Vài nét về GDH Nở các trường Trung học phổ thông của nước ta

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động GDHN trong các trường THPT ở thành phố Điện Biên Phủ (tỉnh Điện Biên) (Trang 51)

8. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN

2.3.1. Vài nét về GDH Nở các trường Trung học phổ thông của nước ta

nước ta

Theo kết quả nghiên cứu hoạt động GDHN ở trường Trung học trên 10 tỉnh, thành phố cho thấy: số trường làm tốt hoạt động GDHN ở THCS chỉ chiếm 0,01-0,02%; ở THPT có khá hơn khoảng 5.4%-6.3%. Qua đó cho thấy

nhà trường phổ thông hết sức coi nhẹ việc chuẩn bị cho học sinh đi vào nghề nghiệp. Việc coi nhẹ hướng nghiệp và giáo dục lao động trong nhà trường phổ thông là biểu hiện lạc hậu của hệ thống giáo dục nước ta so với các nước có nền công nghiệp phát triển.

Từ năm học 2006-2007, thực hiện đề án đổi mới chương trình và thay sách giáo khoa THPT, thì hoạt động GDHN gặp không ít khó khăn, nhiều cơ sở giáo dục còn lúng túng, chưa thực hiện có hiệu quả những nội dung chương trình đề ra, kết quả là học sinh phổ thông chưa được trang bị kiến thức về thế giới nghề nghiệp, phần lớn các em học và chạy đua vào các trường đại học để sau này làm thầy chứ không muốn làm thợ, làm mất cân đối nghiêm trọng trong đào tạo nguồn nhân lực cho các ngành kinh tế đang phát triển, đã tạo nên một sức ép lớn gây lãng phí, tốn kém cho gia đình và xã hội. Một nguyên nhân cơ bản đó là chúng ta chưa làm tốt công tác hướng nghiệp cho học sinh phổ thông mà hoạt động GDHN cho học sinh phổ thông là một nội dung không thể thiếu trong chương trình giáo dục phổ thông. Nhưng hiện nay, ở các trường THPT công tác GDHN cho học sinh phổ thông được xem là công tác thứ yếu, không quan trọng. Đa số các trường đều cho rằng nhiệm vụ chủ yếu của trường là truyền thụ kiến thức phổ thông cho học sinh, giúp các em nắm được chương trình học, được lên lớp cuối năm học; trang bị kiến thức để các em thi đậu vào các trường đại học, cao đẳng. Việc hướng nghiệp cho học sinh chỉ thực hiện thông qua các bài giảng của môn học “hoạt động GDHN” với thời lượng 27 tiết/năm/lớp bắt đầu học từ lớp 9 theo chương trình do Bộ giáo dục & đào tạo quy định và học nghề rất hạn chế về thời gian.

Ở các trường THPT, sự hỗ trợ định hướng nghề nghiệp của nhà trường và giáo viên chỉ dừng lại ở việc góp ý cho học sinh chọn trường, ngành phù hợp với học lực hoặc gợi ý đưa ra những lời khuyên dựa trên kinh nghiệm, so sánh giữa điểm chuẩn của những năm trước của các trường đại học, cao đẳng với năng lực học tập của học sinh mình. Nhưng không phải là giáo viên lớp nào cũng chú ý và

quan tâm để làm được như thế. Bởi lý do đơn giản đó là giáo viên chưa được trang bị đầy đủ về trình độ chuyên môn, kỹ năng tư vấn hướng nghiệp.

Theo điều tra của Viện Khoa học Giáo dục, hằng năm ở nước ta tuyển vào bậc Trung học phổ thông có trên 400 ngàn học sinh. Sau khi tốt nghiệp phổ thông có khoảng 19,7% học sinh được vào các trường cao đẳng, đại học; 7,4% vào các trường Trung học chuyên nghiệp và chỉ có 4,9% đi học nghề; Như vậy, mỗi năm có khoảng 200-300 nghìn học sinh tốt nghiệp phổ thông Trung học và 50 nghìn học sinh tốt nghiệp THCS bổ sung vào lực lượng lao động xã hội mà chưa hề có khái niệm hoặc được đào tạo nghề.

Trong nhiều năm qua, công tác tuyên truyền phân luồng, phân ban của chúng ta chưa tốt, nên nhận thức của nhiều em không được rõ ràng sâu sắc, đối với các em cứ tốt nghiệp THPT là dứt khoát phải thi vào đại học, điều này làm mất cân đối nghiêm trọng trong đào tạo nguồn nhân lực cho các ngành kinh tế đang phát triển, đã tạo nên một sức ép lớn gây không ít tốn kém lãng phí cho gia đình và xã hội. Trong khi đó, UBND tỉnh Điện Biên đã có Quyết định về việc “Ban hành danh mục các nghề nông nghiệp trình độ sơ cấp và dạy nghề thường xuyên trên địa bàn tỉnh Điện Biên” và Quyết định về việc “Phân bổ chi tiết chỉ tiêu đào tạo nghề cho lao động nông thôn năm 2011 và mức hỗ trợ chi phí đào tạo nghề cho từng nghề thực hiện từ năm 2011”.

Công tác quản lý hoạt động GDHN ở các trường THPT trong thời gian vừa qua chưa được quan tâm đúng mức. Ở các trường THPT, Ban giám hiệu chỉ quan tâm đến tỉ lệ học sinh đỗ vào các trường ĐH, CĐ còn số học sinh không có đủ năng lực vào các trường ĐH, CĐ mà phải đi vào các trường THCN thì ít được quan tâm.

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động GDHN trong các trường THPT ở thành phố Điện Biên Phủ (tỉnh Điện Biên) (Trang 51)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(145 trang)
w