Trong Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 2011 2020, Đảng ta đã đặt ra mục tiêu tổng quát: “Phấn đấu đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại; chính trị xã hội ổn định, dân chủ, kỷ cương, đồng thuận; đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được nâng lên rõ rệt; độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ được giữ vững; vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế tiếp tục được nâng lên; tạo tiền đề vững chắc để phát triển cao hơn trong giai đoạn sau.” Để đạt được mục tiêu ấy thì “Đầu tư cho giáo dục là quốc sách hàng đầu”.Trong xu thế toàn cầu hóa, giáo dục trở thành ngành sản xuất cơ bản của nền kinh tế. Ngày nay, giáo dục được thừa nhận như một tiền đề quan trọng của sự phát triển tất cả các lĩnh vực. “Phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao là một đốt phá chiến lược, là yếu tố quyết định đẩy mạnh phát triển và ứng dụng khoa học, công nghệ, cơ cấu lại nền kinh tế, chuyển đổi mô tình tăng trưởng và là lợi thế cạnh tranh quan trọng nhất, đảm bảo cho phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững”. Và nhân tố trực tiếp tác động đến chất lượng giáo dục chính là đội ngũ giáo viên. Vì thế, người lãnh đạo quản lý nhà trường phải hết sức coi trọng xây dựng, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên đủ về số lượng, mạnh về chất lượng.
Trang 1MỞ ĐẦU
1 Lí do chọn đề tài
Trong Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 2011- 2020, Đảng ta đã đặt ra mục
tiêu tổng quát: “Phấn đấu đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công
nghiệp theo hướng hiện đại; chính trị - xã hội ổn định, dân chủ, kỷ cương, đồng thuận; đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được nâng lên rõ rệt; độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ được giữ vững; vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế tiếp tục được nâng lên; tạo tiền đề vững chắc để phát triển cao hơn trong giai đoạn sau.” Để đạt được mục tiêu ấy thì “Đầu tư cho
giáo dục là quốc sách hàng đầu”
Trong xu thế toàn cầu hóa, giáo dục trở thành ngành sản xuất cơ bản của nềnkinh tế Ngày nay, giáo dục được thừa nhận như một tiền đề quan trọng của sự
phát triển tất cả các lĩnh vực “Phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân
lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao là một đốt phá chiến lược, là yếu tố quyết định đẩy mạnh phát triển và ứng dụng khoa học, công nghệ, cơ cấu lại nền kinh tế, chuyển đổi mô tình tăng trưởng và là lợi thế cạnh tranh quan trọng nhất, đảm bảo cho phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững” Và nhân tố trực
tiếp tác động đến chất lượng giáo dục chính là đội ngũ giáo viên Vì thế, ngườilãnh đạo quản lý nhà trường phải hết sức coi trọng xây dựng, bồi dưỡng đội ngũgiáo viên đủ về số lượng, mạnh về chất lượng
Thực tế, trong những năm qua, giáo dục đào tạo của nước ta đã có nhữngthành tựu đáng kể Mạng lưới trường học được mở rộng, chất lượng giáo dụctừng bước được nâng cao, đa dạng hóa các loại hình trường lớp, tạo cơ hội họctập suốt đời cho nhân dân Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn có những mặt chưađạt được như mong muốn: quy mô, cơ cấu, chất lượng, hiệu quả giáo dục cònnhiều bất cập Đặc biệt chất lượng và hiệu quả giáo dục chưa đáp ứng được yêucầu của xã hội Bởi vây, có thể thấy: để nâng cao chất lượng giáo dục, để thựchiện được chiến lược phát triển giáo dục trong thời kì công nghiệp hóa – hiện
Trang 2đại hóa đất nước, một trong những nhiệm vụ trọng tâm của nhà trường là phảiquan tâm đến xât dựng và phát triển đội ngũ giáo viên.
Trường THPT Ngô Quyền – Ba Vì – Hà Nội trong những năm qua bên cạnhnhững thành tự đã đạt được còn bộc lộ một số yếu kém, nhất là về đội ngũ giáoviên: cơ cấu chưa đồng bộ, chất lượng chưa đồng đều, chưa phát huy được mộtcách toàn diện năng lực của mỗi giáo viên; có những giáo viên chưa thực sựquan tâm đến vấn đề đổi mới phương pháp giảng dạy, một số giáo viên còn ngại
sử dụng thiết bị dạy học; ý thức tự bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, phẩm chấtchính trị của nhiều giáo viên
Từ những nguyên nhân khách quan và chủ quan trên, với mong muốn gópmột phần nhỏ bé của mình vào việc nâng cao chất lượng giáo dục của nhà
trường, tôi chọn đề tài “Biện pháp chỉ đạo nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ
giáo viên ở trường THPT Ngô Quyền – Ba Vì – Hà Nội”.
2 Mục đích nghiên cứu
Với việc nghiên cứu đề tài này, tôi muốn đề xuất một số biện pháp quản lýnhằm xây dựng và phát triển đội ngũ giáo viên, tổng kết một số kinh nghiệmquản lý giáo dục cấp trung học phổ thông Mặt khác, tôi cũng hi vọng các nhàquản lý giáo dục có thể tham khảo, vận dụng vào thực tế trường mình trong việcbồi dưỡng đội ngũ giáo viên sao cho đồng bộ về chất lượng, cân đối về cơ cấu,phát huy hết năng lực của người giáo viên góp phần vào sự phát triển của xã hộinói chung và sự phát triển của sự nghiệp giáo dục trong trường trung học phổthông nói riêng
3 Đối tượng nghiên cứu
Một số biện pháp chỉ đạo, quản lý nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ giáoviên của trường trung học phổ thông Ngô Quyền – Ba Vì – Hà Nội
4 Giả thuyết khoa học
Nếu áp dụng và thực hiện tốt những giải pháp đề xuất thì chất lượng đội ngũgiáo viên ở trường trung học phổ thông Ngô Quyền sẽ được nâng cao hơn, nhờ
Trang 3đó nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường, tăng thêm uy tín cho nhàtrường.
5 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Xác định những cơ sở khoa học của việc quản lý nhằm phát triển đội ngũgiáo viên trong trường trung học phổ thông
- Phân tích thực trạng (những mặt đã làm được và những mặt còn tồn tại)của việc chỉ đạo quản lý nhằm phát triển đội ngũ giáo viên trường trunghọc phổ thông Ngô Quyền trong giai đoạn hiện nay
- Đề xuất những biện pháp quản lý nhằm phát triển và nâng cao chất lượngcủa đội ngũ giáo viên trường trung học phổ thông Ngô Quyền trong giaiđoạn hiện nay
6 Phương pháp nghiên cứu
Trong tiểu luận này, tôi dung một số phương pháp nghiên cứu sau:
- Nghiên cứu tài liệu: các văn kiện của Đảng về phát triển kinh tế xã hội,phát triển giáo dục và đào tạo trong thời kì mới; Điều lệ trường trung họcphổ thông; giáo trình;…
Trang 4NỘI DUNGCHƯƠNG 1
CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VIỆC QUẢN LÝ NHẰM PHÁT TRIỂN
ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
1.1 Cơ sở lý luận
Đội ngũ, theo từ điển tiếng Việt (NXB Văn hóa thông tin – 1999) là “tập
hợp số đông người cùng chức năng, nghề nghiệp, hợp thành lực lượng hoạt động trong tổ chức” Đội ngũ trong một tổ chức là nguồn nhân lực trong tổ chức
đó Đội ngũ trong trường phổ thông là nguồn nhân lực của nhà trường bao gồmHiệu trưởng, Phó hiệu trưởng, giáo viên, nhân viên trong trường Đội ngũ giáoviên có vai trò quan trọng trong việc đào tạo học sinh, ảnh hưởng lớn đến chấtlượng giáo dục của nhà trường Xây dựng và phát triển đội ngũ giáo viên là mộttrong những yêu cầu căn bản của người quản lý, nhằm giúp đội ngũ giáo viên đủ
về số lượng, bảo đảm chất lượng, phát huy hết tài năng và năng lực vốn có củamình đáp ứng với yêu cầu thực tiễn của phát triển đất nước nói chung và pháttriển giáo dục nói riêng
Lao động của người giáo viên là lao động sư phạm mang tính đặc thù vềđối tượng, phương tiện, thời gian và sản phẩm lao động Đối tượng của lao động
sư phạm của giảng viên trung học phổ thông là học sinh ở lứa tuổi có sự pháttriển cao về tâm sinh lý Học sinh có nhu cầu cao về trí tuệ và tình cảm củangười thầy Để đáp ứng những nhu cầu này, người giáo viện cần có những kiếnthức chuyên môn sâu rộng và có những hiểu biết về tâm lý học, giáo dục học.Phương tiện lao động của giáo viên lại chính là nhân cách của người thầy cùngvới những thiết bị dạy học, trong đó nhân cách của người thầy là quan trọngnhất Nhà giáo tác động đến học trò của mình bằng lời nói, bằng tấm gương,bằng sự thuyết phục, sự cảm hóa, sự rèn luyện Bởi thế, chỉ có thật tâm vì trò,thành thạo về phương pháp thì lao động của người giáo viên mới có hiệu quả.Hiệu quả và sản phẩm lao động của người giáo viên là chất lượng thực hiện mụctiêu đào tạo Nó được biểu hiện cụ thể ở nhân cách người học sinh (trình độ
Trang 5được giáo dục, trình độ lĩnh hội kiến thức khoa học…) Đặc điểm này của laođộng sư phạm đòi hỏi nhà trường không được tạo ra những “sản phẩm hỏng”.Lao động sư phạm của giáo viên hết sức phức tạp, tinh tế và đầy khó khăn.Người giáo viên mang trên vai trọng trách nặng nề là đào tạo thế hệ tương laicho đất nước Điều này đòi hỏi giáo viên không những phải có lòng yêu nghề, cótâm huyết với nghề mà phải có đạo đức, có nhân cách, có trình độ chuyên mônnghiệp vụ Chính bởi thế, quản lý như thế nào để người giáo viên vừa phát huyđược tâm huyết, tài năng của mình, vừa bồi dưỡng thêm trình độ chuyên mônnghiệp vụ của mình luôn là điều trăn trở của người quản lý giáo dục.
Tâm huyết với nghề, nhưng để truyền đạt được kiến thức đến học trò,người giáo viên cần có một phương pháp dạy học tốt, tạo hứng thú, sức hấp dẫncho học sinh chủ động, sáng tạo trong học tập Trong quá trình tổ chức hoạtđộng dạy học, người giáo viên phải tìm ra cho mình một phương pháp truyền đạthiệu quả Người giáo viên phải kết hợp rất nhiều yếu tố: ngôn ngữ, cử chỉ, giọngnói, điệu bộ, nét mặt để truyền thụ kiến thức cho học sinh Người thầy không chỉdạy cho học sinh kiến thức mà còn phải rèn luyện cho trò những kĩ năng, kĩ xảo
để chiếm lĩnh tri thức, biến quá trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo Vì thế,vấn đề đổi mới phương pháp dạy học hiện nay là vấn đề cấp thiết đang được cácnhà quản lý giáo dục đặc biệt quan tâm Để hoàn thành sứ mệnh “trồng người”của mình, người giáo viên phải không ngừng học tập, phấn đấu nâng cao nănglực, phẩm chất, đạo đức Với người cán bộ quản lý giáo dục thì việc xây dựng vàbồi dưỡng đội ngũ giáo viên trong trường trung học phổ thông cần phải đặt lênhàng đầu và phải được chăm lo một cách thường xuyên liên tục
Đội ngũ giáo viên là lực lượng trực tiếp thực hiện mục tiêu, kế hoạchgiảng dạy, giáo dục của nhà trường, là người tạo nên uy tín chất lượng và hiệuquả của nhà trường Mỗi trường trung học phổ thông muốn phát triển, trước hếtphải có một đội ngũ giáo viên giỏi Yêu cầu về chất lượng đội ngũ cũng là mộttrong những tiêu chuẩn để nhà trường được xét công nhận những danh hiệu thiđua của nhà trường Đội ngũ giáo viên là nguồn lực quí báu có vai trò quyết định
Trang 6chất lượng giáo dục trong nhà trường Bởi thế mà công tác xây dựng và pháttriển đội ngũ giáo viên trong trường phổ thông có vai trò hết sức quan trọng.
Đặc biệt, trong giai đoạn hiện nay, thế giới đang bước vào nền kinh tế trithức, Việt Nam trong xu thế toàn cầu hóa đang đứng trước nhiều thuận lợinhưng cũng lắm khó khăn, thách thức Nền kinh tế thị trường, hội nhập thế giớiđòi hỏi một đội ngũ nguồn nhân lực có tâm và có tài Muốn vậy phải phát triểnmạnh nền giáo dục đào tạo nhằm tạo ra nguồn lực mới, nguốn vốn con người cóhàm lượng chất xám cao để phát triển kinh tế xã hội, tạo đà cho công nghiệp hóahiện đại hóa đất nước
“Nghề dạy học là nghề cao quí nhất trong những nghề cao quí” Để xứngđáng với sự tôn vinh, niềm tin yêu của toàn xã hội đối với nghề giáo, người giáoviên phải tự tu dưỡng bản thân, người cán bộ quản lý giáo dục phải có nhữngbiện pháp tạo điều kiện để giáo viên được học tập, bồi dưỡng nâng cao năng lực
và phát huy hết tài năng phục vụ cho sự nghiệp giáo dục của nước nhà
1.2 Cơ sở pháp lý
Đảng và Nhà nước hiểu được vị trí, vai trò của người giáo viên đối vớichất lượng của ngành giáo dục nói riêng và đối với sự phát triển của đất nướcnói chung nên đã ra nhiều văn bản, chỉ thị tạo hành lang pháp lí cho công tácxây dựng và phát triển đội ngũ giáo viên trung học phổ thông
* Nghị quyết Hội nghị lần thứ 2 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa 8 đã nêu “Giáo viên là nhân tố quyết định chất lượng của giáo dục và được
xã hội tôn vinh Giáo viên phải có đủ đức đủ tài” Nghị quyết Trung ương IV,khóa 8 của Đảng cũng khẳng định rằng: “Khâu then chốt đó thực hiện chiếnlược giáo dục là phải đặc biệt chăm lo đào tạo, bồi dưỡng và tiêu chuẩn hóa độingũ giáo viên cũng như cán bộ quản lý giáo dục và chính trị, tư tưởng đạo đức
và nâng cao năng lực chuyên môn” Nghị quyết của Đại hội Đảng các khóa IX,
X, XI cũng đặc biệt quan tâm đến xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục vàđội ngũ nhà giáo có đủ tài đức để chấn hưng nền giáo dục nước nhà và chú trọngviệc nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất lối sống của nhà giáo
Trang 7* Ngày 15/6/2004 Ban Bí thư Trung ương Đảng đã ban hành chỉ thị
40 về việc xây dựng, nâng cao đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục Chỉ
thị nêu rõ xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục là một nhiệm
vụ vừa đáp ứng yêu cầu trước mắt, vừa mang tính chiến lược lâu dài nhằm thựchiện thành công chiến lược phát triển giáo dục Chỉ thị cũng chỉ rõ mục tiêu xâydựng đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục, đảm bảo đủ số lượng, nâng caochất lượng, cân đối về cơ cấu, đạt chuẩn đáp ứng yêu cầu của thời kì mới Chỉ
thị nhấn mạnh: “Phát triển giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là một
trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, là điều kiện để phát huy nguồn lực con người Đây là trách nhiệm của Đảng, toàn dân trong đó nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục là lực lượng nòng cốt, có vai trò quan trọng”.
* Luật Giáo dục (2005) và Luật Giáo dục sửa đổi bổ sung năm 2009
qui định rõ vai trò và trách nhiệm của nhà giáo:
- Nhà giáo giữ vai trò quyết định trong việc bảo đảm chất lượng giáo dục
- Nhà giáo phải không ngừng học tập, rèn luyện nêu gương tốt cho ngườihọc
- Nhà nước tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo; có chính sách sử dụng,đãi ngộ, đảm bảo các điều kiện cần thiết về vật chất và tinh thần để nhà giáothực hiện vai trò và trách nhiệm của mình; giữ gìn và phát huy truyền thống quítrọng nhà giáo, tôn vinh nghề dạy học
Về nhiệm vụ của nhà giáo, Luật qui định nhà giáo phải có nhiều tiêuchuẩn, trong đó có các tiêu chuẩn: “Có phẩm chất đạo đức tốt Đạt trình độchuẩn được đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ” (điều 70) Điều 72 nêu lên nhiệm
vụ của nhà giáo: “Rèn luyện đạo đức, học tập , bồi dưỡng chuyên môn nghiệp
vụ để nâng cao chất lượng chuyên môn nghiệp vụ để nâng cao chất lượng và hiệu quả giảng dạy và giáo dục”
Mục 2 điều 73 chương IV Luật Giáo dục (2005) qui định quyền của nhà
giáo: “Được đào tạo nâng cao trình độ, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ.
Trang 8Nhà nước tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo; có chính sách sử dụng, đãi ngộ, bảo đảm các điều kiện cần thiết về vật chất và tinh thần để nhà giáo thực hiện vai trò và trách nhiệm của mình; giữ gìn và phát huy truyền thống quý trọng nhà giáo, tôn vinh nghề dạy học”.
* Điều lệ trường trung học phổ thông có qui định:
+ Giáo viên có quyền được cử tham gia các lớp bồi dưỡng, hội nghịchuyên đề để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ;
+ Mục c Khoản 1 Điều 33 qui định: Trình độ chuẩn được đào tạo
của giáo viên như sau: “Có bằng tốt nghiệp đại học sư phạm hoặc có bằng tốt
nghiệp đại học và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm đối với giáo viên
có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm đối với giáo viên trung học phổ thông”
+ Khoản 2 Điều 33 qui định: “Giáo viên chưa đạt trình độ chuẩn
qui định tại khoản 1 Điều này được nhà trường, cơ quan quản lý giáo dục tạo điều kiện học tập, bồi dưỡng để đạt trình độ chuẩn”
* Trong dự thảo Chiến lược phát triển giáo dục đến năm 2020, Bộ
Giáo dục và đào tạo đưa ra giải pháp phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản
lý giáo dục: “Tổ chức các chương trình đào tạo đa dạng nhằm nâng cao chuẩn
trình độ đào tạo cho đội ngũ nhà giáo Đến năm 2020 có 80% số giáo viên mầm non và 100% giáo viên tiểu học đạt trình độ từ cao đẳng trở lên; 100% số giáo viên trung học cơ sở và trung học phổ thông đạt trình độ đại học trở lên; 20%
số giáo viên ở các trường trung cấp nghề và 35% số giáo viên ở các trường cao đẳng nghề đạt trình độ thạc sĩ trở lên; 80% giảng viên cao đẳng đạt trình độ thạc sĩ trở lên, trong đó có 15% là tiến sĩ, 100% giảng viên đại học đạt trình độ thạc sĩ trở lên, trong đó có 30% là tiến sĩ”.
Trang 9CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN
Ở TRƯỜNG THPT NGÔ QUYỀN – BA VÌ – HÀ NỘI
2.1 Đặc điểm chung của trường Trung học phổ thông Ngô Quyền –
Ba Vì – Hà Nội
2.1.1 Đặc điểm tình hình địa phương
Trường trung học phổ thông Ngô Quyền nằm trên địa bàn xã Vạn Thắng,huyện Ba Vì Trường thu hút học sinh của hơn 10 xã khác nhau trong huyện BaVì: Phú Cường, Cổ Đô, Phong Vân, Tản Hồng,… Đây là địa bàn còn nghèo,kinh tế chủ yếu là thuần nông Mặc dù vậy, trong những năm gần đây, được sựquan tâm của lãnh đạo địa phương, nên việc đầu tư cho giáo dục đã được chútrọng Tự lực, tự cường, phát huy nội dựng là truyền thống tốt đẹp, là mục tiêuđang được Đảng bộ và nhân phát huy trong công cuộc đổi mới Sự nghiệp giáodục và đào tạo của vùng đã và đang được Đảng bộ, các cấp chính quyền, đoànthể xã hội đặc biệt quan tâm Hằng năm, xã và huyện đều tổ chức phát thưởngcho các thầy cô giáo và các em học sinh Tỉ lệ học sinh đến trường (ở các độtuổi) đều rất cao Hằng năm, có nhiều học sinh đỗ vào các trường đại học, caođẳng và trung học chuyên nghiệp
2.1.2 Đặc điểm của trường trung học phổ thông Ngô Quyền
Trường trung học phổ thông Ngô Quyền thành lập đến nay đã hơn 30năm Những năm đầu cơ sở vật chất còn nghèo nàn, số lượng học sinh khi mớithành lập ít Nhưng được sự quan tâm của Sở giáo dục và đào tạo, các cấp ủyĐảng và chính quyền địa phương, Hội cha mẹ học sinh, đặc biệt là sự nỗ lực củathầy và trò, đến nay trường đã có những bước phát triển rất mạnh mẽ Qui mônhà trường tăng lên Hiện nay, tổng số học sinh cả ba khối lớp của trường là hơn
2000 học sinh Số lượng học sinh đỗ vào các trường đại học cao đẳng tương đốikhá Năm 2009, trường có 1 sinh viên (trong số 6 sinh viên của Hà Nội đỗ điểmcao cả 2 trường đại học) Chất lượng học sinh giỏi cấp tỉnh hang năm của nhàtrường đều không ngừng tăng lên cả về số lượng và chất lượng
Trang 10Về cơ sở vật chất: Nhà trường đã xây dựng được khu lớp học khang trang,với 3 dãy tầng Các phương tiện và thiết bị dạy học đầy đủ, đáp ứng được nhucầu giảng dạy, học tập của giáo viên và học sinh
Nhà trường đã xây dựng được một tập thể sư phạm đoàn kết, tương trợ lẫnnhau, phát huy được sức mạnh của cá nhân và cộng đồng Số lượng giáo viênkhông những tăng cả về số lượng mà về năng lực chuyên môn, năng lực sưphạm cũng có những bước phát triển vượt bậc
2.2 Một số thuận lợi và khó khăn trong công tác quản lý nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên trường trung học phổ thông Ngô Quyền – BaVì – Hà Nội
2.2.1 Thuận lợi
Thực tế, trong những năm gần đây, chất lượng đội ngũ giáo viên ở trườngtrung học phổ thông Ngô Quyền cũng có nhiều bước chuyển biến rõ rệt Côngtác bồi dưỡng đội ngũ giáo viên có trình độ chuẩn và trên chuẩn được coi tronghơn trước Hoạt động chuyên môn của các tổ đã được đổi mới Công tác bồidưỡng và tự bồi dưỡng của giáo viên đã được nâng cao Chất lượng giảng dạy
và giáo dục có bước tiến hơn so với những năm học trước
Công tác bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên cũng đã được cải tiến cả về nộidung và hình thức Bồi dưỡng thường xuyên theo chu kì, bồi dưỡng giáo viêntriển khai đại trà các chương trình sách giáo khoa, bồi dưỡng thông qua cácchuyên đề, thông qua sinh hoạt tổ chuyên môn,… Ban Giám hiệu đã chỉ đạo các
tổ thảo luận tìm biện pháp cụ thể trong việc tự học, tự nâng cao trình độ chuyênmôn nghiệp vụ của mình bằng nhiều hình thức như: thao giảng, dự giờ thăm lớp,rút kinh nghiệm
Nhà trường đã tạo điều kiện về cơ sở vật chất và thiết bị dạy học để giáoviên có điều kiện nâng cao tay nghề Chính nhờ thế mà chất lượng đội ngũ giáoviên cũng được nâng lên đáng kể
Hàng năm, khi xây dựng kế hoạch năm học, Ban Giám hiệu đã chú ý đến
kế hoạch xây dựng và phát triển đội ngũ giáo viên Việc phân công bố trí giáo
Trang 11viên về cơ bản đã phù hợp với trình độ đào tạo, năng lực cá nhân và yêu cầu củanhà trường Nhà trường cũng có kế hoạch cử giáo viên đi học cao học nâng caotrình độ chuyên môn Ban Giám hiệu cũng chú trọng việc động viên, phát độngphong trào tự học, tự bồi dưỡng của cán bộ, giáo viên trong nhà trường.
Đội ngũ giáo viên của trường chủ yếu là giáo viên trẻ nên khá năng động,
có tâm huyết với nghề Đa số giáo viên có phẩm chất đạo đức, tư tưởng chính trịtốt, nghiêm chỉnh chấp hành các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước
Có ý thức cao trong việc tuyên truyền vận động học sinh và gia đình chấp hànhluật pháp, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước Tích cực tham gia cáchoạt động xã hội và các phong trào của địa phương Có ý thức giúp đỡ đồngnghiệp thực hiện tốt các nhiệm vụ của nhà giáo Tích cực tham gia xây dựng tậpthể sư phạm vững mạnh Nhiều giáo viên có ý chí phấn đấu vươn lên để đượcđứng vào hàng ngũ của Đảng Tham gia đầy đủ các nội dung bồi dưỡng thườngxuyên của ngành Trong những năm qua, trường không có giáo viên nào viphạm pháp luật, vi phạm đạo đức của người thầy giáo
2.2.2 Khó khăn
Về tư tưởng, chính trị, đạo đức và lý tưởng nghề nghiệp:
Đa số giáo viên có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt, nhưng bên cạnh đó cómột vài thành viên chưa mẫu mực trong phẩm chất, đạo đức, như tưởng cá nhâncòn lấn át tư tưởng tập thể Một số giáo viên không có ý chí phấn đấu vào Đảng,
có một số ít giáo viên chưa có nhu cầu cũng như chưa xây dựng được kế hoạchbồi dưỡng, tự bồi dưỡng để nâng cao trình độ về mọi mặt, đặc biệt là trình độchính trị
Về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ:
Số giáo viên có khả năng bồi dưỡng học sinh giỏi chưa nhiều, một số giáoviên chưa có khả năng ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học Nhiều giáoviên chưa nắm bắt được một cách nhanh nhạy tình hình kinh tế - chính trị - xãhội của đất nước và địa phương nên chưa vận dụng được vào giảng dạy Khảnăng tích hợp các nội dung giáo dục vào trong các bài giảng chưa cao
Trang 12Việc đổi mới phương pháp dạy học chưa phát huy đợc hiệu quả Nhiềugiờ dạy đổi mới phương pháp chỉ là hình thức Nhiều giáo viên chưa sử dụngthiết bị dạy học một cách hiệu quả Việc dạy học bằng giáo án điện tử chủ yếu làtrình chiếu Giáo viên chưa biết kết hợp giữa các phương pháp dạy học truyềnthống và hiện đại Việc đổi mới phương pháp dạy học dù đã được triển khai mộtcách khá bài bản nhưng một số giáo viên chưa nhận thức đúng về yêu cầu đổimới phương pháp dạy học, chưa nhận thức được đầy đủ thế nào là đổi mớiphương pháp dạy hoc, còn lúng túng trong việc tổ chức các hoạt động dạy họcnhằm nâng cao tính tự giác của học sinh.
Nghiệp vụ sư phạm là nhân tố quan trọng ,quyết định đến chất lượng củacông tác giảng dạy và giáo dục của giáo viên Vậy nhưng, nhiều giáo viên cónăng lực sư phạm còn thấp Có những giáo viên trình độ chuyên môn khá vữngnhưng lại thiếu năng lực sư phạm: khả năng truyền đạt kém, kĩ năng giao tiếp và
xử lí các tình huống trong giờ dạy còn hạn chế Điều này làm ảnh hưởng rất lớnđến chất lượng giờ giảng của giáo viên, làm ảnh hưởng đến khả năng tiếp thukiến thức của học sinh
Do giáo viên hầu hết là giáo viên trẻ nên đều có những hiểu biết nhất định
về công nghệ thông tin Các giáo viên đã biết ứng dụng công nghệ thông tin vàodạy học Tuy nhiên, đa số giáo viên rất ngại thiết kế giáo án điện tử bởi mấtnhiều thời gian soạn bài và việc bố trí phòng học còn gặp nhiều khó khăn
Ngoài số giáo viên ngoại ngữ, số giáo viên còn lại tuy cũng được đào tạongoại ngữ trong trường đại học nhưng khi bước ra giảng dạy đều không sử dụngnên khả năng về ngoại ngữ không cao Các giáo viên công tác lâu năm phầnnhiều ít hiểu biết về tiếng Anh
Kĩ năng nghiên cứu khoa học của giáo viên, nhìn chung, còn nhiều hạnchế Hằng năm nhà trường đều tổ chức cho giáo viên viết sáng kiến kinhnghiệm, nhưng hiệu quả chưa cao
Một số giáo viên ít chưa đạt chuẩn đào tạo
Trang 132.3 Một số kết quả đạt được trong công tác quản lý nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên ở trương trung học phổ thông Ngô Quyền – Ba
Vì – Hà Nội
Vấn đề bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên đã được banGiám hiệu nhà trường quan tâm, và đã có nhiều biện pháp chỉ đạo cụ thể: tăngcường công tác thi đua, phân loại giáo viên bằng các hình thức: kiểm tra hồ sơchuyên môn, đánh giá qua dự giờ thăm lớp, thi giáo viên giỏi Cử giáo viên đihọc các lớp đào tạo trên chuẩn, tạo điều kiện cho những giáo viên chưa có bằngđại học đi đào tạo đạt chuẩn Phân công những giáo viên có kinh nghiệm kèmcặp các giáo viên mới ra trường Tăng cường sinh hoạt nhóm chuyên môn, traođổi thảo luận những vấn đề khó trong chương trình Lập hòm thư, lấy ý kiến củahọc sinh về chất lượng giảng dạy của giáo viên Đánh giá giáo viên thông quakết quả thi khảo sát chất lượng, thi tốt nghiệp, thi học sinh giỏi, thi đại học Tổchức cho giáo viên học tập các chỉ thị, nghị quyết của Đảng các văn bản quiphạm pháp luật Nhà trường chăm lo đến đời sống vật chất tinh thần của giáoviên, làm tốt công tác động viên thăm hỏi, tạo nơi ăn chốn ở cho giáo viên mới
Tóm lại, công tác quản lý nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên đãđược nhà trường chú trọng Tuy nhiên, các biện pháp chỉ đạo, quản lý vẫn cónhững thiếu sót cần khắc phục
2.4 Một số tồn tại trong công tác quản lý nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên trường trung học phổ thông Ngô Quyền
Công tác lập qui hoạch nhân sự, sử dụng đội ngũ giáo viên còn hạn chế.Việc bồi dưỡng đội ngũ giáo viên chưa diễn ra thường xuyên liên tục trên tất cảcác mặt: bồi dưỡng nâng cao nhận thức tư tưởng chính trị, lòng nhân ái, tình yêunghề nghiệp, trình độ chuyên môn nghiệp vụ,… Cơ chế chính sách chưa kịpthời, chưa tạo được động lực thúc đẩy đội ngũ giáo viên vươn lên trong sựnghiệp trồng người
Hoạt động của tổ nhóm chuyên môn chưa thực sự phát huy hết hiệu quả,còn mang tính đơn điệu, hình thức