1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Hiện nay, học sinh phổ thông thường chọn nghề một cách ngẫu nhiên, theo cảm tính, không có hiểu biết cần thiết về nghề mà mình định lựa chọn; do đó, gặp nhiều khó khăn trong học nghề, ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, vừa lãng phí công lao đào tạo của nhà nước, vừa làm chậm sự phát triển của cá nhân. Ngoài số học sinh được học lên đại học, cao đẳng (theo số liệu báo cáo từ các giáo viên chủ nhiệm khối 12 năm học 2008-2009 có 54,5% học sinh đỗ đại học, cao đẳng; năm 2009-2010 có 58,1% học sinh vào học các trường đại học, cao đẳng; năm 2010-2011 số học sinh đỗ đại học, cao đẳng là 61,7%) còn lại đa số tốt nghiệp THPT đã ở lại sản xuất, sinh sống tại quê hương. Tuy nhiên, đối tượng này lại thiếu kiến thức, kỹ năng về một nghề nào đó, nên khó vươn lên tự lập và làm giàu cho quê hương. Tình hình đó có nhiều nguyên nhân, một phần do sự lựa chọn mơ hồ của học sinh, phụ huynh, nhưng có lẽ chủ yếu là do các nhà trường chưa làm tốt công tác tư vấn nghề nghiệp cho học sinh. Đối với ngành giáo dục, chính là do chưa chuẩn bị cho thế hệ trẻ tâm thế sẵn sàng đi vào lao động sản xuất, chưa giúp cho học sinh có những hiểu biết nhất định về ngành, nghề để họ có thể lựa chọn việc học nghề cho phù hợp bản thân. Từ thực tế đó công tác hướng nghiệp cho học sinh Trung học phổ thông hiện nay đang là một vấn đề bức xúc của cả xã hội, nó chiếm một vị trí quan trọng trong việc tạo tiền đề cho sự phân công lao động xã hội, trong phát triển nguồn nhân lực của địa phương cũng như đất nước. GDHN có vai trò quan trọng không chỉ đối với xã hội mà nó còn ảnh hưởng đến từng cá nhân, từng gia đình. Chính vì vậy Đảng ta đã xác định: “Cần tăng cường, đẩy mạnh hơn nữa GDHN, mở rộng và phát triển các trường dạy nghề…”. Trong báo cáo Chính trị của Đại hội Đảng lần thứ IX đã khẳng định: “ở mọi cấp học, bậc học, kết hợp dạy và học lý thuyết với thực nghiệm và thực hành, gắn công tác đào tạo với nghiên cứu khoa học và sản xuất... Nhà trường và cơ sở đào tạo phối hợp với các tổ chức khoa học và các cán bộ kỹ thuật để truyền bá tri thức sản xuất, chuyển giao công nghệ mới cho nhân dân. Coi trọng công tác hướng nghiệp và phân luồng cho học sinh Trung học, chuẩn bị cho thanh, thiếu niên đi vào lao động nghề nghiệp phù hợp với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong cả nước và từng địa phương. Nhanh chóng hiện đại hóa một số trường dạy nghề, tăng tỷ lệ đào tạo trong toàn bộ lao động xã hội, khuyến khích phát triển hệ thống trường lớp dạy nghề, dân lập, tư thục trang bị cho thanh niên những kiến thức sản xuất, kỹ năng lao động và năng lực tiếp thu công nghệ mới, để tạo việc làm, chủ động tìm kiếm cơ hội lập thân, lập nghiệp”[24]. Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng tiếp tục khẳng định “Phát triển mạnh hệ thống giáo dục nghề nghiệp, tăng nhanh quy mô đào tạo cao đẳng nghề, trung cấp nghề cho các khu vực công nghiệp, các vùng kinh tế động lực và cho xuất khẩu lao động”. [40] Vấn đề hướng nghiệp có vai trò đặc biêt quan trọng trong bối cảnh đất nước ta đang đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đối với vùng núi, vùng có đồng bào dân tộc thiểu số lại càng phải quan tâm tới phát triển giáo dục, trong đó có GDHN. Đó là sự cụ thể hoá nghị quyết Đại hội XI của Đảng về “Phát triển nhanh và nâng cao chất lượng giáo dục ở vùng khó khăn, vùng núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số”. Tỉnh Điện Biên nói chung, thành phố Điện Biên Phủ nói riêng là một địa bàn trọng yếu của vùng Tây Bắc, tuy đã được Đảng và Nhà nước quan tâm đầu tư phát triển về giáo dục, nhưng so với yêu cầu chung vẫn còn nhiều bất cập, trong đó có những bất cập về GDHN. Khi cả nước đang trên con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa, thế giới đã và đang bước vào nền kinh tế tri thức, sự chuyên môn hóa trong sản xuất ngày càng ở trình độ cao... thì rất cần nguồn lao động có trình độ, có năng lực, đáp ứng yêu cầu của toàn xã hội. Để đáp ứng yêu cầu đó thì hệ thống giáo dục quốc dân, trước hết là ở bậc Trung học phổ thông cần giúp các em có định hướng nghề nghiệp rõ ràng, chính xác phù hợp với khả năng, sở thích của bản thân và phù hợp với yêu cầu của xã hội. Nhằm tránh tình trạng học sinh lựa chọn vào những ngành nghề không phù hợp với năng lực bản thân, sau khi được đào tạo mà không có việc làm, không đáp ứng được yêu cầu xã hội, đào tạo lệch lạc. Chính vì vậy hệ thống giáo dục của nước ta đã và đang có sự phân luồng học sinh, bắt đầu quan tâm đến hướng nghiệp cho học sinh THPT, nhất là ở những lớp cuối cấp. Về phía học sinh, hầu hết học sinh tốt nghiệp Trung học phổ thông đều cảm thấy khó khăn khi phải tự lựa chọn nghề nghiệp, các em thường chọn nghề theo cảm tính, các em thường chọn những trường có điểm tuyển thấp, không cần biết ra trường sẽ xin việc ra sao, không cần biết sau này công việc của mình là như thế nào, liệu có phù hợp với năng lực và phẩm chất của mình không và cũng không cần biết mình có yêu nghề đó không. Chính vì vậy công tác GDHN cần phải có hiệu quả nhất định nhưng muốn vậy thì cần phải có những biện pháp quản lý một cách khoa học, hiệu quả. Công tác GDHN tại các trường Trung học phổ thông ở thành phố Điện Biên Phủ hiện nay đã được quan tâm và thu được một số kết quả nhất định, nhưng nhìn chung vẫn còn nhiều hạn chế, hiệu quả chưa cao, chưa tạo ra chuyển biến thực sự về nhận thức cũng như sự lựa chọn đúng nghề nghiệp cho học sinh. Để góp phần nâng cao chất lượng GDHN của các trường, chúng tôi chọn đề tài “Biện pháp quản lý hoạt động GDHN trong các trường THPT ở thành phố Điện Biên Phủ (tỉnh Điện Biên)” làm đề tài nghiên cứu.
Trang 1MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU 1
1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1
2 MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU 4
3 NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU 4
4 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 4
5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 5
6 GIẢ THUYẾT KHOA HỌC 5
7 ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI 6
8 CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN 6
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ GDHN VÀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GDHN Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG 7
1.1 LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ 7
1.1.1 Nghiên cứu công tác hướng nghiệp 7
1.1.2 Nghiên cứu quản lý GDHN: 12
1.2 QUẢN LÝ GIÁO DỤC 13
1.3 GIÁO DỤC HƯỚNG NGHIỆP 15
1.3.1 Tiếp cận khái niệm “GDHN” 15
1.3.2 Ý nghĩa của GDHN cho học sinh phổ thông 17
1.3.3 Nhiệm vụ cơ bản của GDHN ở trường phổ thông 19
1.3.4 Các cách hướng nghiệp cho học sinh trong nhà trường phổ thông 21 1.4 BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GDHN TRONG TRƯỜNG PHỔ THÔNG 25
1.5 BẬC TRUNG HỌC PHỔ THÔNG VÀ LỨA TUỔI ĐẦU THANH NIÊN 26
1.5.1 Bậc học trung học phổ thông 26
1.5.2 Đặc trưng tâm lý lứa tuổi học sinh trung học phổ thông 27
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 31
Trang 2Chương 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GDHN TRONG CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG Ở THÀNH PHỐ
ĐIỆN BIÊN PHỦ 32
2.1 SƠ LƯỢC VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ, VĂN HÓA, XÃ HỘI THÀNH PHỐ ĐIỆN BIÊN PHỦ 32
2.1.1 Điều kiện tự nhiên và kinh tế 32
2.1.2 Khái quát về tình hình phát triển giáo dục 33
2.2 NHẬN THỨC CỦA HỌC SINH, CÁN BỘ GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH HỌC SINH TRONG NHÀ TRƯỜNG VỀ GDHN 34
2.2.1 Nhận thức của học sinh 34
2.2.2 Nhận thức của giáo viên và cán bộ quản lý về vấn đề GDHN 46
2.2.3 Nhận thức của phụ huynh học sinh về vấn đề GDHN 47
2.3 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GDHN CÁC TRƯỜNG THPT Ở THÀNH PHỐ ĐIỆN BIÊN PHỦ HIỆN NAY 48
2.3.1 Vài nét về GDHN ở các trường Trung học phổ thông của nước ta48 2.3.2 Việc xây dựng mục tiêu, nội dung quản lý GDHN 50
2.4 CƠ SỞ VẬT CHẤT PHỤC VỤ GDHN 52
2.5 ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GDHN CHO HỌC SINH 04 TRƯỜNG THPT TẠI THÀNH PHỐ ĐIỆN BIÊN PHỦ 53
2.5.1 Kết quả 53
2.5.2 Hạn chế 54
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 55
Chương 3: BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GDHN TRONG CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG Ở THÀNH PHỐ ĐIỆN BIÊN PHỦ.56 3.1 MỘT SỐ YÊU CẦU CẦN ĐẠT ĐƯỢC KHI XÂY DỰNG BIỆN PHÁP 56
3.2 BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GDHN TRONG CÁC TRƯỜNG THPT Ở THÀNH PHỐ ĐIỆN BIÊN PHỦ 57
3.2.1 Chỉ đạo việc tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức về GDHN .57
3.2.2 Tăng cường trách nhiệm quản lý của Hiệu trưởng về GDHN 64
Trang 33.2.3 Chỉ đạo bồi dưỡng năng lực chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm về
GDHN cho giáo viên 70
3.2.4 Chỉ đạo đổi mới nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động GDHN 73
3.2.5 Nâng cấp cơ sở vật chất, thiết bị phục vụ giáo dục hướng nghiệp 80
3.2.6 Quan tâm hỗ trợ tư vấn cho học sinh và phụ huynh về sự lựa chọn nghề trong GDHN 84
3.3 KHẢO NGHIỆM SỰ CẦN THIẾT VÀ KHẢ THI CỦA CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ CÔNG TÁC GDHN Ở THÀNH PHỐ ĐIỆN BIÊN PHỦ 89
3.3.1 Phương pháp thăm dò sự cần thiết và khả thi của các biện pháp quản lý 89
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 95
1 KẾT LUẬN 95
2 KHUYẾN NGHỊ 98
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 100
Trang 4DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ
Bảng 2.1: Nhận thức của học sinh về nghề nghiệp 38
Bảng 2.2: Sự quan tâm lựa chọn nghề của học sinh 39
Bảng 2.3: Sự mong muốn được trang bị thêm kiến thức về nghề nghiệp 40
Bảng 2.4: Những hiểu biết về nghề và nhu cầu lao động mà xã hội đang cần 42
Bảng 2.5: Những yếu tố có ảnh hưởng lớn đến chọn nghề của học sinh 44
Bảng 2.6: Các yếu tố ảnh hưởng đến việc chọn nghề của học sinh 46
Bảng 2.7: Hiểu biết của PHHS về nghề định chọn cho con em mình 48
Biểu đồ 3.1: Biểu đồ đánh giá tính rất cần thiết và rất khả thi của các biện pháp 93 Biểu đồ 3.2: Biểu đồ đánh giá mức độ cần thiết của các biện pháp 93
Biểu đồ 3.3: Biểu đồ đánh giá tính khả thi của các biện pháp 93
Trang 5Tình hình đó có nhiều nguyên nhân, một phần do sự lựa chọn mơ hồcủa học sinh, phụ huynh, nhưng có lẽ chủ yếu là do các nhà trường chưa làmtốt công tác tư vấn nghề nghiệp cho học sinh Đối với ngành giáo dục, chính
là do chưa chuẩn bị cho thế hệ trẻ tâm thế sẵn sàng đi vào lao động sản xuất,chưa giúp cho học sinh có những hiểu biết nhất định về ngành, nghề để họ cóthể lựa chọn việc học nghề cho phù hợp bản thân
Từ thực tế đó công tác hướng nghiệp cho học sinh Trung học phổ thônghiện nay đang là một vấn đề bức xúc của cả xã hội, nó chiếm một vị trí quantrọng trong việc tạo tiền đề cho sự phân công lao động xã hội, trong phát triểnnguồn nhân lực của địa phương cũng như đất nước GDHN có vai trò quantrọng không chỉ đối với xã hội mà nó còn ảnh hưởng đến từng cá nhân, từnggia đình Chính vì vậy Đảng ta đã xác định: “Cần tăng cường, đẩy mạnh hơnnữa GDHN, mở rộng và phát triển các trường dạy nghề…” Trong báo cáo
Trang 6Chính trị của Đại hội Đảng lần thứ IX đã khẳng định: “ở mọi cấp học, bậchọc, kết hợp dạy và học lý thuyết với thực nghiệm và thực hành, gắn công tácđào tạo với nghiên cứu khoa học và sản xuất Nhà trường và cơ sở đào tạophối hợp với các tổ chức khoa học và các cán bộ kỹ thuật để truyền bá tri thứcsản xuất, chuyển giao công nghệ mới cho nhân dân Coi trọng công tác hướngnghiệp và phân luồng cho học sinh Trung học, chuẩn bị cho thanh, thiếu niên
đi vào lao động nghề nghiệp phù hợp với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong
cả nước và từng địa phương Nhanh chóng hiện đại hóa một số trường dạynghề, tăng tỷ lệ đào tạo trong toàn bộ lao động xã hội, khuyến khích phát triển
hệ thống trường lớp dạy nghề, dân lập, tư thục trang bị cho thanh niên nhữngkiến thức sản xuất, kỹ năng lao động và năng lực tiếp thu công nghệ mới, đểtạo việc làm, chủ động tìm kiếm cơ hội lập thân, lập nghiệp”[24] Nghị quyếtĐại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng tiếp tục khẳng định “Phát triểnmạnh hệ thống giáo dục nghề nghiệp, tăng nhanh quy mô đào tạo cao đẳngnghề, trung cấp nghề cho các khu vực công nghiệp, các vùng kinh tế động lực
và cho xuất khẩu lao động” [40]
Vấn đề hướng nghiệp có vai trò đặc biêt quan trọng trong bối cảnh đấtnước ta đang đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đối với vùng núi, vùng
có đồng bào dân tộc thiểu số lại càng phải quan tâm tới phát triển giáo dục,trong đó có GDHN Đó là sự cụ thể hoá nghị quyết Đại hội XI của Đảng về
“Phát triển nhanh và nâng cao chất lượng giáo dục ở vùng khó khăn, vùngnúi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số”
Tỉnh Điện Biên nói chung, thành phố Điện Biên Phủ nói riêng là mộtđịa bàn trọng yếu của vùng Tây Bắc, tuy đã được Đảng và Nhà nước quantâm đầu tư phát triển về giáo dục, nhưng so với yêu cầu chung vẫn còn nhiềubất cập, trong đó có những bất cập về GDHN
Khi cả nước đang trên con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa, thếgiới đã và đang bước vào nền kinh tế tri thức, sự chuyên môn hóa trong sản
Trang 7xuất ngày càng ở trình độ cao thì rất cần nguồn lao động có trình độ, cónăng lực, đáp ứng yêu cầu của toàn xã hội Để đáp ứng yêu cầu đó thì hệthống giáo dục quốc dân, trước hết là ở bậc Trung học phổ thông cần giúp các
em có định hướng nghề nghiệp rõ ràng, chính xác phù hợp với khả năng, sởthích của bản thân và phù hợp với yêu cầu của xã hội Nhằm tránh tình trạnghọc sinh lựa chọn vào những ngành nghề không phù hợp với năng lực bảnthân, sau khi được đào tạo mà không có việc làm, không đáp ứng được yêucầu xã hội, đào tạo lệch lạc Chính vì vậy hệ thống giáo dục của nước ta đã vàđang có sự phân luồng học sinh, bắt đầu quan tâm đến hướng nghiệp cho họcsinh THPT, nhất là ở những lớp cuối cấp
Về phía học sinh, hầu hết học sinh tốt nghiệp Trung học phổ thông đềucảm thấy khó khăn khi phải tự lựa chọn nghề nghiệp, các em thường chọnnghề theo cảm tính, các em thường chọn những trường có điểm tuyển thấp,không cần biết ra trường sẽ xin việc ra sao, không cần biết sau này công việccủa mình là như thế nào, liệu có phù hợp với năng lực và phẩm chất của mìnhkhông và cũng không cần biết mình có yêu nghề đó không Chính vì vậy côngtác GDHN cần phải có hiệu quả nhất định nhưng muốn vậy thì cần phải cónhững biện pháp quản lý một cách khoa học, hiệu quả
Công tác GDHN tại các trường Trung học phổ thông ở thành phố ĐiệnBiên Phủ hiện nay đã được quan tâm và thu được một số kết quả nhất định,nhưng nhìn chung vẫn còn nhiều hạn chế, hiệu quả chưa cao, chưa tạo rachuyển biến thực sự về nhận thức cũng như sự lựa chọn đúng nghề nghiệpcho học sinh
Để góp phần nâng cao chất lượng GDHN của các trường, chúng tôi
chọn đề tài “Biện pháp quản lý hoạt động GDHN trong các trường THPT ở thành phố Điện Biên Phủ (tỉnh Điện Biên)” làm đề tài nghiên cứu.
Trang 82 MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận GDHN và quản lý GDHN, tìm hiểu thựctrạng công tác quản lý hoạt động GDHN trong các trường Trung học phổthông ở thành phố Điện Biên Phủ, đề tài đề xuất những biện pháp quản lýhoạt động GDHN trong các trường THPT ở thành phố Điện Biên Phủ, qua đógóp phần tạo chuyển biến tích cực trong công tác GDHN cho học sinh
3 NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
Căn cứ vào mục đích nghiên cứu, đề tài tập trung giải quyết các nhiệm
4 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu nội dung và biện pháp quản lý của Hiệu trưởng các trườngTHPT ở thành phố Điện Biên Phủ đối với hoạt động GDHN cho học sinh(gồm: trường THPT chuyên Lê Quý Đôn; trường THPT thành phố Điện BiênPhủ; trường THPT Phan Đình Giót; trường PTDTNT tỉnh)
4.2 Phạm vi nghiên cứu
- Giới hạn nội dung: Nghiên cứu quản lý hoạt động GDHN trong các
trường Trung học phổ thông; vận dụng vào 4 trường ở thành phố Điện BiênPhủ
- Giới hạn đối tượng khảo sát (theo mẫu đại diện):
Trang 9+ Khảo sát việc học nghề, chọn nghề của học sinh khối 10, 11, 12 cáctrường Trung học phổ thông ở thành phố Điện Biên Phủ.
+ Khảo sát công tác giáo dục nghề nghiệp của giáo viên, cán bộ quản lýcác trường Trung học phổ thông ở thành phố Điện Biên Phủ
+ Phỏng vấn phụ huynh học sinh (khối 12) về việc định hướng nghềnghiệp cho học sinh
5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
5.1 Phương pháp nghiên cứu lý thuyết
- Hệ thống hóa chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về công tácdạy nghề
- Hệ thống hóa những vấn đề lý luận về quản lý GDHN ở trườngTHPT
5.2 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Điều tra bằng phiếu hỏi để có thông tin về công tác giáo dục nghề ởcác trường THPT thuộc thành phố Điện Biên Phủ
- Phỏng vấn cán bộ quản lý, giáo viên, phụ huynh, học sinh để nắmthông tin có tính xã hội liên quan đến GDHN
- Quan sát, dự giờ các hoạt động GDHN trong nhà trường và tại cơ sởdạy nghề
5.3 Phương pháp thống kê
- Thống kê các số liệu liên quan đến nội dung giáo dục nghề ở cáctrường phổ thông
6 GIẢ THUYẾT KHOA HỌC
Nếu áp dụng đồng bộ những biện pháp quản lý do đề tài nêu ra thì sẽnâng cao hiệu quả quản lý của Hiệu trưởng đối với công tác GDHN ở cáctrường THPT thuộc thành phố Điện Biên Phủ
Trang 107 ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI
- Về lý luận: Luận văn xác định những yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả
quản lý hoạt động GDHN đối với học sinh Trung học phổ thông Trên cơ sở
đó đề xuất những biện pháp quản lý GDHN trong hoàn cảnh hiện nay
- Về thực tiễn: Giúp cho cán bộ quản lý các trường THPT ở tỉnh Điện
Biên nói chung, ở các trường THPT thành phố Điện Biên Phủ nói riêng, cóthể tham khảo, áp dụng vào công tác quản lý hoạt động GDHN ở trườngTHPT thuộc Điện Biên
8 CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN
Ngoài phần mở đầu, kết luận, khuyến nghị, tài liệu tham khảo và phụ
lục, luận văn được cấu trúc làm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về GDHN và quản lý hoạt động GDHN ở
trường Trung học phổ thông
Chương 2: Thực trạng công tác quản lý hoạt động GDHN trong các
trường Trung học phổ thông ở thành phố Điện Biên Phủ
Chương 3: Biện pháp quản lý hoạt động GDHN trong các trường Trung
học phổ thông ở thành phố Điện Biên Phủ
Trang 11Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ GDHN VÀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GDHN
Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
- Thế kỷ 19 (năm 1848), những người làm công tác hướng nghiệp ởPháp đã xuất bản cuốn sách: “Hướng nghiệp chọn nghề” nhằm giúp đỡ thanhniên trong việc lựa chọn nghề nghiệp để sử dụng có hiệu quả năng lực laođộng của thế hệ trẻ
Cộng hòa Pháp là một trong những nước đã phát triển hướng học,hướng nghiệp và tư vấn nghề sớm nhất trên thế giới Ngày 25-12-1922 BộCông nghiệp và Thương nghiệp Cộng hòa Pháp đã ban hành nghị định vềcông tác hướng học, hướng nghiệp và thành lập Sở Hướng nghiệp cho thanhniên dưới 18 tuổi; tới ngày 24-5-1938 công tác hướng nghiệp đã mang tínhpháp lý thông qua quyết định ban hành chứng chỉ hướng nghiệp bắt buộc đốivới tất cả thanh niên dưới 17 tuổi, trước khi trở thành người làm việc trongcác xí nghiệp thủ công, công nghệ hoặc thương nghiệp Từ năm 1960, Pháp
đã tiến hành thành lập hệ thống các trung tâm thông tin hướng học và hướngnghiệp từ Bộ Giáo dục đến khu, tỉnh, huyện và cụm trường
Năm 1975, nước Pháp đã tiến hành cải cách giáo dục để hiện đại hóanền giáo dục Cải cách giáo dục ở Pháp chú ý đặc biệt chăm lo giảng dạy laođộng và nghề nghiệp cho học sinh, khắc phục khuynh hướng và quan niệm
Trang 12coi giáo dục lao động là một hoạt động giáo dục loại hai (tức là đứng sau cácmôn khoa học) Nhà trường Pháp hiện nay đã giảm bớt tính hàn lâm trongviệc cung cấp các kiến thức khoa học, tăng tỉ trọng kiến thức có ý nghĩa thựcdụng và ý nghĩa hướng nghiệp để giúp cho học sinh trung học chuẩn bị đi vàođào tạo và cuộc sống nghề nghiệp.
- Ở Liên Xô cũ, công tác hướng nghiệp được nhiều tác giả quan tâmnhư : E.A Klimov, V.N Supkin, V.P Gribanov, V.A Kruchetxki
Nghiên cứu của các tác giả tập trung vào hứng thú nghề nghiệp, động
cơ chọn nghề, các giá trị về nghề mà học sinh quan tâm, đồng thời đưa ranhững chỉ dẫn để giúp học sinh chọn nghề tốt hơn
- Ở Nhật Bản, đã từ lâu giáo dục Nhật Bản chú ý đến vấn đề hoàn thiệnnội dung, hình thức dạy học kĩ thuật nhằm cung cấp tri thức, rèn luyện kĩnăng lao động nghề nghiệp và phát triển tư duy sáng tạo cho học sinh phổthông Chính vì vậy, ở Nhật Bản trong những năm qua, nhiều cuộc cải cáchgiáo dục đã được tiến hành với mục đích đảm bảo cho giáo dục phổ thông đápứng yêu cầu phát triển kinh tế cụ thể của đất nước Trong đó có nhiều biệnpháp đã được áp dụng để nâng cao trình độ đào tạo về hướng nghiệp và khoahọc tự nhiên trong các trường phổ thông
- Ở Trung Quốc, một quốc gia có sự ảnh hưởng sâu sắc của tư tưởnghọc hành, thi cử vì mục tiêu thoát khỏi lao động chân tay, cốt đỗ đạt khoa cử
để “làm quan” tuy nhiên trong hơn 30 năm cải cách mở cửa, nước này đã cónhiều cải cách về giáo dục Trong giáo dục, đào tạo nghề, Trung Quốc đã vàđang thực hiện có triển vọng việc phân luồng học sinh sau THCS
- Ở các nước Châu âu, vốn là Châu lục phát triển mạnh mẽ về khoahọc, công nghệ, nên họ đã làm tốt công tác phân luồng cho một bộ phận họcsinh phổ thông học nghề để sớm tự lập cuộc sống
- Trong khuyến cáo về giáo dục thế kỷ XXI, UNESCO đã xác định
“học để làm việc” là một trong 4 trụ cột mà các nền giáo dục phải hướng tới
Trang 13Về GDHN, quan điểm của UNESCO cũng cho rằng giáo dục trung học là giaiđoạn mà thế hệ trẻ lựa chọn cho mình con đường bước vào cuộc sống laođộng thực sự Hướng nghiệp tạo điều kiện cho học sinh lựa chọn một trongnhiều con đường khác nhau, giúp thế hệ trẻ có cơ hội học tập, tiếp cận đúngnghề nghiệp phù hợp khả năng cá nhân, tránh lãng phí cho gia đình, xã hội.
1.1.1.2 Ở Việt Nam.
Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta rất coi trọng vận dụng sáng tạo cácquan điểm giáo dục của chủ nghĩa Mác - Lênin nhằm đào tạo lớp người laođộng mới Từ năm 1960, Bác Hồ đã dạy: “Trong việc giáo dục và học tậpphải chú trọng đủ các mặt: đạo đức cách mạng, giác ngộ xã hội chủ nghĩa, vănhóa, kĩ thuật, lao động và sản xuất” Người cũng đã sớm tìm ra:
“Nhà trường xã hội chủ nghĩa là nhà trường:
- Học đi với lao động
- Lý luận đi với thực hành
- Cần cù đi với tiết kiệmTrong bài báo “Học hay, cày giỏi”, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đề cậpđến một yếu tố mới của giáo dục, đó là phải coi trọng “Việc cung cấp cho họcsinh những tri thức cơ bản về kĩ thuật sản xuất công nghiệp và nông nghiệp”
và “Những ngành sản xuất chủ yếu” trong xã hội Đó cũng chính là những nộidung giáo dục kĩ thuật nghề nghiệp của giáo dục nước ta lúc bấy giờ
Ngày 19-3-1981, Hội đồng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 126/
CP về "Công tác hướng nghiệp trong trường phổ thông và việc sử dụng họcsinh các cấp phổ thông cơ sở và phổ thông trung học tốt nghiệp ra trường"
Có thể coi quyết định này là một cột mốc quan trọng đối với sự phát triển giáodục trong hệ thống nhà trường phổ thông, bởi từ thời điểm ấy, hướng nghiệpđược chính thức coi như là một nội dung giáo dục và đồng thời được coi nhưmột hoạt động có trong các tiết dạy của các môn học
Trang 14Tuy nhiên, vào cuối thập kỷ 80 của thế kỉ XX, do nhiều yếu tố khácnhau, xu thế tách học với hành, giáo dục với lao động sản xuất ngày càng tănglên Vai trò của công tác hướng nghiệp dần dần bị coi nhẹ, việc học nghề củahọc sinh phổ thông ít được quan tâm, nhiều trường học đã tự ý bỏ sinh hoạthướng nghiệp Nhiều Nghị quyết của Đảng đã nói đến thực trạng này Từ Đạihội Đảng lần thứ VIII (1996) đến Đại hội Đảng lần thứ IX (2001), Trungương Đảng luôn nhấn mạnh đến tăng cường công tác hướng nghiệp, đẩymạnh công tác dạy nghề.
- Ngày 23-7-2003, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo có Chỉ thị số33/2003/CT-BGD&DT "Về việc tăng cường GDHN cho học sinh phổ thông";trong phương hướng nhiệm vụ từng năm học, GDHN được quan tâm chỉ đạo.Mục tiêu của đổi mới chương trình giáo dục phổ thông là học sinh học xongcấp trung học phổ thông phải đạt được ở các mặt giáo dục: tư tưởng, đạo đức,lối sống; học vấn kiến thức phổ thông, hiểu biết kĩ thuật và hướng nghiệp; kĩnăng học tập và vận dụng kiến thức; thể chất và xúc cảm thẩm mĩ
Trong những năm gần đây, các nhà tâm lý học, giáo dục học, xã hộihọc, kinh tế học, chính trị học trong nước đã tiếp cận nhiều vấn đề giáo dục phổthông và hướng nghiệp cho học sinh phổ thông ở các khía cạnh khác nhau
- Các tác giả Nguyễn Văn Hộ, Phạm Tất Dong, Đặng Danh Ánh trong các công trình nghiên cứu về công tác hướng nghiệp đã tập trung vàonhững vấn đề như:
+ Vấn đề lịch sử phát triển công tác GDHN ở các nước trên thế giới và
ở Việt Nam
+ Bản chất khoa học của công tác hướng nghiệp
+ Mục đích, nhiệm vụ, vai trò của công tác hướng nghiệp
+ Nội dung cơ bản và các hình thức hướng nghiệp
+ Vấn đề tổ chức và điều khiển công tác hướng nghiệp
Trang 15- Tác giả Phạm Minh Hạc đã chỉ ra rằng muốn có được nguồn nhân lựcphù hợp với cơ cấu đào tạo thì phải: Chú trọng GDHN thiết thực cho học sinhphổ thông, giúp các em chọn nghề phù hợp với sở trường, trình độ, nhu cầuphát triển của bản thân và yêu cầu phát triển đất nước [27]
- Tác giả Đặng Danh Ánh đã đề cập đến quan điểm mới về GDHN, coihướng nghiệp là loại hoạt động của nhiều cơ quan khác nhau nhằm giúp chocon người chọn nghề phù hợp với nhu cầu của xã hội và nguyện vọng, sởtrường của cá nhân [1]
- Tác giả Nguyễn Toàn đã nêu mục tiêu của công tác hướng nghiệp là:Học sinh phải được trang bị một cách hệ thống những hiểu biết và kỹ nănglao động cần thiết để lựa chọn nghề nghiệp, để làm được những nghề phổthông, những nghề phổ biến ở địa phương hoặc tiếp tục học nghề một cáchthuận lợi, thích nghi nhanh chóng với những thay đổi về việc làm [36]
- Tác giả Nguyễn Văn Hộ đã đề cập vấn đề: “Thiết lập và phát triển hệthống hướng nghiệp cho học sinh Việt Nam”, nhằm thúc đẩy công tác chỉđạo, quản lý GDHN trong trường phổ thông [29]
- Tác giả Phạm Tất Dong có bài viết: “Công tác hướng nghiệp tronggiai đọan hiện nay” [21] đã đề cập đến vấn đề: Đổi mới nội dung hướngnghiệp trong nhà trường hiện nay đang là một yêu cầu ngày càng cấp thiết vàxác định trong những năm tới, công tác hướng nghiệp phải đóng góp hơn nữavào việc giải quyết việc làm cho thanh, thiếu niên, định hướng thế hệ trẻ vàonhững lĩnh vực sản xuất cần phát triển, tạo ra cho mỗi thanh, thiếu niên nhiềukhả năng để tự tạo ra việc làm
Nhìn chung các công trình của các tác giả nêu trên đều tập trung vàonghiên cứu cơ sở lý thuyết và thực tiễn của hoạt động hướng nghiệp với mụcđích, ý nghĩa, nội dung, hình thức tổ chức hướng nghiệp cho học sinh phổthông Những công trình nghiên cứu đó tuy chưa tương xứng với thực tế giáodục, nhưng cũng đã góp phần tạo chuyển biến trong nhận thức và hỗ trợ
Trang 16chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ quản lý thực hiện quản lý đối với công tácGDHN.
1.1.2 Nghiên cứu quản lý GDHN:
Quản lý nhà trường bao gồm các hoạt động: quản lý giáo viên; quản lýhọc sinh; quản lý quá trình dạy học - giáo dục; quản lý cơ sở vật chất, trangthiết bị trường học; quản lý tài chính trường học trong đó quản lý hoạt độngdạy học - giáo dục là trọng tâm của nhiệm vụ quản lý trường học Quản lýhoạt động dạy học và giáo dục có đối tượng nghiên cứu là xây dựng biện phápquản lý các hoạt động này một cách có hiệu quả, đem lại lợi ích lớn nhất chongười học và cho xã hội Do đó, quản lý hoạt động dạy học và giáo dục là đốitượng của rất nhiều công trình nghiên cứu nhằm xây dựng biện pháp quản lýcác hoạt động này một cách khoa học, hiệu quả
Hiện nay trong các đề tài nghiên cứu về quản lý nhà trường THPT, cáccông trình nghiên cứu tập trung nhiều vào quản lý hoạt động dạy học, quản lýchuyên môn, quản lý tổ chuyên môn, quản lý giáo dục đạo đức cho học sinhTHPT như:
- "Biện pháp quản lý hoạt động tổ bộ môn ở các trường phổ thông trunghọc huyện Quảng Xương Thanh Hoá" của tác giả Hoàng Văn Huân (2005)
- "Các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục đạo đức của Hiệu trưởngTHPT tỉnh Hà Tây" của tác giả Cao Bạch Vân (2004)
Trên lĩnh vực hướng nghiệp cho học sinh, nhìn chung các công trìnhcủa các tác giả đều tập trung nghiên cứu cơ sở lý thuyết và thực tiễn của côngtác hướng nghiệp với mục đích, ý nghĩa, nội dung, hình thức hướng nghiệpcho học sinh phổ thông Riêng về khía cạnh quản lý GDHN mới chỉ có tác giả
Hà Thế Truyền đề cập đến công tác bồi dưỡng CBQL các trung tâm Kỹ thuật
- Tổng hợp - Hướng nghiệp với các ý kiến đề xuất về phương thức bồi dưỡngcho đội ngũ này [38] Còn tác giả Huỳnh Thị Tam Thanh trong đề tài "Quản
lý công tác hướng nghiệp cho học sinh phổ thông bậc trung học tại các trung
Trang 17tâm giáo dục thường xuyên trên địa bàn thành phố Đà Nẵng" [39] thì nghiêncứu thực trạng quản lý công tác hướng nghiệp cho học sinh phổ thông bậc trunghọc tại các trung tâm giáo dục thường xuyên trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.
Các đề tài trên đã có đóng góp gì vào công tác quản lý GDHN Vấn đề nàocần tiếp tục quan tâm, chưa có đề tài nào nghiên cứu theo hướng của mình
1.2 QUẢN LÝ GIÁO DỤC.
Giáo dục là một hiện tượng đặc biệt của xã hội loài người xuất hiệncùng với lao động và ngôn ngữ Giáo dục thực hiện chức năng truyền thụ và lĩnhhội kinh nghiệm lịch sử của xã hội loài người từ thế hệ này qua thế hệ khác
Trong nền văn minh công nghiệp hiện đại, giáo dục càng có vai trò vôcùng quan trọng góp phần quyết định vào sự hưng thịnh của một quốc gia,một dân tộc trong mối tương quan với các quốc gia, dân tộc khác Chính vìvậy mà ngày càng có nhiều quốc gia trên thế giới đặc biệt quan tâm đầu tưnguồn lực cho giáo dục, đặt giáo dục vào vị trí chiến lược quốc sách hàngđầu, coi giáo dục là chìa khóa bước vào xã hội tương lai, là động lực thúc đẩy
sự phát triển của đất nước Để phát huy sức mạnh tổng hợp và các chức năngđặc biệt của hoạt động giáo dục, các nhà khoa học đã và đang quan tâm đặcbiệt đến vấn đề quản lý giáo dục, tức là vấn đề điều khiển quá trình giáo dục,rèn luyện con người, mà đặc biệt là hệ thống nhà trường - nơi giáo dục và rènluyện thế hệ trẻ
Quản lý giáo dục là gì ?
- Theo M.M.MêchtiZade: Quản lý giáo dục là tập hợp những biện pháp(tổ chức, phương pháp, cán bộ, kế hoạch, tài chính, cung tiêu ) nhằm đảmbảo sự vận hành bình thường của các cơ quan trong hệ thống giáo dục, đảm bảo
sự tiếp tục phát triển và mở rộng hệ thống cả về mặt số lượng và chất lượng
- Theo P.V Khuđôminxky: Quản lý giáo dục là tác động có hệ thống,
có kế hoạch, có ý thức và có mục đích của chủ thể quản lý ở các cấp khácnhau đến tất cả các khâu của hệ thống (từ Bộ, Sở, Phòng Giáo dục đến trường
Trang 18học) nhằm mục đích đảm bảo giáo dục cộng sản chủ nghĩa cho thế hệ trẻ, đảmbảo sự phát triển toàn diện và hài hòa của họ, trên cơ sở nhận thức và sử dụngcác quy luật chung vốn có của chủ nghĩa xã hội cũng như những quy luậtkhách quan của quá trình dạy học - giáo dục của sự phát triển về thể chất, tinhthần của thế hệ thanh niên.
- Tác giả Nguyễn Ngọc Quang định nghĩa quản lý giáo dục như sau: “Quản lý giáo dục là hệ thống những tác động có mục đích, có kế hoạch hợpqui luật của chủ thể quản lý (hệ giáo dục) nhằm làm cho hệ vận hành theonguyên lý và đường lối giáo dục của Đảng, thực hiện được các tính chất củanhà trường Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, mà tiêu điểm hội tụ là quá trình dạyhọc - giáo dục thế hệ trẻ, đưa giáo dục tới mục tiêu dự kiến, tiến lên trạng tháimới về chất” [33]
Các định nghĩa về quản lý giáo dục nhiều nhưng có thể nhận thấynhững nét đặc thù, dấu hiệu bản chất của quản lý giáo dục, đó là:
+ Tổ hợp tác động có định hướng, có tổ chức, có kế hoạch của chủ thểquản lý đến khách thể quản lý
+ Duy trì, điều chỉnh quá trình vận hành của hệ thống giáo dục, hướngđến các mục tiêu đã xác định
+ Quản lý giáo dục với mục tiêu là đào tạo, rèn luyện nhân cách của thế
hệ trẻ cần bám sát các nguyên lý, phương châm giáo dục của Đảng
Theo nghĩa tổng quát: Quản lý giáo dục là hoạt động điều hành, phốihợp các lực lượng xã hội nhằm đẩy mạnh công tác đào tạo thế hệ trẻ theo yêucầu phát triển xã hội
Ngày nay, với quan điểm học tập suốt đời, công tác giáo dục không chỉgiới hạn ở thế hệ trẻ mà cho mọi người Do đó, quản lý giáo dục được hiểu là
sự điều hành hệ thống giáo dục quốc dân, các trường trong hệ thống giáo dụcquốc dân nhằm thực hiện mục tiêu: nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi
Trang 19dưỡng nhân tài, đáp ứng nguồn nhân lực chất lượng cao, phục vụ sự nghiệpCNH, HĐH và hội nhập quốc tế.
Quản lý giáo dục được diễn ra trong phạm vi toàn quốc, trên địa bànlãnh thổ (tỉnh, huyện) và ở từng cơ sở giáo dục (quản lý nhà trường)
1.3 GIÁO DỤC HƯỚNG NGHIỆP
1.3.1 Tiếp cận khái niệm “GDHN”
Theo Từ điển Tiếng Việt (NXB Đà Nẵng 1998) thì hướng nghiệp đượchiểu là “thi hành những biện pháp nhằm đảm bảo sự phân bố tối ưu (có chú ýtới năng khiếu, năng lực, thể lực) nhân dân theo ngành và loại lao động” hoặc
“hướng dẫn, giúp đỡ chọn đúng ngành nghề”
Có nhiều quan niệm khác nhau về hướng nghiệp Sự khác nhau này là dobắt nguồn từ những cách quan sát khác nhau, với góc độ chuyên môn khác nhau:
- Các nhà giáo dục học cho rằng: “Hướng nghiệp là một hoạt động củacác tập thể sư phạm, của các cán bộ thuộc các cơ quan, nhà máy khác nhau,được tiến hành với mục đích giúp cho học sinh chọn nghề đúng đắn phù hợpvới năng lực, hứng thú, thể lực và tâm lý của cá nhân với nhu cầu nhân lựccủa xã hội Hướng nghiệp là một bộ phận cấu thành của quá trình giáo dục -học tập trong nhà trường.”
- Trong tâm lý học, hướng nghiệp được coi là hệ thống các biện pháptâm lý - sư phạm và y học giúp cho thế hệ trẻ chọn nghề có tính đến nhu cầucủa xã hội và năng lực của bản thân Đó là quá trình chuẩn bị cho thế hệ trẻ sựsẵn sàng tâm lý đi vào lao động nghề nghiệp Sự sẵn sàng tâm lý đó chính làtâm thế lao động - một trạng thái tâm lý tích cực trước hoạt động lao động
- Các nhà kinh tế lại cho rằng “hướng nghiệp là những mối quan hệkinh tế giúp cho mỗi thành viên xã hội phát triển năng lực lao động và đưa họvào một lĩnh vực hoạt động cụ thể phù hợp với sự phân bổ lực lượng lao động
xã hội”
- Hiểu hướng nghiệp trên bình diện xã hội:
Trang 20Toàn bộ các nhà máy, xí nghiệp, công trường, nông trường các cơquan quản lý kinh tế và quản lý nhà nước, cơ quan đoàn thể chính trị và xãhội đều cần những người có năng lực và những phẩm chất nhân cách phùhợp Để chọn được người theo đúng tiêu chuẩn đã định, cơ quan tổ chức nóitrên có nhiệm vụ làm cho thế hệ trẻ hiểu được nội dung, tính chất, đặc điểm,điều kiện công tác của cơ quan mình, giúp họ tìm hiểu những nghề nghiệpchuyên môn mà cơ quan mình cần tuyển chọn Cuối cùng, các cơ quan, cơ sởsản xuất phải tuyển chọn người trên cơ sở nguyện vọng và dự định nghềnghiệp của cá nhân.
Có thể nói rằng, hướng nghiệp là công việc mà toàn xã hội có tráchnhiệm tham gia Trong những điều kiện lý tưởng, các em cần được hướngnghiệp liên tục và thường xuyên bằng nhiều hình thức, nhiều con đường Nếu
xã hội biết tận dụng các câu lạc bộ, nhà văn hóa, rạp chiếu phim, vô tuyếntruyền hình, đài phát thanh, nhà xuất bản, thư viện vào công tác hướngnghiệp, tác dụng hướng dẫn chọn nghề đối với các em sẽ rất lớn
Không nên để các em chọn nghề một cách tự phát, cũng không nên đểcho số phận nghề nghiệp của mỗi học sinh, mỗi thanh niên phụ thuộc vàonhững gì hết sức ngẫu nhiên Hướng nghiệp là quá trình dẫn dắt thế hệ trẻ đivào thế giới nghề nghiệp, giúp cho họ phát huy được hết năng lực lao độngtrong thế giới đó, có được cuộc sống thỏa mãn với lao động nghề nghiệp
Như vậy, hướng nghiệp có thể hiểu như là một hệ thống tác động của
xã hội về giáo dục học, y học, xã hội học, kinh tế học nhằm giúp cho thế hệtrẻ chọn được nghề vừa phù hợp hứng thú, năng lực, nguyện vọng, sở trường
cá nhân, vừa đáp ứng được nhu cầu nhân lực của các lĩnh vực sản xuất trongnền kinh tế quốc dân
- Từ các khía cạnh nêu trên, có thể vận dụng để hiểu về hướng nghiệptrong môi trường giáo dục phổ thông:
Trang 21Trong trường phổ thông, hướng nghiệp là một hình thức hoạt động dạycủa thầy và hoạt động học của trò Với tư cách là hoạt động dạy của thầy,hướng nghiệp được coi như là công việc của tập thể giáo viên, tập thể sưphạm có mục đích giáo dục học sinh trong việc chọn nghề, giúp các em tựquyết định nghề nghiệp tương lai trên cơ sở phân tích khoa học về năng lực,hứng thú của bản thân và nhu cầu nhân lực của các ngành sản xuất trong xãhội Như vậy, hướng nghiệp trong nhà trường phổ thông được thể hiện như một
hệ thống tác động sư phạm nhằm làm cho các em chọn được nghề phù hợp
Với cách hiểu này, hướng nghiệp là nhiệm vụ của bất kỳ thành viên nàotrong tập thể sư phạm: Hiệu trưởng, phó Hiệu trưởng, giáo viên chủ nhiệm,giáo viên bộ môn, cán bộ phụ trách Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh,cán bộ Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh Vấn đề là cần phải có sựphân công nhiệm vụ cụ thể cho từng cán bộ nói trên
Từ khái niệm và các cách tiếp cận trên đây, có thể hiểu “GDHN” là:
- GDHN là quá trình định hướng cho học sinh nhận biết được nghềnghiệp xã hội, tự lựa chọn xu hướng học nghề sao cho bảo đảm tính phù hợpvới năng khiếu, sở trường và điều kiện cho phép
- GDHN được tổ chức một cách khoa học, dựa trên những nguyên tắc
sư phạm, đưa học sinh tiếp cận với tài liệu, thâm nhập thực tế, làm quen với côngviệc mà học sinh dự kiến sẽ lựa chọn, nhờ đó hiệu quả GDHN sẽ tốt hơn
- GDHN là trách nhiệm của xã hội, trong đó trách nhiệm của nhàtrường và phụ huynh học sinh, của các tổ chức đoàn thể, của hội nghề nghiệpphải được đề cao
1.3.2 Ý nghĩa của GDHN cho học sinh phổ thông
1.3.2.1 Ý nghĩa giáo dục
GDHN là một bộ phận của công tác giáo dục xã hội chủ nghĩa Vềphương diện này, hướng nghiệp là công việc điều chỉnh động cơ chọn nghềcủa học sinh, điều chỉnh hứng thú nghề nghiệp của các em theo xu thế phân
Trang 22công lao động xã hội Kinh nghiệm cho thấy, sự chọn nghề một cách tự phátcủa thanh, thiếu niên thường không phù hợp với hướng phát triển sản xuất vàngành nghề trong xã hội Vì vậy, tác động giáo dục trong quá trình hướngnghiệp có ý nghĩa rất đặc biệt Kết quả cuối cùng cần đạt là mỗi học sinh phải
tự giác chọn nghề với ý thức đặt lợi ích của sự phát triển sản xuất lên trênnhững nguyện vọng cá nhân
Hướng nghiệp với ý nghĩa giáo dục sẽ là một hoạt động góp phần cụthể hóa mục tiêu đào tạo của trường phổ thông Trong giai đoạn cách mạnghiện nay, trường phổ thông phải đào tạo thế hệ trẻ thành những người laođộng trong một lĩnh vực nghề nghiệp cụ thể Tốt nghiệp trường phổ thông,học sinh phải có năng lực tham gia một nghề ở địa phương hoặc sẽ tiếp tụchọc để sau này làm tốt một nghề Như vậy, quá trình hướng nghiệp trong nhàtrường không dừng lại ở sự giáo dục ý thức lao động nghề nghiệp chungchung, mà phải hướng học sinh đi vào nghề nghiệp cụ thể
1.3.2.2 Ý nghĩa kinh tế
Hoạt động GDHN luôn hướng vào việc sử dụng hợp lý tiềm năng laođộng tuổi trẻ của đất nước, từ đó nâng cao năng suất lao động của xã hội Đưathanh, thiếu niên vào đúng vị trí lao động nghề nghiệp, giúp họ phát huy đượchết năng lực, sở trường lao động, phát triển cao những hứng thú nghề nghiệp,làm nảy nở óc sáng tạo trong lao động là việc làm hết sức quan trọng đối vớihướng nghiệp Để đảm bảo ý nghĩa kinh tế của hướng nghiệp, trường phổthông phải gắn mục tiêu đào tạo với những mục tiêu kinh tế - xã hội, bám sátvới sự chuyển dịch cơ cấu lao động xã hội: Sự phát triển kinh tế - xã hội phụthuộc rất nhiều vào việc chuẩn bị cho thế hệ trẻ đi vào lao động sản xuất, đivào sự phân công lao động trong phạm vi cả nước và từng địa phương Tómlại, hướng nghiệp là một trong những yếu tố làm đồng bộ hóa đội ngũ laođộng nghề nghiệp, phân bố lại lực lượng lao động xã hội, chuyên môn hóatiềm năng lao động trẻ tuổi
Trang 231.3.2.3 Ý nghĩa chính trị
Nói hướng nghiệp có tác dụng góp phần làm cụ thể hóa mục tiêu đàotạo của trường phổ thông, có nghĩa là công tác hướng nghiệp có chức năngthực hiện đường lối giáo dục của Đảng và Nhà nước, hiện thực hóa đường lốigiáo dục trong đời sống xã hội Hướng nghiệp phải được coi là điều kiện đảmbảo chất lượng và hiệu quả giáo dục Hướng nghiệp sẽ tạo nên những yếu tốmới trong con người lao động - yếu tố cơ bản của việc tăng năng suất laođộng xã hội
Làm tốt công tác hướng nghiệp, chúng ta sẽ có những lớp người đủnăng lực và phẩm chất cách mạng để tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xãhội chủ nghĩa
tế quốc doanh, kinh tế ngoài quốc doanh và kinh tế gia đình
1.3.3 Nhiệm vụ cơ bản của GDHN ở trường phổ thông
1.3.3.1 Nhiệm vụ trước mắt
- Giáo dục thái độ và ý thức đúng đắn với nghề nghiệp
- Tổ chức cho học sinh học tập làm quen với một số nghề phổ biếntrong xã hội và các nghề truyền thống của địa phương
- Tìm hiểu năng khiếu, khuynh hướng nghề nghiệp của từng học sinh
để khuyến khích, hướng dẫn, bồi dưỡng khả năng nghề nghiệp thích hợp nhất
- Động viên, hướng dẫn học sinh đi vào những nghề, những nơi đangcần lao động trẻ tuổi có văn hóa
Trang 241.3.3.2 Nhiệm vụ lâu dài
a Định hướng nghề cho học sinh:
Định hướng nghề là việc thông tin cho học sinh biết về đặc điểm hoạtđộng và yêu cầu phát triển của các nghề trong xã hội, đặc biệt là các nghề vàcác nơi đang cần nhiều lao động trẻ tuổi có văn hóa, về những yêu cầu tâmsinh lý của mỗi nghề, về tình hình phân công và yêu cầu điều chỉnh lao động
ở cộng đồng dân cư, về hệ thống trường lớp đào tạo nghề của nhà nước, tậpthể và tư nhân
Nhà trường cũng cần cung cấp những thông tin nói trên cho cha mẹ họcsinh nhằm mục đích phối hợp hướng nghiệp cho học sinh
Sau việc thông tin nghề nghiệp phải tạo điều kiện cho học sinh làmquen với một số nghề, để từ đó học sinh kiểm nghiệm hứng thú năng lực bảnthân, tự giác lựa chọn và đi vào một lĩnh vực nghề phù hợp nhất
b Tư vấn nghề đối với từng học sinh:
Công việc chủ yếu của tư vấn nghề là khảo sát đặc điểm tâm lý củatừng học sinh, đối chiếu các thuộc tính cơ bản nhất như hứng thú, năng lực,hoàn cảnh gia đình của cá nhân học sinh với đặc điểm, yêu cầu hoạt độngcủa các nghề để xác lập mức độ phù hợp nghề; trên cơ sở đó người làm tư vấncho học sinh những lời khuyên về chọn nghề
c Tạo điều kiện cho tuyển chọn nghề nghiệp một cách khoa học:
Việc tuyển chọn nghề nghiệp không thuộc chức năng của nhà trườngphổ thông, nhưng có liên quan với công việc định hướng nghề nghiệp, tư vấnnghề nghiệp Nhà trường phổ thông có nhiệm vụ tư vấn nghề nghiệp, địnhhướng nghề nghiệp, lưu trữ tư liệu, ví dụ qua hình thức “Sổ hướng nghiệp” đểlàm cứ liệu khi tuyển học sinh vào các trường dạy nghề, trung cấp chuyênnghiệp, cao đẳng, đại học hoặc trực tiếp tuyển chọn lao đông
Trang 251.3.4 Các cách hướng nghiệp cho học sinh trong nhà trường phổ thông
1.3.4.1 Hướng nghiệp qua hoạt động dạy học các bộ môn văn hoá, khoa học cơ bản:
Trong nhà trường phổ thông, các môn văn hóa, khoa học cơ bản giữmột vai trò đặc biệt quan trọng đối với quá trình phát triển toàn diện nhâncách của học sinh Chúng đặt nền tảng cho sự hiểu biết các quy luật phát triểncủa tự nhiên, xã hội và tư duy đồng thời cung cấp những cơ sở khoa học choviệc giáo dục kỹ thuật tổng hợp; giúp cho việc xây dựng và phát huy nhữngnăng lực sở trường đa dạng của học sinh, chuẩn bị cho các em đi vào cuộcsống và lao động nghề nghiệp
Môn học nào cũng cần và cũng có khả năng hướng nghiệp cho họcsinh Tuy nhiên, đây là việc làm khó khăn đòi hỏi người cán bộ quản lýtrường học và người giáo viên phải có quan điểm, nhận thức đúng đắn vềGDHN, đồng thời luôn có ý thức quán triệt tinh thần hướng nghiệp trong từngbài dạy văn hóa, khoa học cơ bản
Biết quán triệt tinh thần hướng nghiệp trong từng môn học chất lượnggiảng dạy và học tập sẽ được nâng cao Vấn đề là biết khai thác những tư liệunói về nghề nghiệp và biết vận dụng vào nội dung bài học như thế nào
1.3.4.2 Hướng nghiệp qua dạy - học môn " Công nghệ" , dạy nghề phổ thông và giáo dục lao động
- Hướng nghiệp qua dạy - học môn "Công nghệ": môn “Công nghệ” làtên gọi của môn kỹ thuật trước đây, nay được dùng trong chương trình đổimới của giáo dục phổ thông ở bậc trung học cơ sở và bậc trung học phổthông Chương trình môn công nghệ bao gồm kỹ thuật phục vụ, kỹ thuật nôngnghiệp, kỹ thuật công nghiệp; ở bậc trung học phổ thông, chương trình tậptrung vào các lĩnh vực nông - lâm - ngư nghiệp, tạo lập doanh nghiệp và côngnghiệp
Trang 26Qua đó cho thấy môn công nghệ có khả năng hướng nghiệp rất lớn.Mặc dù học sinh chưa thật sự đi sâu vào kỹ thuật nghề nghiệp, nhưng qua việchọc kỹ thuật các ngành nghề thuộc kỹ thuật phục vụ, kỹ thuật nông - lâm -ngư nghiệp, công nghiệp , các em có điều kiện hiểu về những nghề thuộc cácngành này trong xã hội Nếu đảm bảo khâu thực hành được tiến hành mộtcách đầy đủ nghiêm túc, học sinh sẽ được thử sức mình với hoạt động kỹthuật cụ thể, qua đó các em sẽ phát hiện và đánh giá đúng hơn năng lực kỹthuật của bản thân mình, hứng thú kỹ thuật được phát triển mạnh và ngàycàng bền vững Đó là điều kiện rất thuận lợi cho việc định hướng nghề nghiệpcủa các em.
- Hướng nghiệp qua hoạt động dạy nghề phổ thông:
Giáo dục nghề phổ thông là một hoạt động GDHN cho học sinh phổthông, một bộ phận của nội dung giáo dục toàn diện
Giáo dục nghề phổ thông chuẩn bị một số kỹ năng lao động có kỹ thuậtcho học sinh và góp phần định hướng nghề để học sinh có thể vận dụng vàocuộc sống lao động và lựa chọn hướng phát triển phù hợp với năng lực bảnthân, đồng thời tạo điều kiện cho học sinh củng cố và vận dụng những hiểubiết và kỹ năng được trang bị ở môn công nghệ và các môn học khác vàonhững điều kiện thực tiễn cụ thể
Giáo dục nghề phổ thông chính là một con đường để hướng nghiệp chohọc sinh
Hướng nghiệp cho học sinh phổ thông qua hoạt động giáo dục lao động: Mặc dù có nhiều cách hiểu khác nhau nhưng các khái niệm về giáo dụclao động đều có chung những điểm sau:
+ Giáo dục lao động là một bộ phận cơ bản của giáo dục phổ thông và
là một nội dung giáo dục toàn diện
+ Giáo dục lao động không chỉ đơn thuần tổ chức cho học sinh thamgia lao động mà có nhiệm vụ chủ yếu là cung cấp cho học sinh kiến thức, rèn
Trang 27luyện kỹ năng về lao động và giáo dục thái độ lao động Thông qua đó, hìnhthành và phát triển nhân cách cho học sinh, giúp học sinh có đủ năng lực vàphẩm chất, sẵn sàng về tâm thế để tham gia vào cuộc sống lao động hoặc lựachọn học một nghề phù hợp.
+ Giáo dục lao động gắn bó hữu cơ với giáo dục kỹ thuật và hướngnghiệp
1.3.4.3 Hướng nghiệp cho học sinh qua hoạt động " GDHN"
Hoạt động GDHN là con đường chính, có tầm quan trọng đặc biệt tronghướng nghiệp cho học sinh phổ thông vì nó cung cấp cho học sinh nhữngthông tin nghề nghiệp, hệ thống đào tạo và thị trường lao động một cách có hệthống, có chủ đích Đồng thời qua hoạt động GDHN, các em biết được vềnăng lực cá nhân, điều kiện và truyền thống gia đình để định hướng lựa chọnnghề trong thế giới nghề nghiệp, chọn hướng đi sau khi tốt nghiệp trung họcphổ thông một cách có ý thức, có cơ sở khoa học nhằm đạt được ước mơ đíchthực của mình
Trong định hướng về phương pháp tổ chức hoạt động GDHN cho họcsinh trung học phổ thông thì các em sẽ được tổ chức để tham gia hoạt độngGDHN qua nhiều dạng hoạt động như:
+ Tìm hiểu nghề qua nhiều con đường khác nhau: qua bản mô tả nghề,nghe giới thiệu về nghề, điều tra xã hội
+ Thảo luận tìm ra cách thức giải quyết những vấn đề về chọn nghề phùhợp; về các cơ hội, con đường học tập để đạt được ước mơ của bản thân saukhi tốt nghiệp THPT; về cách thức vượt qua những khó khăn trong những giaiđoạn chuyển tiếp trong học tập, tìm việc làm và ngay cả khi không đạt đượcước mơ của mình
+ Trao đổi với phụ huynh học sinh về việc định hướng nghề cho học sinh
Trang 28+ Giao lưu với những điển hình, những gương vượt khó trong các lĩnhvực sản xuất, kinh doanh, học tập Giao lưu giữa các khối lớp, lớp, cụmtrường về chủ đề hướng nghiệp.
+ Tham quan ngoại khóa theo các chủ đề
+ Thực tập lao động nghề qua học nghề phổ thông
+ Đóng vai mô phỏng (chẳng hạn mô phỏng tuyển chọn nghề) v.v.Hoạt động GDHN sẽ được tổ chức theo chủ đề từng tháng được quiđịnh tại chương trình với thời lượng 27 tiết/lớp/năm học, bình quân 3tiết/lớp/tháng ở bậc THPT
1.3.4.4 Hướng nghiệp qua hoạt động ngoại khoá: hoạt động ngoại khóa có khả năng hướng nghiệp to lớn
Thông qua hoạt động ngoại khóa, học sinh có thể thu nhận được nhữngthông tin về các ngành nghề, về nhu cầu nhân lực của xã hội; qua các hìnhthức sinh hoạt ngoại khóa, sự phát triển năng khiếu cũng như sự phân hóanăng lực sẽ diễn ra rất mạnh, đồng thời các em cũng có điều kiện thử sứcmình với những ngành nghề mà các em định chọn, nhờ đó giúp cho khuynhhướng nghề nghiệp ngày càng rõ, càng chính xác
Có nhiều hình thức hoạt động ngoại khóa về hướng nghiệp ở trong vàngoài nhà trường:
+ Xây dựng các tổ ngoại khóa, đặc biệt là các tổ ngoại khóa về kỹ thuật,nhằm phát triển hứng thú học tập và hứng thú nghề nghiệp của học sinh
+ Xây dựng góc hoặc phòng hướng nghiệp
+ Tổ chức cho học sinh đọc sách báo, nghe đài, xem vô tuyến truyềnhình, xem phim , tận dụng các phương tiện thông tin đại chúng phục vụGDHN
+ Có thể tổ chức cho học sinh tham gia các trò chơi hướng nghiệp giúpcác em làm quen dần với hoạt động nghề nghiệp của xã hội
Trang 29+ Động viên học sinh tích cực tham gia hoạt động hướng nghiệp củacác đoàn thể (Đoàn thanh niên, Đội thiếu niên ), của cơ sở sản xuất, các cơ
sở giáo dục ở ngoài nhà trường tổ chức (sinh hoạt câu lạc bộ của các ngành,nhà văn hóa thanh niên )
Các con đường hướng nghiệp nêu trên có mối quan hệ khăng khít, hỗtrợ lẫn nhau, vì thế khi tổ chức hoạt động GDHN trong trường học, cần phảitiến hành đồng bộ các con đường hướng nghiệp đã nêu trên
1.4 BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GDHN TRONG TRƯỜNG PHỔ THÔNG
- Biện pháp: theo từ điển Tiếng Việt (Nhà xuất bản Đà Nẵng - 1995) thìbiện pháp là cách làm, cách giải quyết một vấn đề cụ thể như biện pháp hànhchính, biện pháp kỹ thuật
- Biện pháp quản lý: là cách thức tác động của chủ thể quản lý tới đốitượng quản lý nhằm đạt được mục tiêu quản lý
- Biện pháp quản lý GDHN: là quá trình tác động có mục đích, có kếhoạch của chủ thể quản lý đến khách thể quản lý trong hoạt động GDHNnhằm đạt được mục tiêu GDHN đã đề ra
Công tác GDHN được thực hiện thông qua các con đường hướngnghiệp Vì vậy, quản lý hoạt động GDHN cũng đồng nghĩa với việc thực hiệncác chức năng quản lý giáo dục (lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo, kiểm tra).Trong quá trình thực hiện chức năng quản lý GDHN, chủ thể quản lý tiếnhành các biện pháp quản lý hoạt động GDHN như sau:
- Xây dựng kế hoạch hoạt động GDHN trong và ngoài nhà trường theomục tiêu đã đề ra
- Các biện pháp tổ chức:
+ Hiệu trưởng thành lập Ban chỉ đạo công tác giáo dục lao động, kỹthuật tổng hợp, hướng nghiệp và dạy nghề do 1 Phó Hiệu trưởng làm trưởngban và các giáo viên chủ nhiệm lớp là thành viên
Trang 30+ Hiệu trưởng thành lập Ban Thi đua đánh giá kết quả và hiệu quả giáodục lao động, kỹ thuật tổng hợp, hướng nghiệp và dạy nghề.
+ Tổ chức lực lượng kết hợp gồm đại diện chính quyền địa phương, cha
mẹ học sinh và các đoàn thể
- Biện pháp chỉ đạo:
+ Chỉ đạo GDHN qua hoạt động dạy - học các môn văn hóa, khoa học
cơ bản
+ Chỉ đạo GDHN qua hoạt động dạy học môn Công nghệ
+ Chỉ đạo GDHN qua các buổi sinh hoạt hướng nghiệp
+ Chỉ đạo GDHN qua hoạt động lao động, dạy nghề phổ thông
+ Chỉ đạo GDHN qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
+ Chỉ đạo xây dựng cơ chế phối hợp giữa nhà trường phổ thông vớiTrung tâm kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp
1.5 BẬC TRUNG HỌC PHỔ THÔNG VÀ LỨA TUỔI ĐẦU THANH NIÊN
1.5.1 Bậc học trung học phổ thông
Bậc trung học phổ thông gồm 3 năm học từ lớp 10 đến lớp 12, là cấphọc cuối cùng của giáo dục phổ thông, nối tiếp cấp trung học cơ sở và cótrách nhiệm hoàn thành việc giáo dục tiếp thế hệ học sinh đã qua các cấp họctrước đó của nhà trường phổ thông Đây là cấp học vừa trực tiếp tạo nguồncho bậc cao đẳng, đại học nói riêng, vừa góp phần quan trọng vào việc đàotạo nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước nóichung Cấp học này một mặt cần chuẩn bị cho học sinh những tri thức và kỹnăng về khoa học xã hội, nhân văn, toán học, khoa học tự nhiên, kỹ thuật đểcác em có thể được đào tạo ở bậc học tiếp theo, mặt khác cần hình thành vàphát triển cho các em những hiểu biết về nghề phổ thông cần thiết cho cuộcsống, tham gia lao động sản xuất, xây dựng xã hội và khi có điều kiện có thểtiếp tục học lên Từ trên nền tảng đó mà phát triển các hệ thống phẩm chất,
Trang 31năng lực cần thiết cho học sinh để đáp ứng yêu cầu xây dựng đất nước tronggiai đoạn mới Chuẩn bị nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế -
xã hội của đất nước, đáp ứng nhu cầu của cá nhân người học, giáo dục trunghọc phổ thông thực hiện nguyên tắc dạy học phân hóa bằng hình thức phânban Đây là một sự đổi mới quan trọng so với cách tổ chức dạy học vừa qua
Phân hóa trong dạy học là một nguyên tắc sư phạm, trước hết dựa trênnhững khác biệt của học sinh về đặc điểm tâm - sinh lý, sở trường, nguyệnvọng, hứng thú, điều kiện sống để đạt được hiệu quả đối với mỗi cá nhân;tiếp đó là những yêu cầu đa dạng về nguồn nhân lực cho sự phát triển kinh tế
- xã hội
Phân hóa dạy học cũng góp phần thực hiện yêu cầu đào tạo và phâncông lao động xã hội theo nguyên tắc mỗi thành viên sẽ đóng góp có hiệu quảnhất đối với việc đã chọn hoặc được giao trên cơ sở đã được chuẩn bị tốt theođịnh hướng từ nhà trường Đây thực chất là đáp ứng yêu cầu phân luồng laođộng của xã hội mà nhà trường phải thực hiện
1.5.2 Đặc trưng tâm lý lứa tuổi học sinh trung học phổ thông
1.5.2.1 Những yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển tâm lý của lứa tuổi học sinh trung học phổ thông
- Trong tâm lý học lứa tuổi, người ta định nghĩa tuổi thanh niên là giaiđoạn phát triển bắt đầu từ lúc dậy thì và kết thúc khi bước vào tuổi người lớn Đốivới đa số thanh niên thì tuổi thanh niên là thời kỳ từ 14, 15 tuổi đến 25 tuổi
- Tuổi đầu thanh niên - tuổi học sinh trung học phổ thông - là thời kỳđạt được sự trưởng thành về mặt cơ thể
Nhìn chung thì đây là lứa tuổi của các em có cơ thể phát triển cân đối,khỏe đẹp Đa số các em có thể đạt được những khả năng, thành tích về cơ thểnhư người lớn
Nhiệm vụ xã hội chủ yếu của lứa tuổi này là chọn nghề
Trang 321.5.2.2 Hoạt động học tập và sự phát triển trí tuệ của học sinh trung học phổ thông
- Nội dung và tính chất của hoạt động học tập ở thanh niên học sinhkhác nhau rất nhiều so với hoạt động học tập của thiếu niên Học sinh càngtrưởng thành, kinh nghiệm sống càng phong phú, các em càng ý thức đượcrằng mình đang đứng trước ngưỡng cửa cuộc đời Do vậy, thái độ có ý thứccủa các em đối với học tập ngày càng phát triển Các em hiểu được rằng, vốntri thức, kỹ năng, kỹ xảo là điều kiện cần thiết để các em bước vào cuộc sốngtương lai Do vậy nhu cầu tri thức của các em tăng lên Thái độ của thanh niênhọc sinh đối với các môn học trở nên có lựa chọn hơn, ở các em đã hình thànhnhững hứng thú học tập gắn liền với khuynh hướng nghề nghiệp Cuối bậctrung học phổ thông, các em đã xác định được cho mình một hứng thú ổnđịnh đối với một hoặc một số môn học nào đó, đối với một lĩnh vực tri thứcnhất định Hứng thú này thường liên quan với việc chọn một nghề nhất địnhcủa học sinh
- Lứa tuổi học sinh trung học phổ thông là giai đoạn quan trọng trongviệc phát triển các năng lực trí tuệ ở học sinh trung học phổ thông, tính chủđịnh được phát triển mạnh ở tất cả các quá trình nhận thức Hoạt động tư duycủa các em tích cực, độc lập hơn Tư duy của các em chặt chẽ hơn, có căn cứ
và nhất quán hơn Đồng thời, tính phê phán của tư duy cũng phát triển Những đặc điểm đó tạo điều kiện cho học sinh trung học phổ thông thực hiệncác thao tác tư duy lôgic, tư duy toán học phức tạp, phân tích nội dung cơ bảncủa khái niệm trừu tượng và nắm được mối quan hệ nhân quả trong tự nhiên
và xã hội Đó là cơ sở để hình thành thế giới quan
Tuy nhiên, thiếu sót cơ bản hiện nay trong hoạt động tư duy của nhiều
em là thiếu tính độc lập Nhiều khi các em chưa chú ý phát huy hết năng lựcđộc lập suy nghĩ của bản thân, còn kết luận vội vàng theo cảm tính, hoặc thiên
về việc tái hiện tư tưởng của người khác, cách luận chứng của người khác
Trang 33Việc giúp các em phát triển khả năng nhận thức là một nhiệm vụ quan trọngcủa giáo viên.
1.5.2.3 Những đặc điểm nhân cách chủ yếu
- Sự phát triển của tự ý thức: Sự phát triển tự ý thức là một đặc điểmnổi bật trong sự phát triển nhân cách của thanh niên mới lớn, nó có ý nghĩa tolớn đối với sự phát triển tâm lý của lứa tuổi thanh niên học sinh.Trên cơ sở tự
ý thức phát triển mạnh mẽ, nhu cầu tự giáo dục ở thanh niên học sinh cũngđược phát triển Vấn đề tự giáo dục của học sinh trung học phổ thông thật sựcần thiết cho sự phát triển của chính bản thân; nó khiến cho vị trí của các emthay đổi: học sinh từ chỗ là đối tượng của giáo dục thì dần dần đến giai đọannày các em đã trở thành vừa là đối tượng, vừa là chủ thể của giáo dục Do vậycần phải khuyến khích và hướng dẫn việc tự giáo dục của các em
- Sự hình thành thế giới quan: sự hình thành thế giới quan là nét chủyếu trong sự phát triển tâm lý ở học sinh trung học phổ thông Nó được thểhiện ở tính tích cực nhận thức Các em cố gắng xây dựng quan điểm riêngtrong lĩnh vực khoa học, đối với các vấn đề xã hội, tư tưởng, chính trị, đạođức Chính nội dung các môn học ở trung học phổ thông giúp các em xâydựng được thế giới quan tích cực về tự nhiên, xã hội
Một vấn đề quan trọng cần bàn tới trong thế giới quan của học sinhtrung học phổ thông là việc chọn vị trí xã hội tương lai cho bản thân và cácphương thức đạt đến vị trí xã hội ấy; để đạt được vị trí xã hội theo ước mongthì trước hết học sinh phải lựa chọn nghề một cách có ý thức, phù hợp với khảnăng và điều kiện cho phép
Điều quan trọng là việc lựa chọn nghề đã trở thành công việc khẩn thiếtcủa học sinh trung học phổ thông Càng cuối bậc học thì việc lựa chọn nghềcàng nổi bật Các em cũng đã hiểu rằng, cuộc sống tương lai phụ thuộc vàochỗ mình có biết lựa chọn nghề nghiệp một cách đúng đắn hay không Dù vôtâm đến đâu, các em cũng phải quan tâm, suy nghĩ đến việc chọn nghề Việc
Trang 34quyết định chọn một nghề nào đó ở nhiều em đã có căn cứ Tuy nhiên qua đócũng cho thấy vai trò của GDHN đối với học sinh trung học phổ thông là vô cùngquan trọng và cần được Hiệu trưởng nhà trường đặc biệt quan tâm chỉ đạo.
- Về giao tiếp và đời sống tình cảm của học sinh trung học phổ thông:+ Tuổi học sinh trung học phổ thông là lứa tuổi mang tính chất tập thểnhất Ở tuổi này, quan hệ với bạn cùng tuổi chiếm vị trí lớn hơn hẳn so vớiquan hệ với người lớn tuổi hoặc ít tuổi hơn Đó là do lòng khao khát muốn có
vị trí bình đẳng trong cuộc sống chi phối Trong hoàn cảnh giao tiếp tự do, rỗirãi, trong tiêu khiển, trong việc phát triển nhu cầu, sở thích thanh niênhướng vào bạn bè nhiều hơn hướng vào cha mẹ Nhưng khi bàn đến nhữnggiá trị sâu sắc hơn như chọn nghề, thế giới quan, những giá trị đạo đức thì ảnhhưởng của cha mẹ mạnh hơn rõ rệt Hiểu được điều này thì nhà trường cầnthiết phải có biện pháp tích cực tác động vào gia đình học sinh để góp phầngiúp các em có thêm sự trợ giúp cần thiết trong định hướng nghề
Hiểu được đặc điểm tâm lý của học sinh trung học phổ thông sẽ giúpích rất nhiều cho việc tiến hành các hoạt động giáo dục của nhà trường đối vớicác em nói chung và hoạt động GDHN nói riêng
Trang 35KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Chương 1 đã tập trung đề cập tới một số nội dung sau:
- Khái niệm “hướng nghiệp” và các khía cạnh tiếp cận khái niệm này
- Vai trò của quản lý đối với công tác GDHN
- Vai trò, ý nghĩa của GDHN trong nhà trường phổ thông
Trang 36Chương 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GDHN TRONG CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC
PHỔ THÔNG Ở THÀNH PHỐ ĐIỆN BIÊN PHỦ
2.1 SƠ LƯỢC VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ, VĂN HÓA, XÃ HỘI THÀNH PHỐ ĐIỆN BIÊN PHỦ
2.1.1 Điều kiện tự nhiên và kinh tế
Điện Biên Phủ vốn được gọi là Mường Thanh, từ chữ Mường Thentheo tiếng dân tộc Thái nghĩa là "Xứ Trời", gắn với truyền thuyết về sự phátsinh ra dân tộc Thái Đây là "đất tổ" của nhiều nhánh người Thái ở Đông Nam
Á Thành phố này bao trùm toàn bộ cánh đồng Mường Thanh trong lòng chảoĐiện Biên với chiều dài khoảng 20 km và chiều rộng 6 km do sông Nậm Rốmbồi đắp lên Đây là đồng bằng giữa núi lớn nhất vùng Tây Bắc Việt Nam.Điện Biên Phủ được xem là một thành phố nằm ở biên giới vì chỉ cách biêngiới với Lào khoảng 35 km Điện Biên Phủ cách Hà Nội 474 km theo quốc lộ
279 và 6 Điện Biên Phủ có diện tích 60,0905 km², gồm 7 phường và 2 xã.Các phường là: Mường Thanh, Tân Thanh, Him Lam, Thanh Bình, NamThanh, Thanh Trường, Noong Bua, xã Thanh Minh và xã Tà Lèng Mặc dùnhỏ hơn so với thời kỳ kháng chiến chống Pháp, Điện Biên Phủ có số dânkhoảng 70.639 người Cư dân sống ở đây không chỉ có người Kinh (ngườiViệt) mà còn có một số đông là người Thái, người H'Mông, người Si La Cácdân tộc thiểu số chiếm 1/3 dân số của thành phố Điện Biên Phủ cũng là thànhphố có dân số thấp nhất nước Theo Nghị định số 110/2003/NĐ-CP của Chínhphủ, Điện Biên Phủ trở thành thành phố từ tháng 10 năm 2003 và là đô thịloại ba Sau khi tách tỉnh, Điện Biên Phủ trở thành tỉnh lị tỉnh Điện Biên nhưngày nay Từ đó, tốc độ tăng trưởng kinh tế - xã hội hàng năm không ngừngtăng cao Năm 2010, tốc độ tăng trưởng đạt 19,9%, GDP bình quân đạt2.059USD/người/năm Với những di tích lịch sử giá trị và phong cảnh thiên
Trang 37nhiên đẹp, Điện Biên Phủ ấn tượng như một thành phố du lịch văn hóa Điềunày, nhìn vào cơ cấu kinh tế sẽ thấy: chiếm 55,8% là thương mại và dịch vụ,CN-TTCN và xây dựng là 40,3%, còn nông - lâm nghiệp chỉ chiếm 3,9%.
- Mục tiêu chủ yếu đến năm 2015:
+ Mục tiêu về kinh tế: Tạo sự chuyển biến rõ nét và vững chắc về cơcấu kinh tế theo hướng tích cực, giảm tỷ trọng nông, lâm nghiệp, tăng dần tỷtrọng công nghiệp và dịch vụ trong tổng GDP
+ Mục tiêu về xã hội: Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên 1,53%/năm Đẩy mạnhcông tác đào tạo dạy nghề, đa dạng hóa các loại hình đào tạo, mở rộng quy
mô và hình thức đào tạo ở các trường chuyên nghiệp Phấn đấu đạt chuẩn phổcập tiểu học đúng độ tuổi mức độ II; duy trì và nâng cao chất lượng phổ cậpTHCS; tỷ lệ học sinh các cấp lên lớp đạt trên 98%
2.1.2 Khái quát về tình hình phát triển giáo dục
Trong những năm gần đây, Giáo dục và Đào tạo thành phố Điện Biênphủ đã thực sự ổn định và thay đổi khá mạnh, đạt được nhiều thành tích trêncác lĩnh vực; Chất lượng giáo dục và Đào tạo ngày càng được nâng lên,CSVC, trang thiết bị phục vụ cho dạy và học không ngừng đổi mới chuẩnhóa, hiện đại hóa, mạng Intenet đã được nối ở tất cả các trường Mầm non,Tiểu học, THCS, THPT Công tác huy động học sinh ở tất cả các cấp học đạt
tỷ lệ cao, các hoạt động phong trào luôn được đẩy mạnh Từ những nỗ lực đóPhòng Giáo dục và Đào tạo thành phố Điện Biên phủ luôn dẫn đầu về chấtlượng giáo dục toàn diện trong toàn tỉnh Thành tích trong những năm quathật đáng kể, 01 đơn vị trường học vinh dự được nhà nước tặng HCLĐ hạngnhì, 04 đơn vị trường học vinh dự được nhà nước tặng HCLĐ hạng ba, nhiềuđơn vị được nhận bằng khen của Bộ Giáo dục và Đào tạo của UBND Tỉnh.13/30 trường đạt trường chuẩn Quốc gia trong đó: Mầm non 4 trường, Tiểuhọc 5 trường, THCS 4 trường Thành phố Điện Biên Phủ được công nhận đơn
vị đạt chuẩn Quốc gia về PCGDTH-XMC năm 2001; PCGDTHCS năm 2003;PCGD Tiểu học đúng độ tuổi năm 2005
Trang 38+ Năm học 2010 – 2011 thành phố Điện Biên Phủ có 41 đơn vị trườnghọc bao gồm các cấp học: Mầm non 15 đơn vị, (trong đó 14 trường công lập
và 01 trường tư thục); Tiểu học 9 trường; THCS 8 trường; THPT 4 trường,(trong đó 3 trường THPT và 1 trường dân tộc nội trú tỉnh); trung tâm kỹ thuậttổng hợp - hướng nghiệp 01 đơn vị; trung tâm ngoại ngữ - tin học 01 đơn vị;trường trung cấp chuyên nghiệp 02 đơn vị (tài chính và y tế), trường caođẳng sư phạm 01 đơn vị
+ Tổng số học sinh là 17862, trong đó THCS có 7153; THPT có 4203.Mặc dù có nhiều cố gắng và đạt được một số kết quả tốt, song sựnghiệp giáo dục và đào tạo của thành phố cũng còn có những yếu kém, bấtcập và cũng đang đứng trước những khó khăn, thách thức:
- Cơ cấu giữa ngành học mầm non và giáo dục phổ thông, giữa giáodục phổ thông và đào tạo các loại ngành nghề ở tỉnh còn chưa hợp lý; cơ cấu
xã hội và cơ cấu vùng miền chưa đảm bảo công bằng trong giáo dục Trong
đó vấn đề cần quan tâm là tâm lý xã hội vẫn còn nặng về cho con em vào đạihọc, cao đẳng Trong các năm qua, thành phố Điện Biên Phủ chưa có điềukiện và chưa chú trọng đúng mức đến đào tạo nghề và phát triển trung cấpchuyên nghiệp Đồng thời do các ngành kinh tế của tỉnh chưa phát triển mạnhnên công tác dự báo, qui hoạch, định hướng ngành nghề đào tạo có nhiều khókhăn chưa thực hiện được Thành phố Điện Biên Phủ cũng chưa có điều kiệngiải quyết thoả đáng giữa đào tạo và giải quyết việc làm, chưa có giải pháp đủmạnh và đồng bộ để thu hút học sinh sau khi tốt nghiệp trung học cơ sở, trunghọc phổ thông theo học các trường dạy nghề và trung học chuyên nghiệp
2.2 NHẬN THỨC CỦA HỌC SINH, CÁN BỘ GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH HỌC SINH TRONG NHÀ TRƯỜNG VỀ GDHN
2.2.1 Nhận thức của học sinh
2.2.1.1 Nhận thức của học sinh về nghề nghiệp
Công tác hướng nghiệp cho học sinh không chỉ chú ý tới những nghề
xã hội đòi hỏi trước mắt mà còn phải hướng học sinh vào những ngành
Trang 39nghề tương lai cần phát triển Để giúp học sinh hiểu biết có hệ thống vềngành, nghề, tạo điều kiện cho học sinh phát triển đầy đủ phẩm chất, nănglực cần thiết và có thể lý giải có căn cứ đúng đắn khi chọn nghề, trongtrường phổ thông cần có những buổi giới thiệu về nghề, hướng vào nhữngnghề cơ bản trong xã hội Kế hoạch giới thiệu cần sắp xếp theo trình tự hợp
lý và có thể tiến hành trong tiết học, trong buổi tham quan, nói chuyệnngoại khóa, tọa đàm… Nội dung chủ yếu của các giờ học là cung cấp thôngtin nhất định về nội dung, tính chất, đặc điểm lao động của một nghề nhấtđịnh, vai trò, vị trí của nghề đó trong nền kinh tế quốc dân, những đòi hỏicủa nghề về kiến thức văn hóa, khoa học, kỹ năng cơ bản, phẩm chất đạođức, tâm lý, tình trạng sức khỏe, sự phấn đấu trong nghề Ngoài ra mộttrong những nội dung cơ bản của công tác hướng nghiệp trong trường phổthông là phải giáo dục lòng yêu lao động, xây dựng niềm tin đối với laođộng, bồi dưỡng tinh thần trách nhiệm trong lao động, ý thức bảo vệ củacông, tinh thần thi đua trong lao động
Tuy nhiên nhận thức về nghề nghiệp của mỗi học sinh là khác nhaunhưng nó là một quá trình lâu dài, đó là sự phản ánh được những đặc trưng cơbản của nghề nghiệp, phản ánh được những yêu cầu của xã hội đối với nghềnghiệp, phản ánh những yêu cầu đòi hỏi về mặt tâm sinh lý đối với người làmnghề đó và nó cũng phản ánh các quá trình lao động trong lĩnh vực nghềnghiệp nhất định
Sự nhận thức về nghề nghiệp bao gồm những mặt sau: Nhận thức vềnhu cầu xã hội đối với một nghề nhất định và đối với tất cả các nghề trong xãhội (đó chính là nhận thức về thị trường lao động); nhận thức về thế giới nghềnghiệp và những yêu cầu của nghề, nhận thức về đặc điểm tâm sinh lý củachính bản thân mình đối với lĩnh vực nghề mình chọn Trên cơ sở nhận thức
đó có sự so sánh, đối chiếu và lựa chọn sự phù hợp của nghề đối với bản thân
Thông thường nhận thức của học sinh được chia ra làm 3 mức độ:
Trang 40- Mức độ thứ nhất: là mức độ nhận thức cao nhất và đầy đủ nhất vềnghề nghiệp, nó bao gồm những học sinh có những biểu hiện như sau:
+ Nhận thức về nội dung, mục đích đào tạo nghề một cách chính xác,đầy đủ
+ Đánh giá được thị trường lao động đối với nghề
+ Tự đánh giá được bản thân một cách đúng đắn so với yêu cầu của nghề.+ Động cơ chọn nghề xuất phát từ nhu cầu, hứng thú, sở thích, nguyệnvọng của cá nhân là chủ yếu
+ Thường xuyên có ý thức nâng cao vốn tri thức, tích cực chiếm lĩnhnhững tri thức khoa học làm nền tảng tiếp thu nghề nghiệp trong tương lai
Nhìn chung ở mức này nhận thức nghề nghiệp của học sinh là do nhậnthức lý tính chi phối, đây là mức độ nhận thức cao nhất hoàn thiện chính xác
và đầy đủ nhất Khi đạt được ở mức độ này thì cá nhân sẽ có sự lựa chọn hợp
lý và chính xác nhất khi quyết định nghề nghiệp của mình
- Mức độ 2: Là mức độ thấp hơn nhưng tương đối đầy đủ về nghềnghiệp, bao gồm những học sinh có biểu hiện sau:
+ Biết chút ít chung chung về mục đích nội dung đào tạo nghề nghiệp,biết sơ qua về công việc mà khi bước vào nghề phải thực hiện
+ Đánh giá được sự cần thiết của nghề mình chọn với yêu cầu của xãhội, khả năng phát triển nghề, giá trị kinh tế do nghề nghiệp mang lại
+ Giải thích được động cơ tại sao mình lại chọn nghề này
Nhìn chung ở mức độ này nhận thức cảm tính lớn hơn nhận tức lý tính.Khi đạt ở mức độ này thì cá nhân có thể chọn nghề tương đối phù hợp với bảnthân mình tuy nhiên vẫn còn hạn chế về hiểu biết nghề nghiệp nên có thể mắcphải những sai lầm nhất định
- Mức độ thứ 3: Là mức độ thấp nhất về nghề nghiệp, nó bao gồmnhững học sinh có những biểu hiện sau: