Khái quát về tình hình phát triển giáo dục

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động GDHN trong các trường THPT ở thành phố Điện Biên Phủ (tỉnh Điện Biên) (Trang 36)

8. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN

2.1.2. Khái quát về tình hình phát triển giáo dục

Trong những năm gần đây, Giáo dục và Đào tạo thành phố Điện Biên phủ đã thực sự ổn định và thay đổi khá mạnh, đạt được nhiều thành tích trên các lĩnh vực; Chất lượng giáo dục và Đào tạo ngày càng được nâng lên, CSVC, trang thiết bị phục vụ cho dạy và học không ngừng đổi mới chuẩn hóa, hiện đại hóa, mạng Intenet đã được nối ở tất cả các trường Mầm non, Tiểu học, THCS, THPT. Công tác huy động học sinh ở tất cả các cấp học đạt tỷ lệ cao, các hoạt động phong trào luôn được đẩy mạnh. Từ những nỗ lực đó Phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố Điện Biên phủ luôn dẫn đầu về chất lượng giáo dục toàn diện trong toàn tỉnh. Thành tích trong những năm qua thật đáng kể, 01 đơn vị trường học vinh dự được nhà nước tặng HCLĐ hạng nhì, 04 đơn vị trường học vinh dự được nhà nước tặng HCLĐ hạng ba, nhiều đơn vị được nhận bằng khen của Bộ Giáo dục và Đào tạo của UBND Tỉnh. 13/30 trường đạt trường chuẩn Quốc gia trong đó: Mầm non 4 trường, Tiểu học 5 trường, THCS 4 trường. Thành phố Điện Biên Phủ được công nhận đơn vị đạt chuẩn Quốc gia về PCGDTH-XMC năm 2001; PCGDTHCS năm 2003; PCGD Tiểu học đúng độ tuổi năm 2005.

+ Năm học 2010 – 2011 thành phố Điện Biên Phủ có 41 đơn vị trường học bao gồm các cấp học: Mầm non 15 đơn vị, (trong đó 14 trường công lập và 01 trường tư thục); Tiểu học 9 trường; THCS 8 trường; THPT 4 trường, (trong đó 3 trường THPT và 1 trường dân tộc nội trú tỉnh); trung tâm kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp 01 đơn vị; trung tâm ngoại ngữ - tin học 01 đơn vị; trường trung cấp chuyên nghiệp 02 đơn vị (tài chính và y tế), trường cao đẳng sư phạm 01 đơn vị.

+ Tổng số học sinh là 17862, trong đó THCS có 7153; THPT có 4203. Mặc dù có nhiều cố gắng và đạt được một số kết quả tốt, song sự nghiệp giáo dục và đào tạo của thành phố cũng còn có những yếu kém, bất cập và cũng đang đứng trước những khó khăn, thách thức:

- Cơ cấu giữa ngành học mầm non và giáo dục phổ thông, giữa giáo dục phổ thông và đào tạo các loại ngành nghề ở tỉnh còn chưa hợp lý; cơ cấu xã hội và cơ cấu vùng miền chưa đảm bảo công bằng trong giáo dục. Trong đó vấn đề cần quan tâm là tâm lý xã hội vẫn còn nặng về cho con em vào đại học, cao đẳng. Trong các năm qua, thành phố Điện Biên Phủ chưa có điều kiện và chưa chú trọng đúng mức đến đào tạo nghề và phát triển trung cấp chuyên nghiệp. Đồng thời do các ngành kinh tế của tỉnh chưa phát triển mạnh nên công tác dự báo, qui hoạch, định hướng ngành nghề đào tạo có nhiều khó khăn chưa thực hiện được. Thành phố Điện Biên Phủ cũng chưa có điều kiện giải quyết thoả đáng giữa đào tạo và giải quyết việc làm, chưa có giải pháp đủ mạnh và đồng bộ để thu hút học sinh sau khi tốt nghiệp trung học cơ sở, trung học phổ thông theo học các trường dạy nghề và trung học chuyên nghiệp.

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động GDHN trong các trường THPT ở thành phố Điện Biên Phủ (tỉnh Điện Biên) (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(145 trang)
w