Phương pháp thăm dò sự cần thiết và khả thi của các biện pháp quản lý

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động GDHN trong các trường THPT ở thành phố Điện Biên Phủ (tỉnh Điện Biên) (Trang 92)

8. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN

3.3.1. Phương pháp thăm dò sự cần thiết và khả thi của các biện pháp quản lý

QUẢN LÝ CÔNG TÁC GDHN Ở THÀNH PHỐ ĐIỆN BIÊN PHỦ

3.3.1. Phương pháp thăm dò sự cần thiết và khả thi của các biệnpháp quản lý pháp quản lý

3.3.1.1. Phương pháp nghiên cứu được dùng để xác định sự cần thiết và khả thi

Để giúp cho việc xác định các biện pháp quản lý nhằm tăng cường GDHN ở các trường THPT Thành phố Điện Biên Phủ, tác giả đã sử dụng

phương pháp điều tra viết với đối tượng là CBQL, giáo viên của 04 trường THPT. Qua đó, xác định được 06 biện pháp quản lý đều được sự đồng tình của CBQL, giáo viên. Để kiểm nghiệm tính đúng đắn và tính khả thi của các biện pháp đưa ra, chúng tôi tiến hành trưng cầu ý kiến của đội ngũ cán bộ quản lý và các cán bộ giảng dạy có kinh nghiệm lâu năm trong 04 Trường và Trung tâm Kỹ thuật - Tổng hợp - Hướng nghiệp.

3.3.1.2. Nội dung phiếu hỏi ý kiến

Phiếu hỏi ý kiến được các nội dung xung quanh 6 biện pháp mà chúng tôi đưa ra xin ý kiến trả lời theo 2 vấn đề cơ bản là: Sự cần thiết và khả thi. Trong đó các mức độ:

- Rất cần thiết, cần thiết, không cần thiết. - Rất khả thi, khả thi, không khả thi.

3.3.1.3. Đối tượng hỏi ý kiến

- Cán bộ quản lý gồm 10 người.

+ Trường THPT thành phố Điện Biên Phủ: 2 người. + Trường THPT Chuyên Lê Quý Đôn: 1 người. + Trường THPT Phan Đình Giót: 1 người. + Trường PTDT Nội trú tỉnh: 1 người.

+ Trung tâm Kỹ thuật tổng hợp - Hướng nghiệp: 5 Người. - Giáo viên 35 người.

+ Giáo viên trường THPT: 20 người

+ Giáo viên Trung tâm KTTH - HN: 15 người

Tổng số phiếu phát ra là 45 và chúng tôi đã thu về được 43 phiếu các ý kiến trả lời qua phiếu hỏi và tổng hợp qua bảng dưới đây:

Bảng 3.1: Kết quả khảo nghiệm sự cần thiết và khả thi của các biện pháp TT Các nhóm biện pháp Mức độ cần thiết (%) Tính khả thi (%) Rất cần thiết Cần thiết Không cần thiết Rất khả thi Khả thi Không khả thi 1

Chỉ đạo việc tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức về GDHN

67,4 32,6 0 74,4 25,6 0

2

Tăng cường trách nhiệm quản lý của Hiệu trưởng về GDHN

72 28 0 65,1 34,9 0

3

Chỉ đạo bồi dưỡng năng lực chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm về GDHN cho giáo viên

86 14 0 60,4 39,6 0

4

Chỉ đạo đổi mới nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động GDHN 81,4 18,6 0 74,4 18,6 7 5 Nâng cấp cơ sở vật chất, thiết bị phục vụ GDHN 93 17 0 83,7 16,3 0 6

Quan tâm hỗ trợ tư vấn cho học sinh và phụ huynh về sự lựa chọn nghề trong GDHN

86 14 0 76,7 23,3 0

Nhận xét chung:

Qua bảng thống kê cho thấy phần lớn các ý kiến của cán bộ quản lý và giáo viên trong nhà trường và Trung tâm đều nhất trí với các biện pháp mà chúng tôi đưa ra và đều đánh giá về mức độ cần thiết và khả thi cao. Trong đó mỗi nhóm biện pháp được thể hiện bằng kết quả điều tra cụ thể như sau:

Biện pháp thứ nhất: Chỉ đạo việc tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức về GDHN.

- Về mức độ cần thiết: 67,4% cho là rất cần thiết; 32,6% cho là cần thiết. - Về tính khả thi: 74,4% cho là rất khả thi; 25,6% cho là khả thi.

Biện pháp thứ hai: Tăng cường trách nhiệm quản lý của Hiệu trưởng về GDHN.

- Về mức độ cần thiết: 72% cho là rất cần thiết; 28% cho là cần thiết. - Về tính khả thi: 65,1% cho là rất khả thi; 34,9% cho là khả thi.

Biện pháp thứ ba: Chỉ đạo bồi dưỡng năng lực chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm về GDHN cho giáo viên.

- Về mức độ cần thiết: 86% cho là rất cần thiết; 14% cho là cần thiết. - Về tính khả thi: 60,4% cho là rất khả thi; 39,6% cho là khả thi.

Biện pháp thứ tư: Chỉ đạo đổi mới nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động GDHN.

- Về mức độ cần thiết: 81,4% cho là rất cần thiết; 18,6% cho là cần thiết. - Về tính khả thi: 74,4% cho là rất khả thi; 18,6% cho là khả thi và 7% cho là không khả thi vì một số cán bộ quản lý và giáo viên cho rằng nó thuộc tầm vĩ mô nên rất khó thay đổi vì ngoài “tầm với” của trường THPT, mặc dù chính họ khẳng định biện pháp này là rất cần thiết.

Biện pháp thứ năm: Nâng cấp cơ sở vật chất, thiết bị phục vụ GDHN. - Về mức độ cần thiết: 93% cho là rất cần thiết; 17% cho là cần thiết. - Về tính khả thi: 83,7% cho là rất khả thi; 16,3% cho là khả thi.

Biện pháp thứ sáu: Quan tâm hỗ trợ tư vấn cho học sinh và phụ huynh về sự lựa chọn nghề trong GDHN.

- Về mức độ cần thiết: 86% cho là rất cần thiết; 14% cho là cần thiết. - Về tính khả thi: 76,7% cho là rất khả thi; 23,3% cho là khả thi.

Biểu đồ 3.1: Biểu đồ đánh giá tính rất cần thiết và rất khả thi của các biện pháp

Biểu đồ 3.2: Biểu đồ đánh giá mức độ cần thiết của các biện pháp

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn, đề tài đề xuất 6 biện pháp quản lý tăng cường công tác GDHN các trường THPT ở Thành phố Điện Biên Phủ:

a. Chỉ đạo việc tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức về GDHN. b. Tăng cường trách nhiệm quản lý của Hiệu trưởng về GDHN.

c. Chỉ đạo bồi dưỡng năng lực chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm về GDHN cho giáo viên.

d. Chỉ đạo đổi mới nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động GDHN.

e. Nâng cấp cơ sở vật chất, thiết bị phục vụ giáo dục hướng nghiệp.

g. Quan tâm hỗ trợ tư vấn cho học sinh và phụ huynh về sự lựa chọn nghề trong GDHN.

Kết quả khảo nghiệm qua xin ý kiến chuyên gia cho thấy: các biện pháp đề xuất đều rất cần thiết và khả thi. Điều này chứng tỏ đề tài đáp ứng được yêu cầu và sát với thực tế, có những đóng góp bổ ích vào việc nâng cao hiệu quả, chất lượng GDHN trong các trường THPT trên địa bàn thành phố Điện Biên Phủ.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động GDHN trong các trường THPT ở thành phố Điện Biên Phủ (tỉnh Điện Biên) (Trang 92)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(146 trang)
w