8. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN
1.4. BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GDHN TRONG TRƯỜNG PHỔ THÔNG
- Biện pháp: theo từ điển Tiếng Việt (Nhà xuất bản Đà Nẵng - 1995) thì biện pháp là cách làm, cách giải quyết một vấn đề cụ thể như biện pháp hành chính, biện pháp kỹ thuật.
- Biện pháp quản lý: là cách thức tác động của chủ thể quản lý tới đối tượng quản lý nhằm đạt được mục tiêu quản lý.
- Biện pháp quản lý GDHN: là quá trình tác động có mục đích, có kế hoạch của chủ thể quản lý đến khách thể quản lý trong hoạt động GDHN nhằm đạt được mục tiêu GDHN đã đề ra.
Công tác GDHN được thực hiện thông qua các con đường hướng nghiệp. Vì vậy, quản lý hoạt động GDHN cũng đồng nghĩa với việc thực hiện các chức năng quản lý giáo dục (lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo, kiểm tra). Trong quá trình thực hiện chức năng quản lý GDHN, chủ thể quản lý tiến hành các biện pháp quản lý hoạt động GDHN như sau:
- Xây dựng kế hoạch hoạt động GDHN trong và ngoài nhà trường theo mục tiêu đã đề ra.
- Các biện pháp tổ chức:
+ Hiệu trưởng thành lập Ban chỉ đạo công tác giáo dục lao động, kỹ thuật tổng hợp, hướng nghiệp và dạy nghề do 1 Phó Hiệu trưởng làm trưởng ban và các giáo viên chủ nhiệm lớp là thành viên.
+ Hiệu trưởng thành lập Ban Thi đua đánh giá kết quả và hiệu quả giáo dục lao động, kỹ thuật tổng hợp, hướng nghiệp và dạy nghề.
+ Tổ chức lực lượng kết hợp gồm đại diện chính quyền địa phương, cha mẹ học sinh và các đoàn thể.
- Biện pháp chỉ đạo:
+ Chỉ đạo GDHN qua hoạt động dạy - học các môn văn hóa, khoa học cơ bản.
+ Chỉ đạo GDHN qua hoạt động dạy học môn Công nghệ. + Chỉ đạo GDHN qua các buổi sinh hoạt hướng nghiệp.
+ Chỉ đạo GDHN qua hoạt động lao động, dạy nghề phổ thông. + Chỉ đạo GDHN qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.
+ Chỉ đạo xây dựng cơ chế phối hợp giữa nhà trường phổ thông với Trung tâm kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp.