lai Châu.

Trường Tiểu học số 1 Thị xã Lai Châu được thành lập ngày 25 tháng 8

năm 1993 đến nay với 19 năm xây dựng và phát triển nhiều thầy cô giáo đã trưởng thành được đề bạt làm Hiệu trưởng, phó Hiệu trưởng cho các trường bạn trong Thị xã, có những đồng chí đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi các cấp tham gia giảng viên cốt cán của tỉnh -Thị xã

19 năm qua nhà trường luôn dẫn đầu về chất lượng giáo dục của tỉnh, được chính quyền, nhân dân địa phương, học sinh tin cậy.Trường đạt chuẩn Quốc gia mức độ I năm 2001 hiện đang phấn đấu chuẩn mức độ II; Được UBND tỉnh công nhận trường đạt chuẩn chất lượng giáo dục cấp độ 3 năm 2011

Để có được những thành tích như trên, trước hết nhà trường đã xây dựng được một tập thể sư phạm vững mạnh, đoàn kết gắn bó Ban giám hiệu các tổ trưởng, các đoàn thể trong nhà trường có ý thức trách nhiệm cao, cùng phối hợp để hoàn thành tốt nhiệm vụ Đặc biệt đội ngũ giáo viên phần lớn có tinh thần trách nhiệm cao, năng lực chuyên môn nghiệp vụ tốt, thường xuyên

có ý thức tự học tự bồi dưỡng để nâng cao tay nghề Đây là yếu tố quyết định chất lượng giáo dục của nhà trường trong những năm vừa qua

Một phần lớn giáo viên trong nhà trường đã đảm bảo tính tích cực, chủ động sáng tạo trong việc tự bồi dưỡng bổ sung vốn kiến thức cho bản thân Họ nhận thức rõ vai trò của việc bồi dưỡng và tự bồi dưỡng, có thái độ động cơ đúng đắn và quyết tâm cao, thấy được quyền lợi của bản thân trong kết quả bồi dưỡng và nâng cao chất lượng bài giảng, tăng thêm lòng tin, sự tín nhiệm đối với học sinh, được tập thể tin yêu, góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên trong trường Nhà trường luôn đảm bảo được sự kết hợp hài hòa giữa yêu cầu trước mắt và nhiệm vụ lâu dài trong công tác bồi dưỡng giáo viên Đảm bảo cho giáo viên cập nhật những điều chỉnh về đổi

Trang 8

mới chương trình các môn học, đổi mới phương pháp giảng dạy Nhà trường luôn chú trọng công tác bồi dưỡng giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức và lý tưởng nghề nghiệp, bồi dưỡng lòng nhân ái, năng lực sư phạm, thiết kế bài dạy, chấm trả bài và quản lý học sinh.

Năm gần đây do sự tăng nhanh về số lượng học sinh nên số lượng giáo viên cũng được bổ sung thêm Thế hệ vàng của các thầy cô giáo làm nên lịch sử của nhà trường đang bắt đầu chuyển giao sứ mệnh cho thế hệ giáo viên trẻ

cả về tuổi đời lẫn tuổi nghề Đây chính là giai đoạn cần xây dựng củng cố đồng thời bồi dưỡng nâng cao chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên, nhất là việc đổi mới chương trình SGK và phương pháp giảng dạy nhằm thực hiện mục tiêu chiến lược phát triển giáo dục đến 2020

2 Một số thuận lợi và khó khăn trong việc quản lý nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên trường Tiểu học số 1 Thị xã Lai Châu.

*Thuận lợi:

Tập thể sư phạm nhà trường luôn phát huy truyền thống đoàn kết nhất trí cao trong việc thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ giáo dục của nhà trường, có tinh thần tương thân tương ái, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ trong chuyên môn cũng như trong cuộc sống

Đội ngũ giáo viên đa số có tinh thần trách nhiệm cao, tâm huyết với nghề, có tay nghề vững vàng mang tính kế thừa liên tục của đội ngũ:

Hàng năm nhà trường thường xuyên tổ chức phong trào tự học tự bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, 100% giáo viên hoàn thành chương trình bồi dưỡng thường xuyên theo chu kỳ và các lớp bồi dưỡng hè hàng năm

Trang 9

Các cơ quan chủ quản luôn tạo điều kiện về cả vật chất lẫn tinh thần cho giáo viên được học tập để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.

Hầu hết giáo viên có gia đình ở tập trung quanh khu vực Thị xã đường

xá đi lại thuận lợi nên họ yên tâm công tác

*Khó khăn

Một số ít sức khỏe yếu không thể đảm nhiệm công tác chủ nhiệm lớp

- Năng lực chuyên môn của một số ít giáo viên chưa đáp ứng được với yêu cầu của giáo dục trong thời kỳ mới

+ Một số giáo viên vẫn dạy theo lối cũ nặng về truyền đạt lý thuyết, nói nhiều ít chú ý đến phát triển tư duy, năng lực sáng tạo khả năng thực hành của học sinh

+ Một số giáo viên chậm đổi mới, ngại học hỏi

+Việc vận dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý còn hạn chế

- Số phòng học chức năng hầu như còn thiếu Tài liệu tham khảo cho công tác bồi dưỡng giáo viên rất hạn chế

- Hơn 90% giáo viên là nữ 1/2 trong độ tuổi nuôi con nhỏ

Bảng 2: Chất lượng của CBQL, giáo viên trong 3 năm.

Trang 10

III Một số biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên trường Tiểu học số1 Thị xã Lai Châu.

1 Nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý và giáo viên về vấn đề nâng

cao chất lượng đội ngũ giáo viên.

Chi bộ, BGH nhà trường cần thường xuyên quan tâm việc nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất, đạo đức, lối sống của nhà giáo, tổ chức học tập Luật giáo dục, điều lệ trường tiểu học, đường lối chính sách của Đảng và nhà nước về giáo dục Thấm nhuần nhiệm vụ, mục tiêu giáo dục, nhất là chỉ thị 40-CT/TW của Ban bí thư, Quyết định 09/2005/QĐ-TTG của thủ tướng chính phủ về việc: “ Xây dựng nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán

bộ quản lý giáo dục”

Quán triệt sâu rộng quy chế chuyên môn, hệ thống các văn bản pháp quy của ngành, nội quy của trường Trang bị báo, tạp chí chuyên ngành để giáo viên tiếp nhận đường lối chính sách của Đảng, nhà nước một cách kịp thời, chính xác

Trang 11

Bồi dưỡng nâng cao nhận thức cho đội ngũ

2 Đa dạng hóa các hình thức bồi dưỡng năng lực cho đội ngũ giáo viên

2.1 Đa dạng hóa nội dung bồi dưỡng giáo viên

2.1.1 Tăng cường bồi dưỡng năng lực sư phạm

Bồi dưỡng năng lực sư phạm cho đội ngũ giáo viên là một nội dung

cơ bản, quan trọng trong công tác bồi dưỡng giáo viên Năng lực sư phạm bao gồm năng lực tổ chức quá trình dạy học và năng lực tổ chức quá trình giáo dục Tri thức khoa học sâu rộng là nền tảng của năng lực sư phạm, vì vậy cần tập trung bồi dưỡng những nội dung sau:

Bồi dưỡng năng lực thiết kế bài học, năng lực kiểm tra, chấm chữa bài: hướng dẫn cụ thể một số tiết như Toán, Tiếng Việt, Tự nhiên và xã hội, Khoa học Đ/c Tuất, đ/c Màu, đ/c Nga đảm nhận

Trang 12

Thường xuyên cung cấp cho giáo viên những điều chỉnh hoặc đổi mới nội dung, phương pháp giáo dục trẻ.

Bồi dưỡng năng lực sư phạm cho đội ngũ giáo viên

Đối với giáo viên làm công tác chủ nhiệm, cần bồi dưỡng thêm năng lực tổ chức hoạt động tập thể, năng lực thuyết phục cảm hóa học sinh Giáo viên chủ nhiệm là người thay mặt Hiệu trưởng quản lý toàn diện các mặt hoạt động giáo dục trong một lớp Giáo viên chủ nhiệm là người cố vấn tập thể học sinh trong hoạt động tự quản, trực tiếp chỉ đạo giáo dục học sinh, kiểm tra đánh giá quá trình rèn luyện, tu dưỡng , phấn đấu của học sinh Do vậy giáo viên chủ nhiệm cần thường xuyên được bồi dưỡng kỹ năng ứng xử tình huống, kỹ năng vận dụng tri thức khoa học giáo dục vào thực tiễn sinh động, đa dạng trong quá trình giáo dục học sinh

Trang 13

2.1.2 Tăng cường bồi dưỡng năng lực chuyên môn:

Vào đầu mỗi năm học BGH yêu cầu các tổ chuyên môn thảo luận để mỗi tổ có kế hoạch bồi dưỡng cho các cá nhân, coi đó là mục tiêu phấn đấu,

là chương trình hành động của mình Tổ trưởng, tổ phó chịu trách nhiệm trước BGH về chất lượng đội ngũ của tổ.BGH cần thường xuyên đôn đốc việc thực hiện bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên theo kế hoạch đề ra

Tổ chức tốt các hoạt động tự bồi dưỡng : Dự giờ thăm lớp, sử dụng tài liệu tham khảo, các đồng chí giáo viên giỏi có nhiều kinh nghiệm trao đổi kinh nghiệm giảng dạy để đồng nghiệp cùng học tập:

- Bồi dưỡng thông qua hình thức sinh hoạt tổ, nhóm chuyên môn, cải tiến nội dung sinh hoạt tổ theo hướng trao đổi chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm theo từng chủ điểm, từng chủ đề mà các cá nhân trong tổ quan tâm Giành nhiều thời gian cho sinh hoạt chuyên môn, những nội dung không thật cần thiết có thể chỉ thông báo trên bảng tin

Ngày đăng: 03/04/2015, 16:09

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w