B- Chiến lược “Xưng khiêm hô tôn”
3.5.1 Lịch sự trong kịch bản văn học của Nguyễn Huy Tưởng
Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Thanh Nga – Cao học NG50A
Một lần nữa, trong phần này chúng tôi không nêu lại những lí thuyết đã nói trong phần lịch sự và nguyên tắc lịch sự (2.5.1) ở chƣơng trƣớc. Ở đây, chúng tôi chỉ xin nêu lại một cách ngắn gọn nhất thế nào là lịch sự, sau đó trực tiếp tìm hiểu trong kịch bản văn học của Nguyễn Huy Tƣởng.
Lịch sự là một nhân tố quan trọng trong giao tiếp xã hội. Nó có tác động chi phối không những đối với quá trình giao tiếp mà cả đối với kết quả giao tiếp.
Ngƣời ta có thể coi lịch sự nhƣ một chuẩn mực xã hội. Các nhà văn hoá thuộc nhiều dân tộc khác nhau đã quan niệm lịch sự là hành vi xã hội có lễ độ hay là lễ phép xã giao trong phạm vi văn hoá.
Ví dụ kính già yêu trẻ… là những nét đẹp trong truyền thống văn hoá Việt Nam. Chính vì thế, trong các kịch bản văn học cuả Nguyễn Huy Tƣởng có xuất hiện những câu kiểu nhƣ:
- Nguyễn Vũ: Đƣợc, đƣợc, Quân công cứ để mặc tôi.
Trịnh Duy Sản: Kính chào cụ lớn. Hay
- Vũ Như Tô: Gửi Cụ lớn, thế các quan xin bãi Cửu trùng đài?
Nguyễn Vũ: Bãi thế nào đƣợc, công việc vẫn cứ làm nhƣ thƣờng. Hoặc:
- Kim Phượng: Tâu Hoàng thượng, có việc chi mà mặt rồng hớn hở… - Trịnh Duy Sản: Cụ lớn là bực cao vọng, chỉ có Cụ lớn can nổi Hoảng thƣợng. Vì thế triều thần làm sớ dâng ngự lãm, và uỷ tôi đến đƣa trình Cụ lớn
xem trƣớc…
(Vũ Nhƣ Tô – Nguyễn Huy Tƣởng)
- Lan: Kính nhạt lắm.
Kính: Thưa chị, vì có anh Quảng ở đây, đấy ạ. Hoặc:
Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Thanh Nga – Cao học NG50A
Bác sĩ Thành: Mất thủ đô!
(Những ngƣời ở lại – Nguyễn Huy Tƣởng)
Ta nhận thấy trong các câu nói trên đều chứa những từ ngữ “thƣa gửi, tâu trình” rất trang trọng thể hiện một sự kính trọng, lễ phép vời ngƣời nói, nhất là khi đối phƣơng là những nhân vật cao tuổi, đáng nể hay là những nhân vật có chức danh… Những từ ngữ đƣợc sử dụng rất phù hợp với vị thế xã hội và hoàn cảnh giao tiếp của các bên tham gia.
Những câu nói kiểu thế này ta có thể bắt gặp và tìm thấy ở các kịch bản văn học có chủ đề về lịch sử, nhất là những kịch bản văn học kiểu nhƣ Vũ Nhƣ Tô của Nguyễn Huy Tƣởng.
Trƣớc khi đi vào tìm hiểu những chiến lƣợc lịch sự và sự thể hiện những chiến lƣợc lịch sự trong các kịch bản văn học của Nguyễn Huy Tƣởng, cần phải nhắc lại một số những khái niệm cơ bản.
Đầu tiên, đó là khái niệm thể diện. Thể diện đƣợc hiểu là hình ảnh bản thân trƣớc công chúng của một cá nhân, nó liên quan đến ý thức xã hội và tình cảm mà mỗi cá nhân có và mong muốn ngƣời khác tri nhận. Trong giao tiếp, ngƣời ta mong muốn thể diện của mình đƣợc tôn trọng. Nếu một trong những ngƣời tham gia giao tiếp nói điều gì đó có biểu hiện đe doạ sự mong đợi của ngƣời khác về mặt thể diện thì đó là hành động đe doạ thể diện. Đây cũng là một khái niệm cần thiết cho việc tìm hiểu về lịch sự trong giao tiếp.
Tránh hành động đe doạ thể diện đƣợc thể hiện bằng hành vi giữ thể diện. Hành động giữ thể diện dùng chiến lƣợc lịch sự tích cực và chiến lƣợc lịch sự tiêu cực.
Trong đó, lịch sự tích cực đƣợc tìm thấy trong kịch bản văn học của
Nguyễn Huy Tƣởng thể hiện bằng các chiến lƣợc:
./ Khoa trƣơng niềm hứng thú, sự tán đồng, đồng tình của bản thân với ngƣời nghe
Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Thanh Nga – Cao học NG50A
Sơn: Từ hôm nó đánh Bộ giao thông công chính, Bộ ngoại giao, chiếm nhà Thuỷ Tạ, dãy Hàng Gai số lẻ, thì chƣa thấy động tĩnh gì. Các bố vẫn bày hoa trên luỹ đợi giặc.
Kính, Lan, Quảng: Hoan hô! Thế mới là Hà Nội.
(Những ngƣời ở lại – Nguyễn Huy Tƣởng)
./ Tránh sự không nhất trí
Bác sĩ Thành: Kể thì cũng tiếc. Cậu cũng tiếc. (thở dài đứng lên). Rồi còn thằng Anh, thằng Mĩ. Cuộc đời nó nhƣ thế đấy. (chép miệng). Tinh thần bác ái, khí tiết của Đông phƣơng chƣa thắng, thì loài ngƣời còn cứ tàn nhẫn nhƣ thế mãi. Dẫu sao đáng trách vẫn là cái chính phủ này. Hẹp hòi quá, đối kị nhân tài quá, quá khích quá. Phong tục, lễ giáo chẳng ra làm sao. Chỉ ra công phá hoại. Chế độ uỷ ban thật là vô lí.
Lan: Con thấy dễ thở lắm. Cậu bảo chính phủ đố kị nhân tài, nhƣng Cụ Hồ luôn luôn kêu gọi trí thức, mấy lần mời cậu vào chính phủ, cậu không nhận, con chẳng hiểu ra làm sao.
(Những ngƣời ở lại – Nguyễn Huy Tƣởng)
./ Đề xuất sự giúp đỡ hoặc đƣa ra lời hứa
Vũ Như Tô: Tiện nhân đâu dám tiếc sức. Cũng mong giúp Hoàng thƣợng xây cho nƣớc ta một toà lâu đài nguy nga, cùng với vũ trụ trƣờng tồn. Chỉ xin Hoàng thƣợng hai điều: thứ nhất, đài phải xây theo đúng kiểu bản đồ này, không thay đổi một li nào. Thứ hai Hoàng thƣợng và triều đình phải trọng đĩa công ngang sĩ. Sách Trung dung có dạy “lai bách công giã”. Hoàng thƣợng chắc còn nhớ đấy. Nƣớc phú dân cƣờng là nhờ ở đó. Hai điều đó không đƣợc, tiện nhân đành phí thân này.
(Vũ Nhƣ Tô – Nguyễn Huy Tƣởng)
Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Thanh Nga – Cao học NG50A
Quảng: Tôi vẫn tin một cách chắc chắn là không có chiến tranh đâu. Tôi sẽ theo đuổi thành một nhà giải phẫu có tiếng nhƣ thầy, tôi sẽ làm ngƣời giúp việc đắc lực của thầy, thầy và tôi sẽ làm cho khoa mổ xẻ Việt Nam rực rỡ…
(Những ngƣời ở lại – Nguyễn Huy Tƣởng)
Còn những chiến lƣợc lịch sự tiêu cực đƣợc tìm thấy trong kịch bản văn
học của Nguyễn Huy Tƣởng, đó là: ./ Nói năng vòng vo
Bác sĩ Thành đứng lên: Ra bây giờ? (nhìn Sơn trông trƣớc trông sau). Nhiều thứ lắm.
Sơn: Con xin huy động ngƣời làm
Bác sĩ Thành: Lại còn từ đây đi ra…
Sơn: Con xin đi bảo vệ.
Bác sĩ Thành: Lại còn máy móc sách vở
Sơn: Con xin đảm bảo.
Bác sĩ Thành: Để tôi nghĩ đã.
Sơn: Ông nghĩ đến bao giờ nữa?
(Những ngƣời ở lại – Nguyễn Huy Tƣởng)
./ Thể hiện bi quan
Sơn: Vâng. Con chỉ là một đứa nghèo hèn, thấp học, không có một chút địa vị gì trong xã hội, để đến đây nói chuyện…
(Những ngƣời ở lại – Nguyễn Huy Tƣởng)
Trên đây là một số chiến lƣợc lịch sự đƣợc tìm thấy trong các kịch bản văn học của Nguyễn Huy Tƣởng. Ta có thể có ngay một nhận xét rằng, trong kịch bản văn học của Nguyễn Huy Tƣởng sử dụng ít hơn những chiến lƣợc lịch sự tích cực và lịch sự tiêu cực so với các kịch bản văn học của Nguyễn Huy Thiệp.
Ngoài ra, để thể hiện lịch sự, có thể tìm hiểu thêm về các câu biểu thị cầu khiến và biểu thị sự khen trong các kịch bản văn học.
Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Thanh Nga – Cao học NG50A
Trƣớc hết, nói về mô hình câu cầu khiến. Nhƣ ở các kịch bản văn học của
Nguyễn Huy Thiệp, các kịch bản văn học của Nguyễn Huy Tƣởng cũng xuất hiện nhiều mô hình câu cầu khiến tƣơng tự nhƣ ở kịch bản văn học của Nguyễn Huy Thiệp.
- Đó là các câu cầu khiến dạng nhƣ các câu kiểu thăm dò có đuôi là các từ “đƣợc không”, “đƣợc chứ”, “có thể đƣợc không ạ”…
Ví dụ:
Cửu: Sao anh không gọi tôi dậy đi cho có đƣợc không? Chân anh chỗ sâu loét ra, còn cứ đi mãi?
(Bắc Sơn – Nguyễn Huy Tƣởng)
- Hoặc các câu cầu khiến có chứa các từ nhƣ “xin”, “mời”, “làm phiền”… Ví dụ:
Sơn: Con xin ông cho trở lại vấn đề.
Bác sĩ Thành: Về việc tôi rời Hà Nội?
(Những ngƣời ở lại – Nguyễn Huy Tƣởng)
- Và các mô hình hỏi, mệnh lệnh, cầu khiến nói chung cũng đều đƣợc tìm thấy trong các kịch bản văn học của Nguyễn Huy Tƣởng. Chúng tôi chỉ xin nêu ngắn gọn một vài ví dụ ở trên.
Về mô hình câu khen trong kịch bản văn học của Nguyễn Huy Tƣởng,
chúng tôi đã xem xét và nhận thấy:
Trong kịch bản văn học của Nguyễn Huy Tƣởng có xuất hiện những mô hình câu khen tƣơng tự nhƣ mô hình câu khen ở kịch bản văn học của Nguyễn Huy Thiệp. Đó là:
- Mô hình dùng câu cảm thán để biểu thị lời khen:
Thái: Sao mà phong cảnh thú vị thế kia? Rừng núi ở Bắc Sơn thật là đẹp! Sao lại có buổi sáng vui đến thế này!
Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Thanh Nga – Cao học NG50A
Bác sĩ Thành: Cuộc kháng chiến của ta quả là đẹp! Những chiến sĩ lao bom ba càng vào xe tăng thì có khác gì ngƣ lôi sống của Nhật…
(Bắc Sơn – Nguyễn Huy Tƣởng)
- Mô hình câu dùng những từ chỉ mức độ biểu thị sự khen:
Quảng: Lan đẹp quá! Hoặc:
Sơn: Ông xem cuộc đấu tranh của ta thế nào?
Bác sĩ Thành: Khá lắm! Cả những nhà đại trí thức nhƣ bác sĩ Văn, một ngƣời mà tôi rất kính phục cũng hăng hái kháng chiến.
(Những ngƣời ở lại – Nguyễn Huy Tƣởng)
Và dƣới đây, xin trích một số ví dụ về mô hình câu thể hiện sự tiếp nhận lời khen.
- Tiếp nhận lời khen bằng cách nói giảm:
Dương: Tôi chắc bác sĩ sẽ đáp lời yêu cầu của chính phủ Việt Nam mà rời Hà Nội. Bác sĩ là ngƣời đƣợc chính phủ Hồ Chí Minh trọng vọng, mấy lần đi dự phái đoàn. Gần nhƣ một cố vấn tối cao.
Ngọc Cẩm: Tôi không biết chuyện ấy. Nhƣng có lẽ nhà tôi không đƣợc cái hân hạnh ấy. Mới có ông nói thế. Nhà tôi chỉ là một nhà chuyên môn, một giáo sƣ kiêm học giả, một nhà trí thức độc lập. Tôi thấy nhà tôi chỉ có thế. Ở lại, hay ra ngoài, nhà tôi vẫn chỉ là nhà tôi.
(Những ngƣời ở lại – Nguyễn Huy Tƣởng)
- Tiếp nhận lời khen bằng cách tiếp nhận nội dung lời khen:
Dương: Yêu thì tôi không dám nói nhƣng tôi thật kính phục anh. Những chiến công của anh ở đền Thái Cam, ở nhà Nam Hải, Chí Lợi, Normale, Asia, Oriental đã làm cho Pháp kinh sợ. Nó đã phải khen chúng ta đến thế kia mà. Các anh dũng cảm nhƣ một ngƣời lính Liên Xô. Thật chúng tôi không bằng các anh. Cho nên chỉ còn tốt để làm việc tản cƣ.
Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Thanh Nga – Cao học NG50A
Sơn: Thƣa ông, đó là công việc thiết thực nhất…
(Những ngƣời ở lại – Nguyễn Huy Tƣởng)
- Tiếp nhận lời khen bằng lời cảm ơn;
Kính: Chị thì tôi nói hôm mới vào đây, nghe tiếng súng nổ ở nhà Shell, ở Đấu xảo, ở Stai cũng hoảng lên. Nhƣng mà bây giờ thì chị cứng nhƣ Thủ đô rồi, đã không sợ thổ phỉ, không sợ tắc bọp nữa, đã dám ngủ ngon, thỉnh thoảng tỉnh giấc cũng đã dám nằm trong chăn hô xung phong với mọi ngƣời trong khu để trợ chiến cho anh em đi tập kích ban đêm. Rồi chị lại cùng anh em tuyên truyền xung phong khu Hoàn Kiếm đi rải truyền đơn ở chung quanh đài chiến sĩ trận vong.
Lan: Cảm ơn Kính.
(Những ngƣời ở lại – Nguyễn Huy Tƣởng)
Nhƣ vậy, nói về mô hình câu cầu khiến, mô hình câu khen và tiếp nhận lời khen, về cơ bản, ở kịch bản văn học của Nguyễn Huy Tƣởng và Nguyễn Huy Thiệp là tƣơng tự nhƣ nhau. Tức là cùng xuất hiện những kiểu câu giống nhau để thể hiện sự cầu khiến và sự khen. Điều này cho thấy giữa hai tác giả có phần nào đó giống nhau về phong cách.
Tuy nhiên, chúng ta sẽ tiếp tục tìm hiểu thêm về việc thể hiện lịch sự trong kịch bản văn học của Nguyễn Huy Tƣởng bằng vai giao tiếp và quan hệ giao tiếp.