Nhƣ đã biết, quan hệ liên cá nhân tác động mạnh đến hội thoại. Trong những cuộc hội thoại giữa những ngƣời mới gặp nhau lần đầu, những ngƣời này thƣờng phải thƣơng lƣợng để dò tìm lí lịch của nhau, tức là xác định đƣợc vị trí của mỗi ngƣời trên trục dọc và trục ngang. Có thể trực tiếp hay gián tiếp, ở những mức độ khéo léo khác nhau, các đối tác dò dần ra lí lụch của nhau và chiều hƣớng, độ sôi nổi của cuộc hội thoại sẽ thay đổi theo mức độ đƣợc tìm hiểu của “lí lịch”.
Bắt đầu của một kịch bản văn học, ngoài việc giới thiệu phần trang trí, âm nhạc cũng nhƣ khung cảnh, bao giờ cũng có phần về nhân vật. Phần giới thiệu về nhân vật có thể đã đƣợc tác giả nói sơ qua trong phần giới thiệu chung nhƣng cũng có thể vào đến kịch bản văn học, tác giả mới để cho nhân vật của mình tự giới thiệu, hoặc tự tìm hiểu lí lịch về nhau. Đó có thể là những nhân vật đã quen nhau từ trƣớc, là những ngƣời bạn cũ, hoặc đó có thể là những ngƣời ruột thịt, thân thích, hoặc ở cùng nhà, làm cùng một cơ quan…
Hãy xét đoạn mở đầu của một kịch bản văn học sau:
“Màn mở. Nhà Bảo Trinh, một gia đình trí thức khá giả ở Hà Nội. Nội thất đẹp. Bảo Trinh cầm phất trần phủi bụi.
Bảo Trinh: Ngôi nhà yêu quý của ta? Ngôi nhà xinh đẹp của ta. Bao nhiêu kỉ niệm gắn bó với mày. Thế là ba mƣơi hai năm chúng ta gắn bó với nhau…
Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Thanh Nga – Cao học NG50A
Ngôi nhà thích thế, thích vô cùng. Dù có thế nào ta cũng không rồ bỏ mày… Ngôi nhà này chính là thiên đƣờng của ta, chính là hạnh phúc của ta! Là tổ ấm của ta!
Có tiếng gõ cửa.
Bảo Trinh: Ai thế nhỉ? Ai lại đến giờ này?
Mở cửa, Linh xách va li vào.
Bảo Trinh: Ối giời! Linh! Cứ tƣởng ai! Vào đây con ranh con… Mày đi đâu đến mấy năm nay mới lại nhà tao thế này!
Linh (ngắm nghía): Chà! Thay đổi ghê!
Linh đặt va li xuống, thái độ đàng hoàng.
Bảo Trinh: Ngồi xuống đây! Ngồi xuống đây! Nào, con ranh con… Đi đâu mà chục năm nay mới lại nhà tao thế này?
Linh: Đi đâu? Đi nƣớc ngoài… Thế mày không biết tao đi học ở Hung-ga- ri những sáu năm à?
Bảo Trinh: Chết thật! Thế mà tao tƣởng mày hồi ấy ra trƣờng rồi đi Lâm Đồng, rồi lấy chồng, rồi đẻ con, rồi anh hùng chiến sĩ thi đua của ngành cà phê…
Linh: Sao lại cà phê? Cao su chứ!
Bảo Trinh: Ừ, cao su… Tao xin lỗi. Hồi ấy hình nhƣ mày vào nông trƣờng gì ở Lâm Đồng phải không?
Linh: Không phải Lâm Đồng mà là Tây Ninh. Mày chẳng nhớ gì cả. Trời ơi. (nức nở) Mày chẳng nhớ gì cả… Đến tao mà mày chẳng nhớ gì cả…
Bảo Trinh: Thôi đi! Thôi đi! Mày vẫn giữ cái tật mau nƣớc mắt! Sao mày bắt tao nhớ nhiều thứ thế…
Linh (chùi nước mắt, cười như mếu): Ừ… Tao dớ dẩn thật… Sao lại bắt mày phải nhớ mới đƣợc cơ chứ… Mày là gì với tao… chẳng là chị em… chẳng là ruột thịt… Chỉ là ngƣời dƣng nƣớc lã…
Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Thanh Nga – Cao học NG50A
Bảo Trinh: Là bạn, hiểu chƣa? Con ranh con… tao với mày là bạn rất thân…”
(Nhà tiên tri - Nguyễn Huy Thiệp)
Đoạn đối thoại trên là đoạn mở đầu cho một kịch bản văn học. Ta có thể nhận thấy đƣợc mối quan hệ giữa hai nhân vật trong đối thoại. Đó là một mối quan hệ bạn bè, chính xác là bạn bè cũ lâu ngày gặp lại. Họ đã học cùng nhau, rất có thể là học cùng đại học (điều này đã đƣợc khẳng định phía sau đoạn đối thoại).
Sở dĩ, ta có thể nhận ra quan hệ của họ trong đối thoại là nhờ vào cách nói chuyện, cách hỏi chuyện của hai nhân vật, họ nhận ra nhau khi nhìn thấy nhau và ở đây có một sự ngỡ ngàng, điều đó chứng tỏ họ đã lâu ngày không gặp nhau. Hơn nữa dựa vào cách xƣng hô “tao, mày” và những kỉ niệm cũ cũng nhƣ những “hiểu biết” về nhau, ngƣời đọc có thể nhận định đƣợc rằng họ là một đôi bạn lâu ngày mới gặp.
Nhƣ vậy quan hệ trong đối thoại có thể đƣợc nhận ra nhờ những dấu hiệu nhất định của nó nhƣ: cách xƣng hô, cách hỏi chuyện, nói chuyện, và đặc biệt là những thông tin hiểu biết về nhau.