Chiến lược lịch sự và sự thể hiện chiến lược lịch sự trong kịch bản văn

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số kịch bản văn học của Nguyễn Huy Tưởng và Nguyễn Huy Thiệp theo cách nhìn của lí thuyết hội thoại (Trang 71 - 77)

A- Chiến lược lịch sự và sự thể hiện chiến lược lịch sự trong kịch bản văn học của Nguyễn Huy Thiệp văn học của Nguyễn Huy Thiệp

Lịch sự là sự biểu đạt giảm nhẹ một số hành vi nào đó do ý đồ đe doạ gây ra cho thể diện, tức là cố gắng làm theo nhu cầu thể diện của ngƣời nghe và bản thân. Có thể coi lịch sự là chiến lƣợc. Chiến lƣợc lịch sự là chiến lƣợc không đe doạ hể diện.

Các chiến lƣợc của lịch sự (xếp theo thứ tự từ mạnh đến yếu):

- Hành vi không làm đe doạ thể diện. Đây là chiến lƣợc có tầm hiệu chỉnh mạnh nhất, vì ngƣời nói từ bỏ hành vi đe doạ thể diện.

- Hành vi đe doạ thể diện một cách không công khai. Đây là chiến lƣợc có tầm hiệu chỉnh tƣơng đối cao. Sự mơ hồ trong lời nói sẽ có thể làm cho ngƣời nghe lí giải từ một góc độ khác.

- Lịch sự tiêu cực: dùng trong hoàn cảnh đe doạ thể diện tƣơng đối lớn. - Lịch sự tích cực: dùng trong hoàn cảnh đe doạ thể diện tƣơng đối nhỏ. Tuy nhiên, điều mà lịch sự tích cực đáp ứng đƣợc chính là thể diện tích cực của ngƣời nghe.

Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Thanh Nga – Cao học NG50A

- Hành vi đe doạ thể diện một cách công khai. Thƣờng dùng ở hoàn cảnh không tồn tại đe doạ thể diện hoặc tồn tại một nguyên nhân nào đó có thể tiếp thu.

* Chúng ta sẽ đi tìm hiểu về hành vi đe doạ thể diện

Trên cơ sở khái niệm thể diện, lịch sự đƣợc định nghĩa “lịch sự trong tƣơng tác có thể đƣợc xác định là những phƣơng thức đƣợc dùng để tỏ ra rằng thể diện của ngƣời đối thoại với mình đƣợc thừa nhận và tôn trọng.”; “lịch sự chỉ bất cứ phƣơng thức nào đƣợc dùng để tỏ ra lƣu ý đến tình cảm hay là thể diện của nhau trong hội thoại, bất kể khoảng cách xã hội giữa ngƣời nói và ngƣời nghe nhƣ thế nào”. (Dẫn theo Đỗ Hữu Châu, Đại cƣơng ngôn ngữ học, tập hai, Ngữ dụng học, trang 267)

Trong tƣơng tác bằng lời và không bằng lời chúng ta phải thực hiện những hành động ngôn từ nhất định. Nhiều hành vi ngôn ngữ tiềm ẩn khả năng làm tổn hại đến thể diện. Có những hành vi đe doạ thể diện:

+ Đe doạ thể diện tiêu cực của ngƣời tiếp nhận. Những hành vi ngôn ngữ nhƣ khuyên nhủ, dặn dò, chỉ vẽ quá mức, đƣa ra những câu hỏi tò mò vào đời tƣ của ngƣời ta, hỏi không đúng lúc khiến ngƣời ta phải ngừng suy nghĩ, ngừng công việc để trả lời, những lời gợi ý không ai nhờ, lối chen ngang, nói chặn, nói hớt, ngắt lời, nói leo… là những hành vi đe doạ thể diện tiêu cực của ngƣời tiếp nhận.

Ví dụ:

Đoài: Anh Cấn ạ, 30 tuổi mà chƣa lấy vợ thì không nên lấy vợ nữa, 40 tuổi mà chƣa làm quan thì không nên làm quan nữa. Anh 38 tuổi, lấy vợ thế là liều. Tuổi của chị Sinh, tôi nói thật nhé, chỉ lấy thằng Khiêm nhà này là phải.

(Quỷ ở với ngƣời - Nguyễn Huy Thiệp)

Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Thanh Nga – Cao học NG50A

Hoàng Diệu: Tao bắt đầu thấy kính trọng mày… thậm chí thấy thích mày… Anh bạn ơi! Bạn lòng của tôi ơi! Đồng chí của tôi ơi! Anh thật sự là nhà cách mạng lão thành. Cuộc sống đang mở ra trƣớc mắt anh với bao hi vọng… Dũng cảm lên. Thôi đi đi… Không phải chào hỏi ai đâu… Không phải từ biệt ai đâu… Anh có quái gì gọi là kỉ niệm sâu sắc ở đây mà từ với biệt.

(Nhà tiên tri - Nguyễn Huy Thiệp)

Lời nói trên của nhân vật Đoài và nhân vật Hoàng Diệu là những lời khuyên nhủ, là hành vi thuộc loại đe doạ thể diện tiêu cực của ngƣời tiếp nhận, ở đây ngƣời tiếp nhận chính là nhân vật tên Cấn, và nhân vật Kính (trong đoạn thoại với nhân vật Hoàng Diệu)

+ Hành vi đe doạ thể diện tích cực của ngƣời tiếp nhận nhƣ phê bình, chê bai, thậm chí là chửi bới, chế giễu…

Xét ví dụ:

Hoàng Diệu: Mày hãy tỉnh táo lại đi! Mày xuất thân từ một thằng nhà quê chân trắng, nhờ vợ mày mới có ngày nay, mày có địa vị, có danh vọng, mày đƣợc mở mày mở mặt… mày ca thán nỗi gì? Mày lấy vợ đâu phải vì yêu, mày lấy vợ vì danh vọng. “Gieo nhân nào gặt quả ấy”. Mày có tình yêu chân chính đâu mà mày đòi hỏi vợ mày chung thuỷ?

(Nhà tiên tri - Nguyễn Huy Thiệp)

Lời thoại trên của nhân vật Hoàng Diệu có chứa hành vi đe doạ thể diện tích cực của ngƣời tiếp nhận, ngƣời tiếp nhận ở đây là nhân vật tên Kính. Lời thoại trên có thể nói là một lời chê bai, thậm chí là chế giễu ngƣời tiếp nhận (hay ngƣời nghe) khi ngƣời nói đƣa ra những nhận định nhƣ “mày xuất thân từ một thằng nhà quê chân trắng”… “mày có tình yêu chân chính đâu mà mày đòi hỏi vợ mày chung thuỷ?”…

Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Thanh Nga – Cao học NG50A

- Lịch sự tích cực là chiến lƣợc tiếp cận làm cơ sở, ngƣời nó thông qua những điểm giống nhau ở một số mặt nào đó giữa bản thân với ngƣời nghe để làm thoả mãn thể diện tích cực của đối phƣơng.

Trong kịch bản văn học của tác giả Nguyễn Huy Thiệp các chiến lƣợc lịch sự tích cực này cũng đƣợc sử dụng. Đó là các chiến lƣợc:

./ Khoa trƣơng niềm hứng thú, sự tán đồng, đồng tình của bản thân với ngƣời nghe

Linh: Tớ đã đi khắp nơi nhƣng chƣa thấy ở đâu có một thƣ viện gia đình nhƣ ở nhà này. Thích thật!

(Nhà tiên tri - Nguyễn Huy Thiệp)

./ Tiến đến sự nhất trí

Thiếu tướng: Không, Nguyễn Thái Học vẫn còn lại tình yêu trong mỗi chúng ta. Tình yêu thì mãi mãi vẫn còn, không thể mất đƣợc! Kìa, bầu trời sao mà xanh thế?

Trung uý: Vâng. Bầu trời xanh quá!

(Còn lại tình yêu - Nguyễn Huy Thiệp)

./ Tránh sự không nhất trí

Nguyễn Thái Học: Tôi không đòi hỏi cho tôi mà cho nhân dân tôi. Tôi đòi hỏi một nền dân chủ, đòi cơm ăn áo mặc, một nƣớc Việt Nam có sự độc lập về nhân cách chính trị với thế giới. Tôi đòi hỏi một nƣớc Việt Nam giàu mạnh.

Hoàng Trọng Phu: Rất tốt. Nhƣ thế là ông đồng lí tƣởng với cộng sản. Và xin lỗi, ông đồng lí tƣởng với Hoàng đế Bảo Đại, ông cũng đồng lí tƣởng cả với tôi. Tôi cũng mong muốn y nhƣ ông. Có điều, chỗ khác của chúng ta là ai cai quản, trị vì cái Tổ quốc Việt Nam tội nghiệp này của chúng ta mà thôi.

(Còn lại tình yêu - Nguyễn Huy Thiệp)

Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Thanh Nga – Cao học NG50A

Xuân Lan: Tôi sẽ lo việc chăm sóc cô ta… Anh cứ yên tâm. Tôi xin anh… Đây là công việc từ thiện… Tôi rất muốn có những hành động từ thiện cụ thể.

Bảo: Chăm sóc vật chất là một phần. Cơ bản là tinh thần. Một cô gái xinh đẹp mà đi tự tử là phải có một tinh thần thế nào… Chị còn phải là một bác sĩ tinh thần cho cô ta nữa… Cô ra rất dễ kích động.

Xuân Lan: Tôi làm đƣợc… Anh yên tâm đi. Tôi sẽ làm đƣợc. Thế anh có hỏi vì sao cô ta tự tử không?

(Cái chết đƣợc che đậy - Nguyễn Huy Thiệp)

./ Thể hiện sự lạc quan

Nguyễn Thái Học: Tôi bị bắt, sự nghiệp của tôi coi nhƣ thất bại, nhƣng những lớp ngƣời khác sẽ rút ở tôi những bài học cho mình để đi đến thắng lợi cuối cùng.

(Còn lại tình yêu - Nguyễn Huy Thiệp)

Ngoài các chiến lƣợc lịch sự tích cực đã nêu đƣợc tìm thấy trong kịch bản văn học của Nguyễn Huy Thiệp, còn có cả những chiến lƣợc lịch sự tiêu cực.

- Trƣớc hết, cần hiểu thế nào là lịch sự tiêu cực. Lịch sự tiêu cực là chiến lƣợc lấy tránh né làm cơ sở, đáp ứng thể diện tiêu cực của ngƣời nghe. Ngƣời nói thông qua sự thừa nhận và tôn trọng nhu cầu thể diện tiêu cực của đối phƣơng và sự tự do hành động không can dự tới đối phƣơng để làm thoả mãn thể diện tiêu cực của đối phƣơng.

Kịch bản văn học của Nguyễn Huy Thiệp sử dụng các chiến lƣợc lịch sự tiêu cực nhƣ sau:

./ Nói năng vòng vo

Cô gái: Vâng… Đây là lần đầu chị ạ… Em chẳng biết khấn vái thế nào… Ngƣời ta bảo em hoàn cảnh của mày thì chỉ có Trời Phật thƣơng thì Trời Phật cứu, mày cứ lên chùa xem sao… thế là em đi.

Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Thanh Nga – Cao học NG50A

Xuân Lan: Hoàn cảnh của em thế nào? Nếu em tin chị… Chắc lại chơi đề, chơi hụi hay bị chồng đánh chứ gì?

Cô gái: Không… Từ bé đến lớn em có chơi cờ bạc gì đâu… Tam cúc em cũng chẳng biết đánh. Em cũng chẳng bao giờ mua vé xổ số… Em đã có chồng con gì đâu.

Xuân Lan: Chị thấy em hiền lành… Thế em ở đâu, làm nghề…

Cô gái: Em… nói ra thì tủi lắm chị ạ… Em là gái bán hoa, là gái điếm đấy!

(Cái chết đƣợc che đậy - Nguyễn Huy Thiệp)

./ Nói năng mập mờ

Linh: Mƣời năm rồi còn gì! Mƣời năm trƣớc, tao còn là một con sinh viên nghèo rớt mồng tơi… Bây giờ, tao là một bà hoàng rồi. Giời ạ! Thế là con đã đúng! Cho đến phút này thì con đã đúng…

Bảo Trinh: Tao không hiểu gì cả… Mày nhƣ một con điên…

(Nhà tiên tri - Nguyễn Huy Thiệp)

./ Thể hiện bi quan

Tâm: Em không biết… Bây giờ, em không phụ thuộc vào hoàn cảnh cũ của em. Em tự lo đƣợc. Em không muốn thành gánh nặng cho anh. Em xấu xí và bẩn thỉu.

(Xuân Hồng - Nguyễn Huy Thiệp) ./ Tôn trọng đối phƣơng

Khải: Thƣa quan lớn, bao giờ tôi cũng quan tâm đến khía cạnh thực dụng của đời sống, còn lĩnh vực tinh thần - đấy là một thứ xa xỉ nhất hạng, hoàn toàn không có giá trị gì với tôi.

(Còn lại tình yêu - Nguyễn Huy Thiệp)

./ Xin lỗi

Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Thanh Nga – Cao học NG50A

Xuân Lan: Có sao đâu. Thế em muốn gì? Em cần gì?

(Cái chết đƣợc che đậy - Nguyễn Huy Thiệp)

./ Tránh làm nổi bật cá nhân

Quỷ I: Đây là cậu Đoài, vị công chức hãnh tiến, nhà trí thức, nhà hùng biện!

Đoài: Thôi đi! Tôi nghiên cứu giáo dục! Tóm lại là xã hội học…

(Quỷ ở với ngƣời - Nguyễn Huy Thiệp) ./ Công khai thể hiện tâm lí chịu trách nhiệm

Cấn: Khốn nạn? Thế này thì chết thật! Bác sĩ chắc chắn tôi không có con chứ?

Bác sĩ: Tôi xin lấy danh dự nghề nghiệp của tôi bảo đảm.

(Quỷ ở với ngƣời - Nguyễn Huy Thiệp) Trên đây là những chiến lƣợc lịch sự đã đƣợc tìm thấy trong một số kịch bản văn học của Nguyễn Huy Thiệp. Những chiến lƣợc lịch sự này cũng chính là những chiến lƣợc theo quan điểm của Brown và Levinson, đƣợc coi là một trong những đóng góp đáng kể của hai tác giả cho nghiên cứu giao tiếp ngôn ngữ.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số kịch bản văn học của Nguyễn Huy Tưởng và Nguyễn Huy Thiệp theo cách nhìn của lí thuyết hội thoại (Trang 71 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)