Cơ chế thứ ba: Sự vi phạm các quy tắc lập luận

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số kịch bản văn học của Nguyễn Huy Tưởng và Nguyễn Huy Thiệp theo cách nhìn của lí thuyết hội thoại (Trang 115 - 117)

B- Chiến lược “Xưng khiêm hô tôn”

3.4.3 Cơ chế thứ ba: Sự vi phạm các quy tắc lập luận

Cơ chế này không xuất hiện trong các kịch bản văn học của Nguyễn Huy Thiệp. Chúng tôi chỉ tìm thấy các hàm ý hội thoại đƣợc tạo ra bằng cơ chế này ở các kịch bản văn học của Nguyễn Huy Tƣởng.

Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Thanh Nga – Cao học NG50A

Hãy xem xét, trong các kịch bản văn học của Nguyễn Huy Tƣởng, kiểu hàm ý đƣợc tạo ra từ sự vi phạm các quy tắc lập luận nhƣ thế nào.

Trong một quan hệ lập luận, có khi ngƣời nói chỉ đƣa ra luận cứ hoặc chỉ đƣa ra kết luận hoặc lập luận không đủ… tất cả nhằm mục đích để ngƣời nghe tự suy ra phần còn thiếu trong lập luận. Cách nói không hoàn tất các bƣớc lập luận này cũng là cách nói ra hàm ý hội thoại.

Ví dụ:

1. Vũ Như Tô: Tài đã không đƣợc trọng thì đem trả trời đất. Đó là lẽ thƣờng. Cũng như nhan sắc…

Đan Thiềm: Không thể ví thế đƣợc, sắc vất đi đƣợc nhƣng tài phải đem dùng.

2. Vũ Như Tô: Tôi vừa xin hoàng thƣợng thả 500 thợ già về. Khốn nạn có ngƣời ở đây đã 30 năm. Khi tuyển vào kinh, họ còn trai tráng mà bây giờ… ngƣời thì còng lƣng, ngƣời thì bạc đầu, ngƣời thì móm mém. Có ngƣời chƣa vợ con gì cả, có tội tình ngƣời ta không. Tôi đã xin cấp cho mỗi ngƣời tiền 3 quan và một mẫu công điền. Hoàng thƣợng đã ƣng chuẩn, thế mà triều đình còn cho là lạm, bực quá là bực. Họ vừa về xong, tôi cũng vừa tiễn họ. Càng thƣơng họ lại càng thƣơng mình…

Thị Nhiên: Chuyện! Ai bảo thầy nó mua lấy cái vạ vào thân.

Vũ Như Tô: Mẹ nó lại sắp đấy…

3. Phó Bảo: Cho cả nƣớc nhƣng ít ngƣời đƣợc đến đây, họ nhà vua, các quan, thế là hết, dân đƣợc lợi gì?

Vũ Như Tô: Chú quên hết lời anh em ta kí kết cùng nhau rồi. Sao chú đã thay đổi thế? Thảo nào mà tôi thấy… Ta xây một cái đài vĩ đại, làm vinh dự cho non sông. Đến làm một cái nhà con còn tốn tiền, tốn lực huống chi là một cái đài to nhƣ núi, bền nhƣ trăng sao.

Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Thanh Nga – Cao học NG50A

4. Quảng: Thƣa bà, tôi tƣởng khi gặp bà ở khách sạn Tài Hƣng, tôi tưởng

bà chỉ là một… Đến đây tôi không ngờ bà với thầy tôi… Thầy tôi, một ngƣời mà

tôi quý trọng.

Ngọc Cẩm: Sao Quảng không thể coi rằng giữa chúng ta, vẫn chỉ có tôi và Quảng.

(Những ngƣời ở lại – Nguyễn Huy Tƣởng)

4 ví dụ nêu trên đều có điểm chung là những câu nói này đều là những câu nói bị bỏ dở. Ngƣời nói đang nói nhƣng lại ngƣng lại, để lửng câu nói. Và điều đó cũng đồng nghĩa với việc ngƣời nghe phải tự suy ra điều còn lại mà ngƣời nói định nói ra, nhƣng vì một lí do nào đó mà không nói nữa.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số kịch bản văn học của Nguyễn Huy Tưởng và Nguyễn Huy Thiệp theo cách nhìn của lí thuyết hội thoại (Trang 115 - 117)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)