B- Chiến lược “Xưng khiêm hô tôn”
3.5.2 Quan hệ giao tiếp và vai giao tiếp
Phần này chúng tôi sẽ không tách riêng thành A (quan hệ và vai giao tiếp) và B (chiến lƣợc xƣng khiêm hô tôn) nhƣ ở chƣơng 2, các khái niệm cũng không đƣợc nhắc lại nhiều. Chỉ xin nêu khái quát lại một vài ý.
Hoạt động giao tiếp bao gồm các nhân tố: nhân vật giao tiếp, thực tế đƣợc nói tới, hoàn cảnh giao tiếp, hệ thống tín hiệu đƣợc sử dụng làm công cụ. Và
Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Thanh Nga – Cao học NG50A
trong giao tiếp, không phải ngƣời giao tiếp muốn nói gì thì nói. Điều này còn phụ thuộc và rất nhiều nhân tố và hoàn cảnh giao tiếp.
Một số nhân tố đã đƣợc thiết lập trƣớc đối với giao tiếp và do đó là những nhân tố khách quan bên ngoài. Chúng gồm vị thế tƣơng đối của các nhân vật giao tiếp. Vị thế đó dựa vào những giá trị xã hội liên quan đến tuổi tác, giới tính, địa vị xã hội. Thuật ngữ vai giao tiếp dùng để biểu hiện vị thế xã hội của nhân vật hội thoại. Có thể nói vai giao tiếp là cơ sở mà các nhân vật hội thoại dựa vào để tổ chức và biểu hiện vị thế xã hội của mình trong giao tiếp.
Quan hệ giao tiếp là một phạm trù liên quan đến khoảng cách xã hội và mức độ gắn bó giữa những ngƣời giao tiếp. Trong quan hệ giao tiếp, ngƣời ta phân ra thành quan hệ vị thế và quan hệ thân hữu.
Về quan hệ vị thế, có thể xét đoạn đối thoại sau:
Lan: Kính nghi anh ấy thế? Anh ấy cũng ở lại đấy. Thanh niêng sống chết với thủ đô. Phải không, Kính? Anh ấy bây giờ tốt lắm.
Kính: Thế còn chị?
Lan: Tôi cũng muốn ở lại. Buổi họp thành bộ có đông không?
Kính: Đông, đông lắm. Đủ mặt các tƣớng nam nữ, trƣờng Chu Văn An, trƣờng Tri Phƣơng, trƣờng Văn Lang, trƣờng Hoàng Diệu, nữ học sinh trƣờng Hai Bà thì đủ mặt. Trƣờng Phan Chu Trinh chúng ta thì nhan nhản. Trông sƣớng lắm. Thật bõ nỗi nhớ nhà trƣờng. Chị có nhớ lớp học không, chị Lan?
Lan: Nhớ lắm chứ.
(Những ngƣời ở lại – Nguyễn Huy Tƣởng)
Đoạn đối thoại trên giữa hai nhân vật Kính và Lan. Qua đoạn đối thoại, ta có thể nhận thấy hai nhân vật này bằng tuổi và học cùng nhau. Nhƣ vậy, họ có quan hệ vị thế xã hội bình đẳng nhƣng cả hai có ý xƣng hô khá khiêm tốn khi Kính gọi Lan bằng “chị” và xƣng “tôi”, cũng nhƣ vậy, Lan cũng gọi tên Kính và xƣng “tôi”.
Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Thanh Nga – Cao học NG50A
Còn về quan hệ thân hữu là một loại quan hệ giao tiếp dựa trên mức độ gắn bó giữa những nhân vật giao tiếp. Mức độ gắn bó thƣờng đƣợc thƣơng lƣợng trong giao tiếp.
Xét đoạn đối thoại sau:
Ngọc Cẩm: Quảng!
Quảng: Tôi… tôi… Đã bao lần tôi xin bà, sao bà…
Ngọc Cẩm: Quảng! Nhƣng sao anh lại đến ở đây? Hôm qua tôi chờ Quảng mãi. Bao nhiêu lần tôi hẹn Quảng. Quảng đến đây hai tháng rồi. Quảng sợ à? Tôi không muốn lúc nào cũng chỉ gặp Quảng trong phòng khám bệnh, bên cạnh nhà tôi, lúc nào cũng nói với Quảng bằng cái giọng vợ một ông thầy. Tôi biết lắm Quảng ạ. Tôi hiểu lắm, tôi hiểu vì sao Quảng không dám…. Nhƣng…
Quảng: Thƣa bà, tôi tƣởng khi gặp bà ở khách sạn Tài Hƣng, tôi tƣởng bà chỉ là một… Đến đây tôi không ngờ bà với thầy tôi… Thầy tôi, một ngƣời mà tôi quý trọng.
Ngọc Cẩm: Sao Quảng không thể coi rằng giữa chúng ta, vẫn chỉ có tôi và Quảng.
Quảng: Thƣa bà…
Ngọc Cẩm: Đừng gọi tôi thế nữa. Quảng xa tôi làm gì? Quảng đã phạm tội với thầy rồi kia mà. Tôi cũng rất kính trọng thầy. Không, Quảng không phạm tội đâu. Tôi vẫn kính trọng tình thầy trò của Quảng. Tình thầy trò của Quảng có làm sao đâu? Tôi không thấy có một sự gì thay đổi cả.
(Những ngƣời ở lại – Nguyễn Huy Tƣởng)
Đoạn đối thoại trên giữa hai nhân vật Quảng và Ngọc Cẩm cho thấy, hai ngƣời có quan hệ vợ thầy và học trò. Tuy nhiên, vì tình cảm riêng tƣ, Ngọc Cẩm luôn xƣng với Quảng bằng cách gọi tên và xƣng tôi, ngƣợc lại nhân vật Quảng lại luôn muốn giữ khoảng cách với Ngọc Cẩm nên luôn xƣng “tôi” và gọi “bà”. Trong đoạn đối thoại này, ngƣời đọc có thể hiểu đó là một cuộc nói chuyện giữa
Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Thanh Nga – Cao học NG50A
một ngƣời luôn muốn rút gắn khoảng cách giao tiếp để có quan hệ gần gũi hơn, và một ngƣời lại luôn giữ gìn khoảng cách ấy. Quan hệ thân hữu đƣợc bộ lộ rõ qua đoạn đối thoại này, giữa hai nhân vật.
Tuy nhiên, mức độ gắn bó là nhân tố bên trong đối với giao tiếp, và có thể xảy ra khi khoảng cách xã hội ban đầu thay đổi và đƣợc đánh dấu trong quá trình giao tiếp. Sự rút ngắn khoảng cách thể hiện ở chính cách hô gọi. Điển hình trong kịch bản văn học “Những ngƣời ở lại”, ban đầu nhân vật Lan và Quảng xƣng hô với nhau bằng anh chị, xƣng “tôi” nhƣng về sau, khi hai ngƣời nảy sinh tình cảm và đi đến tình yêu thì cách xƣng hô đƣợc thay đổi, không còn là “anh chị” xƣng “tôi” nữa mà là “anh em”, xƣng tên.
Nói về chiến lƣợc “xƣng khiêm hô tôn” (nhƣ đã nói ở chƣơng 2), trong các kịch bản văn học của Nguyễn Huy Tƣởng cũng xuất hiện chiến lƣợc này. Điều này thể hiện rõ ở những đoạn ví dụ đã trích dẫn trên, vì vậy, chúng tôi không đƣa ra thêm ví dụ nào nữa. Có thể nói đây là chiến lƣợc quen thuộc và phổ biến đối với ngƣời Việt nói chung, đó cũng chính là một trong những chiến lƣợc thể hiện phép lịch sự của ngƣời Việt. Chính vì vậy, chiến lƣợc này đƣợc sử dụng nhiều trong các kịch bản văn học của cả hai tác giả Nguyễn Huy Tƣởng và Nguyễn Huy Thiệp.
Có một điều khác biệt là trong các kịch bản văn học của Nguyễn Huy Tƣởng chúng tôi không tìm thấy cách nói xƣng hô theo kiểu biệt ngữ (nhƣ ở chƣơng 2), các từ ngữ kiểu nhƣ: mẹ ruột ơi, em gái này… và lối nói suồng sã. Ở kịch bản văn học của Nguyễn Huy Tƣởng tuyệt nhiên không xuất hiện các cách xƣng hô này. Đây là một trong những điểm khác biệt cơ bản giữa hai tác giả khi tìm hiểu về các chiến lƣợc xƣng hô. Điều này có thể lí giải hoặc do phong cách của hai tác giả khác nhau, hoặc vì chủ đề của những kịch bản văn học đƣợc nghiên cứu trong luận văn của hai tác giả là khác nhau (chúng khác nhau về thời gian, chủ đề…) Chính vì vậy, có thể nó là lí do tạo ra sự khác biệt này.
Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Thanh Nga – Cao học NG50A
3.6 Tiểu kết
Ở chƣơng này chúng ta đã đi tìm hiểu những vấn đề xung quanh lí thuyết hội thoại trong kịch bản văn học của Nguyễn Huy Tƣởng.
Đặc biệt chƣơng hai chúng tôi đã có những sự so sánh nhất định trên nhiều phƣơng diện và khía cạnh khác nhau giữa hai tác giả Nguyễn Huy Tƣởng và Nguyễn Huy Thiệp. Điều này không nằm ngoài mục đích muốn tìm hiểu về phong cách cũng nhƣ các nét đặc sắc, “bản sắc của từng tác giả”.
Nói về các dạng ngôn ngữ kịch trong kịch bản văn học của Nguyễn Huy Tƣởng, ta nhận thấy chỉ xuất hiện hai loại đó là đối thoại và độc thoại. Không có bàng thoại. Đối thoại vẫn là dạng chiếm đa số trong các kịch bản văn học. Trong đối thoại thì xuất hiện cả song thoại và đa thoại, mặc dù song thoại có chiếm số lƣợng nhiều hơn đa thoại, nhƣng tỉ lệ không bị lệch nhƣ song thoại và đa thoại trong kịch bản văn học của Nguyễn Huy Thiệp.
Có bốn cơ chế để tạo ra hàm ý hội thoại trong kịch bản văn học của Nguyễn Huy Tƣởng. Tuy nhiên, theo thống kê của chúng tôi, hàm ý hội thoại trong kịch bản văn học của Nguyễn Huy Tƣởng ít hơn so với hàm ý hội thoại trong kịch bản văn học của Nguyễn Huy Thiệp.
Phép lịch sự cũng đƣợc đƣa vào tìm hiểu trong các kịch bản văn học của Nguyễn Huy Tƣởng. Và ở phần nào chúng tôi cũng có những sự so sánh nhất định giữa hai tác giả.
Nhƣ vậy, chƣơng ba đã phân tích và mổ xẻ các kịch bản văn học của Nguyễn Huy Tƣởng một cách kĩ lƣỡng nhằm đƣa ra những nhận xét và so sánh thiết thực nhất. Kịch bản văn học của Nguyễn Huy Tƣởng đã đƣợc nhìn nhận trên phƣơng diện của lí thuyết hội thoại. Bằng cách tổng hợp và kế thừa các công trình của các nhà nghiên cứu xung quanh vấn đề về lí thuyết hội thoại, tác giả luận văn đã cố gắng đi theo một hƣớng chung nhất để phân tích đối tƣợng (là các kịch bản văn học).
Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Thanh Nga – Cao học NG50A
Kết luận
Hội thoại là mảnh đất sống còn của ngôn ngữ và là một môi trƣờng hoạt động của con ngƣời, một biểu hiện của cái gọi là xã hội loài ngƣời. Qua hội thoại, các yếu tố, đơn vị của ngôn ngữ mới đƣợc “đóng dấu chứng nhận” tƣ cách đơn vị ngôn ngữ của mình và các quy tắc, các cơ chế vận hành các yếu tố, đơn vị đó mới bộc lộ ra, phát huy tác dụng.
Nghiên cứu hội thoại, một mặt phải vận dụng tổng hoà những tri thức về cấu trúc ngôn ngữ, những tri thức ngữ dụng, cả những tri thức xã hội học, tâm lí học, văn hoá học, mặt khác qua nghiên cứu hội thoại chúng ta mới hiểu biết đầy đủ, toàn diện tất cả những cái tạo nên ngôn ngữ và những cái nằm trong các lĩnh vực ngữ dụng học.
Kịch bản văn học là một thể loại của diễn ngôn. Kịch bản văn học dƣới cái nhìn của lí thuyết hội thoại là một cái nhìn mới mẻ. Nó cho thấy mối quan hệ mật thiết giữa ngôn ngữ và văn học, cho thấy vai trò của ngôn ngữ trong nghiên cứu văn học.
Trong phạm vi luận văn này, với những vấn đề của lí thuyết hội thoại đã đƣợc nghiên cứu trong các kịch bản văn học của hai tác giả Nguyễn Huy Tƣởng và Nguyễn Huy Thiệp, chúng tôi thấy nổi lên một vài vấn đề.
Giữa tác giả Nguyễn Huy Thiệp và Nguyễn Huy Tƣởng có những điểm chung nhất định nhƣng cũng có những nét riêng gần nhƣ làm nên “bản sắc” của từng tác giả. Để lí giải điều này, cần nhìn nhận ngay một vấn đề rằng đây là hai tác giả sống khác “thời đại” chính vì thế họ sẽ chịu những tác động và ảnh hƣởng của cuộc sống rất riêng. Điều này cũng phần nào ảnh hƣởng đến các kịch bản văn học của hai tác giả. Các kịch bản văn học của Nguyễn Huy Tƣởng chủ yếu là các kịch bản văn học nói về các chủ đề lịch sử nhƣ Vũ Nhƣ Tô, Bắc Sơn
Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Thanh Nga – Cao học NG50A
và Những ngƣời ở lại; kịch bản văn học của Nguyễn Huy Thiệp thì ngƣợc lại, các chủ đề thƣờng là gắn với cuộc sống hiện đại nhƣ Quỷ ở với ngƣời, Nhà tiên tri, Cái chết đƣợc che đậy… Mặc dù không thể rời xa những quy định chung phải tuân thủ khi viết kịch, đó là việc cũng phân một vở kịch thành các chƣơng, hồi, cảnh, lớp… việc các kịch bản văn học đa số đều là đối thoại, có xuất hiện độc thoại và độc thoại thƣờng sẽ là để biểu hiện nội tâm nhân vật… Nhƣng ở mỗi tác giả, các kịch bản văn học lại đƣợc viết theo những phong cách rất riêng. Điển hình nhƣ đối với kịch bản văn học của Nguyễn Huy Tƣởng ta hoàn toàn không tìm thấy dạng ngôn ngữ kịch bàng thoại. Trong khi đó, với Nguyễn Huy Thiệp, đa số kịch bản văn học nào cũng xuất hiện. Đối thoại trong kịch của Nguyễn Huy Tƣởng xuất hiện nhiều kiểu đa thoại, nhƣng đối thoại trong kịch Nguyễn Huy Thiệp thƣờng nghiêng về song thoại.
Về việc sử dụng các hàm ý hội thoại, kịch bản văn học của Nguyễn Huy Thiệp xuất hiện 3 cơ chế để tạo ra hàm ý, còn đối với kịch bản văn học của Nguyễn Huy Tƣởng thì là 4 cơ chế. Nhƣng từng cơ chế tạo ra hàm ý hội thoại ở mỗi tác giả lại có những điểm giống và khác biệt nhất định. Điều này đã đƣợc tìm hiểu và phần nào trình bày trong chƣơng 3. Nhƣng có thể nói khái quát rằng, hàm ý hội thoại xét riêng theo cơ chế thứ 4 (sự vi phạm các nguyên tắc hội thoại – có thể coi đây là cơ chế chính để tạo ra hàm ý hội thoại) trong kịch bản văn học của Nguyễn Huy Thiệp xuất hiện nhiều hơn so với trong kịch bản văn học của Nguyễn Huy Tƣởng. Kịch bản văn học của Nguyễn Huy Tƣởng ít sử dụng các hàm ý hội thoại theo cơ chế thứ 4, đặc biệt có những kịch bản văn học chỉ xuất hiện một vài hàm ý nhƣ kịch bản văn học “Vũ Nhƣ Tô” chẳng hạn.
Về vấn đề giao tiếp và lịch sự, tác giả Nguyễn Huy Thiệp có cách sử dụng các mô hình câu và các cách xƣng hô thể hiện giao tiếp và lịch sự phong phú hơn so với tác giả Nguyễn Huy Tƣởng. Có những cách nói có thể tìm thấy nhiều trong kịch bản văn học của Nguyễn Huy Thiệp nhƣng lại có thể hoàn toàn không
Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Thanh Nga – Cao học NG50A
tìm thấy trong kịch bản văn học của Nguyễn Huy Tƣởng. Mặc dù cả hai tác giả đều không sử dụng hết 13 chiến lƣợc lịch sự, nhƣng việc thể hiện các kiểu câu này là rõ ràng và hiệu quả. Đây là một vài nhận xét sơ lƣợc về hai tác giả và các kịch bản văn học mà luận văn đã lựa chọn để nghiên cứu.
Trở lại vấn đề về lí thuyết hội thoại nói chung, ta nhận thấy một phát ngôn ngoài ý nghĩa đƣợc nói ra trực tiếp nhờ các yếu tố ngôn ngữ nhƣ ngữ âm, từ, kết cấu cú pháp… còn có rất nhiều ý nghĩa khác nữa mà chúng ta phải dùng đến thao tác suy ý dựa vào ngữ cảnh, vào các quy tắc điều khiển hành vi ngôn ngữ, điều khiển lập luận, điểu khiển hội thoại… mới nắm bắt đƣợc. Đó chính là các ý nghĩa hàm ẩn.
Đồng thời, qua quá trình khảo sát tƣ liệu và phân tích các vấn đề khi xem xét kịch bản văn học của Nguyễn Huy Tƣởng và Nguyễn Huy Thiệp dƣới cái nhìn của lí thuyết hội thoại, ngoài những nhận xét đã trình bày ở trên, chúng tôi còn nhận thấy một số điểm đáng lƣu ý khác:
Trong các kịch bản văn học cũng nhƣ trong đời sống, hàm ý hội thoại đƣợc tạo ra và sử dụng rất nhiều trong giao tiếp. Tuy nhiên, mỗi ngƣời lại có một cách tạo ra hàm ý hội thoại riêng. Đó có thể là những hàm ý hội thoại đƣợc tạo ra bằng sự vi phạm các quy tắc chiếu vật và chỉ xuất, hay các hành vi ngôn ngữ gián tiếp, hoặc hàm ý hội thoại đƣợc tạo ra bằng sự vi phạm các quy tắc lập luận và đặc biệt là những hàm ý hội thoại đƣợc tạo ra bằng sự vi phạm các quy tắc hội thoại. Trong các cách tạo ra hàm ý hội thoại nêu trên thì cách cuối cùng đƣợc sử dụng nhiều nhất và phổ biến nhất. Đây cũng là cách tạo ra hàm ý hội thoại một cách đa dạng, vì sự vi phạm các nguyên tắc hội thoại này có thể là do vi phạm quy tắc về lƣợng, quy tắc về chất, về quan hệ hoặc về cách thức. Cũng có một điều cần lƣu ý là đƣơng nhiên, các hàm ý hội thoại này đƣợc tạo ra một cách cố tình, tức là ngƣời nói đã cố ý vi phạm một trong các nguyên tắc để tạo ra một ý nghĩa chìm, ẩn đằng sau những con chữ có ý nghĩa trên bề mặt.
Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Thanh Nga – Cao học NG50A
Hàm ý hội thoại đƣợc tạo ra nhằm đạt đến một hiệu quả nhất định của câu nói. Mỗi hàm ý đều là một sự gửi gắm ý đồ của ngƣời nói. Ngƣời nói “bắt” ngƣời nghe phải dùng thao tác tƣ duy suy ý để hiểu đƣợc điều mình muốn nói. Có thể nói, nghiên cứu hàm ý hội thoại là một điều không dễ nhƣng rất thú vị.