6) Phương pháp nghiên cứu
2.3 Cấu trúc cặp thoại trong kịch bản văn học
Các cuộc thoại tuy thiên biến vạn hoá về kiểu loại và trôi chảy nhƣ một dòng nƣớc với những đơn vị phân định không thật rõ ràng nhƣng giữa chúng
Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Thanh Nga – Cao học NG50A
vẫn có những cái gì đó chung về cấu trúc. Chính vì điều này, chúng ta mới hiểu đƣợc sự tƣơng tác trong hội thoại, và hiểu đƣợc ngƣời viết muốn nói gì. Trong phần này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu cấu trúc hội thoại trong kịch bản văn học của Nguyễn Huy Thiệp.
Trƣớc khi đi vào tìm hiểu cấu trúc hội thoại trong kịch bản văn học của Nguyễn Huy Thiệp, cần nắm đƣợc các cấu trúc hội thoại của một số trƣờng phái trong ngôn ngữ học. Có ba trƣờng phái có quan điểm khác nhau về cấu trúc hội thoại. Thứ nhất là trƣờng phái phân tích hội thoại ở Mĩ (conversation analysis); thứ hai là trƣờng phái phân tích diễn ngôn (discourse analysis); và thứ ba là trƣờng phái lí thuyết hội thoại ở Thuỵ Sĩ (Geneve) và Pháp.
Theo lí thuyết phân tích hội thoại ở Mĩ, hội thoại có hai tổ chức tổng quát, đó là tổ chức cặp kế cận và tổ chức đƣợc ƣa thích. Đơn vị cơ sở, đơn vị tổ chức nên các đơn vị khác lớn hơn của hội thoại là lƣợt lời. Dƣới các lƣợt lời không có các đơn vị nào ngoài các phát ngôn.
Theo lí thuyết phân tích diễn ngôn, cấu trúc hội thoại gồm năm bậc: 1- tƣơng tác (tƣơng tự với hội thoại hay cuộc thoại), 2 - phần việc (phải giải quyết), 3 - cặp đối đáp, 4 - bƣớc thoại, 5 - hành động.
Theo lí thuyết hội thoại Thuỵ Sĩ – Pháp, cấu trúc hội thoại gồm các đơn vị sau: 1 - Cuộc thoại, 2 - đoạn thoại, 3 - cặp thoại, 4 – tham thoại (tƣơng tự nhƣ bƣớc thoại), 5 – hành động ngôn từ.
Kịch bản văn học của Nguyễn Huy Thiệp sẽ đƣợc nghiên cứu về cấu trúc của cặp trao đáp (hay còn gọi là cặp thoại).