Cấu trúc nội tại của cặp thoại

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số kịch bản văn học của Nguyễn Huy Tưởng và Nguyễn Huy Thiệp theo cách nhìn của lí thuyết hội thoại (Trang 40 - 43)

6) Phương pháp nghiên cứu

2.3.1 Cấu trúc nội tại của cặp thoại

Trong hội thoại có sự tƣơng tác giữa những ngƣời tham gia hội thoại. Tƣơng tác là tác động qua lại đối với hành động của nhau giữa những ngƣời tham gia hội thoại. Có tƣơng tác bằng lời mà cũng có tƣơng tác không bằng lời. Tƣơng tác bằng lời chỉ là một trƣờng hợp của tƣơng tác nói chung. Trong tƣơng

Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Thanh Nga – Cao học NG50A

tác bằng lời, mỗi phát ngôn đều có quan hệ trực tiếp với những phát ngôn đi trƣớc nó và định hƣớng cho những phát ngôn đi sau nó. Các phát ngôn không đứng biệt lập mà phát ngôn này kéo theo phát ngôn kia.

Cặp thoại chỉ hiện tƣợng mỗi kiểu phát ngôn đƣợc tiếp theo bằng một kiểu phát ngôn riêng. Cặp thoại là hai phát ngôn có quan hệ trực tiếp với nhau. Cặp thoại đƣợc cấu thành từ các tham thoại. Có thể căn cứ vào số lƣợng các tham thoại để phân loại các cặp thoại.

* Cặp thoại một tham thoại

Về nguyên tắc, cặp thoại phải có ít nhất hai tham thoại của hai nhân vật. Xét trƣờng hợp nhƣ sau:

Cấn: Chú Khiêm… chú giúp anh.

Khiêm lấy trong túi một tập tiền dày cộm đƣa ra.

Cấn: Cám ơn chú… Cám ơn chú… Anh không quên đâu… Cám ơn chú! Anh xin chú! Anh xin chú! Thôi bây giờ giải tán, mọi ngƣời đi lo công việc cả đi.

(Quỷ ở với ngƣời - Nguyễn Huy Thiệp)

Trƣờng hợp này không phải là cặp thoại một tham thoại, vì thực tế, một trong hai tham thoại cấu trúc nên nó đƣợc thực hiện bằng những hành vi kèm hoặc vật lí.

Cặp thoại một tham thoại là chỉ ở trong trƣờng hợp tham thoại của ngƣời nói không đƣợc ngƣời nghe hƣởng ứng hồi đáp bằng hành vi tƣơng ứng.

Ví dụ nhƣ trƣờng hợp:

Khảm: Chào anh Cấn, chào anh Đoài. Chúc mừng hạnh phúc của anh Cấn với chị Sinh, nên em phải đi mua hoa về đây.

Cấn: Ối giời… Chú cứ vẽ chuyện. Phải đến hơn nghìn tiền hoa chứ có ít à?

Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Thanh Nga – Cao học NG50A

Đoài: Tôi không có tiền, đƣa đây tôi cắm vào lọ… Thế cũng là đóng góp (hát) Hoa ơi hoa… Hoa làm tan nát lòng ta…

(Quỷ ở với ngƣời - Nguyễn Huy Thiệp)

Nhƣ vậy, trong đoạn đối thoại trên, tham thoại Chào anh Cấn, chào anh Đoài của nhân vật Khảm không có tham thoại hồi đáp tƣơng ứng của nhân vật Cấn và Đoài.

* Cặp thoại hai tham thoại

Cặp thoại hai tham thoại hay còn gọi là cặp thoại đôi, trong đó tham thoại thứ nhất gọi là tham thoại dẫn nhập, tham thoại thứ hai là tham thoại hồi đáp.

Ví dụ:

Minh: Ông Học… Ông có nhận ra em không?

Nguyễn Thái Học: Có, tôi nhận ra tiểu thƣ ngay. Tiểu thƣ là con gái chủ hãng Vân Hải. Hôm ấy, may nhờ tiểu thƣ đóng giả nhà sƣ mà tôi thoát đƣợc.

(Còn lại tình yêu - Nguyễn Huy Thiệp)

* Cặp thoại ba tham thoại

Về nguyên tắc, cặp thoại đủ hai tham thoại đã là hoàn chỉnh. Tuy nhiên, trong các kịch bản văn học của Nguyễn Huy Thiệp cũng nhƣ trong đời sống ta có thể bắt gặp những cặp thoại kiểu nhƣ:

Linh: Nghe nói anh Diệu lấy Sâm cầm à?

Hoàng Diệu: ờ… cũng là một việc phải làm.

Linh: Lạ nhỉ? Tôi không thể hiểu đƣợc đấy.

(Nhà tiên tri - Nguyễn Huy Thiệp)

Tham thoại thứ ba do nhân vật Linh nói ra có tính chất mở ra một cặp thoại khác. Tham thoại thứ ba của nhân vật Linh chính là một tiếng vọng của tham thoại do Hoàng Diệu phát ra.

Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Thanh Nga – Cao học NG50A

Trong các kịch bản văn học của Nguyễn Huy Thiệp thƣờng nghiêng về cặp thoại ba tham thoại. Điều này không nhằm mục đích giúp cho đoạn thoại đƣợc duy trì và kéo dài.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số kịch bản văn học của Nguyễn Huy Tưởng và Nguyễn Huy Thiệp theo cách nhìn của lí thuyết hội thoại (Trang 40 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)