1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Các biện pháp quản lý hoạt động đào tạo của trường Trung học Nông Lâm nghiệp Yên Bái nhằm đáp ứng yêu cầu nguồn nhân lực nông - lâm nghiệp của tỉnh trong giai đoạn hiện nay

102 566 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 102
Dung lượng 874,51 KB

Nội dung

TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là một hình thức cụ thể của trách nhiệm dân sự, là quy định của luật dân sự mà khi được áp dụng sẽ làm hình thà

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

KHOA LUẬT

NGUYỄN THỊ HƯƠNG

TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI

DO NGƯỜI CỦA PHÁP NHÂN GÂY RA

Chuyên ngành: Luật Dân sự

Mã số: 60.38.30

LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌC

Người hướng dẫn khoa học: TS Đinh Trung Tụng

HÀ NỘI – 2008

Trang 2

MỤC LỤC

CHƯƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI

DO NGƯỜI CỦA PHÁP NHÂN GÂY RA

6

1.1 Khái niệm thiệt hại, bồi thường thiệt hại, pháp nhân và người của

pháp nhân

6

1.1.5 Khái niệm bồi thường thiệt hại do người của pháp nhân gây ra 25

1.2 Bồi thường thiệt hại do người của pháp nhân gây ra là loại bồi

thường thiệt hại ngoài hợp đồng

26

1.2.2 Những đặc trưng cơ bản của bồi thường thiệt hại do người của

pháp nhân gây ra

29

1.2.2.1 Trách nhiệm bồi thường thiệt hại của pháp nhân trong trường

hợp người của pháp nhân gây thiệt hại là trách nhiệm trực tiếp 1.2.2.2 Việc bồi thường chỉ diễn ra khi người của pháp nhân có lỗi trong

việc thực hiện hành vi trái pháp luật gây thiệt hại thực tế cho người khác (cá nhân, tổ chức khác) và người bị hại (hoặc người đại diện hợp pháp của người bị hại) đòi bồi thường thiệt hại

31

1.2.2.3 Xác định giới hạn, phạm vi thực hiện trách nhiệm bồi thường

thiệt hại do người của pháp nhân gây ra

Trang 3

1.2.3.3 Cơ sở thực tiễn 39

1.3 ý nghĩa của việc quy định trách nhiệm bồi thường thiệt hại do người

của pháp nhân gây ra

40

1.4 Quá trình hình thành và phát triển của quy định bồi thường thiệt

hại do người của pháp nhân gây ra ở Việt Nam

41

1.5 Pháp luật của một số nước về bồi thường thiệt hại do người của

pháp nhân gây ra

48

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN GIẢI QUYẾT BỒI

THƯỜNG THIỆT HẠI DO NGƯỜI CỦA PHÁP NHÂN GÂY RA

2.2 Thực tiễn giải quyết tại Tòa án bồi thường thiệt hại do người của

pháp nhân gây ra ở Việt Nam hiện nay

2.2.1.2 Trường hợp pháp nhân nhận thức được trách nhiệm của mình

với việc người của pháp nhân gây thiệt hại nhưng do người bị hại đưa ra mức yêu cầu bồi thường không hợp lý nên cũng không đi đến thỏa thuận thống nhất và phải yêu cầu Tòa án giải quyết

72

2.2.1.3 Trường hợp pháp nhân đã mua bảo hiểm nên đẩy toàn bộ trách 73

Trang 4

nhiệm sang đơn vị bảo hiểm 2.2.2 Thực tiễn giải quyết việc bồi thường thiệt hại do người của pháp

nhân gây ra

74

CHƯƠNG 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CỦA

VIỆC GIẢI QUYẾT BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO NGƯỜI CỦA PHÁP NHÂN GÂY RA

85

3.1 Giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật quy định về việc bồi

thường thiệt hại do người của pháp nhân gây ra

85

3.2 Giải pháp bảo đảm nâng cao hiệu quả của việc giải quyết bồi

thường thiệt hại do người của pháp nhân gây ra

87

Trang 5

1

MỞ ĐẦU

1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI

Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là một hình thức cụ thể của trách nhiệm dân sự, là quy định của luật dân sự mà khi được áp dụng

sẽ làm hình thành một quan hệ dân sự trong đó người có hành vi xâm phạm đến tài sản, sức khoẻ, tính mạng, danh dự, nhân phẩm, uy tín, các quyền và lợi ích hợp pháp của người khác thì người gây ra thiệt hại phải bồi thường những thiệt hại do mình gây ra Trách nhiệm bồi thường thiệt hại được áp dụng đối với bất kỳ một chủ thể nào nếu xử sự của họ trái với quy định của pháp luật nói chung và gây ra thiệt hại cho chủ thể khác

Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do người của pháp nhân gây ra là trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng trong trường hợp cụ thể Vấn

đề này lần đầu tiên được quy định trong Bộ luật dân sự năm 1995 tại điều

622 Bộ luật dân sự năm 2005 ra đời, vấn đề bồi thường thiệt hại do người của pháp nhân gây ra được quy định tại điều 618 trên cơ sở kế thừa các quy định tại điều 622 Bộ luật dân sự 1995 và có sửa đổi cho phù hợp với tình hình thực

tế phát triển đất nước

Nội dung của các văn bản pháp luật trên đây đã đóng một vai trò rất quan trọng trong việc giải quyết vấn đề bồi thường thiệt hại do người của pháp nhân gây ra Tuy nhiên so với đòi hỏi của thực tiễn cuộc sống thì pháp luật Việt Nam

về vấn đề này vẫn cần phải được nghiên cứu để hoàn thiện và áp dụng có hiệu quả nhất là trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay có rất nhiều tổ chức, doanh nghiệp nước ngoài vào đầu tư làm ăn tại Việt Nam

Khác với việc giải quyết bồi thiệt hại ngoài hợp đồng nói chung, vấn đề bồi thường thiệt hại do người của pháp nhân gây ra có đặc trưng riêng đó là người có hành vi gây thiệt hại là người của pháp nhân nhưng pháp nhân phải

Trang 6

2

đứng ra bồi thường cho người bị thiệt hại sau đó yêu cầu người có hành vi gây thiệt hại hoàn trả lại một khoản tiền cho pháp nhân Đây là điều quan tâm không chỉ của những người làm công tác nghiên cứu pháp luật, mà còn là sự quan tâm của những người làm công tác thực tiễn liên quan đến việc giải quyết bồi thường thiệt hại do người của pháp nhân gây ra Vì vậy, việc nghiên

cứu đề tài “Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do người của pháp nhân gây ra” hiện nay mang tính cấp thiết

2 TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI

Trong quá trình tìm hiểu, nghiên cứu có một số chuyên đề nghiên cứu

và bài viết liên quan đến nội dung của đề tài như:

- Luận văn Thạc sỹ luật học của tác giả Lê Mai Anh: “Những vấn đề cơ bản về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng trong Bộ luật dân sự” Luận văn này nghiên cứu nhiều vấn đề, trong đó có những nội dung liên quan đến đề tài nghiên cứu của tác giả như: tiếp cận vấn đề trách nhiệm dân sự, khái niệm trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng và đặc điểm pháp lý

- Bài viết “Lỗi và trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng” của

TS Phùng Trung Tập – Trưởng bộ môn Luật dân sự Khoa Luật Dân sự, Trường Đại học Luật Hà Nội Trong bài viết này có đề cập đến nhiều vấn đề trong đó có nội dung có tính chất tham khảo quan trọng cho việc nghiên cứu

đề tài của tác giả như: việc phân tích những hành vi có lỗi trong một số loại trách nhiệm dân sự ngoài hợp đồng (về cơ sở xác định lỗi, hình thức lỗi), hay khi xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng cần phải xác định yếu tố lỗi để có căn cứ quy trách nhiệm cho người có hành vi trái pháp luật

- Ngoài ra còn có nhiều chuyên đề, bài viết, bài nghiên cứu của một số tác giả làm công tác xây dựng pháp luật cũng là những tài liệu nghiên cứu quan trọng được tác giả lựa chọn tham khảo khi thực hiện đề tài nghiên cứu

Trang 7

3

3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI

Luận văn nghiên cứu những vấn đề sau:

- Một số vấn đề lý luận cơ bản về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do người của pháp nhân gây ra Cụ thể là người của pháp nhân thực thi công việc của pháp nhân gây thiệt hại trong quá trình thực thi công việc của mình

- Pháp luật của Việt Nam quy định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại

do người của pháp nhân gây ra, so sánh với pháp luật một số nước quy định

về vấn đề này

- Nội dung và thực tiễn thi hành pháp luật hiện hành của Việt Nam về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do người của pháp nhân gây ra

4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI

Luận văn được thực hiện trên cơ sở quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lê Nin, ứng dụng cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng, duy vật lịch sử

Để thực hiện việc nghiên cứu đề tài luận văn còn sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu khoa học tin cậy khác như: phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp và một số phương pháp nghiên cứu khoa học phù hợp khác

5 MỤC ĐÍCH, NHIỆM VỤ CỦA VIỆC NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI 5.1 Mục đích của việc nghiên cứu đề tài

- Mục đích thứ nhất là tìm hiểu quá trình hình thành và phát triển các quy phạm pháp luật Việt Nam điều chỉnh vấn đề bồi thường thiệt hại do người của pháp nhân gây ra để từ đó thấy được quan điểm của Nhà nước ta ngày càng quan tâm đến việc hoàn thiện văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh vấn đề bồi thường thiệt hại do người của pháp nhân gây ra

- Mục đích thứ 2: Lý giải việc vận dụng các quy định của pháp luật điều chỉnh vấn đề bồi thường thiệt hại do người của pháp nhân gây ra Khác với vấn đề bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng nói chung, vấn đề bồi thường thiệt hại do người của pháp nhân gây ra xuất phát từ mối quan hệ giữa pháp

Trang 8

4

nhân, người của pháp nhân và người bị thiệt hại mà pháp nhân phải bồi thường thiệt hại cho người bị thiệt hại Việc quy định của pháp luật điều chỉnh vấn đề này như thế nào nhằm bảo đảm quyền lợi cho người bị thiệt hại

- Mục đích thứ 3: Trên cơ sở kết quả của việc nghiên cứu các vấn đề lý luận và thực tiễn trong việc áp dụng pháp luật điều chỉnh bồi thường thiệt hại

do người của pháp nhân gây ra sẽ đề xuất một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật điều chỉnh việc bồi thường thiệt hại do người của pháp nhân gây ra

5.2 Nhiệm vụ của việc nghiên cứu đề tài

- Bước đầu phân tích một số vấn đề lý luận về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do người của pháp nhân gây ra; nêu và đánh giá thực tiễn thi hành pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do người của pháp nhân gây ra ở Việt Nam

- Phân tích, đánh giá thực trạng pháp luật hiện hành của Việt Nam về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do người của pháp nhân gây ra

- Trình bày, phân tích và so sánh một số chế định cơ bản trong pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do người của pháp nhân gây ra của một số quốc gia trên thế giới

- Kiến nghị đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật của Việt Nam về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do người của pháp nhân gây ra

6 NHỮNG KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU MỚI CỦA LUẬN VĂN

- Trên cơ sở nghiên cứu về mặt lý luận và thực tiễn cũng như thực trạng của việc áp dụng pháp luật điều chỉnh vấn đề bồi thường thiệt hại do người của pháp nhân gây ra để tìm ra những tồn tại trong quy định của pháp luật điều chỉnh vấn đề này

- Đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả việc giải quyết bồi thường thiệt hại do người của pháp nhân gây ra

Trang 9

5

7 KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm có 03 chương với các nội dung cụ thể như sau:

Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO NGƯỜI CỦA PHÁP NHÂN GÂY RA

1.1 Khái niệm thiệt hại, bồi thường thiệt hại, pháp nhân và người của

3.1 Giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật quy định về việc bồi thường thiệt hại do người của pháp nhân gây ra

3.2 Giải pháp bảo đảm nâng cao hiệu quả của việc giải quyết bồi

thường thiệt hại do người của pháp nhân gây ra

Trang 10

6

Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI

DO NGƯỜI CỦA PHÁP NHÂN GÂY RA

1.1 Khái niệm thiệt hại, bồi thường thiệt hại, pháp nhân và người của pháp nhân

1.1.1 Khái niệm thiệt hại

Đối với cá nhân, tổ chức, quốc gia hay quốc tế, khi nói đến thiệt hại, là nói đến sự mất mát “cái gì đó” và luôn mang tính tiêu cực “Cái gì đó” ở đây

có thể định tính, định lượng được hoặc có thể không Thiệt hại có thể do con người hoặc do tự nhiên gây nên Có thiệt hại gắn với trách nhiệm pháp lý, cũng có thiệt không gắn với trách nhiệm pháp lý Vậy thiệt hại là gì?

Thiệt hại được hiểu là “mất mát, hư hỏng nặng về người và của” [27, tr 157] Theo quan điểm truyền thống, pháp luật dân sự luôn coi thiệt hại là những tổn thất có liên quan đến tài sản; tuy nhiên, theo những quan điểm hiện nay thì thiệt hại bao gồm không chỉ những tổn thất về tài sản Theo Từ điển giải thích thuật ngữ luật học của Trường Đại học Luật Hà Nội thì thiệt hại là

“tổn thất về tính mạng, sức khoẻ, danh dự, uy tín, tài sản của cá nhân, tổ chức được pháp luật bảo vệ” [35, tr 118] Hay “Thiệt hại là sự mất mát hoặc giảm sút về một lợi ích vật chất hoặc tinh thần được pháp luật bảo vệ.”[13, tr 247] Theo Bộ luật dân sự và Thương mại Thái Lan thì không nêu định nghĩa thế nào là thiệt hại mà cho rằng đó là hậu quả của hành vi sai trái “tổn thương một cách trái pháp luật đến đời sống, thân thể, sức khoẻ, tự do, tài sản hoặc bất cứ quyền nào của người khác” và “tổn thương đến uy tín hoặc lòng tin, hoặc thu nhập hay sự thịnh vượng của người khác” (Điều 420 và 423) [8] Bộ luật dân sự Trung Quốc lại quy định về thiệt hại trái pháp luật chứ không quy định thiệt hại một cách chung chung, đó là các điều từ 184 đến 198: trong đó

Trang 11

7

có các loại thiệt hại trái pháp luật về tính mạng (Điều 192), về thân thể, sức khoẻ, danh dự, tự do, uy tín, sự riêng tư hoặc sự trong trắng hoặc đối với nhân phẩm của người khác một cách nghiêm trọng (Điều 195), và về tài sản (Điều 196) [9] Bộ luật dân sự Việt Nam năm 1995 quy định tại Điều 310: “Trách nhiệm bồi thường thiệt hại bao gồm trách nhiệm bồi thường thiệt hại về vật chất và trách nhiệm bồi thường thiệt hại về tinh thần” [2] Bộ luật dân sự Việt Nam năm 2005 quy định tại Điều 307: “Trách nhiệm bồi thường thiệt hại bao gồm trách nhiệm bồi thường thiệt hại về vật chất, trách nhiệm bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần” [1] Quan điểm phổ biến hiện nay về thiệt hại là thiệt hại về tinh thần bao gồm “tổn thất về danh dự, uy tín, nhân phẩm hoặc suy sụp về tâm lý, tình cảm của cá nhân” và thiệt hại về vật chất bao gồm “tài sản bị mất, huỷ hoại, bị hư hỏng; chi phí phải bỏ ra để khắc phục, ngăn chặn thiệt hại cùng những hoa lợi, lợi tức không thu được mà đáng ra thu được” Tóm lại, thiệt hại có thể hiểu là sự không nguyên vẹn như trạng thái ban đầu của sự vật sau khi chịu sự tác động từ bên ngoài

Như vậy, nhìn từ góc độ nào (khoa học pháp lý hay quy định của pháp luật) thì thiệt hại cũng thường gồm,

a) Thiệt hại về vật chất

Thiệt hại về vật chất là thiệt hại về tài sản (tài sản bị mất, bị huỷ hoại,

bị hư hỏng) và chi phí phải bỏ ra để khắc phục, ngăn chặn thiệt hại cùng hoa lợi, lợi tức không thu được mà đáng ra phải thu được

Về pháp lý, thiệt hại về vật chất vừa động chạm đến tài sản hữu hình – thiệt hại trực tiếp (là vật và lợi ích vật chất khác thuộc quyền của chủ thể) như vật có thực, tiền và các giấy tờ có giá trị bằng tiền như cổ phiếu, trái phiếu, hối phiếu, chứng từ tiền gửi, phương tiện thanh toán và quyền, nghĩa vụ tài sản và tài sản vô hình (đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ); đồng thời vừa xâm hại các lợi ích khác – thiệt hại gián tiếp (lợi tức, hoa lợi tính được thành

Trang 12

8

tiền) Thiệt hại về vật chất bao hàm nhiều vấn đề, và hầu như vấn đề về tài sản

là vấn đề được quan tâm nhiều nhất

Tài sản được thể hiện dưới nhiều dạng khác nhau, như thu nhập hợp pháp, của cải để dành, tư liệu sinh hoạt, nhà ở

Giải quyết bồi thường thiệt hại về tài sản thực tế là giải quyết mối quan

hệ giữa chủ thể gây thiệt hại với người bị thiệt hại, giữa người có nghĩa vụ khắc phục hậu quả xảy ra đối với người có quyền yêu cầu bồi thường theo quan hệ nghĩa vụ dân sự, qua đó để ổn định và lập lại trật tự quan đã bị phá

vỡ Việc giải quyết đó không chỉ căn cứ duy nhất vào đặc điểm của tài sản,

mà còn phải dựa vào các dấu hiệu khác nhằm làm rõ mối quan hệ giữa người

bị thiệt hại với tài sản của họ (là đối tượng bị hành vi gây thiệt hại tác động vào), đó là dấu hiệu về quyền đối với tài sản thông qua quyền sở hữu

Theo quan niệm phổ thông, người có quyền sở hữu là người có được một tài sản là của riêng mình và toàn quyền định đoạt tài sản đó Quyền sở hữu bao gồm quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt của chủ sở hữu theo quy định của pháp luật Chủ sở hữu là cá nhân, pháp nhân, các chủ thể khác có

đủ ba quyền là quyền chiếm hữu, quyền sử dụng, quyền định đoạt tài sản

Quyền sở hữu tài sản là quyền được pháp luật bảo vệ nhưng trong thực tế, chủ sở hữu không phải là người duy nhất có quyền đối với tài sản của mình Trong trường hợp tài sản được chủ sở hữu chuyển giao cho người khác hoặc do pháp luật quy định thì ngoài chủ sở hữu ra, người có tài sản do được chủ sở hữu

uỷ quyền quản lý tài sản, do thông qua giao dịch dân sự cũng có quyền đối với tài sản (như quyền chiếm hữu, quyền sử dụng) Vì vậy, khi thiệt hại xảy ra, người bị xâm hại là người đang chiếm hữu hoặc đang sử dụng tài sản đó

b) Thiệt hại về tinh thần

Trong cuộc sống, sự tồn tại của yếu tố tinh thần nhằm toát lên “toàn bộ hoạt động nội tâm của con người nói chung (như ý nghĩ, tình cảm )” [27, tr

Trang 13

9

1684] Hoạt động này chi phối và ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống tinh thần của con người, làm nên giá trị tinh thần qua phạm trù danh dự, uy tín, nhân cách, phẩm giá của một con người hoặc danh dự, uy tín của một tổ chức Đời sống nội tâm là một trong hai mặt không thể thiếu cho sự tồn tại của mỗi cá nhân Trong hoạt động xã hội, sự tồn tại của mặt thứ hai này trong cuộc sống con người cũng luôn bị đe dọa bởi khả năng gây thiệt hại khi tính mạng, sức khoẻ, danh dự, uy tín, nhân phẩm của con người bị xâm phạm

Việc xem xét một thiệt hại về tinh thần với tính chất của sự tổn thất đối với đối tượng phi vật thể, bao gồm thiệt hại thuần tuý tinh thần và thiệt hại tinh thần có nguồn gốc từ thiệt hại vật chất, do tính mạng, sức khoẻ bị xâm hại Tính hiện thực và xã hội của thiệt hại tinh thần là ở chỗ, nó xâm phạm đến phần quan trọng trong việc học tập, duy trì và phát triển các mối quan hệ giữa cá nhân và cộng đồng, đó là danh dự, uy tín, phẩm giá của con người

Thiệt hại về tinh thần trong quan niệm pháp lý của luật Châu Âu và luật Anh - Mỹ là loại thiệt hại không được biểu đạt bằng việc mất tài sản, hay vật hoặc các quyền định giá được bằng tiền Khác với thiệt hại về vật chất mà việc xác định thiệt hại không phải là khó khăn đặc biệt, thiệt hại về tinh thần

là thiệt hại đối với cuộc sống tâm linh của con người mà theo học thuyết pháp

lý của Pháp gọi là thiệt hại đối với “thành phần tình cảm, tình thương yêu của sản nghiệp tinh thần” Vì thế, thiệt hại về tinh thần không có tiêu chí chung cho mọi cá nhân

Hình thức thể hiện của thiệt hại về tinh thần đương đối đa dạng, có thể

là đau đớn do thương tích, đau khổ về tinh thần do mất người thân (cha, mẹ, vợ, chồng, con ) hoặc là nỗi khổ tâm khi không thể tham gia vào hoạt động xã hội hay không thể hoà nhập được vào đời sống cộng đồng nữa (như bị mù, bị liệt )

Theo quy định của pháp luật Việt Nam, thiệt hại về tinh thần là những tổn thất, mất mát trong tình cảm, sự hụt hẫng hoặc sụp đổ về tinh thần, tâm lý

Trang 14

10

của con người do tính mạng, sức khoẻ, danh dự, uy tín cá nhân, danh dự - uy tín của tổ chức bị xâm phạm hoặc do người thân thích, gần gũi nhất của mình

bị thiệt hại

Theo quy định của Bộ luật dân sự Nhật Bản, tại Điều 709 quy định

“Người nào cố ý hoặc vô ý xâm phạm quyền của người khác, hoặc các lợi ích của người khác được pháp luật bảo vệ, sẽ phải chịu trách nhiệm bồi thường bất kỳ thiệt hại nào là hậu quả phát sinh từ hành vi trái pháp luật đó”, sau đó, tại Điều 710 có nêu: “Một người phải chịu trách nhiệm về thiệt hại theo quy định tại Điều 709, ngoài việc bồi thường thiệt hại về tài sản còn phải bồi thường kể cả thiệt hại phi vật chất, bất kể thiệt hại như vậy xảy ra đối với quyền lợi, uy tín hoặc tài sản của người khác.” [5]

Như vậy, một đặc điểm của thiệt hại về tinh thần đó là không thể định lượng được mức độ tổn thất bởi vì nó gắn với danh dự, uy tín, tình cảm của con người Nó thuộc về ý thức của con người, mang tính chủ quan nên khó tính toán được một cách chính xác Đa số các nhà lý luận pháp lý cho rằng, thiệt hại tinh thần là thiệt hại gây ra đối với tâm trạng của con người và thể hiện bằng việc con người phải chịu những đau đớn và lo lắng về tinh thần Cũng như thiệt hại vật chất, thiệt hại tinh thần thể hiện rõ tính xã hội Nó liên quan đến cái gọi là “thành phần xã hội của sản nghiệp tinh thần” bao gồm danh dự, uy tín, tên tuổi, nhân phẩm nói chung, đó là các tổn thất về quyền

và lợi ích liên quan đến nhân thân của con người vốn có tầm quan trọng trong việc tạo lập, duy trì, phát triển các mối quan hệ giữa cá nhân và cộng đồng Cho đến nay thực tiễn lập pháp và xét xử hiện đại đã thừa nhận thiệt hại tinh thần cần phải được bồi thường, nếu có yêu cầu Cái khó trong xác định thiệt hại về tinh thần là ở chỗ, căn cứ vào các tiêu chí nào để định lượng (vật chất hoá) loại thiệt hại này? Cơ sở giải quyết bồi thường thiệt hại về tinh thần là sự

“bù đắp” một phần hay toàn bộ thiệt hại đã xảy ra?

Trang 15

11

Mặc dù rất khó xác định tính chất, mức độ của thiệt hại về tinh thần, nhưng việc bồi thường thiệt hại về tinh thần bằng một khoản tiền nào đó có tác dụng tích cực nhất định cho sự phục hồi trạng thái tinh thần bình thường của người bị thiệt hại Trách nhiệm bồi thường thiệt hại về tinh thần mà người gây thiệt hại phải gánh chịu có tính chất như một chế tài, vì sẽ không công bằng nếu một người có lỗi khi thực hiện một hành vi gây thiệt hại cho người khác mà lại không bị trừng phạt Có áp dụng như vậy thì mới bảo đảm nguyên tắc công bằng và góp phần gìn giữ những tình cảm, truyền thống, đạo đức tốt đẹp

Thiệt hại là tổn thất về tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, các quyền và lợi ích hợp pháp khác của cá nhân; danh dự, uy tín, tài sản của pháp nhân hoặc chủ thể khác

1.1.2 Khái niệm bồi thường thiệt hại

Thông thường, khi xảy ra thiệt hại, đối tượng bị thiệt hại được những đối tượng không bị thiệt hại hoặc bị thiệt hại ít hơn giúp đỡ, chia sẻ để vượt qua khó khăn, thể hiện tinh thần tương thân, tương ái; đây là trách nhiệm đạo đức, trách nhiệm lương tâm cộng đồng của đối tượng giúp đỡ, chia sẻ Trường hợp thiệt hại do con người có lỗi gây ra thì việc giúp đỡ, chia sẻ vẫn diễn ra, nhưng bên cạnh đó còn có trách nhiệm pháp lý của người có lỗi gây thiệt hại đối với người bị thiệt hại, người ta gọi đó là trách nhiệm bồi thường thiệt hại Bồi thường thiệt hại là việc “đền bù những tổn thất đã gây ra” [27, tr 191]

“Bồi thường thiệt hại là hình thức trách nhiệm dân sự nhằm buộc bên có hành

vi gây ra thiệt hại phải bù đắp, đền bù những tổn thất về vật chất và tổn thất

về tinh thần cho bên bị vi phạm Điều kiện phát sinh trách nhiệm này là phải

có thiệt hại, có hành vi gây thiệt hại, có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật và thiệt hại xảy ra, có lỗi của người gây ra thiệt hại” [13, tr.216]

Bộ luật dân sự của Pháp quy định: Bất cứ hành vi nào của một người mà gây thiệt hại cho người khác, thì người đã gây thiệt hại do lỗi của mình phải bồi

Trang 16

12

thường thiệt hại (tại Điều 1382); và: Đối với nghĩa vụ phải làm hoặc không được làm một công việc, nếu người có nghĩa vụ mà không thực hiện nghĩa vụ thì sẽ phải bồi thường thiệt hại (Điều 1142) [7] Bộ luật dân sự và Thương mại Thái Lan quy định: Một người cố tình hay vô tình làm tổn thương một cách trái pháp luật đến đời sống, thân thể, sức khoẻ, tự do, tài sản hoặc bất cứ quyền nào của người khác, thì bị coi là phạm một hành vi sai trái và có nghĩa

vụ bồi thường cho sự tổn thương đó (Điều 420) [8] Bộ luật dân sự Việt Nam năm 2005 tại khoản 1 Điều 604 quy định: Người nào do lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của cá nhân, xâm phạm danh dự, uy tín, tài sản của pháp nhân hoặc chủ thể khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường [1]

Như vậy, về mặt pháp lý, bồi thường thiệt hại là một dạng trách nhiệm dân sự phát sinh do gây thiệt hại, khắc phục những hậu quả do hành vi gây thiệt hại trái pháp luật Điều kiện để phát sinh nghĩa vụ bồi thường là có thiệt hại xảy ra do hành vi trái pháp luật của người gây thiệt hại, xâm phạm đến quyền lợi của người khác Bên cạnh đó bồi thường thiệt hại còn có thể là do vi phạm nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng

Trong pháp luật dân sự có 2 loại trách nhiệm bồi thường thiệt hại đó là: 1) Bồi thường thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ hay còn gọi là trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong hợp đồng - Trách nhiệm này được áp dụng đối với các chủ thể đã gây ra những thiệt hại do không thực hiện, thực hiện không đúng, hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ dân sự của mình; 2) Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng – Trách nhiệm này được áp dụng đối với bất kỳ một chủ thể nào nếu hành vi của họ trái với quy định của pháp luật và gây ra thiệt hại cho chủ thể khác Trong pháp luật dân sự, bồi thường thiệt hại là việc đền bù những tổn thất và khắc phục những hậu quả do hành vi vi phạm gây ra; vì việc bồi thường thiệt hại là “hình thức trách nhiệm dân sự nhằm buộc bên có

Trang 17

13

hành vi gây ra thiệt hại phải khắc phục hậu quả bằng cách bù đắp, đền bù tổn thất về vật chất và tổn thất về tinh thần cho bên bị thiệt hại” [ 35, tr.31] Với quan niệm thiệt hại là sự không nguyên vẹn như trạng thái ban đầu của sự vật sau khi chịu sự tác động bên ngoài, vì vậy bồi thường thiệt hại có thể hiểu là trách nhiệm khôi phục lại tình trạng ban đầu của sự vật, hiện tượng Về mặt pháp lý, thiệt hại là những tổn thất về tài sản, tổn thất về tính mạng, sức khoẻ,

uy tín, danh dự, nhân phẩm; vì vậy, bồi thường thiệt hại là sự khôi phục lại những tổn thất trên bằng những cách thức và tiêu chí do pháp luật đặt ra

Bồi thường thiệt hại là quan hệ pháp luật phát sinh từ hậu quả của những hành vi trái pháp luật xâm phạm đến tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, các quyền và lợi ích hợp pháp khác của cá nhân; xâm phạm danh dự, uy tín, tài sản của pháp nhân hoặc chủ thể khác

Bồi thường thiệt hại là một hình thức của trách nhiệm dân sự; theo đó, bên có hành vi trái pháp luật một cách cố ý hoặc vô ý gây ra thiệt hại, phải bù đắp, khôi phục lại trạng thái ban đầu những tổn thất về tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, các quyền và lợi ích hợp pháp khác của

cá nhân; danh dự, uy tín, tài sản của pháp nhân hoặc chủ thể khác bị thiệt hại

1.1.3 Khái niệm pháp nhân

Trong quan hệ dân sự, bên cạnh chủ thể là cá nhân còn có các chủ thể khác, đó là cơ quan, tổ chức và một số chủ thể hạn chế khác Cơ quan, tổ chức

là những tập thể người nên trong quan hệ dân sự có những đặc thù riêng về chủ thể, chứ không như chủ thể là cá nhân Để có tư cách pháp nhân, là chủ thể tham gia quan hệ dân sự thì cơ quan, tổ chức phải đáp ứng được những điều kiện cần thiết được pháp luật quy định

Cơ quan, tổ chức trước hết phải tồn tại độc lập, sự tồn tại độc lập đó thể hiện là có tư cách chủ thể riêng, không phụ thuộc vào sự thay đổi các thành viên trong cơ quan, tổ chức đó

Trang 18

14

Những cơ quan, tổ chức này phải có tài sản riêng của mình độc lập với tài sản của các cá nhân thành viên Tài sản riêng đó không phải là tài sản của các cá nhân đóng góp với hình thức sở hữu chung theo phần, mà tài sản đó tồn tại một cách độc lập và không phụ thuộc vào tài sản của các cá nhân thành viên Trong quá trình tồn tại, các thành viên của cơ quan, tổ chức đó có thể thay đổi nhưng những tài sản của cơ quan, tổ chức đó và chính cơ quan, tổ chức đó vẫn còn Có quyền sử dụng, định đoạt tài sản riêng để khi tham gia quan hệ dân

sự, cơ quan, tổ chức đó chịu trách nhiêm dân sự một cách độc lập

Trong hoạt động của mình, cơ quan, tổ chức tham gia quan hệ dân sự thông qua người đại diện của cơ quan, tổ chức đó; cụ thể là khi tham gia các quan hệ liên quan đến hoạt động của cơ quan, tổ chức thì người đó mang danh nghĩa của cơ quan, tổ chức, chứ không phải là danh nghĩa của cá nhân người đó

Tuy nhiên, để có tư cách chủ thể tham gia quan hệ dân sự thì cơ quan,

tổ chức đó phải được pháp luật công nhận Quy chế pháp lý của cơ quan, tổ chức này do pháp luật quy định

Bộ luật dân sự và thương mại Thái Lan, tại Điều 72 liệt kê những đối tượng sau đây là pháp nhân: 1) Những tổ chức công; 2) Tu viện; 3) Những hội

có đăng ký; 4) Những công ty trách nhiệm hữu hạn; 5) Các hiệp hội, đoàn thể; 6) Những quỹ được cấp phép [8]

Bộ luật dân sự của Philippin, tại Điều 44 xác định những tổ chức sau đây là pháp nhân: 1) Nhà nước và các nhánh quyền lực của nhà nước; 2) Các tập đoàn, các tổ chức từ thiện và các thực thể khác hoạt động vì mục đích và lợi ích công cộng được thành lập theo quy định của pháp luật, có năng lực pháp luật ngay khi được thành lập theo quy định của pháp luật; 3) Các tập đoàn, các công ty và các hội hoạt động vì mục đích và lợi ích tư được pháp luật công nhận có năng lực pháp luật, tồn tại độc lập và tách biệt đối với từng

cổ đông, hội viên hoặc thành viên [4]

Trang 19

15

Bộ luật dân sự của Cộng hòa liên bang Nga, tại điều 48 mặc dù với tiêu

đề là khái niệm pháp nhân nhưng trong nội dung lại dường như là liệt kê các điều kiện để 1 tổ chức được công nhận là pháp nhân: Pháp nhân là một tổ chức, có quyền sở hữu, quyền sử dụng hay quyền định đoạt đối với tài sản một cách độc lập và tài sản đó để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ của tổ chức đó

và có quyền nhân danh mình chiếm hữu và định đoạt tài sản và các quyền nhân thân phi tài sản, để thanh toán nghĩa vụ và tham gia với tư cách là nguyên đơn dân sự hoặc bị đơn dân sự trước Toà án Các pháp nhân có địa vị độc lập [6]

Theo quy định tại Điều 84 của Bộ luật dân sự năm 2005 thì “Một tổ chức được công nhận là pháp nhân khi có đủ các điều kiện sau đây: 1) Được thành lập hợp pháp; 2) Có cơ cấu tổ chức chặt chẽ; 3) Có tài sản độc lập với

cá nhân, tổ chức khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản đó; 4) Nhân danh mình tham gia các quan hệ pháp luật một cách độc lập” [1]

Quy định tại Điều 84 của Bộ luật dân sự Việt Nam năm 2005 cũng giống như quy định tại Điều 94 của Bộ luật dân sự Việt Nam năm 1995 là đã liệt kê các dấu hiệu để 1 tổ chức có tư cách pháp nhân Tuy nhiên, so với quy định tại Điều 94 của Bộ luật dân sự năm 1995 ở điều kiện thứ nhất là “Được

cơ quan nhà nước có thẩm quyền thành lập, cho phép thành lập, đăng ký hoặc công nhận” [2] thì Điều 84 của Bộ luật dân sự năm 2005 đã quy định ngắn gọn chứ không còn diễn giải, giải thích bằng các hành vi cụ thể vì tất cả các từ diễn đạt trên đều thể hiện tổ chức đó “Được thành lập hợp pháp”

Như vậy, pháp nhân là một chủ thể trong quan hệ pháp luật dân sự; song, không phải bất kỳ một tổ chức nào cũng đương nhiên là pháp nhân Mà

“Pháp nhân là một tổ chức có đủ các điều kiện được pháp luật thừa nhận là có

tư cách pháp lý Khi tham gia các giao dịch dân sự, pháp nhân cũng bình đẳng như các chủ thể khác của luật dân sự Tổ chức là pháp nhân khi có đủ các yếu

Trang 20

“1 Cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân

2 Tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội

3 Tổ chức kinh tế

4 Tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội

- nghề nghiệp

5 Quỹ xã hội, quỹ từ thiện

6 Tổ chức khác có đủ các điều kiện quy định tại Điều 84 của Bộ luật này.” [1]

Pháp nhân được thành lập do nhu cầu của quản lý nhà nước hoặc do nhu cầu của sản xuất, kinh doanh nên có nhiều loại hình thức pháp nhân trên thực tế Được thành lập do nhu cầu khách quan, vì vậy pháp nhân có những nhiệm vụ, mục đích hoạt động khác nhau và tồn tại bằng nhiều hình thức khác

Trang 21

Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân phát sinh từ thời điểm pháp nhân được thành lập và chấm dứt từ thời điểm chấm dứt pháp nhân

Để tham gia vào các quan hệ pháp luật dân sự, pháp nhân phải tự mình thông qua hoạt động của mình Nhưng pháp nhân là một tập thể, tổ chức nên không thể cùng một lúc tất cả các thành viên của pháp nhân đều tham gia nên các hoạt động của pháp nhân đều được tiến hành thông qua hành vi của những người đại diện hợp pháp của pháp nhân Khi tham gia các quan hệ pháp luật dân sự, người đại diện hợp pháp của pháp nhân không tạo ra quyền và nghĩa

vụ cho người đại diện mà là hành vi của pháp nhân, vì pháp nhân, nhân danh pháp nhân Người đại diện của pháp nhân gồm, người đại diện theo pháp luật hoặc người đại diện theo uỷ quyền của pháp nhân nhân danh pháp nhân trong

quan hệ dân sự Bộ luật dân sự Việt Nam năm 2005 quy định tại Điều 91:

“1 Đại diện của pháp nhân có thể là đại diện theo pháp luật hoặc đại diện theo uỷ quyền Người đại diện của pháp nhân phải tuân theo quy định về đại diện tại Chương VII, Phần thứ nhất của Bộ luật này Theo đó, 1) đại diện

là việc một người (sau đây gọi là người đại diện) nhân danh và vì lợi ích của người khác (sau đây gọi là người được đại diện) xác lập, thực hiện giao dịch dân sự trong phạm vi đại diện; 2) Cá nhân, pháp nhân, chủ thể khác có thể xác lập, thực hiện giao dịch dân sự thông qua người đại diện Cá nhân không được

để người khác đại diện cho mình nếu pháp luật quy định họ phải tự mình xác lập, thực hiện giao dịch đó; 3) Quan hệ đại diện được xác lập theo pháp luật

Trang 22

18

hoặc theo uỷ quyền; 4) Người được đại diện có quyền, nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch dân sự do người đại diện xác lập; Người đại diện phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 143 của Bộ luật này (Điều 139)

2 Đại diện theo pháp luật của pháp nhân được quy định trong điều lệ của pháp nhân hoặc trong quyết định thành lập pháp nhân.”

Tại Điều 93 của Bộ luật dân sự Việt Nam năm 2005 quy định “Trách nhiệm dân sự của pháp nhân

1 Pháp nhân phải chịu trách nhiệm dân sự về việc thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự do người đại diện xác lập, thực hiện nhân danh pháp nhân

2 Pháp nhân chịu trách nhiệm dân sự bằng tài sản của mình; không chịu trách nhiệm thay cho thành viên của pháp nhân đối với nghĩa vụ dân sự

do thành viên xác lập, thực hiện không nhân danh pháp nhân

3 Thành viên của pháp nhân không chịu trách nhiệm dân sự thay cho pháp nhân đối với nghĩa vụ dân sự do pháp nhân xác lập, thực hiện.” [1]

Pháp nhân là một chủ thể của quan hệ pháp luật dân sự, là một tổ chức

có cơ cấu chặt chẽ, được thành lập hợp pháp, có tài sản riêng, nhân danh mình tham gia vào các quan hệ pháp luật một cách độc lập và phải chịu trách nhiệm dân sự bằng tài sản của mình

1.1.4 Khái niệm người của pháp nhân

Pháp nhân không phải là một khái niệm đơn lẻ mà là một chủ thể đặc biệt, là tập thể người Nói đến người của pháp nhân là nói đến những cá nhân liên kết lại để cùng nhau thực hiện những mục đích nhất định Việc liên kết này được thực hiện thông qua hợp đồng lao động hoặc là quyết định tuyển dụng, bổ nhiệm

Ta sẽ xem xét khái niệm người của pháp nhân trong tổng thể các quy định của pháp luật Trước hết, theo quy định của pháp luật lao động, trong

Trang 23

19

quan hệ lao động, người của phỏp nhõn bao gồm cả người sử dụng lao động

và người lao động Người sử dụng lao động tuyển dụng người lao động làm việc cho mỡnh đỏp ứng yờu cầu cụng việc và đỳng quy định của phỏp luật lao động Theo đú, quan hệ giữa người sử dụng lao động và người lao động gắn kết với nhau thụng qua hợp đồng lao động

Bộ luật lao động quy định “Hợp đồng lao động là sự thoả thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm cú trả cụng, điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của mỗi bờn trong quan hệ lao động.” [Điều 26]

“1- Hợp đồng lao động phải được giao kết theo một trong cỏc loại sau đõy: a) Hợp đồng lao động khụng xỏc định thời hạn (Hợp đồng lao động khụng xỏc định thời hạn là hợp đồng mà trong đú hai bờn khụng xỏc định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng); b) Hợp đồng lao động xỏc định thời hạn (Hợp đồng lao động xỏc định thời hạn là hợp đồng mà trong đú hai bờn xỏc định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng trong khoảng thời gian từ đủ 12 thỏng đến 36 thỏng); c) Hợp đồng lao động theo mựa vụ hoặc theo một cụng việc nhất định cú thời hạn dưới 12 thỏng

2- Khi hợp đồng lao động quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều này hết hạn mà người lao động vẫn tiếp tục làm việc thỡ trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày hợp đồng lao động hết hạn, hai bờn phải ký kết hợp đồng lao động mới; nếu khụng ký kết hợp đồng lao động mới, hợp đồng đó giao kết trở thành hợp đồng lao động khụng xỏc định thời hạn Trường hợp hai bờn ký kết hợp đồng lao động mới là hợp đồng xỏc định thời hạn thỡ cũng chỉ được ký thờm một thời hạn, sau đú nếu người lao động vẫn tiếp tục làm việc thỡ phải

ký kết hợp đồng lao động khụng xỏc định thời hạn

3- Khụng được giao kết hợp đồng lao động theo mựa vụ hoặc theo một cụng việc nhất định mà thời hạn dưới 12 thỏng để làm những cụng việc cú tớnh chất thường xuyờn từ 12 thỏng trở lờn, trừ trường hợp phải tạm thời thay

Trang 24

Quan hệ lao động đáp ứng được đúng các quy định của pháp luật lao động thì việc xác định người của pháp nhân sẽ không bị nhầm lẫn

Do có tính chất đặc thù nên có những loại pháp nhân được điều chỉnh bởi những quy định riêng; và vì vậy, người của những pháp nhân này cũng được điều chỉnh bởi những văn bản pháp luật riêng Bộ luật dân sự 2005 tại hai điều luật 619 và 620 quy định về trách nhiệm bồi thường cho những thiệt hại gây ra bởi hoạt động công quyền, cụ thể, Điều 619 quy định: “Cơ quan, tổ chức quản lý cán bộ, công chức phải bồi thường thiệt hại do cán bộ, công chức của mình gây ra trong khi thi hành công vụ.”; Điều 620 quy định: “Cơ quan tiến hành tố tụng phải bồi thường thiệt hại do người có thẩm quyền của mình gây ra khi thực hiện nhiệm vụ trong quá trình tiến hành tố tụng” [1]

Theo quy định của hai Điều luật này, các pháp nhân là các cơ quan

công quyền gồm: cơ quan, tổ chức quản lý cán bộ, công chức, cơ quan có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự; thì người của những pháp

nhân này có đặc điểm riêng, đặc điểm chuyên biệt khác hẳn so với người của pháp nhân theo quy định tại Điều 618

Vậy, cán bộ, công chức là những ai?

Theo quy định tại điều 1 Pháp lệnh cán bộ, công chức có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01-5-1998 thì cán bộ, công chức là công dân Việt Nam, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước, bao gồm: 1) Những người

do bầu cử để đảm nhiệm chức vụ theo nhiệm kỳ trong các cơ quan nhà nước,

Trang 25

21

tổ chức chớnh trị, tổ chức chớnh trị - xó hội; 2) Những người được tuyển dụng,

bổ nhiệm hoặc được giao nhiệm vụ thường xuyờn làm việc trong tổ chức chớnh trị, tổ chức chớnh trị - xó hội; 3) Những người được tuyển dụng, bổ nhiệm hoặc giao giữ một cụng vụ thường xuyờn, được phõn loại theo trỡnh độ đào tạo, ngành chuyờn mụn, được xếp vào một ngạch hành chớnh, sự nghiệp trong cỏc cơ quan nhà nước; mỗi ngạch thể hiện chức và cấp về chuyờn mụn nghiệp vụ, cú chức danh tiờu chuẩn riờng; 4) Thẩm phỏn Toà ỏn nhõn dõn, Kiểm sỏt viờn Viện kiểm sỏt nhõn dõn; và, 5) Những người được tuyển dụng,

bổ nhiệm hoặc được giao nhiệm vụ thường xuyờn làm việc trong cỏc cơ quan, đơn vị thuộc Quõn đội nhõn dõn mà khụng phải là sĩ quan, quõn nhõn chuyờn nghiệp, cụng nhõn quốc phũng; làm việc trong cỏc cơ quan, đơn vị thuộc Cụng an nhõn dõn mà khụng phải là sĩ quan, hạ sĩ quan chuyờn nghiệp.[28]

Cơ quan tiến hành tố tụng là cơ quan nào? Người cú thẩm quyền của

cơ quan tiến hành tố tụng là ai?

Theo quy định của Nghị quyết số 388 thỡ cơ quan tiến hành tố tụng là

cơ quan thực hiện chức năng điều tra, truy tố, xột xử và thi hành ỏn Ng-ời có thẩm quyền của cơ quan tiến hành tố tụng là ng-ời có thẩm quyền tiến hành các hoạt động điều tra, truy tố, xột xử và thi hành ỏn [24]

Trường hợp đặc biệt, ở Việt Nam tồn tại cỏc Tổng cụng ty là cỏc phỏp nhõn cú vốn Nhà nước là chủ yếu, cỏc chức danh chủ chốt của cỏc phỏp nhõn này thường là cỏn bộ, cụng chức được bổ nhiệm, tuy nhiờn, nếu gõy thiệt hại trong khi thực hiện nhiệm vụ được phỏp nhõn giao thỡ vẫn là người của phỏp nhõn đú gõy thiệt hại nờn phỏp nhõn phải bồi thường theo quy định tại Điều 618

Từ việc phõn loại phỏp nhõn, kết hợp với việc xem xột quy định đặc thự của phỏp luật về cỏn bộ, cụng chức và người cú thẩm quyền của cơ quan tiến hành tố tụng, dựng phương phỏp loại suy, ta cú thể xem xột khỏi niệm người của phỏp nhõn ở gúc độ hẹp hơn Từ đú, cụng tỏc thực tiễn và cụng việc

Trang 26

Ở nghĩa chung nhất thì người của pháp nhân là tập hợp những cá nhân trong một pháp nhân thực hiện nhiệm vụ trong phạm vi thẩm quyền mà pháp nhân giao Do tính chất đa dạng trong quá trình hoạt động, hoạt động của pháp nhân còn có thể thông qua hành vi của người của pháp nhân Người của pháp nhân khi thực hiện nhiệm vụ được phân công cũng được xem là hành vi của chính pháp nhân Tuy nhiên, hành vi của những người này chỉ được coi là hành vi của pháp nhân khi hành vi đó thực hiện trong phạm vi nhiệm vụ được giao và trong giờ làm việc, hoặc tạo ra quyền và nghĩa vụ cho pháp nhân theo nhiệm vụ đã được phân công Người của pháp nhân thường là người trực tiếp thực hiện các nhiệm vụ của pháp nhân trong giao dịch dân sự, và đó thường là thực hiện một công việc cụ thể Do đó, nếu người của pháp nhân không thực hiện, thực hiện không đúng nhiệm vụ hoặc hành vi của họ gây thiệt hại cho người khác cũng được xem là hành vi của pháp nhân Lỗi của những người này là lỗi của pháp nhân và pháp nhân phải chịu trách nhiệm về những hành

Trang 27

23

vi gây thiệt hại do người của pháp nhân gây ra Ví dụ: Trong ca sản xuất, xe nâng của Công ty A cán vào một công nhân cũng là người của Công ty Biên bản điều tra tai nạn lao động xác nhận sự việc xảy ra là do lỗi của anh B là người lái

xe nâng không quan sát khi lùi xe và do lỗi của người công nhân bị tai nạn không tránh khi xe có còi và đèn báo hiệu di chuyển Người lái xe điều khiển xe gây ra tai nạn bị truy cứu trách nhiệm hình sự, được cho hưởng án treo

Trường hợp này, người lái xe nâng thực hiện nhiệm vụ được giao, làm chết 1 người Trong mối quan hệ này, người lái xe nâng được hiểu là người của Công ty A Hành vi của người lái xe nâng được coi là hành vi của Công ty

A Công ty A phải chịu trách nhiệm bồi thường cho người bị nạn theo quy định của pháp luật

Con người là tổng hoà các mối quan hệ xã hội Trong mối quan hệ thực hiện nhiệm vụ được giao thì người đó là người của pháp nhân, còn trong mối quan hệ khác, mặc dù trong thời gian được giao nhiệm vụ nhưng người đó không thực hiện nhiệm vụ mà lại làm việc riêng khác, việc riêng

đó không vì lợi ích của pháp nhân thì người đó không thể được hiểu là người của pháp nhân khi thực hiện việc đó mặc dù có gây thiệt hại trong khi được giao nhiệm vụ Ví dụ: B được giao nhiệm vụ lái xe nâng chuyển hàng trong sân của Công ty vào buổi sáng, khi đang làm việc, thấy ngoài cổng Công ty

có lộn xộn liền chạy ra, sau đó vào can để hai bên không xô xát nữa Tuy nhiên, B lại bị C xông vào đánh nên B đã chạy đi lấy một đoạn gậy gỗ và đánh C bị thương Trong ví dụ này, mặc dù B là người của Công ty A, vào buổi sáng đang trong thời gian thực hiện nhiệm vụ được Công ty A giao là lái xe nâng, tuy nhiên, hành vi gây thương tích của B đối với C không liên quan gì đến nhiệm vụ được giao nên hành vi của B không phải là hành vi của Công ty A Vì vậy Công ty A không phải chịu trách nhiệm đối với những thiệt hại mà B gây ra cho C

Trang 28

24

Theo Điều 39 Luật Bảo hiểm xã hội Việt Nam thì lại có ba tiêu chí để xác định là người của pháp nhân và là điều kiện để hưởng bảo hiểm tai nạn lao động đó là “Bị tai nạn lao động thuộc một trong các trường hợp sau đây: 1) Tại nơi làm việc và trong giờ làm việc; 2) Ngoài nơi làm việc hoặc ngoài giờ làm việc khi thực hiện yêu cầu của người sử dụng lao động; 3) Trên tuyến đường đi và về từ nơi ở đến nơi làm việc trong khoảng thời gian và tuyến đường hợp lý.” [16] Chúng ta có thể vận dụng điểm 1, và 2 điều luật này để xác định người của pháp nhân thực hiện nhiệm vụ được pháp nhân giao đó là tại nơi làm việc và trong giờ làm việc hoặc ngoài nơi làm việc (hoặc ngoài giờ làm việc) khi thực hiện yêu cầu của người sử dụng lao động

Không có người của pháp nhân thực hiện nhiệm vụ một cách chung chung, mà người của pháp nhân khi thực hiện nhiệm vụ thường là theo chức danh, công việc hoặc nghĩa vụ theo hợp đồng lao động với thời gian và địa điểm cụ thể; trừ một số trường hợp đặc biệt khác do pháp luật quy định như

đã phân tích ở trên

“Nhiệm vụ” ở đây có sự khác biệt nhất định so với “công vụ, nhiệm vụ” trong chế định trách nhiệm bồi thường thiệt hại do cán bộ, công chức, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng gây ra “Công vụ, nhiệm vụ” hay nói một cách đầy đủ là hành vi công quyền, là những hành vi trực tiếp hoặc nhằm thực hiện chức năng chính của Nhà nước là chức năng quản lý xã hội Chỉ những hành vi nào trực tiếp hoặc nhằm thực hiện chức năng quản lý của Nhà nước mới được coi là công vụ Như vậy, đối với những hành vi không nhằm thực hiện chức năng quản lý của nhà nước thì không được coi là công vụ

Người của pháp nhân thực hiện nhiệm vụ được pháp nhân giao, mà những nhiệm vụ này không nhất thiết phải thuộc về chức năng hoạt động chính của pháp nhân

Trang 29

1.1.5 Khái niệm bồi thường thiệt hại do người của pháp nhân gây ra

Người của pháp nhân được pháp nhân giao nhiệm vụ để thực hiện mục đích, chức năng hoạt động của pháp nhân Hoạt động của người của pháp nhân do nhiều nguyên nhân khó có thể tránh khỏi việc mắc phải sai sót, gây tổn thất cho chủ thể khác, và những sai sót này có thể làm phát sinh nhiều loại trách nhiệm khác nhau Khi được pháp nhân giao nhiệm vụ, nếu không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nhiệm vụ được pháp nhân giao thì người của pháp nhân sẽ phải chịu trách nhiệm trước pháp nhân Bên cạnh đó, trong trường hợp người của pháp nhân, khi thực hiện nhiệm vụ pháp nhân giao mà gây thiệt hại cho người khác, tuỳ vào tính chất, mức độ của hành vi có lỗi gây thiệt hại mà người của pháp nhân có thể phải chịu một hay một số trong số các trách nhiệm pháp lý như, trách nhiệm hình sự, trách nhiệm dân sự, trách nhiệm hành chính, trách nhiệm kỷ luật Đây là những trách nhiệm có thể được

áp dụng cho cá nhân người của pháp nhân

Tuy nhiên, về mặt pháp lý, khi đặt vấn đề trách nhiệm của pháp nhân trong mối quan hệ với người bị thiệt hại khi người của pháp nhân thực hiện nhiệm vụ pháp nhân giao gây thiệt hại thì đó không phải là mối quan hệ giữa

cá nhân người của pháp nhân với bên bị thiệt hại mà đó là quan hệ giữa pháp nhân với bên bị thiệt hại Vì vậy, những tổn thất do người của pháp nhân gây ra đối với cá nhân, tổ chức khác trong khi thực hiện nhiệm vụ được pháp nhân giao, khi xem xét ở khía cạnh dân sự, phải thuộc trách nhiệm của pháp nhân – Pháp nhân phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại do người của pháp nhân gây ra

Trang 30

26

Bồi thường thiệt hại do người của pháp nhân gây ra là một loại trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng của pháp nhân trong việc người của pháp nhân, trong khi thực hiện nhiệm vụ pháp nhân giao, có lỗi gây thiệt hại, nhằm bù đắp, khôi phục lại trạng thái ban đầu những tổn thất về tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, các quyền và lợi ích hợp pháp khác của cá nhân; danh dự, uy tín, tài sản của pháp nhân hoặc chủ thể khác bị thiệt hại

1.2 Bồi thường thiệt hại do người của pháp nhân gây ra là loại bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng

1.2.1 Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng

Khi một người có hành vi trái “pháp luật” gây thiệt hại đối với người khác sẽ làm phát sinh quan hệ về bồi thường thiệt hại “Pháp luật” ở đây có thể được hiểu theo hai nội dung; thứ nhất, pháp luật là quy tắc xử sự do nhà nước ban hành hoặc thừa nhận và được bảo đảm thực hiện bằng sức mạnh cưỡng chế của nhà nước; thứ hai, đó là nội dung do các bên tự nguyện cam kết, thoả thuận trong các hợp đồng dân sự, mặc dù là khác với những quy định cụ thể của Bộ luật dân sự nhưng không xâm phạm đến lợi ích của nhà nước, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác, và không trái với những nguyên tắc cơ bản được quy định trong Bộ luật dân sự

Bộ luật dân sự Việt Nam năm 2005, tại Điều 388 xác định như sau

“Hợp đồng dân sự là sự thoả thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự” [1]

Trong hợp đồng dân sự có tồn tại nghĩa vụ và có sự vi phạm nghĩa vụ

đó thì mới có thể phát sinh trách nhiệm bồi thường Đây là trách nhiệm dân sự bồi thường thiệt hại trong hợp đồng Các bên có thể dự liệu và thoả thuận trước về những trường hợp thiệt hại và mức bồi thường, phương thức thực hiện bồi thường và các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bồi thường

Trang 31

27

Trường hợp các bên không có thoả thuận về nghĩa vụ, tuy nhiên do có hành vi gây thiệt hại nên xuất hiện nghĩa vụ thì đây là bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng “Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là trách nhiệm dân

sự phát sinh giữa các chủ thể mà trước đó không có quan hệ hợp đồng hoặc tuy có quan hệ hợp đồng nhưng hành vi của người gây ra thiệt hại không thuộc về nghĩa vụ chấp hành hợp đồng đã ký kết” [13, tr 249]

Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là một loại của bồi thường thiệt hại Trước khi có thiệt hại xảy ra thì các bên chưa có thoả thuận về quyền và nghĩa vụ, tuy nhiên, sau khi có thiệt hại xảy ra, bên có hành vi trái pháp luật một cách cố ý hoặc vô ý gây ra thiệt hại, phải bù đắp, khôi phục lại trạng thái ban đầu những tổn thất về tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, các quyền và lợi ích hợp pháp khác của cá nhân; danh dự, uy tín, tài sản của pháp nhân hoặc chủ thể khác bị thiệt hại Nói tóm lại, đây là trách nhiệm bồi thường theo quy định của pháp luật đối với người có hành vi trái pháp luật gây thiệt hại

Là một loại của bồi thường thiệt hại nên bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng chính là việc “chuyển” thiệt hại từ người bị thiệt hại sang người gây thiệt hại Bên gây thiệt hại phải bồi thường toàn bộ thiệt hại (cả thiệt hại trực tiếp và thiệt hại gián tiếp) cho bên bị thiệt hại Việc thoả thuận chỉ có thể được hai bên đặt ra khi đã có thiệt hại xảy ra, xác định được ai là người bị thiệt hại, ai là người gây thiệt hại và mức độ lỗi của mỗi bên như thế nào Nếu nhiều người cùng gây thiệt hại thì phải chịu trách nhiệm liên đới bồi thường Thiệt hại xảy ra vừa là điều kiện phát sinh nghĩa vụ bồi thường vừa là điều kiện xác định trách nhiệm bồi thường

Bộ luật dân sự Việt Nam năm 1995 và Bộ luật dân sự Việt Nam năm

2005 đều có quy định về bồi thường thiệt hại do người của pháp nhân gây ra Tuy ở mỗi một giai đoạn khác nhau của quá trình hoàn thiện pháp luật dân sự

Trang 32

28

thì việc quy định bồi thường thiệt hại do người của pháp nhân gây ra có điểm riêng nhưng tựu chung lại thì hoạt động của pháp nhân được thực hiện bởi người (thành viên) của pháp nhân và hoạt động đó gây thiệt hại cho cá nhân,

tổ chức khác thì trước hết pháp nhân phải bồi thường Ta thấy, sự tồn tại của pháp nhân (một tập thể người) để thực hiện những mục đích nhất định; trong hoạt động của mình khi quan hệ với các chủ thể khác, pháp nhân phải thông qua người đại diện của pháp nhân hoặc thành viên của pháp nhân (nhân danh pháp nhân) Pháp nhân thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình thông qua người của pháp nhân Nhằm thu được lợi ích thì pháp nhân phải tham gia các quan hệ dân sự, tuy nhiên, trong quan hệ dân sự thì bao giờ cũng phát sinh quyền và nghĩa vụ Nếu pháp nhân (người của pháp nhân) không thực hiện các nghĩa vụ do pháp nhân đã cam kết, thoả thuận mà gây thiệt hại cho bên (những bên) hưởng quyền thì pháp nhân có thể phải bồi thường, đây là bồi thường trong hợp đồng Người của pháp nhân thực hiện nhiệm vụ được pháp nhân giao, nhiệm vụ đó có thể là gây thiệt hại cho 1) bên hưởng quyền (mà pháp nhân đang thực hiện nghĩa vụ theo một hợp đồng dân sự); 2) bên bất kỳ nào khác (mà pháp nhân không có nghĩa vụ dân sự) Cả hai trường hợp này, thiệt hại xảy ra là yếu tố cần và đủ để đặt ra vấn bồi thường Việc bồi thường này chỉ được đặt ra sau khi có thiệt hại xảy ra chứ không phải là đã có thoả thuận từ trước khi có thiệt hại Vì vậy, bồi thường thiệt hại do người của pháp nhân gây ra là loại bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng

Mặt khác, Bộ luật dân sự Việt Nam năm 1995 và Bộ luật dân sự Việt Nam năm 2005 đều quy định trách nhiệm bồi thường thiệt hại do người của pháp nhân gây ra, do đó quan hệ bồi thường thiệt hại do người của pháp nhân gây ra là quan hệ pháp luật dân sự Người của pháp nhân thực hiện nhiệm vụ được pháp nhân giao nhân danh pháp nhân nên pháp nhân phải bồi thường khi người của pháp nhân gây thiệt hại cho chủ thể khác Pháp nhân khi tham gia

Trang 33

29

vào các quan hệ pháp luật dân sự thì có thể là quan hệ hợp đồng hoặc không phải quan hệ hợp đồng Dù là quan hệ hợp đồng hay không phải là quan hệ hợp đồng thì việc người của pháp nhân gây thiệt hại, những thiệt hại này không phải là không thực hiện nghĩa vụ của hợp đồng cho nên việc bồi thường không phải do vi phạm các nghĩa vụ về hợp đồng, chính vì vậy trách nhiệm bồi thường của pháp nhân đối với các thiệt hại do người của pháp nhân gây ra là trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng

1.2.2 Những đặc trưng cơ bản của bồi thường thiệt hại do người của pháp nhân gây ra

1.2.2.1 Trách nhiệm bồi thường thiệt của pháp nhân trong trường hợp người của pháp nhân gây thiệt hại là trách nhiệm trực tiếp

Câu hỏi đặt ra khi nghiên cứu trách nhiệm bồi thường thiệt hại của pháp nhân trong trường hợp này là trách nhiệm trực tiếp, trách nhiệm thay thế hay là trách nhiệm liên đới Nếu là trách nhiệm liên đới thì người bị thiệt hại

có quyền yêu cầu bất kỳ pháp nhân hoặc người của pháp nhân bồi thường, hoặc đồng thời yêu cầu cả hai phải bồi thường, trường hợp này pháp nhân phải bồi thường theo quy định của pháp luật, vì vậy không phải là trách nhiệm liên đới Có quan điểm cho rằng pháp nhân bồi thường thiệt hại do người của pháp nhân gây ra là trách nhiệm thay thế bởi lý do sau khi pháp nhân bồi thường thì có quyền yêu cầu người của pháp nhân có lỗi trong việc gây thiệt hại phải hoàn trả một khoản tiền trong số tiền mà pháp nhân đã bồi thường tuỳ vào mức độ lỗi Cũng có quan điểm cho rằng, việc pháp nhân bồi thường thiệt hại là trách nhiệm trực tiếp bởi vì pháp nhân phải bồi thường cho chủ thể

bị thiệt hại, người của pháp nhân chỉ có nghĩa vụ hoàn trả cho pháp nhân 1 khoản tiền khi người đó có lỗi; trường hợp mà người của pháp nhân không có lỗi thì pháp nhân phải bồi thường 100% cho người bị thiệt hại, trừ các trường hợp: 1) thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi cố ý của người bị hại (Điều 617); 2)

Trang 34

30

thiệt hại xảy ra trong trường hợp bất khả kháng hoặc tình thế cấp thiết (trừ trường hợp pháp luật có quy định khác), nhưng vấn đề bồi thường trong trường hợp này đã được điều chỉnh bởi điều luật khác [khoản 1 Điều 613 và khoản 1 Điều 614] Tuy nhiên, đó chỉ là vấn đề lý luận, còn thực tế chúng ta thấy, trường hợp pháp nhân phải bồi thường thiệt hại cả khi không có lỗi chỉ xảy ra đối với bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm gây ra (Điều 623)

Nếu coi trách nhiệm bồi thường thiệt hại của pháp nhân là trách nhiệm

thay thế thì trước đó phải xác định: Thứ nhất, hành vi trái pháp luật là hành vi

của ng-êi cña ph¸p nh©n và nếu hành vi trái pháp luật này gây thiệt hại thì

ng-êi cña ph¸p nh©n phải bồi thường thiệt hại Thứ hai, pháp nhân là bên

gánh chịu trách nhiệm thay thế cho ng-êi cña ph¸p nh©n vì: ng-êi cña ph¸p nh©n thực hiện nhiÖm vụ là vì lợi ích của ph¸p nh©n, mà không vì bản thân

họ, vì vậy ph¸p nh©n ph¶i có trách nhiệm, phải gánh chịu rủi ro và phải bồi thường thiệt hại Ngoài ra, nếu quy trách nhiệm cho ng-êi cña ph¸p nh©n thì với khả năng tài chính của mình thì ng-êi cña ph¸p nh©n không thể bồi thường, và nếu như vậy thì người bị thiệt hại không được bảo đảm quyền lợi

Nếu coi trách nhiệm bồi thường thiệt hại của pháp nhân là trách nhiệm trực tiếp thì trước đó phải xác định: Hành vi thực hiện nhiÖm vô của ng-êi cña ph¸p nh©n là hành vi của pháp nhân; và vì vậy, nếu ng-êi cña ph¸p nh©n

có hành vi gây thiệt hại thì chính là pháp nhân gây thiệt hại (hay hành vi sai của ng-êi cña ph¸p nh©n là hành vi sai của pháp nhân) Vậy đương nhiên trong trường hợp này trách nhiệm thuộc về pháp nhân

Có thể nói điểm khác nhau cơ bản của các cách tiếp cận này là việc coi hành vi trái pháp luật gây thiệt hại có phải là hành vi của pháp nhân hay không? Cách tiếp cận coi trách nhiệm cña pháp nhân là trách nhiệm trực tiếp

có thể bị phản đối vì có tồn tại hay không cái gọi là “hành vi của pháp nhân”

vì hành vi phải luôn là của con người [37, tr 14] Cã thể khẳng định, về mặt

Trang 35

31

cơ học, hành vi luôn là của con người, tuy nhiên trên góc độ pháp lý thì hành

vi của ng-êi cña ph¸p nh©n lại có thể coi là hành vi của pháp nhân

Vì vậy, đặc trưng thứ nhất của bồi thường tiệt hại do người của pháp nhân gây ra là xác định trách nhiệm của pháp nhân trong việc thực hiện bồi thường thiệt hại do người của pháp nhân gây ra là trách nhiệm trực tiếp

1.2.2.2 Việc bồi thường chỉ diễn ra khi người của pháp nhân có lỗi trong việc thực hiện hành vi trái pháp luật gây thiệt hại thực tế cho người khác (cá nhân, tổ chức khác) và người bị hại (hoặc người đại diện hợp pháp của người bị hại) đòi bồi thường thiệt hại

Theo quy định tại Điều 604 của Bộ luật dân sự năm 2005 thì điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng nói chung và trách nhiệm bồi thường cho các thiệt hại gây ra bởi người của pháp nhân trong khi thực hiện nhiệm vụ gây ra nói riêng là: (1) Có thiệt hại xảy ra; (2) Có hành vi

vi phạm pháp luật; (3) Có lỗi cố ý hoặc vô ý; (4) Có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi gây thiệt hại và hậu quả xảy ra

Có hành vi trái pháp luật: Hành vi trái pháp luật là xử sự của con người được thể hiện thông qua việc hành động hoặc không hành động trái với quy định của pháp luật Cụ thể, đó là hành vi xâm phạm và gây thiệt hại đến tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của cá nhân, xâm phạm danh dự, uy tín, tài sản của pháp nhân hoặc chủ thể khác Trách nhiệm bồi thường ngoài hợp đồng nói chung và trách nhiệm bồi thường thiệt hại do người của pháp nhân gây ra nói riêng có áp dụng đối với người có hành vi trái pháp luật ở dạng không hành động hay không đang

là vấn đề còn nhiều ý kiến khác nhau Có quan điểm cho rằng, tùy từng trường hợp cụ thể, Tòa án có thể xem xét để quyết định có áp dụng trách nhiệm bồi thường đối với người có hành vi trái pháp luật ở dạng không hành động hay không Việc quyết định này dựa trên cơ sở đánh giá xem xét các

Trang 36

32

tình tiết khách quan của vụ việc Trong những vụ việc có thể áp dụng được, Tòa án cần phải áp dụng để giáo dục mọi người nâng cao tinh thần tương thân, tương ái, phát huy truyền thống đạo đức tốt đẹp của dân tộc Việt Nam [15, tập II, tr 112]

Theo tác giả, hành vi trái pháp luật trong bồi thường thiệt hại do người của pháp nhân gây ra luôn thể hiện ở dạng hành động, vì cho đến nay, chỉ có khoa học pháp lý về hình sự và pháp luật hình sự mới nghiên cứu và buộc người có hành vi không cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng phải chịu trách nhiệm hình sự (Điều 102) [12], và ngay cả khi phải chịu trách nhiệm hình sự thì cũng không thể buộc

cá nhân người đó chịu trách nhiệm dân sự chứ không phải là nói đến pháp nhân phải chịu trách nhiệm

Có thiệt hại thực tế xảy ra: Như đã nghiên cứu ở phần trên, thiệt hại là tổn thất về tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, các quyền và lợi ích hợp pháp khác của cá nhân; danh dự, uy tín, tài sản của pháp nhân hoặc chủ thể khác Chỉ khi có thiệt hại thực tế xảy ra mới phải bồi thường, trường hợp có hành vi trái pháp luật nhưng không gây thiệt hại thì không thể đặt ra vấn đề bồi thường Và kể cả trường hợp có thiệt hại xảy ra thì cũng cần phải xác định được thiệt hại cái gì, thiệt hại bao nhiêu, tức là có thể định tính cũng như định lượng thực tế được thiệt hại thì mới có thể buộc người gây thiệt hại bồi thường bao nhiêu chứ không thể suy đoán hay ước lượng thiệt hại

Có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật và thiệt hại thực tế: Khoa học pháp lý nói chung và khoa học pháp luật dân sự nói riêng xác định rằng, chỉ những thiệt hại nào được coi là hậu quả của hành vi trái pháp luật thì người gây thiệt hại đó mới phải chịu trách nhiệm bồi thường Và phải khẳng định chắc chắn rằng, thiệt hại là hậu quả của hành vi trái pháp luật,

Trang 37

33

trong đó hành vi trái pháp luật là nguyên nhân chính, nguyên nhân trực tiếp gây nên thiệt hại Như vậy, trách nhiệm bồi thường thiệt hại do người của pháp nhân gây ra chỉ có thể được áp dụng khi xác định chính xác hành vi trái pháp luật do người của pháp nhân thực hiện là nguyên nhân của thiệt hại

Có lỗi của người gây thiệt hại: Lỗi là thái độ tâm lý của người có hành

vi gây ra thiệt hại phản ánh nhận thức của họ đối với hành vi và hậu quả của hành vi do họ thực hiện được biểu hiện bằng hình thức cố ý hoặc vô ý

Lỗi cố ý là trường hợp một người nhận thức được hành vi của mình sẽ gây thiệt hại cho người khác nhưng vẫn thực hiện và mong muốn cho hậu quả xảy ra; hoặc không mong muốn nhưng để mặc cho hậu quả xảy ra

Lỗi vô ý là trường hợp một người không nhận thức được trước hành vi của mình có khả năng gây thiệt hại, mặc dù phải biết trước hoặc có thể biết trước thiệt hại sẽ xảy ra nhưng cho rằng thiệt hại không xảy ra hoặc có thể ngăn chặn được

Như vậy, một người chỉ bị coi là có lỗi khi họ có khả năng nhận thức

và điều khiển được hành vi của mình Một người chưa có năng lực hành vi dân sự hoặc bị mất năng lực hành vi dân sự, tức là không có khả năng nhận thức và điều khiển được hành vi của mình thì sẽ không bị coi là có lỗi khi thực hiện hành vi đó Người đã có năng lực hành vi dân sự nếu có hành vi gây thiệt hại một cách trái pháp luật thì luôn bị suy đoán là người đó có lỗi, nếu người đó cho rằng mình không có lỗi thì phải có nghĩa vụ chứng minh Và nếu một người có lỗi gây thiệt hại cho người khác thì phải chịu trách nhiệm pháp lý, một trong những trách nhiệm pháp lý mà người gây thiệt hại có thể phải gánh chịu đó là trách nhiệm bồi thường thiệt hại Trong thực tế, nhiều trường hợp rất khó các định lỗi của pháp nhân, vì vậy, người của pháp nhân

có lỗi gây thiệt hại trong khi thực hiện nhiệm vụ được pháp nhân giao được pháp luật coi là lỗi của pháp nhân

Trang 38

34

Nhìn chung, là một dạng của trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng trong pháp luật dân sự nên các điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại của pháp nhân cũng tương tự như các điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng thông thường và cũng cần phải cụ thể hóa là: 1) Người gây thiệt hại phải là người của pháp nhân; 2) Hành vi gây thiệt hại diễn ra khi người của pháp nhân đang thực hiện nhiệm

vụ pháp nhân giao; 3) Hành vi gây thiệt hại có quan hệ trực tiếp với nhiệm vụ được giao; 4) Có thiệt hại xảy ra; và 5) Pháp nhân bị coi là có lỗi

Người bị thiệt hại có yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại: Trong việc bồi thường thiệt hại do người của pháp nhân gây ra thì điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại không thể thiếu yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại của người bị hại Kể cả người của pháp nhân thực tế có hành vi trái pháp luật một cách cố ý hoặc vô ý gây nên thiệt hại thực tế cho người khác, ở khía cạnh quyền và nghĩa vụ dân sự, nếu người bị hại không có yêu cầu bồi thường thiệt hại thì cũng không thể phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại, có chăng, chỉ là yếu tố tình cảm, pháp nhân thể hiện trách nhiệm đối với nghĩa vụ của mình mà có một “khoản tiền tùy tâm” đối với người bị thiệt hại

Khi người bị hại có yêu cầu bồi thường thì người bị hại phải đưa ra căn

cứ cụ thể để chứng minh cho việc yêu cầu của mình theo quy định của pháp luật, đó là thiệt hại do tài sản, sức khỏe, tính mạng, danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm, cũng như thời hạn hưởng bồi thường thiệt hại do tính mạng, sức khoẻ bị xâm phạm Cá nhân, tổ chức bị thiệt hại sẽ luôn mong muốn mình

sẽ được pháp nhân bồi thường cho mọi thiệt hại của mình mà không cần biết yêu cầu đó có thỏa đáng hay không, đứng ở vị trí là người bị thiệt hại thì họ muốn được tối đa về quyền, tối thiểu về nghĩa vụ Tuy nhiên, dù các yêu cầu

đó là có cơ sở chấp nhận hay không thì người bị hại cũng chỉ cần có yêu cầu thiệt hại cũng như căn cứ của việc yêu cầu bồi thường thiệt hại để thực hiện

Trang 39

vi trái pháp luật trong trường hợp hành vi vi phạm kéo dài, tức là hành vi trái pháp luật hoặc quyết định trái pháp luật Xác định rõ được vấn đề này sẽ góp phần giải quyết tốt vấn đề bồi thường thiệt hại do người của pháp nhân gây ra Bên cạnh việc phải bảo đảm tính có căn cứ thì cũng phải bảo đảm sự thực thi của vấn đề bồi thường thiệt hại do người của pháp nhân gây ra, tức là giới hạn trách nhiệm trong trường hợp thiệt hại xảy ra quá lớn

1.2.2.4 Về trình tự giải quyết bồi thường thiệt hại do người của pháp nhân gây ra

Tuỳ theo từng trường hợp có thể có một trình tự đó là pháp nhân bồi thường thiệt hại cho người bị thiệt hại hoặc hai trình tự đó là pháp nhân bồi thường thiệt hại cho người bị thiệt hại và người của pháp nhân bồi hoàn lại

Trang 40

36

một phần kinh phí cho pháp nhân Việc có một hoặc hai trình tự giải quyết bồi thường căn cứ vào việc có lỗi hay không có lỗi của người người của pháp nhân khi gây thiệt hại cho người khác Tuy nhiên, dù theo một hay hai trình tự thì tư cách chủ thể có nghĩa vụ bồi thường ở đây không phải là người của pháp nhân mà là pháp nhân đứng ra bồi thường cho người bị thiệt hại Còn việc người của pháp nhân có lỗi trong việc gây thiệt hại hoàn trả đối với pháp nhân như thế nào là việc nội bộ của pháp nhân

Hiện nay, pháp luật chưa quy định hoặc giải thích trong trường hợp người của pháp nhân có lỗi thì hoàn trả một khoản tiền là như thế nào Vì vậy, luật phải quy định cụ thể để có căn cứ giải quyết nếu không thì quy định chỉ mang tính hình thức, từ đó sẽ dẫn đến việc áp dụng tuỳ tiện, chủ yếu sẽ dựa trên sự thoả thuận của pháp nhân với người của pháp nhân (có thể là sau khi thiệt hại xảy ra hoặc trong hợp đồng lao động) hoặc là trong điều lệ, nội quy-quy chế của pháp nhân đó

1.2.3 Cơ sở xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại do người của pháp nhân gây ra

1.2.3.1 Cơ sở lý luận

Tự do là một giá trị chung của nhân loại, tự do là một nguyên tắc cơ bản luôn được pháp luật tôn trọng Trong xã hội có pháp luật, việc xác định phạm vi hành xử của một người không có nghĩa là hạn chế sự tự do của họ mà

có nghĩa là bảo vệ quyền tự do của họ, nếu không có ranh giới đó thì quyền tự

do của họ luôn bị đe doạ xâm phạm và có thể dẫn đến không có tự do, vì bản tính tập thể của con người, "tính bắt buộc" phải sống trong xã hội của nó; con người không có khả năng trở nên hạnh phúc và thậm chí đơn giản là tồn tại khi thiếu những người khác Pháp nhân là một khái niệm, một sản phẩm của

xã hội văn minh có pháp luật Pháp nhân cũng hành xử trong mục đích và phạm vi hoạt động của mình, tôn trọng tự do của cá nhân, pháp nhân và chủ

Ngày đăng: 16/03/2015, 18:05

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
13. Bộ Tư pháp (2005), “Số chuyên đề về Bộ luật dân sự Việt Nam năm 2005”, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật Sách, tạp chí
Tiêu đề: Số chuyên đề về Bộ luật dân sự Việt Nam năm 2005
Tác giả: Bộ Tư pháp
Năm: 2005
35. Trường Đại học Luật Hà Nội, “Từ điển giải thích thuật ngữ luật học”, Nhà xuất bản Công an nhân dân, Hà Nội (1999) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển giải thích thuật ngữ luật học
Nhà XB: Nhà xuất bản Công an nhân dân
1. Bộ luật dân sự Việt Nam năm 2005 Khác
2. Bộ luật dân sự Việt Nam năm 1995 Khác
3. Bộ luật tố tụng dân sự Việt Nam năm 2004 Khác
4. Bộ luật dân sự Philippine Khác
9. Bộ luật dân sự Trung Quốc Khác
10. Bộ luật hàng hải Việt Nam năm 2005 Khác
11. Bộ luật lao động Việt Nam năm 1995 Khác
12. Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1999 Khác
14. Bình luận những nội dung mới của Bộ luật dân sự năm 2005/ Chủ biên: Đinh Trung Tụng – NXB Tư pháp năm 2005 Khác
16. Luật bảo hiểm xã hội Việt Nam Khác
17. Luật doanh nghiệp Việt Nam năm 2005 Khác
18. Luật giao thông đường bộ Việt Nam năm 2001 Khác
19. Luật hàng không dân dụng Việt Nam năm 2006 20. Luật xây dựng Việt Nam năm 2003 Khác
21. Luật về bồi thường thiệt hại liên quan đến nghề nghiệp của Singapore Khác
22. Luật về Nghĩa vụ của Cộng hoà Serbia Khác
26. Nghị quyết số 48/NQTW ngày 24-05-2005 của Bộ Chính trị về việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 Khác
27. Nguyễn Như Ý, Đại Từ Điển Tiếng Việt, Nhà xuất bản văn hóa thông tin (1998) Khác
28. Pháp lệnh cán bộ, công chức năm 1998 Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w