Việc xây dựng mục tiêu, nội dung quản lý GDHN

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động GDHN trong các trường THPT ở thành phố Điện Biên Phủ (tỉnh Điện Biên) (Trang 53)

8. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN

2.3.2.Việc xây dựng mục tiêu, nội dung quản lý GDHN

2.3.2.1. Về mục tiêu

Mục tiêu của quản lý hoạt động GDHN là quản lý chương trình và quản lý nhân sự. Tuy đã thực hiện nghiêm túc và đầy đủ nhưng công tác quản lý kết

quả đạt được chưa cao do có nhiều yếu tố khách quan ảnh hưởng đến, chúng tôi sẽ trình bày phần sau.

2.3.2.2. Về nội dung

* Xây dựng kế hoạch GDHN

Về kế hoạch giảng dạy: Ban giám hiệu nhà trường kết hợp với Ban giám đốc Trung tâm Kỹ thuật - Tổng hợp - Hướng nghiệp cùng thảo luận và nhất trí kế hoạch dạy học và các hoạt động cơ bản để thực hiện mục tiêu hướng nghiệp cho học sinh nhà trường.

Về nhân sự: Việc xây dựng nhân sự cho công tác này cũng được xây dựng cùng với kế hoạch giảng dạy, thành lập Ban hướng nghiệp bao gồm Phó Hiệu trưởng phụ trách chuyên môn, giáo viên chủ nhiệm các khối lớp học bộ môn này và các giám thị. Còn giáo viên giảng dạy trực tiếp do bên Trung tâm Kỹ thuật - Tổng hợp - Hướng nghiệp đảm nhiệm.

Trong nhiều năm qua các trường luôn luôn thực hiện nghiêm túc chương trình do Bộ Giáo dục - Đào tạo quy định và thực hiện tốt kế hoạch đã đề ra từ đầu năm học.

* Về mặt tổ chức, chỉ đạo và điều hành:

Từ nhiều năm nay nhà trường liên kết với Trung tâm Kỹ thuật tổng hợp – Hướng nghiệp tổ chức các lớp học về hoạt động GDHN nhằm giúp học sinh nhận thức về các ngành nghề trong xã hội từ đó học sinh có thái độ đúng đắn và tích cực đối với hoạt động này.

Nhà trường đảm nhiệm toàn bộ về mặt tổ chức, chỉ đạo và điều hành, Ban hướng nghiệp nhà trường sắp xếp thời khóa biểu cho học sinh các khối, lên lịch phân công giáo viên chủ nhiệm và giám thị quản lớp và mời giáo viên của Trung tâm Kỹ thuật - Tổng hợp - Hướng nghiệp sang giảng dạy. Số giáo viên này tuy không được đào tạo chính quy nhưng Trung tâm liên tục cập nhật tài liệu về GDHN để giáo viên nghiên cứu, đồng thời cũng tạo điều kiện cho các giáo viên được đi thực tế và có những buổi thảo luận về các chủ đề

trong chương trình quy định của Bộ giáo dục - Đào tạo nên số giáo viên này ít nhiều cũng có kinh nghiệm giảng dạy môn này. Tuy nhiên về thời lượng dành cho GDHN quá ít 3tiết/tháng nên kết quả đạt được chưa cao.

* Về kiểm tra đánh giá:

Qua thực tiễn dạy và học bộ môn GDHN hiện nay chúng ta thấy theo chương trình không có khâu kiểm tra đánh giá, mà khâu này là khâu then chốt để người quản lý đánh giá được chất lượng dạy và học của giáo viên, học sinh. Nên giáo viên dạy bộ môn này chỉ làm tròn trách nhiệm là dạy cho hết bài, còn học sinh không chuyên tâm và không đầu tư cho môn này. Cán bộ phòng Giáo dục Chuyên nghiệp của Sở Giáo dục và Đào tạo Điện Biên lo lắng khi nhắc tới hoạt động hướng nghiệp ở các trường phổ thông “chính các trường THPT cũng chưa quan tâm đúng mức tới việc tư vấn hướng nghiệp cho học sinh. Dù vậy, hiện Sở Giáo dục và Đào tạo cũng không có tiêu chí đánh giá thi đua của hoạt động hướng nghiệp trong trường THPT”.

Vì không có kiểm tra đánh giá về kết quả học tập nên các cán bộ quản lý nhà trường cũng chỉ kiểm tra được việc thực hiện theo đúng kế hoạch hoạt động GDHN, đã xây dựng từ đầu năm học và chưa xây dựng được tiêu chuẩn để đánh giá kết quả GDHN.

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động GDHN trong các trường THPT ở thành phố Điện Biên Phủ (tỉnh Điện Biên) (Trang 53)