Bậc học trung học phổ thông

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động GDHN trong các trường THPT ở thành phố Điện Biên Phủ (tỉnh Điện Biên) (Trang 29)

8. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN

1.5.1. Bậc học trung học phổ thông

Bậc trung học phổ thông gồm 3 năm học từ lớp 10 đến lớp 12, là cấp học cuối cùng của giáo dục phổ thông, nối tiếp cấp trung học cơ sở và có trách nhiệm hoàn thành việc giáo dục tiếp thế hệ học sinh đã qua các cấp học trước đó của nhà trường phổ thông. Đây là cấp học vừa trực tiếp tạo nguồn cho bậc cao đẳng, đại học nói riêng, vừa góp phần quan trọng vào việc đào tạo nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước nói chung. Cấp học này một mặt cần chuẩn bị cho học sinh những tri thức và kỹ năng về khoa học xã hội, nhân văn, toán học, khoa học tự nhiên, kỹ thuật để các em có thể được đào tạo ở bậc học tiếp theo, mặt khác cần hình thành và phát triển cho các em những hiểu biết về nghề phổ thông cần thiết cho cuộc sống, tham gia lao động sản xuất, xây dựng xã hội và khi có điều kiện có thể tiếp tục học lên. Từ trên nền tảng đó mà phát triển các hệ thống phẩm chất,

năng lực cần thiết cho học sinh để đáp ứng yêu cầu xây dựng đất nước trong giai đoạn mới. Chuẩn bị nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, đáp ứng nhu cầu của cá nhân người học, giáo dục trung học phổ thông thực hiện nguyên tắc dạy học phân hóa bằng hình thức phân ban. Đây là một sự đổi mới quan trọng so với cách tổ chức dạy học vừa qua.

Phân hóa trong dạy học là một nguyên tắc sư phạm, trước hết dựa trên những khác biệt của học sinh về đặc điểm tâm - sinh lý, sở trường, nguyện vọng, hứng thú, điều kiện sống... để đạt được hiệu quả đối với mỗi cá nhân; tiếp đó là những yêu cầu đa dạng về nguồn nhân lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội.

Phân hóa dạy học cũng góp phần thực hiện yêu cầu đào tạo và phân công lao động xã hội theo nguyên tắc mỗi thành viên sẽ đóng góp có hiệu quả nhất đối với việc đã chọn hoặc được giao trên cơ sở đã được chuẩn bị tốt theo định hướng từ nhà trường. Đây thực chất là đáp ứng yêu cầu phân luồng lao động của xã hội mà nhà trường phải thực hiện.

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động GDHN trong các trường THPT ở thành phố Điện Biên Phủ (tỉnh Điện Biên) (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(145 trang)
w