Cơ chế thứ tư: Sự vi phạm các quy tắc hội thoại

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số kịch bản văn học của Nguyễn Huy Tưởng và Nguyễn Huy Thiệp theo cách nhìn của lí thuyết hội thoại (Trang 117 - 124)

B- Chiến lược “Xưng khiêm hô tôn”

3.4.4 Cơ chế thứ tư: Sự vi phạm các quy tắc hội thoại

Phần này, chúng tôi cũng không nhắc lại nhiều lí thuyết về quy tắc hội thoại, chỉ xin nêu ngắn gọn, có 4 quy tắc hội thoại. Đó là:

Phƣơng châm về lƣợng Phƣơng châm về chất Phƣơng châm về quan hệ Phƣơng châm về cách thức

Khi ngƣời nói đã cố tình vi phạm những quy tắc này nhằm tạo ra mục đích nào đó trong câu nói của mình thì sự vi phạm đó thƣờng dẫn đến:

- Thứ nhất, làm cho giao tiếp ngôn ngữ không thể tiến hành thuận lợi đƣợc, thậm chí bị gián đoạn hoặc dở chừng.

- Thứ hai, làm cho ngƣời nghe bị mắc lừa, hay đánh lừa ngƣời nghe. - Thứ ba, làm nảy sinh những hàm ý hội thoại.

Trong đó, kết quả thứ ba chính là phần nghiên cứu của chúng tôi trong việc nghiên cứu kịch bản văn học của Nguyễn Huy Tƣởng.

* Sự vi phạm các nguyên tắc hợp tác trong đối thoại kịch bản văn học của Nguyễn Huy Tưởng

Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Thanh Nga – Cao học NG50A

Trong các kịch bản văn học của Nguyễn Huy Tƣởng xuất hiện những sự vi phạm nguyên tắc hợp tác nhƣ sau:

Ví dụ:

1.Đan Thiềm: Ông mới gặp tôi, lấy cớ gì mà bảo tôi nông nổi?

Vũ Như Tô: Ngƣời ăn chơi thì đều nông nổi.

2.Lê Tương Dực: Tháo cho mi, nhƣng mi đừng phụ lòng trẫm,

Vũ Như Tô: Hoàng thƣợng coi tiện nhân là ngƣời thế nào? Đại trƣợng phu một nhời đã hứa, dẫu nhảy vào đống lửa cũng không từ.

(Vũ Nhƣ Tô - Nguyễn Huy Tƣởng)

3.Ông cụ Phương: Không có mƣu của bác ấy thì có giết đƣợc Tây chán ra đấy… Nói chuyện mãi. Có định đi thì đi. Lần chần mãi.

Bà cụ Phương: Vâng thế tôi đi. Biểu tình cũng đi xa rồi. Mà cũng sắp tối rồi còn gì. Ngƣời ta chắc cũng tan rồi.

4.Bà cụ Phương: Sao lại gớm? Anh chị nó mới về chơi.

Sáng: Lúc này mà đi chơi đƣợc? Thiên hạ lắm thì giờ thật.

(Bắc Sơn - Nguyễn Huy Tƣởng)

5. Kính: Sáng hôm nay, tôi đi họp ở Thành bộ, tôi hỏi ý kiến anh Sơn, anh ấy bảo: Khi Léon Blum nói hoà bình, thì chúng ta phải sửa soạn kháng chiến.

6. Dương: May còn đƣợc gặp bà.

Ngọc Cẩm: Có lẽ tôi không may. Mời ông ngồi chơi. 7. Dương: Vẫn là quyền bà. Bà yêu cái đẹp…

Ngọc Cẩm: Ông trông phòng khách nhà tôi có đẹp đâu?

Dương: Và bà yêu sự sống.

Ngọc Cẩm: Ông xem xung quanh đấy, khắc khổ lắm.

(Những ngƣời ở lại – Nguyễn Huy Tƣởng)

Trong ví dụ đầu tiên, khi Đan Thiềm hỏi Vũ Nhƣ Tô rằng tại sao mới lần đầu gặp, Vũ Nhƣ Tô đã cho rằng bà là ngƣời nông nổi. Vũ Nhƣ Tô đã trả lời

Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Thanh Nga – Cao học NG50A

một câu gần nhƣ không ăn khớp với câu hỏi, nhƣng ngƣời nghe đều có thể tự ngầm hiểu rằng, Vũ Nhƣ Tô cho rằng ngƣời ăn chơi thì đều nông nổi, mà Đan Thiềm là ngƣời ăn chơi. Trong câu trả lời của mình, dù Vũ Nhƣ Tô hoàn toàn không nói rằng Đan Thiềm là ngƣời ăn chơi, nhƣng ai đọc thì cũng đều có thể hiểu đƣợc điều mà Vũ Nhƣ Tô hàm chỉ.

Tƣơng tự nhƣ vậy ở các ví dụ sau. Xét ví dụ 2 chẳng hạn. Khi Lê Tƣơng Dực nói với Vũ Nhƣ Tô nhƣ một lời nhắn gửi rằng “ngƣơi đừng phụ lòng trẫm”, Vũ Nhƣ Tô đã hồi đáp Lê Tƣơng Dực bằng cách hỏi lại Lê Tƣơng Dực và dùng hình ảnh “đại trƣợng phu một lời đã hứa, dẫu nhảy vào đống lửa cũng không từ” để khẳng định con ngƣời mình. Ở đây, Vũ Nhƣ Tô đã không trả lời thẳng lời nhắn gửi của Lê Tƣơng Dực bằng một câu hiển ngôn, kiểu nhƣ: “Không đời nào thần phụ ngƣời”, hay “thần sẽ không bao giờ dám phụ lòng hoàng thƣợng”… Vũ Nhƣ Tô đã dùng hàm ý, mƣợn hình ảnh ngƣời đại trƣợng phu để nói về tính cách và con ngƣời mình. Nhƣ vậy là dù không trả lời thẳng câu nói của Lê Tƣơng Dực nhƣng Vũ Nhƣ Tô vẫn khiến đối phƣơng cũng nhƣ ngƣời đọc hiểu đƣợc hàm ý của mình.

Chúng ta sẽ xét cụ thể những phát ngôn vi phạm các nguyên tắc hợp tác trong các kịch bản văn học của Nguyễn Huy Tƣởng.

Có một điều cần nói ngay rằng, tuy ở các kịch bản văn học của Nguyễn Huy Tƣởng có đầy đủ cả 4 cơ chế tạo ra hàm ý hội thoại nhƣng trong cơ chế này, nói về sự vi phạm các nguyên tắc hợp tác để tạo ra hàm ý hội thoại, tuyệt nhiên chúng tôi không thấy xuất hiện sự vi phạm nguyên tắc về chất để tạo ra hàm ý hội thoại. Đây là một điểm khá thú vị khi đem so sánh với sự vi phạm các nguyên tắc hợp tác để tạo ra hàm ý hội thoại trong kịch bản văn học của Nguyễn Huy Thiệp. Trong khi đối với kịch bản văn học của Nguyễn Huy Thiệp sự vi phạm nguyên tắc về chất tạo ra hàm ý hội thoại xuất hiện tƣơng đối nhiều thì điều này lại hoàn toàn không tìm thấy ở các kịch bản văn học của Nguyễn Huy

Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Thanh Nga – Cao học NG50A

Tƣởng. Ở các kịch bản văn học của Nguyễn Huy Tƣởng để tạo ra hàm ý hội thoại chỉ xuất hiện những vi phạm nguyên tắc sau:

1/ Sự vi phạm nguyên tắc về lượng

- Bà cụ Phương: Sao bảo mình đƣợc? Có đƣợc thật không?

Ngọc: Đƣợc đấy. Lăn đƣợc nó xuống khe đấy. Bắt đƣợc nó đấy. Đem bêu nó đấy. Đƣợc đấy chứ thua đâu? Càng đƣợc mới lại càng chết.

- Bà cụ Phương: Sao bảo Nhật sang, Tây về?

Ngọc: Ai bảo mé thế? Cứ nói vào rồi thì hối không kịp nữa. Mé bảo nó về đâu? Cứ hoạ nó sắp về đây, nó triệt hạ làng cho nhƣ ở Bình Gia thì có. Cứ giết nó vào. Giết nó bây giờ thì sƣớng thật, nhƣng đến lúc nó kéo về báo thù thì còn lắm cái sƣớng!

(Bắc Sơn - Nguyễn Huy Tƣởng)

Trong cả hai ví dụ nêu trên, các câu hỏi của nhân vật bà cụ Phƣơng đƣa ra đều nhận đƣợc những câu trả lời đƣợc xem là “thừa thông tin”. Tức là ngƣời nói chỉ đƣa ra một câu hỏi nhƣng ngƣời nghe lại trả lời nhiều hơn những thông tin của ngƣời nói cần biết đến. Trong đó, ngƣời trả lời muốn hàm chỉ một điều gì đó.

Xét cụ thể cả hai ví dụ trên, trong câu trả lời của nhân vật Ngọc, các thông tin đƣợc đƣa ra đều bị coi là thừa so với những yêu cầu của câu hỏi. Nhƣng nhân vật Ngọc đã cố tình trả lời một cách thừa thông tin nhƣ vậy để đƣa ra một hàm ý khác, hàm ý phủ nhận những gì ngƣời hỏi đang nghi vấn.

Sự vi phạm nguyên tắc này diễn ra khi ngƣời nói đƣa ra nhiều hơn hoặc ít hơn thông tin cần của câu hỏi, đƣơng nhiên điều đó phải mang ý nghĩa, tức là phải có một hàm ý nào đó.

Theo nghiên cứu và tìm hiểu của chúng tôi, trong các kịch bản văn học của Nguyễn Huy Tƣởng ít xuất hiện các hàm ý đƣợc tạo ra theo cơ chế này.

Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Thanh Nga – Cao học NG50A

Những đối thoại sau đƣợc coi là có chứa các phát ngôn có các hàm ý hội thoại đƣợc tạo ra do sự vi phạm nguyên tắc về quan hệ.

Lê Trung Mại: Mụ hãy ngửng đầu lên. Đây là Hoàng hậu bắt tôi giết mụ, chứ tôi không thù oán gì với mụ đâu.

Đan Thiềm: Trời ơi, đài đẹp đến bực này. Quả là một thiên công.

(Vũ Nhƣ Tô - Nguyễn Huy Tƣởng)

Trong đoạn thoại trên lời hồi đáp của Đan Thiềm cũng bị coi là vi phạm nguyên tắc về quan hệ. Lời đáp hầu nhƣ không hề có dính líu gì đến nội dung mà Lê Trung Mại đang nói. Tuy nhiên, hàm ý ở đây chính là việc Đan Thiềm đã nói những điều hoàn toàn không liên quan đến những gì Lê Trung Mại nói, điều đó chứng tỏ nàng không hề quan tâm đến những gì Lê Trung Mại nói cũng nhƣ nàng hoàn toàn chẳng có gì trách móc ngƣời sắp giết mình. Với nàng lúc ấy, sống chết không quan trọng, nàng không quan tâm và không cần thiết, Đan Thiềm không hề sợ chết, điều mà nàng quan tâm chỉ là “đài” (Cửu Trùng Đài), đến lúc sắp phải chết nàng vẫn chỉ muốn ngắm và chiêm ngƣỡng “đài” và trầm trồ với vẻ đẹp của nó.

Ví dụ khác

- Dương: Anh định ra hay ở lại?

Bác sĩ Thành: Bọn anh em của tôi thì ra hết rồi.

(Những ngƣời ở lại – Nguyễn Huy Tƣởng)

Xét ví dụ nêu trên, ta nhận thấy trong khi câu hỏi là nhằm đến đối phƣơng, nhƣng câu trả lời của đối phƣơng thì hình nhƣ lại “không ăn khớp” với câu hỏi. Nhƣng thật ra, ngƣời trả lời đã gửi gắm một hàm ý ở đây, tuy không nói trực tiếp, và xét trên bề mặt tƣởng nhƣ hai lời đối thoại này không phù hợp với nhau, tức là ngƣời tham gia giao tiếp đã cố tình vi phạm quy tắc về quan hệ, nhằm mục đích tạo ta hàm ý kiểu “nói Sơn Tây chết cây Hà Nội”. Cụ thể, trong trƣờng hợp này, ngƣời nghe, ngƣời xem có thể ngầm hiểu câu trả lời của bác sĩ Thành

Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Thanh Nga – Cao học NG50A

đối với Dƣơng là anh em tôi đã ra hết và tôi cũng muốn ra, nhƣng chƣa tiện nói thẳng ra.

(Những ngƣời ở lại – Nguyễn Huy Tƣởng)

Kiểu hàm ý hội thoại đƣợc tạo ra bằng cơ chế này đƣợc tìm thấy nhiều trong các kịch bản văn học của Nguyễn Huy Tƣởng. Đa số các hàm ý hội thoại đều tập trung vào loại này. Có lẽ đây là kiểu hàm ý dễ tạo ra và rất có hiệu quả khi sử dụng nên ở cả kịch bản văn học của Nguyễn Huy Thiệp và Nguyễn Huy Tƣởng chúng tôi đều thấy nhiều.

Sau đây là một số ví dụ tiêu biểu của hàm ý hội thoại đƣợc tạo ra do sự vi phạm quy tắc về quan hệ của ngƣời giao tiếp.

- Quảng: Lan cho tôi nói một câu thôi. Một câu thôi, Lan!

Lan: Tôi tìm Kính…

- Bác sĩ Thành: Cậu không nhớ nhà à?

Kính: Con đã vào đoàn Quyết tử.

- Bác sĩ Thành: Tôi đã cân nhắc nhiều rồi. Tôi muốn ra ngoài lắm nhƣng tạng tôi yếu. Ra ngoài, tôi không lăn lộn đƣợc. Phải ở lại là một sự vạn bất đắc dĩ đối với tôi. Suy cho cùng, tôi chỉ có thể làm việc trong phạm vi chuyên môn của tôi mà thôi. Nên tôi ở lại. Không cứ ra ngoài mới cứu nƣớc đƣợc.

Sơn: Vì sợ nhục, tất cả những vị bác sĩ, kĩ sƣ, thi sĩ, nghệ sĩ có tên trong nƣớc đã vui vẻ mà ra cả. Cụ Văn cũng ốm yếu, mà cụ cũng ra…

(Những ngƣời ở lại – Nguyễn Huy Tƣởng)

3/ Sự vi phạm nguyên tắc về cách thức

Xét vài ví dụ sau:

Dương: Tôi thì ma nó mời. Nó không hạ thủ là còn may: vừa là quan, lại trẻ tuổi lên nhanh, lại nhà giàu. Nhất định là phản động. (cƣời xuề xoà). Tóm lại tôi không thành vấn đề. Vả lại, các cụ tôi nhất định không chịu đi. Cơ nghiệp ở cả Hà Nội. rời các cụ tôi, rời Hà Nội thì tôi chết mất. Vì thế, tôi bắt buộc phải ở

Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Thanh Nga – Cao học NG50A

lại. Nhân dịp xem đánh nhau ra sao. Mình đã chứng kiến bao nhiêu cuộc thay bậc đổi ngôi. Chắc là còn nhiều chuyện li kì. Anh liệu đánh nhau có lâu không?

Bác sĩ Thành: Đó là một điều mà tôi muốn biết.

(Những ngƣời ở lại – Nguyễn Huy Tƣởng)

Trong đối thoại trên, ở câu trả lời của bác sĩ Thành, ta tìm thấy một cách nói khác đi nhƣng đồng nghĩa với câu trả lời: tôi không biết. Lẽ ra, theo lẽ thong thƣờng, khi đƣợc hỏi “anh có biết liệu có đánh nhau lâu không?” thì chỉ cần trả lời một trong các phƣơng án, kiểu nhƣ: “Chắc là không” “chắc là có” “tôi không biết”… đây là những câu trả lời ngắn gọn và dễ hiểu, không bao hàm hàm ý hội thoại gì. Nhƣng ở đối thoại trên, ngƣời nói đã cố tình vi phạm nguyên tắc về cách thức trong câu trả lời của mình, thể hiện ở việc thay cho câu trả lời ngắn gọn, dễ hiểu là “tôi không biết” thì bác sĩ Thành lại “cố tình” nói rằng “đó cũng là điều mà tôi muốn biết”.

Hay một đoạn đối thoại khác:

Kính: Đi đâu đấy, anh Sơn? Gớm! Đồng chí nhét em vào khu Đông Kinh Nghĩa Thục với bà Lan, còn đồng chí thì có quyền đi khắp khu này sang khu khác. Sợ đồng chí thật! Bây giờ đồng chí đi đâu?

Sơn: Đồng chí đến rạp Tố Nhƣ để sửa soạn cho một tốp dân chúng khu Đông Thành tản cƣ.

(Những ngƣời ở lại – Nguyễn Huy Tƣởng)

Đoạn đối thoại trên cũng có sự vi phạm quy tắc về cách thức. Trong câu nói của Kính, thay cho việc gọi Sơn bằng tên nhƣ thông thƣờng thì Kính đã cố tình dùng từ “đồng chí” để gọi Sơn. Ở câu đầu của lƣợt lời, Kính vẫn dùng hiển ngôn khi hỏi Sơn rằng “đi đâu đấy, anh Sơn”. Nhƣng sang đến câu thứ hai của lƣợt lời, Kính thay tên anh Sơn bằng “đồng chí” và ở cuối, Kính hỏi “bây giờ đồng chí đi đâu”, ta có thể hiểu câu này vẫn bằng với câu nói ban đầu trong lƣợt lời của Kính.

Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Thanh Nga – Cao học NG50A

Xét tiếp câu trả lời của Sơn. Thay cho việc xƣng “tôi”, hay “anh” thì nhân vật Sơn dùng chính thuật ngữ mà Kính gọi mình, tức là xƣng “đồng chí”. Ta có thể hiểu, “đồng chí” ở lƣợt lời của Kính là chỉ ngôi thứ hai, nhƣng cũng từ “đồng chí” trong lƣợt lời của Sơn thì lại là chính ngôi thứ nhất.

Nhƣ vậy, trong đoạn hội thoại trên, cả hai nhân vật trong đối thoại đều cố tình vi phạm nguyên tắc về cách thức để tạo ra hàm ý hội thoại.

Trong các kịch bản văn học của Nguyễn Huy Tƣởng, hàm ý hội thoại do sự vi phạm nguyên tắc về cách thức cũng xuất hiện khá nhiều. Một số ví dụ khác:

- Quảng: Lan cố chấp quá

Kính: Con cụ bác sĩ Thành, trách nào. - Dương: Anh trông buồn quá.

Bác sĩ Thành: Không buồn sao đƣợc? Một thằng trí thức có phải là đá đâu. - Dương: Nhƣng chị Cẩm thì ra chứ?

Bác sĩ Thành: Có hai vợ chồng, lại ngƣời ra ngƣời ở gì.

(Những ngƣời ở lại – Nguyễn Huy Tƣởng)

- Bà cụ Phương: Đóng cửa chƣa? Lại đây mấy mé. Anh thằng Sáng nữa. Này anh thằng Sáng, liệu thì Tây nó có về lại thật không?

Ngọc: Mé chẳng phải hỏi nữa.

Ngọc: Thế mà đánh đƣợc?

Ông cụ Phương: Không đánh đƣợc, nhƣng 11 thằng Tây xuống khe núi. Anh em lính khố đỏ vác cả súng máy sang hàng. Không đánh đƣợc đấy.

(Bắc Sơn - Nguyễn Huy Tƣởng)

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số kịch bản văn học của Nguyễn Huy Tưởng và Nguyễn Huy Thiệp theo cách nhìn của lí thuyết hội thoại (Trang 117 - 124)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)