Điều kiện tự nhiên và kinh tế

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động GDHN trong các trường THPT ở thành phố Điện Biên Phủ (tỉnh Điện Biên) (Trang 35)

8. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN

2.1.1.Điều kiện tự nhiên và kinh tế

Điện Biên Phủ vốn được gọi là Mường Thanh, từ chữ Mường Then theo tiếng dân tộc Thái nghĩa là "Xứ Trời", gắn với truyền thuyết về sự phát sinh ra dân tộc Thái. Đây là "đất tổ" của nhiều nhánh người Thái ở Đông Nam Á. Thành phố này bao trùm toàn bộ cánh đồng Mường Thanh trong lòng chảo Điện Biên với chiều dài khoảng 20 km và chiều rộng 6 km do sông Nậm Rốm bồi đắp lên. Đây là đồng bằng giữa núi lớn nhất vùng Tây Bắc Việt Nam. Điện Biên Phủ được xem là một thành phố nằm ở biên giới vì chỉ cách biên giới với Lào khoảng 35 km. Điện Biên Phủ cách Hà Nội 474 km theo quốc lộ 279 và 6. Điện Biên Phủ có diện tích 60,0905 km², gồm 7 phường và 2 xã. Các phường là: Mường Thanh, Tân Thanh, Him Lam, Thanh Bình, Nam Thanh, Thanh Trường, Noong Bua, xã Thanh Minh và xã Tà Lèng. Mặc dù nhỏ hơn so với thời kỳ kháng chiến chống Pháp, Điện Biên Phủ có số dân khoảng 70.639 người. Cư dân sống ở đây không chỉ có người Kinh (người Việt) mà còn có một số đông là người Thái, người H'Mông, người Si La. Các dân tộc thiểu số chiếm 1/3 dân số của thành phố. Điện Biên Phủ cũng là thành phố có dân số thấp nhất nước. Theo Nghị định số 110/2003/NĐ-CP của Chính phủ, Điện Biên Phủ trở thành thành phố từ tháng 10 năm 2003 và là đô thị loại ba. Sau khi tách tỉnh, Điện Biên Phủ trở thành tỉnh lị tỉnh Điện Biên như ngày nay. Từ đó, tốc độ tăng trưởng kinh tế - xã hội hàng năm không ngừng tăng cao. Năm 2010, tốc độ tăng trưởng đạt 19,9%, GDP bình quân đạt 2.059USD/người/năm. Với những di tích lịch sử giá trị và phong cảnh thiên

nhiên đẹp, Điện Biên Phủ ấn tượng như một thành phố du lịch văn hóa. Điều này, nhìn vào cơ cấu kinh tế sẽ thấy: chiếm 55,8% là thương mại và dịch vụ, CN-TTCN và xây dựng là 40,3%, còn nông - lâm nghiệp chỉ chiếm 3,9%.

- Mục tiêu chủ yếu đến năm 2015:

+ Mục tiêu về kinh tế: Tạo sự chuyển biến rõ nét và vững chắc về cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực, giảm tỷ trọng nông, lâm nghiệp, tăng dần tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ trong tổng GDP...

+ Mục tiêu về xã hội: Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên 1,53%/năm. Đẩy mạnh công tác đào tạo dạy nghề, đa dạng hóa các loại hình đào tạo, mở rộng quy mô và hình thức đào tạo ở các trường chuyên nghiệp. Phấn đấu đạt chuẩn phổ cập tiểu học đúng độ tuổi mức độ II; duy trì và nâng cao chất lượng phổ cập THCS; tỷ lệ học sinh các cấp lên lớp đạt trên 98%...

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động GDHN trong các trường THPT ở thành phố Điện Biên Phủ (tỉnh Điện Biên) (Trang 35)