Nhận thức của phụ huynh học sinh về vấn đề GDHN

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động GDHN trong các trường THPT ở thành phố Điện Biên Phủ (tỉnh Điện Biên) (Trang 50)

8. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN

2.2.3. Nhận thức của phụ huynh học sinh về vấn đề GDHN

Để tìm hiểu nhận thức của phụ huynh học sinh về vấn đề này chúng tôi đã đưa ra các câu hỏi về mức độ hiểu biết của phụ huynh hoc sinh và đã thu được kết quả 40 phiếu như sau:

Bảng 2.7: Hiểu biết của PHHS về nghề định chọn cho con em mình

TT Nội dung cần hiểu

Mức độ %

Biết rất rõ Biết vừaphải Biết rất ít

SL % SL % SL %

1 Nhu cầu của thị trường lao động đối với nghề 16 40 14 35 10 25 2 Những yêu cầu, kỹ năng của nghề 12 30 12 30 16 40 3 Những điều kiện để làm nghề (sức khỏe, giới tính..) 8 20 12 30 20 50 4 Thu nhập về kinh tế của nghề 32 80 8 20 0 0 5 Khả năng thành đạt và phát triển củanghề 6 15 30 75 4 10

Bảng số liệu trên phản ánh một thực trạng là phụ huynh học sinh hiểu rất mơ hồ về định hướng nghề nghiệp. Đa số phụ huynh quan tâm đến các nghề mang lại thu nhập cao sau đó là đến nhu cầu của thị trường lao động đối với nghề còn những vấn đề khác liên quan như: Những yêu cầu, kỹ năng của nghề; những điều kiện để làm nghề (sức khỏe, giới tính..); khả năng thành đạt hoặc phát triển của nghề thì các phụ huynh biết vừa phải hoặc rất ít.

Việc nhà trường giúp học sinh định hướng nghề nghiệp (học sinh được học môn GDHN từ lớp 9 đến lớp 12) thì đa số phụ huynh cho rằng nhà trường có dạy nhưng chưa thực sự hiệu quả. Các phụ huynh mong muốn nhà trường cần quản lý chặt chẽ hơn vấn đề dạy và học của giáo viên cũng như học sinh trong các tiết học hướng nghiệp tại trường.

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động GDHN trong các trường THPT ở thành phố Điện Biên Phủ (tỉnh Điện Biên) (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(145 trang)
w