6) Phương pháp nghiên cứu
2.5.1 Lịch sự và nguyên tắc lịch sự
Lịch sự, theo cách hiểu thông thƣờng, là dùng để nói về ngƣời có hành vi xử sự phù hợp với phép tắc chuẩn mực mà xã hội thừa nhận. Trong quan hệ xã hội nói chung, lịch sự là một nhân tố không thể thiếu đƣợc để vừa duy trì trật tự công cộng, vừa để thúc đẩy quan hệ tƣơng tác xã hội. Trong quan hệ giao tiếp ngôn ngữ nói riêng, lịch sự là yếu tố rất đƣợc coi trọng. Lịch sự trở thành một trong những nguyên lí có ảnh hƣởng mạnh mẽ, có tác dụng chi phối cả quá trình cũng nhƣ kết quả giao tiếp. Bởi nguyên lí lịch sự chính là những chuẩn lịch sự xã hội cần phải đƣợc tuân thủ trong giao tiếp ngôn ngữ.
Cụ thể hơn lịch sự có chức năng giữ gìn sự cân bằng xã hội và quan hệ bè bạn, những quan hệ này khiến chúng ta có thể tin rằng ngƣời đối thoại với chúng ta tỏ ra trƣớc hết là cộng tác với chúng ta.
Định nghĩa của C.K. Orecchioni: “chúng tôi chấp nhận rằng phép lịch sự liên quan tới tất cả các phƣơng diện của diễn ngôn:
1. Bị chi phối bởi các quy tắc
2. Xuất hiện trong địa hạt quan hệ liên cá nhân
3. Và chúng có chức năng giữ gìn tính chất hài hoà quan hệ đó
Lịch sự cũng bao gồm cả không lịch sự. Những ngƣời tham gia hội thoại còn có thể chọn cách xử sự lịch sự, tránh cục cằn, thô lỗ. Họ còn có thể lựa chọn cách xử sự tuỳ thích không đếm xỉa đến tình cảm và nguyện vọng của ngƣời khác. Họ còn có thể dựa vào những hiểu biết của mình về các quy tắc lịch sự để tỏ ra cục cằn, thô lỗ một cách cố ý.
Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Thanh Nga – Cao học NG50A
Lịch sự bị chi phối bởi nhiều nguyên tắc. Ta sẽ đi tìm hiểu một số quan điểm của các nhà ngôn ngữ học trên thế giới về lịch sự và nguyên tắc lịch sự.
* Quan điểm của Lakhoff
Trong một số loại hình hội thoại, việc khẳng định và tăng cƣờng quan hệ giao tiếp giữa hai bên nhiều khi còn quan trọng hơn cả việc giao lƣu tƣ tƣởng chân chính. Vì thế, nhân tố lịch sự có vị trí hàng đầu mang tính quyết định đối với hiệu quả của hội thoại. Tác giả Lakhoff đã đƣa ra ba nguyên lí lịch sự:
- Không cần áp đặt: không cần phải can thiệp vào công việc của ngƣời khác.
- Đề xuất lựa chọn: để cho ngƣời nói tự quyết định - Đối xử hữu hảo: hai bên thiết lập quan hệ bình đẳng.
Lakhoff cũng nhấn mạnh, nguyên lí lịch sự trong các bối cảnh văn hoá khác nhau sẽ có thể có sự thể hiện khác nhau về phƣơng thức nhƣng về hình thức cơ bản là giống nhau. Và nguyên lí lịch sự cũng thích hợp với hoạt động giao tiếp ngoài ngôn ngữ.
* Quan điểm của Leech
Tác giả đã bổ sung và phát triển mô thức của Grice. Theo tác giả, một trong số những nội dung quan trọng chi phối hành vi nói năng của con ngƣời là mối quan hệ “qua lại” giữa con ngƣời với nhau và gồm có 6 chuẩn tắc:
- Thoả đáng: ít làm tổn hại đến ngƣời khác
- Khẳng khái: giảm bớt sự thể hiện quan điểm có lợi cho bản thân, cố gắng tỏ ra bản thân luôn bị thiệt.
- Tán dƣơng: giảm bớt biểu đạt những khiếm khuyết của ngƣời khác tức là hết sức tán dƣơng ngƣời khác.
- Khiêm tốn: ít tự ca ngợi bản thân mà nói nhiều những điều bản thân còn chƣa đạt đƣợc.
Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Thanh Nga – Cao học NG50A
- Nhất trí: giảm bớt sự không nhất trí về mặt quan điểm giữa bản thân với ngƣời khác. Cố để tạo sự nhất trí, xoá khoảng cách giữa bản thân với ngƣời giao tiếp.
- Đồng tình: giảm bớt sự đối lập về mặt tình cảm giữa bản thân với ngƣời khác; cố gắng không để có những ý nghĩ khác về nhau, tăng cƣờng tìm đến sự đồng tình đôi bên.
Theo tác giả, sự tƣơng tác trong giao tiếp không chỉ bao gồm các nguyên lí cộng tác nhƣ Grice đƣa ra mà còn bao gồm cả nguyên lí lịch sự.
* Quan điểm của Brown, Levinson và Goffman
Quan điểm của các nhà nghiên cứu này hiện nay đƣợc coi là nhất quán nhất, có ảnh hƣởng rộng rãi nhất, có hiệu quả nhất đối với việc nghiên cứu về phép lịch sự.
Với lí thuyết hành vi thể diện, các tác giả đã xây dựng mô thức lịch sự. Goffman cho rằng, thể diện là sự thể hiện của bản thân mỗi ngƣời, là giá trị xã hội “chính thức” mà con ngƣời giành đƣợc một cách có hiệu quả trong tƣơng tác xã hội.
Thể diện lại gồm có hai loại: đó là thể diện tích cực và thể diện tiêu cực. - Thể diện tích cực: mong muốn có đƣợc sự tán đồng, yêu thích của ngƣời khác. Tức là bản thân đƣợc khẳng định, đƣợc sự đồng tình và tôn trọng của ngƣời khác.
- Thể diện tiêu cực: không mong muốn ngƣời khác áp đặt cho mình, tức là hành vi của mình không gặp phải trở ngại từ phía ngƣời khác.
Thể diện tích cực và thể diện tiêu cực là hai mặt bổ sung cho nhau chứ không phải tách biệt nhau. Hai thể diện này phát huy tác dụng theo lối cộng sinh với nhau, có nghĩa là một sự vi phạm thể diện tiêu cực cũng đồng thời làm mất thể diện tích cực. Nhƣ vậy, trong giao tiếp cần chú trọng cả hai loại thể diện này mới có thể đạt đƣợc mục đích giao tiếp. Có rất nhiều hành vi giao tiếp về bản
Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Thanh Nga – Cao học NG50A
chất là đe doạ thể diện. Mức độ của hành vi đe doạ thể diện quyết định ở quan hệ giữa hai bên và bối cảnh hội thoại. Nói một cách cụ thể hơn, mức độ của hành vi đe doạ thể diện phụ thuộc vào ba nhân tố:
1. Quyền thế
2. Khoảng cách xã hội
3. Sự áp đặt ý nghĩa tuyệt đối vốn có của bản thân hành vi ngôn ngữ
Đây là một số cơ sở lí thuyết của luận văn về vấn đề lịch sự. Phần tiếp theo ta sẽ tìm hiểu về chiến lƣợc lịch sự và sự thể hiện chiến lƣợc này trong kịch bản