Chỉ đạo việc tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức về GDHN

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động GDHN trong các trường THPT ở thành phố Điện Biên Phủ (tỉnh Điện Biên) (Trang 60)

8. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN

3.2.1. Chỉ đạo việc tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức về GDHN

Năm là, các biện pháp phải phát huy được tính tích cực của các chủ thể, đặc biệt là các cán bộ quản lý thuộc chính quyền các cấp (phường, thành phố, tỉnh…) và các lực lượng xã hội khác.

Sáu là, các biện pháp phải mang lại hiệu quả cao, góp phần tạo chuyển biến về hiệu quả, chất lượng GDHN.

3.2. BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GDHN TRONG CÁC TRƯỜNG THPTỞ THÀNH PHỐ ĐIỆN BIÊN PHỦ Ở THÀNH PHỐ ĐIỆN BIÊN PHỦ

3.2.1. Chỉ đạo việc tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức vềGDHN GDHN

3.2.1.1. Mục tiêu của biện pháp

a. Vị trí, tầm quan trọng của biện pháp:

Như chúng ta đã biết, quá trình nhận thức là quá trình chủ thể phản ánh thế giới khách quan vào ý thức của mình, nắm được bản chất và các quy luật của nó, vận dụng các quy luật này để làm biến đổi nó, cải tạo nó. Vì vậy, để thực hiện tốt nhiệm vụ và đạt tới mục tiêu của hoạt động GDHN, cần thiết phải làm cho các lực lượng tham gia GDHN và cả học sinh có ý thức đầy đủ về vị trí, tầm quan trọng cũng như mục đích, nhiệm vụ của GDHN, từ đó có ý thức tự giác, tích cực thực hiện nhiệm vụ của cá nhân và tập thể trong hoạt động GDHN.

Như đã phân tích ở chương II, một trong những nguyên nhân sâu xa dẫn tới sự chậm phát triển và những tồn tại trong từng nội dung hoạt động GDHN là sự hạn chế về mặt nhận thức của đội ngũ cán bộ quản lý trường học, giáo viên, cha mẹ học sinh, học sinh và các lực lượng xã hội về vai trò, ý nghĩa và tầm quan trọng của hướng nghiệp. Do đó, nâng cao nhận thức cho các đối tượng tham gia GDHN là một trong những biện pháp quản lý mà Hiệu trưởng cần đặc biệt quan tâm.

b. Mục tiêu của biện pháp:

GDHN cho học sinh là nhiệm vụ chung của toàn xã hội. Phải làm cho các cấp, các ngành, nhà trường, mỗi gia đình và mỗi học sinh nhận thức rõ vai trò của nguồn nhân lực đối với sự phát triển kinh tế - xã hội; làm cho mọi người thông suốt mục tiêu đào tạo của nhà trường phổ thông là “dạy chữ, dạy người, dạy nghề”; giải tỏa tâm lý trong nhân dân về việc chỉ muốn con em mình vào đại học, bất luận năng lực và điều kiện như thế nào; làm cho mỗi cán bộ quản lý trường học và mỗi giáo viên nhận thức được GDHN là một hoạt động giáo dục có tầm quan trọng rất lớn, góp phần cụ thể hóa mục tiêu đào tạo của nhà trường phổ thông. Trên cơ sở đó, mỗi cá nhân, tập thể trong nhà trường, mỗi gia đình học sinh, các tổ chức thuộc lực lượng xã hội và cả học sinh tích cực tham gia thực hiện các nội dung GDHN.

3.2.1.2. Nội dung và cách thức tiến hành

a. Để thực hiện được yêu cầu trên cần tập trung thực hiện một số biện pháp.

- Đối với cán bộ quản lý giáo dục:

Cán bộ quản lý của Sở Giáo dục và Đào tạo phụ trách hoạt động GDHN phải quán triệt quan điểm của Đảng, chỉ thị của ngành về GDHN. Hàng năm, sau hội nghị tổng kết và triển khai phương hướng nhiệm vụ năm học của Bộ Giáo dục và Đào tạo, phải tham mưu để Sở Giáo dục và Đào tạo có văn bản chỉ đạo và hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ lao động - hướng nghiệp trong các trường học. Văn bản chỉ đạo cần cụ thể hóa chủ trương, giao nhiệm vụ cho các trường THPT về giáo dục lao động - hướng nghiệp và dạy nghề phổ thông. Đồng thời thông báo kế hoạch thanh tra, kiểm tra về công tác này. Thực tiễn cho thấy, nếu Sở Giáo dục và Đào tạo không chỉ đạo chặt chẽ, thiếu kiểm tra đôn đốc thì các trường học sẽ lơ là trách nhiệm đối với hoạt động giáo dục này.

- Đối với cán bộ quản lý các trường THPT mà trước hết là Hiệu trưởng phải được tổ chức cho học tập lại các văn bản có liên quan đến hoạt động GDHN như Quyết định 126 - CP của Hội đồng Chính phủ, Chỉ thị số 33/ 2003/CT-BGD&ĐT về việc tăng cường GDHN cho học sinh phổ thông và Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học về giáo dục lao động - hướng nghiệp và dạy nghề phổ thông của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Đặc biệt là phải làm cho Hiệu trưởng quán triệt tinh thần đổi mới của giáo dục phổ thông, đổi mới chương trình giáo dục THPT mà trong đó GDHN là một trong những nhiệm vụ nhà trường phải tổ chức thực hiện theo kế hoạch chương trình của Bộ GD&ĐT qui định. Đồng thời như đã nói trên, Sở GD&ĐT giao nhiệm vụ cụ thể cho các trường về lĩnh vực công tác này và mỗi trường THPT phải có kế hoạch cụ thể chỉ đạo thực hiện nội dung GDHN.

- Đối với giáo viên THPT (bao gồm cả giáo viên dạy bộ môn văn hóa, giáo viên chủ nhiệm, giáo viên phụ trach GDHN, cán bộ phụ trách Đoàn thanh niên trường học): Hiệu trưởng nhà trường có trách nhiệm tổ chức tập huấn lại những nội dung đã nói trên, phổ biến kế hoạch GDHN của trường để mọi thành viên trong nhà trường quán triệt đồng thời yêu cầu mỗi người - trên cương vị công tác - xác định cho được nhiệm vụ của mình đối với việc thực hiện nhiệm vụ GDHN chung của nhà trường. Cụ thể như trách nhiệm của giáo viên dạy bộ môn văn hóa, giáo viên chủ nhiệm, giáo viên phụ trách GDHN, cán bộ Đoàn thanh niên... đối với nhiệm vụ GDHN cho học sinh như thế nào. Do hoạt động GDHN còn mới mẻ nên Hiệu trưởng cần có kế hoạch kiểm tra để nhắc nhở mọi thành viên thực hiện.

Tất cả những việc làm trên nhằm làm cho từng cá nhân CBQL, GV, tập thể tổ chuyên môn, tổ chủ nhiệm và tập thể sư phạm nhà trường quán triệt quan điểm của Đảng, Nhà nước về GDHN “Coi trọng công tác hướng nghiệp và phân luồng học sinh trung học, chuẩn bị cho thanh niên, thiếu niên đi vào

lao động nghề nghiệp phù hợp với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong cả nước và từng địa phương..." (24)

- Đối với gia đình học sinh:

Đây là lực lượng giáo dục ngoài nhà trường nhưng lại có sức tác động mạnh mẽ đối với học sinh. Qua đánh giá thực trạng, rất nhiều học sinh đã tự nhận xét và có ý kiến cho rằng những người trong gia đình như cha, mẹ, anh chị có ảnh hưởng lớn nhất đối với quyết định chọn nghề, chọn hướng đi cho tương lai của các em. Do đó, trong công tác quản lý, Hiệu trưởng không thể bỏ qua lực lượng giáo dục này được. Tuy nhiên, thực tế cũng cho thấy rằng, phần lớn gia đình học sinh lại rất thiếu hiểu biết về hướng nghiệp cho học sinh, nhất là trong điều kiện của nền kinh tế thị trường với nhiều ngành nghề đa dạng. Do đó, nhà trường phải chủ động có kế hoạch đưa lực lượng này vào chung trận tuyến với nhà trường trong GDHN cho học sinh. Tốt nhất là vào đầu năm học, nhà trường cần có buổi họp cha mẹ học sinh theo lớp để thông tin cho gia đình về những vấn đề của năm học, đồng thời tổ chức triển khai hướng dẫn nội dung GDHN cho học sinh, cách thức phối hợp giữa nhà trường và gia đình học sinh, những yêu cầu của nhà trường đối với gia đình học sinh trong quá trình kết hợp... nhằm làm cho gia đình học sinh nhận thức được tầm quan trọng của GDHN trong định hướng tương lai của con em mình; có ý thức theo dõi kết qủa học tập, năng khiếu, xu hướng nghề nghiệp của con em mình để trao đổi, phối hợp với nhà trường trong hướng nghiệp cho học sinh. Trong năm học, cần định kỳ có những cuộc họp như thế để giữa đôi bên trao đổi thông tin, trao đổi kinh nghiệm lẫn nhau. Đối với học sinh lớp cuối cấp, nhất thiết cần có cuộc họp cuối năm với mục đích trao đổi, bàn bạc và định hướng những góp ý kiến cho học sinh về việc chọn hướng đi, chọn ngành, chọn trường thi... Nếu nhà trường kiên trì tổ chức được như thế thì dần dần nhận thức của gia đình học sinh về GDHN sẽ ngày càng tốt hơn và công tác GDHN cho học sinh sẽ có hiệu quả hơn.

- Đối với học sinh:

Kể từ năm học 2006 - 2007, kế hoạch giảng dạy trường THPT có 03 tiết/tháng/lớp kể cả các lớp 10,11,12. Do đó nhà trường cần tổ chức tốt các tiết sinh hoạt hướng nghiệp ngay từ đầu năm học để giáo dục ý thức về tầm quan trọng của GDHN. Thông qua sinh hoạt hướng nghiệp cần tập trung làm cho học sinh có ý thức về định hướng nghề nghiệp, có hiểu biết tốt về thế giới nghề nghiệp và có sự hợp tác tốt với nhà trường, với Ban hướng nghiệp, giáo viên phụ trách hướng nghiệp... trong quá trình sinh hoạt hướng nghiệp. Nhà trường cũng cần giới thiệu với các em về những con đường hướng nghiệp để học sinh chủ động tiếp thu vấn đề khi học các bộ môn văn hóa, học môn công nghệ, học nghề phổ thông, khi sinh hoạt Đoàn thanh niên hoặc khi sinh hoạt ngoại khóa về hướng nghiệp. Đối với học sinh lớp cuối cấp, nhà trường cần có kế hoạch cụ thể tổ chức tư vấn hướng nghiệp cho học sinh. Học sinh THPT nếu nhận thức tốt về hướng nghiệp từ lớp 10 thì sẽ tạo ra nhiều thuận lợi cho GDHN và kết quả sẽ ngày càng tốt hơn.

- Đối với chính quyền địa phương và các lực lượng xã hội:

Nhà trường phải chủ động tranh thủ sự lãnh đạo của chính quyền địa phương trong các hoạt động giáo dục nói chung và đối với hoạt động GDHN nói riêng. Hiệu trưởng cần tranh thủ báo cáo, thông tin cho chính quyền địa phương hiểu được chủ trương, nội dung, hình thức tổ chức hoạt động GDHN của nhà trường, để qua đó chính quyền địa phương lãnh đạo, chỉ đạo các ngành, các đoàn thể cùng tham gia giúp đỡ, ủng hộ nhà trường về mọi mặt trong công tác này. Đồng thời cũng cần làm cho chính quyền địa phương thấy được trách nhiệm của địa phương trong vấn đề đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực trên địa bàn quản lý mà học sinh THPT là những người sẽ bổ sung, tham gia lao động trong thời gian không xa.

Thực hiện chủ trương xã hội hóa giáo dục, nhà trường cũng cần có kế hoạch vận động xã hội hóa GDHN. Trước hết, nhà trường cần chủ động quan

hệ với các lực lượng xã hội để vận động tuyên truyền về công tác giáo dục nói chung, GDHN nói riêng. Cần tranh thủ sự giúp đỡ của các lực lượng xã hội nhất là những cơ sở sản xuất, kinh doanh để vận động hỗ trợ trong công tác giáo dục, GDHN. Trước mắt, có thể mời các cơ quan như quân đội, công an, y tế, công nghiệp, nông nghiệp... đến trường tham gia sinh hoạt hướng nghiệp cho học sinh theo ngành nghề chuyên môn. Cũng có thể mời những nghệ nhân, những người có tay nghề giỏi ở một nghề nào đó đến sinh hoạt giới thiệu về nghề nghiệp của ngành mình cho học sinh...

b. Cách tiến hành:

Tổ chức học tập để quán triệt các văn bản chỉ đạo về GDHN của Đảng, nhà nước và của ngành giáo dục:

- Sở GD&ĐT tổ chức hội nghị tập huấn cho CBQL các trường THPT quán triệt tinh thần các văn bản: Quyết định 126-CP của Hội đồng Chính phủ, Thông tư 31/TT ngày 17/8/1981 của Bộ Giáo dục "Hướng dẫn thực hiện quyết định của Hội đồng Chính phủ về công tác hướng nghiệp trong nhà trường phổ thông và sử dụng hợp lý học sinh phổ thông tốt nghiệp", chỉ thị 33/2003/CT-BGD&ĐT "về việc tăng cường GDHN cho học sinh phổ thông", các chỉ thị về nhiệm vụ năm học của Bộ Giáo dục và Đào tạo, kế hoạch dạy học hàng tuần và chương trình GDHN của từng khối lớp theo chương trình mới của bậc THPT, hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học về lao động, hướng nghiệp và dạy nghề phổ thông của Sở GD&ĐT.

Hội nghị này cần được tiến hành hàng năm trong tháng 8 sau khi có văn bản chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ năm học của Bộ GD&ĐT.

- Hiệu trưởng các trường THPT tổ chức tập huấn lại nôi dung nêu trên cho tất cả CBQL, giáo viên, Ban chấp hành Hội Cha mẹ học sinh của trường vào thời điểm đầu tháng 9 trước khi khai giảng năm học. Đồng thời yêu cầu từng thành viên, tuỳ theo vị trí, nhiệm vụ được giao quán triệt quan điểm và vận dung nội dung GDHN trong kế hoạch công tác của cá nhân, của tập thể.

Riêng đối với Ban đại diện Cha mẹ học sinh, nhà trường tiến hành bàn bạc cụ thể và hợp đồng trách nhiệm giữa nhà trường với ban chấp hành Hội trong hoạt động GDHN cho học sinh.

- Giao nhiệm vụ cho giáo viên chủ nhiệm lớp tổ chức sinh hoạt với học sinh theo lớp chủ nhiệm về các nội dung: vai trò, vị trí, tầm quan trọng của GDHN; kế hoạch và chương trình GDHN của toàn cấp và khối lớp đang học; các hình thức SHHN. Nội dung này được tiến hành tổ chức trong 02 tuần đầu của năm học để giúp học sinh có nhận thức đúng đắn tầm quan trọng của GDHN đối với bản thân và qua đó có thái độ nghiêm túc khi tham gia sinh hoạt hướng nghiệp.

- Đối với gia đình học sinh: Hiệu trưởng có kế hoạch giao cho giáo viên chủ nhiệm tổ chức cuộc họp với Cha mẹ học sinh theo lớp trong tháng đầu năm học để thông tin, giới thiệu quan điểm, chủ trương của Đảng, Nhà nước, kế hoạch GDHN của nhà trường; hướng dẫn gia đình học sinh những hiểu biết cần thiết về nội dung GDHN, kế hoạch phối hợp giữa nhà trường với gia đình khi tiến hành hoạt động GDHN cho học sinh.

- Đối với cấp uỷ đảng, chính quyền, các ngành, đoàn thể, các cơ sở sản xuất của địa phương: Hiệu trưởng nhà trường tham mưu với lãnh đạo địa phương đưa nội dung GDHN vào kế hoach, nghị quyết của Hội đồng giáo dục để tạo xác định trách nhiệm của các lực lượng xã hội và tạo điều kiện cho nhà trường tranh thủ sự ủng hộ, giúp đỡ của các lực lượng này.

3.2.1.3. Điều kiện để thực hiện

- Sở GD&ĐT có bộ phận và cán bộ phụ trách hoạt động GDHN; có kế hoạch cụ thể tổ chức các hội nghị tập huấn, triển khai chỉ đạo hoạt động GDHN và kế hoạch kinh phí phục vụ tổ chức hội nghị.

- Hiệu trưởng và CBQL trường phải là những người có nhận thức đầy đủ, sâu sắc về hoạt đông GDHN, có quyết tâm cao vượt mọi khó khăn khi chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ này.

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động GDHN trong các trường THPT ở thành phố Điện Biên Phủ (tỉnh Điện Biên) (Trang 60)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(145 trang)
w