8. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN
3.2.3. Chỉ đạo bồi dưỡng năng lực chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm về GDHN cho
phạm về GDHN cho giáo viên
3.2.3.1. Mục tiêu của biện pháp
a. Vị trí, tầm quan trọng của biện pháp:
Trước hết, cần xác định những người làm công tác giáo dục hướng nghiệp trong trường THPT là đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên (kể cả giáo viên bộ môn và giáo viên chủ nhiệm, nhân viên làm những nhiệm vụ có liên quan đến công tác hướng nghiệp (phụ trách thư viện, thực hành thí nghiệm ...) và các lực lượng ngoài nhà trường như phụ huynh học sinh, những người thuộc các lực lượng xã hội ... là những đối tượng cần được nhà trường quan tâm bồi dưỡng về năng lực hoạt động GDHN.
Cùng với biện pháp bồi dưỡng nâng cao nhận thức, vấn đề xây dựng đội ngũ những người làm công tác GDHN có kiến thức, kỹ năng hoạt động GDHN giữ vị trí rất quan trọng trong toàn bộ các biện pháp nâng cao chất lượng GDHN. Thực trạng GDHN trong các trường THPT ở thành phố Điện Biên cũng đã chỉ ra bài học kinh nghiệm rằng một trong những nguyên nhân chủ yếu của tồn tại, yếu kém trong hoạt động GDHN là do những người có trách nhiệm tham gia hoạt động GDHN nhưng chưa được đào tạo, thậm chí chưa được bồi dưỡng về kiến thức, kỹ năng sinh hoạt GDHN.
b. Mục tiêu của biện pháp:
Giúp cho những người tham gia hoạt động GDHN có được những kiến thức và kỹ năng cần thiết để thực hiện tốt vai trò của mình trong toàn bộ quá trình tiến hành hoạt động GDHN của nhà trường. Cụ thể là:
+ Hiểu được ý nghĩa và tầm quan trọng của việc giúp học sinh lựa chon nghề nghiệp tương lai; xác định được mục tiêu chung của chương trình GDHN bậc THPT (được thực hiện ở ba lớp 10,11,12) là phát hiện và bồi dưỡng phẩm chất nhân cách nghề nghiệp cho học sinh, giúp các em biết được khả năng của mình, có hiểu biết yêu cầu của nghề. Thông qua hoạt động GDHN, giúp học sinh điều chỉnh động cơ chọn nghề, trên cơ sở đó các em định hướng đi vào lĩnh vực sản xuất mà xã hội đang có nhu cầu nhân lực.
+ Nắm được thông tin cơ bản về phương hướng phát triển kinh tế - xã hội của đất nước nói chung và địa phương nói riêng; có hiểu biết về thế giới nghề nghiệp, về thị trường lao động, về hệ thống giáo dục nghề nghiệp (trung cấp chuyên nghiệp và dạy nghề), cao đẳng, đại học ở địa phương, khu vực và cả nước; có hiểu biết những vấn đề cơ bản về tư vấn hướng nghiệp.
+ Có kỹ năng nhận xét, đánh giá học sinh về năng lực và sự phù hợp với nghề, nhóm nghề. Trên cơ sở đó, đóng góp ý kiến giúp học sinh định hướng và lựa chọn nghề nghiệp tương lai.
+ Có thái độ tích cực khi tham gia hoạt động GDHN.
3.2.3.2. Nội dung và cách thức tiến hành
a. Nội dung bồi dưỡng là nội dung hướng nghiệp và phải được tiến hành theo hướng phân hóa nội dung cho phù hợp với nhiệm vụ cụ thể của từng đối tượng, từng nhóm đối tượng.
- Đối với nhóm đối tượng giáo viên dạy các môn văn hóa cơ bản:
+ Nâng cao nhận thức về GDHN cho học sinh + Kiến thức cơ bản về hướng nghiệp
+ Biết được mối quan hệ giữa bộ môn với nghề, nhóm nghề và có kỹ năng hướng nghiệp thông qua bộ môn
+ Hiểu biết về hoạ đồ nghề và có kỹ năng xây dựng họa đồ nghề
- Đối với nhóm đối tượng giáo viên chủ nhiệm: + Nâng cao nhận thức về hướng nghiệp cho học sinh + Kiến thức cơ bản về hướng nghiệp cho học sinh
+ Hướng dẫn thực hiện chương trình và sách giáo viên các khối lớp THPT. + Năng lực giao tiếp với học sinh và phụ huynh học sinh trong việc tư vấn chọn nghề cho học sinh.
+ Năng lực tổ chức, phối hợp các lực lượng trong và ngoài nhà trường. + Năng lực tổ chức các dạng hoạt động GDHN
+ Những kiến thức về thông tin và phương pháp tổ chức “sinh hoạt hướng nghiệp”; năng lực tổ chức các dạng hoạt động “sinh hoạt hướng nghiệp" cho học sinh
+ Năng lực tư vấn hướng nghiệp
- Đối với nhóm giáo viên dạy môn công nghệ và dạy nghề phổ thông:
+ Nâng cao nhận thức về hướng nghiệp cho học sinh + Kiến thức cơ bản về hướng nghiệp cho học sinh
+ Hướng dẫn thực hiện chương trình và sách giáo viên các khối lớp THPT. + Kỹ năng lồng ghép những kiến thức hướng nghiệp vào bộ môn
+ Năng lực tổ chức phối hợp giữa trường THPT và Trung tâm Kỹ thuật – Tổng hợp – Hướng nghiệp trong việc thực hiện hướng nghiệp cho học sinh.
+ Kỹ năng xây dựng họa đồ nghề.
+ Kỹ năng sử dụng các phương tiện, thiết bị hỗ trợ cho dạy công nghệ, dạy nghề phổ thông đồng thời giúp học sinh bộc lộ xu hướng nghề qua thực hành.
b. Cách thức bồi dưỡng:
+ Sở Giáo dục và Đào tạo xây dựng đề án về đào tạo bồi dưỡng CBQL, giáo viên nói chung và kế hoạch bồi dưỡng CBQL, giáo viên về GDHN nói
riêng. Đưa lực lượng cốt cán dự các lớp bồi dưỡng cốt cán cấp tỉnh do Bộ GD&ĐT tổ chức đồng thời thông qua liên kết với các trường (trường đại học, trường cán bộ quản lý giáo dục ...) tổ chức các lớp bồi dưỡng cho cán bộ quản lý các trường học và nội dung tư vấn hướng nghiệp cho các đối tượng.
+ Hiệu trưởng trường THPT kết hợp với Trung tâm Kỹ thuật – Tổng hợp – Hướng nghiệp để tổ chức bồi dưỡng cho giáo viên và các lực lượng xã hội.
+ Tổ chức hội thảo, hội giảng về tổ chức hoạt động hướng nghiệp. + Lồng ghép nội dung bồi dưỡng về hướng nghiệp vào chương trình bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên, trong đó yêu cầu mỗi cán bộ giáo viên phải tiến hành tự bồi dưỡng.
3.2.3.3. Điều kiện để thực hiện
- Sở GD&ĐT có kế hoạch và kinh phí đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ CBQL, giáo viên theo đối tượng.
- Sở GD&ĐT và các trường quy hoạch đội ngũ giáo viên chuyên trách GDHN để đào tạo bồi dưỡng thành lực lượng cốt cán GDHN của tỉnh và của các trường.
- Hiệu trưởng các trường THPT phải có kế hoạch cụ thể về việc tổ chức các lớp bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ về GDHN cho CBQL, giáo viên và các lực lượng xã hội.
- Các cấp quản lý giáo dục có kế hoạch tổ chức thanh tra hoạt động GDHN của các trường nói chung và công tác bồi dưỡng, tự bồi dưỡng của giáo viên để đưa công tác này đi vào nề nếp, có chất lượng thật sự.