1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Các biện pháp quản lý hoạt động tự học ngoại ngữ của sinh viên trường Đại học Y tế công cộng TT.PDF

29 955 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 29
Dung lượng 883,14 KB

Nội dung

Định hướng chung cho việc xây dựng các biện pháp quản lý hoạt động tự học ngoại ngữ của sinh viên cử nhân trường ĐHYTCC .... Xuất phát từ những lý do nêu trên, người nghiên cứu chọn đề t

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

KHOA SƯ PHẠM

***

NGUYỄN BÁ HỌC

CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TỰ HỌC NGOẠI NGỮ CỦA SINH VIÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC

Mã số: 60 14 05

HÀ NỘI - 2005

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

KHOA SƯ PHẠM

***

Nguyễn Bá Học

CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TỰ HỌC NGOẠI NGỮ CỦA SINH VIÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG

Luận văn thạc sĩ Quản lý giáo dục Chuyên ngành: Quản lý giáo dục

Mã số: 60 14 05

Người hướng dẫn khoa học

Tiến sĩ Nguyễn Trọng Hậu

HÀ NỘI - 2005

Trang 3

MỤC LỤC

Ký hiệu viết tắt iii

Mục Lục iii

Mở Đầu 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Mục đích nghiên cứu: 3

4 Đối tượng nghiên cứu: 3

5 Các nhiệm vụ nghiên cứu: 3

6 Giả thuyết khoa học: 4

7 Phạm vi nghiên cứu: 4

8 Phương pháp nghiên cứu: 4

9 Cấu trúc của luận văn: 5

Chương 1: Cơ sơ lý luận về quản lý hoạt động dạy - tư học 6

1.1 Lịch sử nghiên cứu vấn đề tự học 6

1.1.1 Trên thế giới 6

1.1.2 ở Việt Nam 8

1.2 Cơ sở lý thuyết hoạt động dạy - tự học 9

1.2.1 Hoạt động dạy-học 9

1.2.2 Hoạt động dạy - tự học 11

1.2.2.1 Khái niệm tự học 11

1.2.2.2 Hoạt động dạy - tự học: 13

1.2.3 Hoạt động dạy - tự học ngoại ngữ 17

1.2.4 Vị trí vai trò tự học của sinh viên trong quá trình đào tạo ở trường đại học 18

1.3 Quản lý hoạt động tự học 20

1.3.1 Khái niệm quản lý, chức năng quản lý 20

1.3.2 Quản lý giáo dục, quản lý nhà trường 25

1.3.3 Quản lý quá trình dạy-học và quản lý quá trình dạy-tự học: 26

1.3.4 Quản lý hoạt động tự học ngoại ngữ của sinh viên 27

Trang 4

1.3.5 Nội dung, biện pháp quản lý HĐTH ngoại ngữ của sinh viên 29

1.3.6 Cơ sở pháp lý của quản lý hoạt động tự học 32

Chương 2: Thực trạng công tác quản lý hoạt động tự học của sinh viên trường Đại học Y tế Công cộng 34

2.1 Đặc điểm hoạt động đào tạo ở trường Đại học Y tế Công cộng 34

2.1.1 Khái quát về trường Đại học Y tế Công cộng 34

2.1.2 Đặc điểm đối tượng đào tạo của trường Đại học Y tế Công cộng 36

2.1.3 Mục tiêu đào tạo của trường Đại học Y tế Công cộng 38

2.1.4 Tổ chức bộ máy quản lý của trường Đại học Y tế Công cộng 39

2.2 Thực trạng dạy - học ngoại ngữ ở trường ĐHYTCC 42

2.2.1 Tình hình chung 42

2.2.2 Thực trạng dạy - học tiếng Anh cho sinh viên cử nhân YTCC 44

2.3 Thực trạng dạy-tự học ngoại ngữ và công tác quản lý hoạt động tự học ngoại ngữ của sinh viên cử nhân hệ chính quy ở trường ĐHYTCC 46

2.3.1 Thực trạng dạy-tự học ngoại ngữ cho sinh viên cử nhân YTCC 46

2.3.2 Thực trạng quản lý hoạt động tự học ngoại ngữ của sinh viên cử nhân hệ chính quy ở trường ĐHYTCC 47

2 4 Nhận xét, đánh giá chung về thực trạng quản lý hoạt động tự học ngoại ngữ của sinh viên cử nhân hệ chính quy ở trường ĐHYTCC 68

2.4.1 Những điểm mạnh trong công tác quản lý hoạt động tự học ngoại ngữ của sinh viên cử nhân hệ chính quy ở trường ĐHYTCC 68

2.4.2 Những điểm hạn chế trong công tác quản lý hoạt động tự học ngoại ngữ của sinh viên cử nhân hệ chính quy ở trường ĐHYTCC 69

2.4.3 Nguyên nhân của thực trạng công tác quản lý hoạt động tự học ngoại ngữ của sinh viên cử nhân hệ chính quy ở trường ĐHYTCC 69

2.4.4 Những vấn đề đặt ra cho công tác quản lý hoạt động tự học ngoại ngữ của sinh viên ở trường ĐHYTCC 71

Chương 3: Các biện pháp quản lý hoạt động tự học ngoại ngữ của sinh viên trường đại học y tế công cộng .73

3.1 Định hướng chung cho việc xây dựng các biện pháp quản lý hoạt động tự học ngoại ngữ của sinh viên cử nhân trường ĐHYTCC 73

3.2 Các biện pháp quản lý hoạt động tự học ngoại ngữ của sinh viên cử nhân YTCC hệ chính quy trường ĐHYTCC 74

3.2.1 Nhóm biện pháp thứ nhất: Nâng cao nhận thức về vai trò và kỹ năng tự học ngoại ngữ trong học tập, và công tác thuộc lĩnh vực YTCC 74

Trang 5

3.2.2 Nhóm biện pháp thứ hai: Xây dựng động cơ tự học ngoại ngữ cho sinh viên cử

nhân YTCC nhà trường 76

3.2.3 Nhóm biện pháp thứ ba: Xây dựng và hoàn chỉnh nội quy, quy định hoạt động tự học và tự học ngoại ngữ cho sinh viên: 77

3.2.4 Nhóm biện pháp thứ tư: Hướng dẫn xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch tự học ngoại ngữ cho sinh viên 78

3.2.5 Nhóm biện pháp thứ năm: Tăng cường tổ chức thực hiện dạy- tự học ngoại ngữ cho sinh viên cử nhân YTCC 79

3.2.6 Nhóm biện pháp thứ sáu: Đảm bảo cơ sở vật chất trang thiết bị phục vụ hoạt động tự học ngoại ngữ của sinh viên 82

3.3 Khảo nghiệm tính cấp thiết, tính khả thi và tính hiệu quả của các biện pháp 8 0 Kết luận và khuyến nghị .88

1 Kết luận 8 8 2 Khuyến nghị 89

Tài liệu tham khảo .92

Phụ Lục .96

Phụ Lục 1: Các mẫu điều tra 96

Phụ Lục 2: Các bảng kết quả điều tra 107

Bảng 1: Kết quả khảo sát ý kiến CBQL về thực trạng quản lý tự học ngoại ngữ: 107

Bảng 2: Kết quả khảo sát ý kiến giảng viên về thực trạng quản lý tự học ngoại ngữ 109

Bảng 3: Kết quả khảo sát ý kiến sinh viên về thực trạng quản lý tự học ngoại ngữ 112 Phụ Lục 3: Mục tiêu cụ thể của Chương trình cử nhân YTCC 115

Bảng chương trình đào tạo cử nhân Y Tế Công Cộng 116

Chương trình tổng quát đào tạo cử nhân y tế công cộng 117

Trang 6

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Chúng ta đang cùng nhân loại bước vào nhữmg năm đầu của thế kỷ XXI, thế kỷ với đặc trưng là sự phát triển của nền kinh tế tri thức trên phạm vi toàn cầu, thế kỷ của sự bùng nổ thông tin và khoa học công nghệ Nền kinh tế tri thức đòi hỏi con người phải có nhiều kiến thức, kỹ năng mới và một thái độ tích cực để làm chủ cuộc sống Với sự bùng nổ của thông tin và khoa học công nghệ, kiến thức của nhân loại ngày càng tăng nhanh Kiến thức con người được học ở nhà trường luôn có nguy cơ bị lạc hậu, và hơn thế nữa thời gian học ở nhà trường là có hạn, không thể đủ để học tất cả kiến thức ngày càng gia tăng của nhân loại Để giải quyết mâu thuẫn trên, theo giáo sư Phan Trọng Luận thì chỉ có cách tự học Theo ông, tự học là con đường khắc phục nghịch lý: Học vấn thì vô hạn mà tuổi học đường thì có giới hạn

Việt Nam mới bước vào sự nghiệp công nghiệp hoá và hiện đại hóa, nghĩa là phải thực hiện hai cuộc cách mạng cùng một lúc để

từ nền văn minh nông nghiệp tiến lên văn minh công nghiệp rồi tiến thẳng luôn đến nền văn minh trí tuệ Rõ ràng dân tộc ta đang phải giải quyết một bài toán cực kỳ khó là làm sao trong một thời gian lịch sử độ 20 năm sẽ phải thoát khỏi cảnh nghèo nàn lạc hậu, sánh vai với các cường quốc năm châu Theo Giáo sư Nguyễn Cảnh Toàn, một trong những cách để giải bài toán này là tự học

Sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hóa đất nước đặt ra nhiệm vụ cho ngành giáo dục - đào tạo là phải đào tạo ra con người

có sức khoẻ, có đạo đức, có tri thức và trình độ chuyên môn sâu, có năng lực học tập thường xuyên và học tập suốt đời, năng động, tự chủ, sáng tạo để thực hiện tốt công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam Xã hội chủ nghĩa

Nghị quyết Trung Ương 4, khoá VII chỉ rõ một nhiệm vụ quan trọng của ngành giáo dục - đào tạo là phải “khuyến khích tự học” Nghị quyết Trung ương 2 khoá VIII tiếp tục khẳng định “đổi mới mạnh mẽ phương pháp giáo dục đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo của người học ., đảm bảo điều kiện và thời gian tự học, tự nghiên cứu của học sinh nhất là sinh viên sau đại học, phát triển mạnh phong trào tự học, tự

Trang 7

đào tạo thường xuyên và rộng khắp trong toàn dân, nhất là thanh niên ”

Văn kiện Đại hội Đảng IX cũng nhấn mạnh: “tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đổi mới nội dung, phương pháp dạy

và học Phát huy tinh thần độc lập suy nghĩ và sáng tạo của học sinh, sinh viên, đề cao năng lực tự học, tự hoàn thiện học vấn và tay nghề” Tinh thần của nghị quyết Đảng về tự học được thể chế hoá trong luật giáo dục Điều 4 khoản 2 luật Giáo dục nước Cộng Hoà

Xã Hội Chủ nghĩa Việt Nam năm 1998 có ghi: “Phương pháp giáo dục phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo của người học, bồi dưỡng năng lực tự học, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên”

Tự học đã trở thành vấn đề cấp thiết đối với giáo dục và đào tạo nước ta Hoạt động tự học có ý nghĩa quyết định biến quá trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo

Y tế công cộng là vấn đề toàn cầu và ngày càng đóng vai trò quan trọng trong công tác chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân của Đảng và nhà nước ta Trường ĐHYTCC, với trách nhiệm đào tạo ra các cán bộ YTCC cho Đảng và nhà nước, luôn quan tâm đến chất lượng đào tạo, đặc biệt chất lượng đào tạo cử nhân YTCC Tiếng Anh là ngôn ngữ của YTCC Học tốt tiếng Anh, có trình độ tiếng Anh tốt không những sẽ giúp sinh viên tự học, tự nghiên cứu chuyên môn YTCC tốt mà còn giúp cho họ công tác tốt khi ra trường nhất là trong thời kỳ hội nhập hiện nay Tuy nhiên với thời gian học ngoại ngữ trên lớp có hạn theo chương trình quy định của Bộ Giáo dục - Đào tạo, thì chỉ có tự học ngoại ngữ mới giúp sinh viên có đủ trình

độ để học tập tốt các môn chuyên môn khác Trường ĐHYTCC rất quan tâm đến việc học ngoại ngữ (tiếng Anh) của sinh viên cử nhân YTCC Việc phát triển năng lực tự học ngoại ngữ, quản lý hoạt động

tự học ngoại ngữ do vậy đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường

Xuất phát từ những lý do nêu trên, người nghiên cứu chọn đề tài:

“Các biện pháp quản lý hoạt động tự học ngoại ngữ của sinh viên trường Đại học Y tế Công Cộng” với mong muốn xây dựng được các biện pháp khả thi và hiệu quả trên cơ sở lý luận khoa học

và thực tiễn nhằm nâng câo chất lượng quá trình đào tạo cử nhân YTCC của nhà trường

Trang 8

2 Mục đích nghiên cứu:

Đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động tự học ngoại ngữ (tiếng Anh) của sinh viên ở trường Đại học Y tế Công cộng nhằm nâng cao chất lượng quá trình đào tạo cử nhân y tế công cộng của nhà trường

3 Khách thể nghiên cứu:

Quá trình quản lý sinh viên trong trường Đại học Y tế Công cộng

4 Đối tƣợng nghiên cứu:

Biện pháp quản lý hoạt động tự học ngoại ngữ của sinh viên

trường Đại học Y tế Công cộng

5 Các nhiệm vụ nghiên cứu:

 Nghiên cứu lý luận về quản lý hoạt động tự học ngoại ngữ của sinh viên

 Đánh giá thực trạng công tác quản lý hoạt động tự học ngoại ngữ của sinh viên ở trường Đại học Y tế Công cộng

 Đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động tự học ngoại ngữ của sinh viên, góp phần nâng cao chất lượng quá trình đào tạo của trường Đại học Y tế Công cộng

6 Giả thuyết khoa học:

Nếu đề xuất và áp dụng được một hệ biện pháp có tính hiện thực

và khả thi quản lý hoạt động tự học ngoại ngữ của sinh viên ở trường Đại học Y tế Công cộng sẽ nâng cao chất lượng quá trình đào tạo

Trang 9

8 Phương pháp nghiên cứu:

 Các phương pháp nghiên cứu lý luận: Bao gồm các phương pháp phân tích, tổng hợp, hệ thống những vấn đề lý luận có liên quan đến nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài qua hệ thống sách, báo, và

tài liệu tham khảo

 Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Sử dụng các phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi, phỏng vấn, tọa đàm đối với sinh viên, giảng viên, cán bộ quản lý để thu thập thông tin về thực trạng tự học ngoại ngữ của sinh viên và thực trạng công tác quản

lý hoạt động tự học ngoại ngữ

 Phân tích sử lý số liệu: dùng phương pháp thống kê toán học để

xử lý những số liệu thu được từ khảo sát thực trạng hoạt động tự học ngoại ngữ của sinh viên và công tác quản lý hoạt động tự

 Phương pháp hỏi ý kiến các chuyên gia

9 Cấu trúc của luận văn:

Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, luận văn được cấu trúc thành

3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động dạy-tự học (26 trang); Chương 2: Thực trạng công tác quản lý hoạt động tự học của sinh viên trường Đại học Y tế Công cộng (37 trang);

Chương 3: Các biện pháp quản lý hoạt động tự học ngoại ngữ của sinh viên trường đại học y tế công cộng (23 trang)

Cuối luận văn là danh mục các tài liệu tham khảo và phụ lục

Trang 10

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG

DẠY - TỰ HỌC 1.1 Lịch sử nghiên cứu vấn đề tự học

Giáo sư Nguyễn Cảnh Toàn cho rằng: “Tự học là tự mình động não, suy nghĩ, sử dụng các năng lực trí tuệ (quan sát, so sánh, phân tích tổng hợp v.v.) và có khi cả cơ bắp (khi phải sử dụng công cụ), cùng các phẩm chất của mình, rồi cả động cơ, tình cảm, cả nhân sinh quan, thế giới quan (như trung thực, khách quan, có chí tiến thủ, không ngại khó, ngại khổ, kiên trì, nhẫn nại, lòng say mê khoa học, ý muốn thi đỗ, biết biến khó khăn thành thuận lợi vv ) để chiếm lĩnh một lĩnh vực hiểu biết nào đó của nhân loại, biến lĩnh vực đó thành của mình” [32, 59]

Theo Giáo sư Vũ Văn Tảo: “Sự học dù dưới dạng nào, tại trường lớp hoặc ngoài trường lớp, có người thầy hướng dẫn hoặc không có thầy, có sự hỗ trợ của các phương tiện kỹ thuật, của công nghệ thông tin hoặc chưa, đều phải là sự tự học Học là một quá trình trong đó chủ thể tự biến đổi mình, tự làm phong phú mình bằng cách thu lượm và xử lý thông tin từ môi trường sống xung quanh mình” [32, 55]

Hoạt động tự học diễn ra dưới ba hình thức chính sau:

Hình thức thứ nhất: Có sách, tài liệu người học tự tìm kiếm tri thức

để thoả mãn nhu cầu nâng cao, mở rộng hiểu biết của riêng mình, bổ sung, mở rộng kiến thức ngoài chương trình đào tạo của nhà trường Đây là tự học ở mức độ cao

Hình thức thứ hai: Có sách, tài liệu và có thêm những ông thầy ở xa hướng dẫn tự học bằng tài liệu hoặc bằng các phương tiện thông tin

Trang 11

viễn thông khác Hướng dẫn tự học chủ yếu là hướng dẫn tư duy trong việc chiếm lĩnh kiến thức Đó là tự học có hướng dẫn

Hình thức thứ ba: Có sách và có thầy giáp mặt một số tiết trong ngày, trong tuần Tự học diễn ra dưới sự điều khiển, chỉ đạo hướng dẫn trực tiếp của thầy và các phương tiện kỹ thuật trên lớp Đây là học giáp mặt trên lớp và về nhà tự học có hướng dẫn

Hoạt động tự học có thể tiến hành ở mọi nơi, mọi lúc, mọi người, bằng mọi cách và qua nội dung nói như Giáo sư Nguyễn Cảnh Toàn là thực hiện “năm mọi” trong học tập Trong đề tài này,

do mục đích và phạm vi nghiên cứu, tác giả chỉ đề cập đến hoạt động

tự học của sinh viên dưới sự điều khiển trực tiếp hoặc gián tiếp của thầy

1.2.2.2 Hoạt động dạy - tự học:

1.2.3 Hoạt động dạy - tự học ngoại ngữ

Hoạt động dạy - tự học ngoại ngữ cũng như hoạt động dạy - tự học các môn học nói chung, đều liên quan đến chu trình dạy - tự học gồm ba thời với ba thành tố cơ bản thày (dạy), trò (tự học) và tri thức như đã trình bầy ở phần 1.2.2

Tuy nhiên với đặc thù của môn học ngoại ngữ, cũng có những khác biệt ở các thành tố ở các thời của chu kỳ dạy - tự học ngoại ngữ, đặc biệt là thành tố tri thức Đối với môn học ngoại ngữ, tri thức không chỉ là kiến thức về ngôn ngữ, văn hoá của thứ tiếng đó mà còn phải được hiểu là các kỹ năng ngôn ngữ người học phải đạt được để

sử dụng như một công cụ giao tiếp Trong việc học ngoại ngữ, người

ta thường đề cập đến bốn kỹ năng ngôn ngữ là: Nghe - Nói - Đọc - Viết cùng với kiến thức về ngữ âm - từ vựng - ngữ pháp và kiến thức

về văn hoá, lịch sử của đất nước có thứ tiếng đó

Chu trình dạy - tự học ngoại ngữ gồm ba thời sau:

Thời một: Giảng viên hướng dẫn cho sinh viên về ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp và các bài tập luyện các kỹ năng nghe - nói - đọc - viết Sinh viên tự nghiên cứu, luyện tập, tự giải quyết các bài tập luyện các kỹ năng

Thời hai: Giảng viên tổ chức tạo môi trường cho sinh viên tự thể hiện mình trong các buổi tranh luận, trình bầy, đóng vai, trao đổi sinh viên - sinh viên; sinh viên - giảng viên, sinh hoạt trong nhóm, theo cặp, sử dụng ngoại ngữ đang học với bốn kỹ năng nghe - nói -

Trang 12

đọc - viết để giao tiếp Giảng viên là người chỉ đạo và dẫn chương trình

Thời ba: Giảng viên là trọng tài, cố vấn kết luận về các cuộc tranh luận, uốn nắn, sửa sai cho sinh viên về ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp cũng như chữa các bài luyện tập về các kỹ năng nghe - nói - đọc - viết

Cuối cùng giảng viên là người kiểm tra, đánh giá kết quả tự học của sinh viên trên cơ sở sinh viên tự đánh giá, tự điều chỉnh bản thân

1.2.4 Vị trí vai trò tự học của sinh viên trong quá trình đào tạo

ở trường đại học

1.3 Quản lý hoạt động tự học

1.3.1 Khái niệm quản lý, chức năng quản lý

1.3.2 Quản lý giáo dục, quản lý nhà trường

1.3.3 Quản lý quá trình dạy-học và quản lý quá trình dạy-tự học:

1.3.4 Quản lý hoạt động tự học ngoại ngữ của sinh viên

Quản lý hoạt động tự học của sinh viên là một trong những nội dung

cơ bản của quản lý nhà trường, quản lý quá trình dạy - học, quản lý quá trình dạy - tự học ở các trường đại học Đó là công tác nhằm cho hoạt động tự học của sinh viên đạt kết quả tốt hơn

 Quản lý hoạt động tự học ngoại ngữ của sinh viên

Ngoại ngữ là một môn học trong chương trình giảng dạy ở trường đại học Việt Nam Sinh viên các trường đại học đều phải học một ngoại ngữ (không tính các trường chuyên ngữ) hiện tại hầu hết các trường đều dạy tiếng Anh Ngoại ngữ đóng vai trò rất quan trọng trong thời kỳ hội nhập hiện nay Sinh viên phải đọc được các tài liệu

Trang 13

tham khảo chuyên môn bằng ngoại ngữ Theo quy định của Bộ Giáo dục - Đào tạo, sinh viên các trường không chuyên ngữ học 15 đơn vị học trình ngoại ngữ, tương đương 225 tiết học Với thời lượng như vậy đòi hỏi sinh viên phải tự học rất nhiều để sử dụng ngoại ngữ được học như một công cụ giao tiếp và để đọc được các tài liệu tham khảo chuyên môn bằng tiếng nước ngoài Muốn đạt được kết quả như trên công tác quản lý hoạt động tự học ngoại ngữ của sinh viên phải được quan tâm và thực hiện tốt

1.3.5 Nội dung, biện pháp quản lý HĐTH ngoại ngữ của sinh viên

Với ý nghĩa quan trọng trong việc nâng cao kết quả học tập môn ngoại ngữ, quản lý hoạt động tự học ngoại ngữ của sinh viên có những nội dung sau:

 Xây dựng động cơ tự học cho sinh viên

Bất cứ một hoạt động nào của con người cũng đều có mục đích,

có động cơ Động cơ là nhân tố thúc đẩy, định hướng và duy trì hoạt động tự học nói chung và hoạt động tự học ngoại ngữ nói riêng của sinh viên Theo thuyết “nhu cầu” về động cơ của A Maslow, các nhu cầu được xếp từ thấp tới cao gồm: nhu cầu cơ bản - sinh học; nhu cầu về sự an toàn, nhu cầu về sự được thừa nhân, nhu cầu về sự được thừa nhận, nhu cầu được tôn trọng và nhu cầu tự thể hiện Động cơ tự học của sinh viên cũng có nhiều thứ bậc khác nhau: bắt đầu từ nhu cầu phải hoàn thành nhiệm vụ học tập, tự khẳng định mình, cơ hội có việc làm và công danh sự nghiệp, nhu cầu học để biết, để khẳng định, để thể hiện mình

Động cơ là tiền đề, là điều kiện cho hoạt động tự học ngoại ngữ của sinh viên Việc xây dựng động cơ tích cực tự học cho sinh viên là nội dung cơ bản, rất quan trọng của công tác quản lý hoạt động tự học ngoại ngữ của sinh viên

 Quản lý kế hoạch tự học của sinh viên

Quản lý kế họach tự học của sinh viên là việc lập các kế hoạch

tự học và thực hiện các kế hoạch đó

Các kế hoạch tự học sẽ bao gồm việc phân chia thời gian cho các nội dung tự học; các phương pháp tự học, nó cũng giúp cho cán bộ quản lý kiểm soát được quá trình tự học của sinh viên một cách thuận lợi, và có kết quả tốt

Trang 14

 Quản lý nội dung tự học của sinh viên

Quản lý nội dung tự học ngoại ngữ nhằm hướng nội dung tự học phù hợp với mục tiêu, yêu cầu của môn học Giảng viên cần phải hướng dẫn nội dung tự học cho sinh viên theo các tiêu chí sau:

Hệ thống kiến thức về ngoại ngữ gồm ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp đòi hỏi sinh viên phải nắm được

Mức độ, trình độ, các kỹ năng ngôn ngữ nghe-nói-đọc-viết sinh viên phải đạt được, sử dụng được ngoại ngữ như một công cụ giao tiếp

Định hướng, giới thiệu các tài liệu chuyên môn sinh viên phải đọc hiểu được bằng ngoại ngữ

 Quản lý phương pháp tự học

Quản lý phương pháp tự học ngoại ngữ của sinh viên bắt đầu từ việc xác định mục đích, động cơ của học ngoại ngữ đến việc lựa chọn cách học, biện pháp phù hợp Học ngoại ngữ với mục đích sử dụng ngoại ngữ như một công cụ giao tiếp thì phương pháp tự học phải là thực hành giao tiếp Phương pháp này đòi hỏi sinh viên phải

tự học theo cặp hoặc theo nhóm để thực hành, luyện tập các kỹ năng giao tiếp

 Quản lý các điều kiện đảm bảo cho hoạt động tự học của sinh viên

Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ giảng dạy và học tập có ảnh hưởng rất nhiều đến hiệu quả học tập của sinh viên Để tăng cường hiệu quả tự học thì phải đảm bảo điều kiện về cơ sở vật chất như phòng tự học, thư viện, tài liệu sách giáo khoa và các trang thiết

bị cho sinh viên tự học ngoại ngữ như đài các xét, đầu video, băng hình, đầu đĩa hình, các chương trình dạy ngoại ngữ

 Quản lý các điều kiện phục vụ, dịch vụ khác tuy không phải là nội dung trực tiếp của quản lý hoạt động tự học nhưng nó cũng

có ảnh hưởng đến hoạt động tự học của sinh viên, điều này đòi hỏi cán bộ quản lý phải quan tâm đến

 Kiểm tra đánh giá kết quả tự học của sinh viên là công việc của giảng viên Muốn cho sinh viên tự học có kết quả tốt, giảng viên phải thường xuyên kiểm tra, đánh giá Phải đưa nội dung tự học của sinh viên vào các bài kiểm tra, đánh giá Điều này sẽ giúp giảng viên nhận xét được quá trình tự học của sinh viên Kết quả kiểm tra đánh giá, sẽ giúp sinh viên tự điều chỉnh hoạt động tự

Ngày đăng: 16/03/2015, 18:05

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w