Cơ chế thứ nhất: Sự vi phạm quy tắc chiếu vật và chỉ xuất

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số kịch bản văn học của Nguyễn Huy Tưởng và Nguyễn Huy Thiệp theo cách nhìn của lí thuyết hội thoại (Trang 45)

6) Phương pháp nghiên cứu

2.4.1Cơ chế thứ nhất: Sự vi phạm quy tắc chiếu vật và chỉ xuất

Phải nói ngay rằng, trong kịch bản văn học của Nguyễn Huy Thiệp có xuất hiện những hàm ý đƣợc tạo ra do sự vi phạm các quy tắc chiếu vật và chỉ xuất.

Nhƣ đã biết, trong tiếng Việt, hệ thống từ xƣng hô trong hội thoại hết sức phức tạp, tế nhị. Mỗi cặp từ xƣng hô đều tiền giả định những kiểu quan hệ vị thế hội thoại nhất định và việc sử dụng cặp từ xƣng hô nào sẽ quy định quan hệ giao tiếp cần phải giữ trong suốt cuộc hội thoại.

Ví dụ trong các cuộc cãi lộn giữa anh chị em trong gia đình, không ít trƣờng hợp ngƣời chị hoặc ngƣời em đột ngột chuyển từ xƣng hô chị/em, sang

Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Thanh Nga – Cao học NG50A

chị/tôi và cuối cùng là mày/tao. Sự thay đổi cách xƣng hô nhƣ vậy tỏ ra rằng có sự thay đổi trong quan hệ giữa hai ngƣời mà không cần tuyên bố rõ ràng điều ấy ra.

Trong kịch bản văn học của Nguyễn Huy Thiệp cũng chứa đựng những cách xƣng hô nhƣ thế.

Hãy xét các đối thoại sau:

1. Mơ: Vâng (quay sang Xuân Lan) Thƣa bà… à chị… Bây giờ em gặp ai? Đi lối nào? Xin chị chỉ giúp cho em…

Xuân Lan: Bây giờ cô… (đổi cách xƣng hô)… Em theo đƣờng này hỏi sƣ

Trạch hay hỏi ông Hiếu ở Mặt trận tổ quốc… 2. Xuân Lan: Vậy anh muốn gì?

Chung: Tôi yêu Xuân Lan.

Xuân Lan: Anh hứa không đến gặp cô Mơ để cô ta có thời gian cứu rỗi, suy nghĩ về những lầm lạc của mình chứ?

Chung: Dĩ nhiên rồi. Nếu tôi đƣợc yêu em.

(Cái chết đƣợc che đậy - Nguyễn Huy Thiệp)

Ở ví dụ đầu tiên, ta thấy cả hai câu đối thoại đều có sự thay đổi về cách xƣng hô. Nhƣng trong câu thứ nhất không có sự thay đổi thái độ khi nhân vật Mơ đổi cách gọi từ “bà” sang “chị”. Chỉ có ở câu thứ hai, ta nhận thấy một sự thay đổi cách xƣng hô của nhân vật Xuân Lan. Vì trƣớc đó, các diễn biến câu chuyện xảy ra, nhân vật Xuân Lan đều gọi nhân vật Mơ là “em”, nhƣng khi xuất hiện một tình tiết khác, (nhân vật Mơ cũng quen nhân vật Chung - một ngƣời bạn của Xuân Lan) thì nhân vật Xuân Lan này đã có vẻ tỏ ra “khó chịu” và thay đổi cách xƣng hô với nhân vật Mơ, chuyển từ “em” sang “cô”, nhƣng rồi nhƣ sực nhớ ra, nhân vật này lại cố tình tỏ ra nhƣ bình thƣờng và đổi lại từ “cô” thành “em”. Cách xƣng hô này phần nào thể hiện thái độ và quan hệ vị thế của hai nhân vật này. Điều này sẽ đƣợc làm rõ ở chƣơng sau.

Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Thanh Nga – Cao học NG50A

Còn ví dụ thứ hai là cuộc đối thoại giữa nhân vật Chung và nhân vật Xuân Lan. Chung - ở lƣợt lời trƣớc thì bao giờ cũng xƣng “tôi” với nhân vật Xuân Lan và gọi nhân vật Xuân Lan bằng tên. Nhƣng ở câu cuối trong đoạn trích trên thì nhân vật Chung đã đổi từ cách gọi tên Xuân Lan thành “em”. Đoạn trích này nói về quan hệ tình cảm của hai ngƣời. Chung thể hiện tình cảm của mình với Xuân Lan, và vì thế, khi đƣợc Xuân Lan hỏi, nhân vật Chung đã đổi cách gọi từ Xuân Lan thành “em” để thể hiện tình cảm của mình với nhân vật đối diện.

Từ những ví dụ trên, ta đã thấy xuất hiện sự thay đổi những cách xƣng hô của các nhân vật trong kịch bản văn học. Điều này không nằm ngoài mục đích thể hiện sự thay đổi về quan hệ thái độ và mức độ tình cảm của các bên tham gia giao tiếp.

2.4.2 Các hành động ngôn từ gián tiếp

Sử dụng các hành động ngôn từ gián tiếp để tạo ra hàm ngôn là một biện pháp rất có hiệu quả. Ta đã biết, khi phát ngôn tức là ta đã thực hiện một hành động. Trƣớc hết, đó là một hành động nhận định hay phán đoán mà nội dung là truyền đạt một mệnh đề. Đồng thời, ngay trong khi nhận định hay phán đoán nhƣ thế, ta cũng dùng sự nhận định hay phán đoán ấy để tác động đến ngƣời nghe. Ở đó, ta sẽ tạo nên một lực ngôn trung trực tiếp, hay một lực ngôn trung gián tiếp.

Trong đó, ta sẽ tạo ra lực ngôn trung trực tiếp khi ý nghĩa của câu nói hoàn toàn nằm trên bề mặt của phát ngôn. Còn nếu ý nghĩa câu nói không bộc lộ từ nguyên văn câu nói mà phải là do tình huống tạo ra thì ta đã có một lực ngôn trung gián tiếp. Nói cách khác, hành động ngôn từ gián tiếp là hành động ngôn từ đƣợc thực hiện ở những phát ngôn có quan hệ gián tiếp giữa một chức năng và một cấu trúc.

Ở đây, chúng ta chỉ xét đến loại lực ngôn trung gián tiếp, tức là nói đến ý nghĩa của câu nói mà không phải phụ thuộc vào nguyên văn phát ngôn. Một câu

Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Thanh Nga – Cao học NG50A

trần thuật đƣợc dùng để cầu khiến hay hỏi thì đó là một hành động ngôn từ gián tiếp.

Ngƣời ta thƣờng phân loại câu theo 4 mục đích nói. Đó là: 1. Kể (trần thuật)

2. Hỏi (nghi vấn)

3. Cầu khiến (mệnh lệnh) 4. Cảm (cảm thán)

Cách phân loại này là căn cứ vào những sự phân biệt quan trọng về hình thức, nhƣng không phải lúc nào cũng tƣơng ứng với “mục đích nói”, tức là lực ngôn trung. Đôi khi ngƣời ta thực hiện hành động hỏi không phải với mục đích hỏi mà là để kể, hay để yêu cầu, thậm chí là phủ định…

Chúng ta hãy cùng tìm hiểu xem trong kịch bản văn học của Nguyễn Huy Thiệp có sử dụng những những kiểu câu nhƣ thế này không?

Hãy xét các ví dụ sau:

* Trần thuật để hỏi (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1. Lão Kiền: Mẹ cha mày! Mày ăn nói với bố thế à? Tao không hiểu thế nào người ta cho mày làm việc ở Bộ Giáo dục và Đào tạo!

(Quỷ ở với ngƣời - Nguyễn Huy Thiệp)

Câu nói của nhân vật này trích trong kịch bản văn học “Quỷ ở với ngƣời”. Rõ ràng câu nói mặc dù có hình thức là một câu trần thuật, nhƣng lại với ý đồ để hỏi. Chính cụm từ “không hiểu thế nào” xuất hiện trong câu đã làm cho câu trở thành một câu có mục đích hỏi, với ý nghĩa là thế nào, tại sao.

* Trần thuật để phản bác:

2. Lão Kiền: Công chức gì mặt mày. Chữ tác, chữ tộ không biết, chỉ giỏi đục khoét!

3. Lão Kiền: Giời ơi? Nhà làm ăn, mới sáng sớm ra đàn bà con gái đã ám thế này thì làm ăn gì?

Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Thanh Nga – Cao học NG50A

Bà bán xôi: Gớm, kiêng kị gì. Mới sáng sớm cả nhà đã chửi bới nhau mà còn kiêng kị.

(Quỷ ở với ngƣời - Nguyễn Huy Thiệp)

Trong ví dụ trên thì các cụm từ in nghiêng chính là những câu trần thuật nhƣng có mục đích phản bác. Mục đích phản bác ở đây đƣợc hiểu chính là sự vặn lại, hay phủ định điều mà ngƣời trƣớc đã nói. Ở ví dụ 2 không cần đọc cả đoạn trên, mà chỉ cần dựa vào câu nói “công chức gì mặt mày”, ta có thể suy đoán, đối tƣợng của câu nói này đã “nhận mình là công chức”, nhƣng lại bị phản bác lại dƣới hình thức một câu trần thuật.

Ở ví dụ 3 ta thấy rõ hơn sự phản bác của lời nói sau. Nhân vật “bà bán xôi” đã lấy lí lẽ “mới sáng sớm cả nhà đã chửi bới nhau” để phản bác lại lời nói của “lão Kền” khi cho rằng “nhà làm ăn, mới sáng sớm đàn bà con gái đã ám…”. Nhƣ vậy, hình thức thì rõ ràng chỉ là một câu trần thuật, có cấu trúc của một câu kể nhƣng ý nghĩa và chức năng của nó thì không nhƣ thế, mà là với mục đích phản bác.

Ngoài những câu trần thuật với mục đích để hỏi hay để phản bác nhƣ trên, chúng tôi còn tìm ra trong các kịch bản văn học của Nguyễn Huy Thiệp những câu có hình thức là câu hỏi nhƣng lại không phải để hỏi mà có thể là để phủ định, hoặc khẳng định.

Hãy xem các ví dụ sau:

* Hỏi để phủ định

1. Đoài: Đàn bà cần gì có nghề?

2. Đoài: Sao lại nghiên cứu? Công chức chứ?

3. Lão Kiền: Hỏi thằng Đoài ấy. Tao có phải là nhà xã hội học đâu? (Quỷ ở với ngƣời - Nguyễn Huy Thiệp)

* Hỏi để khẳng định

Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Thanh Nga – Cao học NG50A

(Quỷ ở với ngƣời - Nguyễn Huy Thiệp)

Có thể có một nhận xét chung là cả 4 ví dụ nêu trên đều có hình thức của một câu hỏi. Tuy nhiên, mục đích của chúng thì lại không phải để hỏi.

Cụ thể, ở 3 ví dụ đầu, cấu trúc của các phát ngôn in nghiêng đều là những câu hỏi nhƣng lại dùng để phủ định. Tức là nhân vật dùng câu hỏi để phủ định lại điều mà có thể nhân vật trƣớc vừa nói. Ví dụ, ta có thể đặt ra tình huống mà không cần dựa vào từng câu chữ của kịch bản văn học. Khi nhân vật Đoài nói “đàn bà cần gì có nghề?”, ta có thể suy đoán, nhân vật đang nói với nhân vật Đoài chắc hẳn đã nói một điều đại loại nhƣ: “cô ta làm nghề gì?” hay thậm chí “đàn bà cần phải có nghề nghiệp gì đó”… Nhƣng nhân vật Đoài đã sử dụng một câu hỏi để phủ nhận điều mà nhân vật trƣớc vừa nói. Điều đó có nghĩa là khi nói “đàn bà cần gì có nghề?” sẽ bằng với câu nói: đàn bà không cần có nghề.

Xét ví dụ 4 ta nhận thấy ở đây câu hỏi không phải đùng để phủ định các nhận định ở các lƣợt lời trƣớc nhƣ các ví dụ 1,2,3. Mà các ví dụ đƣợc trích dẫn sau lại có mục đích ngƣợc lại so với các ví dụ dẫn trƣớc, tức là hỏi nhƣng với mục đích khẳng định chứ không phải là phủ định.

Thực ra có thể thấy cơ chế để tạo ra các phát ngôn này là tƣơng tự nhau từ ví dụ 1 đến ví dụ 4, chỉ có điều chúng ngƣợc nhau. Nếu nhƣ ở 3 ví dụ đầu, lƣợt lời có các từ in nghiêng dùng để phủ định câu nói ở lƣợt lời trƣớc thì ví dụ sau lƣợt lời có các từ in nghiêng dùng để khẳng định câu nói ở lƣợt lời trƣớc.

Qua các ví dụ đã trích dẫn trong các kịch bản văn học của Nguyễn Huy Thiệp, bao gồm cả những câu trần thuật có mục đích hỏi, phản bác hay những câu hỏi có mục đích phủ định, khẳng định, có thể thấy rằng đôi khi các câu đƣợc tạo ra không phải đúng với chức năng và ý nghĩa của nó, ta cần hiểu ý nghĩa nằm sâu trong từng con chữ, không phải cứ câu trần thuật là thông báo, là kể, cứ câu hỏi là để hỏi, mà đôi khi câu trần thuật lại là để hỏi, để phản bác và câu hỏi thì lại là để phủ định hay khẳng định. Đây cũng là một kiểu hàm ý trong hội

Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Thanh Nga – Cao học NG50A

thoại có thể bắt gặp ở các kịch bản văn học của tác giả Nguyễn Huy Thiệp. Tuy nhiên, mức độ sử dụng kiểu câu này ở mỗi kịch bản khác nhau. Có thể khẳng định đây là một kiểu câu tạo ra hàm ý khá hiệu quả và thông dụng.

Nhƣ vậy, có thể khẳng định, trong các kịch bản văn học của Nguyễn Huy Thiệp, hoàn toàn xuất hiện những câu mang hàm ý đƣợc tạo ra từ những hành động ngôn từ gián tiếp.

Ngoài cách tạo ra hàm ý bằng việc sử dụng câu có cấu trúc một kiểu nhƣng ý nghĩa lại kiểu khác thì nói mỉa mai cũng là một trong những cách tạo ra hàm ý. Nói mỉa cũng là cách rất thƣờng gặp trong đời sống hằng ngày. Trong kịch bản văn học của tác giả Nguyễn Huy Thiệp cũng rất thƣờng xuyên gặp kiểu câu này.

Hãy xét các phát ngôn sau: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1. Lão Kiền: … Chúng mày thì tao không biết, chứ họ Sĩ nhà này từ tao ngƣợc lên, chƣa có làm gì thất đức!

Đoài: Phải rồi! Một miếng vá xăm đáng một chục tương lên ba chục thì có

đức đấy!

2. Lão Kiền: Tao cho hai chục nghìn… Thế là hết sức rồi đấy!

Khảm: Hoan hô bố! Thật là cột trụ gia đình!

(Quỷ ở với ngƣời - Nguyễn Huy Thiệp)

3. Trung uý: Dạ, 79 tuổi…

Thiếu tướng: Hay lắm, 79 tuổi. Gặp ở trụ sở công an phường. Nào, xin mời, thưa bà nữ công dân, mời bà hãy mở tâm hồn của bà ra cho tôi xem… Có phải không… Đúng theo kiểu công an!

4. Hoàng Trọng Phu: Đã đành rồi! Thế ông định hoá thánh ư, ông Nguyễn

Thái Học? Ông định đưa dân tộc Việt Nam lên sống ở thiên đường và ăn đào tiên của Tây Vương Mẫu hay sao?

Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Thanh Nga – Cao học NG50A

5. Bảo Trinh: Vẫn lí thuyết tập mờ… Thế còn anh, thiên tài vẫn phát triển

chứ, cuộc cách mạng của anh tiến đến đâu rồi?

(Nhà tiên tri - Nguyễn Huy Thiệp)

6. Bảo: Cám ơn chị, nếu nhƣ chị khiến tay giám đốc bệnh viện của tôi cũng nghĩ nhƣ thế. Ông là một bác sĩ chuyên môn cừ, bằng chứng là bệnh nhân nào

được ông ta khám bệnh đến lần thứ ba là bệnh nhân ấy chết, thật là một bác sĩ

tuyệt vời không bao giờ làm việc vì tiền.

(Cái chết đƣợc che đậy - Nguyễn Huy Thiệp)

Nói mỉa là cách nói khi ngƣời nói tạo ra một phát ngôn, nhƣng lại không gửi gắm ý mình muốn nói vào phát ngôn ấy, mà ý nghĩa của câu nói đôi khi lại là ngƣợc lại với những gì bề mặt con chữ đã thể hiện.

Các ví dụ trích dẫn ở trên đều xuất hiện những câu nói mỉa mai (những câu có từ in nghiêng).

Ở ví dụ đầu, nhân vật Đoài nói với bố mình (lão Kiền): “một miếng vá xăm một chục tƣơng lên ba chục thì là có đức”. Thực chất, nhân vật Đoài đang muốn phủ nhận lời nói trƣớc của Lão Kiền khi ông tự cho rằng chƣa làm gì thất đức, nhƣng lƣợt lời của nhân vật Đoài thì lại đƣa ra chứng cứ để chứng minh rằng không phải rằng bố mình đã không làm gì thất đức, vì dụng ý mà câu nói mỉa muốn thể hiện là “một miếng vá xăm một chục tƣơng lên ba chục” – làm nhƣ thế là không có đức.

Cách nói mỉa mai tạo ra hàm ý hội thoại là một cách nói khá ƣa đƣợc sử dụng trong các kịch bản văn học của Nguyễn Huy Thiệp. Đây là cách nói có tạo ra hàm ý hiệu quả pha chút trào phúng và gây cƣời. Các kịch bản văn học của Nguyễn Huy Thiệp, nhất là những kịch bản văn học mang tính chất hiện đại thƣờng thấy xuất hiện cách nói này.

Nhƣ vậy, trong các kiểu hàm ý đƣợc tạo ra bằng sự vi phạm các quy tắc chiếu vật và chỉ xuất cũng nhƣ các hàm ý tạo ra từ các hành động ngôn từ gián

Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Thanh Nga – Cao học NG50A

tiếp đều thấy xuất hiện trong các kịch bản văn học của Nguyễn Huy Thiệp. Tuy nhiên, trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy, hàm ý hội thoại trong kịch bản văn học của Nguyễn Huy Thiệp không chỉ dừng ở đó mà còn có cả các hàm ý hội thoại đƣợc tạo ra từ sự vi phạm các quy tắc hội thoại.

2.4.3 Sự vi phạm các quy tắc hội thoại

Sự cố tình vi phạm các quy tắc hội thoại để tạo ta hàm ý hội thoại là một cách rất thƣờng thấy ở các kịch bản văn học của Nguyễn Huy Thiệp. Tuy nhiên để thấy đƣợc các hàm ý hội thoại đƣợc tạo ra theo cách này, trƣớc hết, chúng ta cần phải tìm hiểu các quy tắc hội thoại.

Hội thoại diễn tiến theo những quy tắc nhất định. Và cái nguyên lí chi phối các quy tắc hội thoại là nguyên lí cộng tác. Từ nguyên lí chung này mà các quy tắc hội thoại ràng buộc các đối tác hội thoại trong một hệ thống những quyền lợi và trách nhiệm.

Thông thƣờng, các quy tắc hội thoại đƣợc chia làm 4 nhóm sau: Thứ nhất là các quy tắc điều hành sự luân phiên lƣợt lời

Thứ hai là nhóm quy tắc điều hành nội dung của hội thoại Thứ ba là những quy tắc chi phối cấu trúc của hội thoại (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Cuối cùng là những quy tắc chi phối quan hệ liên cá nhân trong hội thoại.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số kịch bản văn học của Nguyễn Huy Tưởng và Nguyễn Huy Thiệp theo cách nhìn của lí thuyết hội thoại (Trang 45)