ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA SƯ PHẠM ------ NGUYỄN THỊ THANH VÂN BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TỰ HỌC CỦA SINH VIÊN KHOA NGÔN NGỮ VÀ VĂN HOÁ PHÁP TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI NGỮ - ĐẠI HỌC QU
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA SƯ PHẠM
- -
NGUYỄN THỊ THANH VÂN
BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TỰ HỌC CỦA SINH VIÊN KHOA NGÔN NGỮ VÀ VĂN HOÁ
PHÁP TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI NGỮ - ĐẠI HỌC QUỐC
GIA HÀ NỘI TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC
Chuyên ngành : QUẢN LÝ GIÁO DỤC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS NGUYỄN TRỌNG HẬU
Trang 2MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài……….… 1
2 Mục đích nghiên cứu……… … 3
3 Khách thể và nghiên cứu đối tượng……… 3
4 Nhiệm vụ nghiên cứu……….… 3
5 Gi¶ thuyÕt khoa häc……….……… 4
6 Phạm vi đề tài nghiên cứu ……… 4
7 Phương pháp nghiên cứu……… ……… 4
8 Cấu trúc luận văn 4 Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động tự học của sinh viên 1.1 Tổng quan về vấn đề nghiên cứu ……… 5
1.2 Những khái niệm cơ bản của đề tài 6 1.2.1 Khái niệm về sinh viên……… ……… 6
1.2.2 Khái niệm về tự học……… 7
1.2.3 Khái niệm về quản lý……… ………… 8
1.2.4 Khái niệm về quản lý giáo dục……….……… 12
1.2.5 Khái niệm về quản lý nhà trường……….………… 12
1.3 Quan niệm chung về hoạt động tự học 14 1.3.1 Nhiệm vụ, vai trò của sinh viên trong hoạt động tự học………… 14
1.3.2 Đặc điểm của sinh viên trong hoạt động tự học………… ……… 16
1.3.3 Hoạt động dạy – học trong hoạt động tự học …… 16
1.4 Quản lý hoạt động tự học của sinh viên 18 1.4.1 Đặc điểm của công tác quản lý hoạt động tự học……… 18
1.4.2 Mục tiêu quản lý hoạt động tự học……… … 18
1.4.3 Nội dung quản lý hoạt động tự học……….… 19
Trang 31.4.4 Biện phỏp quản lý hoạt động tự học……… 20 1.4.5 Nhà trường tham gia quản lý quỏ trỡnh tự học của sinh viờn…… 20
1.5 Những yờu cầu về tự học của sinh viờn trong xu hướng đào
tạo theo tớn chỉ ở trường đại học
24
1.5.2 Phương phỏp dạy và học theo tớn chỉ……… … 25 1.5.3 Quản lý dạy và học theo học chế tớn chỉ……… 26 1.5.4 Những yờu cầu về tự học trong phương thức đào tạo theo tớn
chỉ
27
Chương 2: Thực trạng cụng tỏc quản lý hoạt động tự học của
sinh viờn khoa Ngụn ngữ và Văn hoỏ Phỏp – Trường Đại học
Ngoại ngữ - Đại học quốc gia hà nội
2.1 Khỏi quỏt về Trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Quốc gia
Hà nội
29
2.1.1 Quỏ trỡnh thành lập trường……….…… 29 2.1.2 Cơ cấu tổ chức và đội ngũ………. 30 2.1.3 Đặc điểm, đối tượng đào tạo của Trường Đại học Ngoại ngữ -
Đại học Quốc gia Hà nội……….
31
2.2 Thực trạng cụng tỏc quản lý của Trường, Khoa về hoạt động
tự học của sinh viờn Khoa Ngụn ngữ và Văn hoỏ Phỏp
31
2.2.1 Tỡnh hỡnh chung……… …… 31 2.2.2 Thực trạng hoạt động tự học của sinh viờn Khoa Ngụn ngữ và
32
2.2.3 Thực trạng quản lý của trường, Khoa đối với hoạt động tự học
của sinh viờn Khoa Ngụn ngữ và Văn hoỏ Phỏp……… ………
42
2.2.4 Nhận xột chung về thực trạng ……… ………… 49
Chương 3: Biện pháp quản lý hoạt động tự học
của sinh viên Khoa Ngôn ngữ và Văn hoá Pháp –
Tr-ờng Đại học Ngoại ngữ - Đại học quốc gia hà
Trang 4néi trong giai ®o¹n hiÖn nay
3.1.1 Nguyên tắc tính thừa kế……….…… 52 3.1.2 Nguyên tắc tính thực tiễn……… ……… 52 3.1.3 Nguyên tắc tính hiệu quả……… … 53
3.2.1 Nhóm biện pháp thứ 1: Nâng cao ý thức, xây dựng động cơ và
thái độ học tập đúng đắn cho sinh viên đối với hoạt động tự học……
53
3.2.2 Nhóm biện pháp thứ 2: Tổ chức các hoạt động nhằm bồi
dưỡng và rèn luyện hệ thống kỹ năng tự học cho sinh viên………
57
3.2.3 Nhóm biện pháp thứ 3: Đổi mới phương pháp giảng dạy của
giảng viên nhằm tăng cường tính tích cực tự học của sinh viên…….
66
3.2.4 Nhóm biện pháp thứ 4: Đảm bảo cơ sở vật chất, trang thiết bị
phục vụ hoạt động tự học của sinh viên……….…… 70 3.2.5 Nhóm biện pháp thứ 5: Đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá
chất lượng học tập của sinh viên nhằm kích thích hoạt động tự học 71 3.2.6 Nhóm biện pháp thứ 6: Tổ chức tốt công tác thi đua khen
thưởng nhằm thúc đẩy hoạt động tự học của sinh viên……… … 74
3.3 Mối liên hệ giữa các biện pháp quản lý hoạt động tự học 76
3.4 Khảo nghiệm tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp 78
Trang 5MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Tự học là một yêu cầu không thể thiếu đối với mỗi công dân nói chung, thế hệ trẻ, sinh viên nói riêng Tự học là một thuộc tính vốn có của con người, là con đường phát triển nội lực của mỗi cá nhân, của dân tộc, động lực chính của quá trình giáo dục
- đào tạo Sinh thời, Hồ Chủ tịch đã từng nói: “ Về cách học, phải lấy tự học làm cốt”
Đảng và Nhà nước ta luôn coi trọng công tác giáo dục - đào tạo, coi đó là điều kiện tiên quyết để thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước Nghị quyết Đại hội lần
VIII của Đảng đã chỉ rõ: “ Tập trung sức nâng cao chất lượng dạy và học, tạo ra năng lực tự học sáng tạo của mỗi học sinh” Đại hội lần thứ IX của Đảng lại tiếp tục chỉ đạo ngành GD - ĐT : “ Phát huy tinh thần độc lập suy nghĩ và sáng tạo của học sinh – sinh viên, đề cao năng lực tự học, tự hoàn thiện học vấn và tay nghề…” Khi bàn về vấn đề tự học, giáo sư Tạ Quang Bửu cũng đã viết: “ Tự học là khởi nguồn của phong cách tự đào tạo đồng thời là cái nôi nuôi dưỡng sự sáng tạo Ai giỏi tự học ngay từ khi ngồi trên ghế nhà trường, người đó sẽ tiến xa.”
Tự học đã trở thành vấn đề cấp thiết đối với giáo dục và đào tạo nước ta Hoạt động tự học có ý nghĩa quyết định biến quá trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo
Đặc biệt đối với trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Quốc gia Hà nội là một trong ba trường thành viên của Đại học Quốc gia Hà nội đang chuẩn bị chuyển đổi từ học chế niên chỉ sang học chế tín chỉ thì vấn đề tự học càng trở nên là vấn đề đặc biệt
quan tâm, để đào tạo ra được những “ sản phẩm” hoàn hảo, những con người sẽ làm
chủ tương lai đất nước Để hoàn thành sứ mệnh vinh quang ấy thì trong quá trình học tập, những sinh viên này, cần phải có khả năng tự học, tự nghiên cứu để nâng cao trình
độ, tự cập nhật tri thức, biết cách biến quá trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo
Nhưng qua thực tiễn công tác cùng với những quan sát và kết quả điều tra, đánh giá chúng tôi nhận thấy sinh viên chưa thực sự tự giác trong học tập, rất thờ ơ với việc trang bị kiến thức, học tập còn mang tính chiếu lệ, chỉ cốt để trải qua thi cử Nguyên
Trang 6nhân một phần cũng do sinh viên chưa có được những phương pháp và kỹ năng học tập ở bậc đại học do vậy kết quả tự học của sinh viên còn thấp
Chính vì vậy tôi đã chọn hướng nghiên cứu với tên đề tài: “Biện pháp quản lý
hoạt động tự học của sinh viên khoa Ngôn ngữ và Văn hoá Pháp trường Đại học Ngoại ngữ - Đaị học Quốc gia Hà nội trong giai đoạn hiện nay”
2 Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn, đề xuất một số biện pháp quản lý hoạt động tự học của sinh viên nhằm nâng cao chất lượng đào tạo ở khoa Ngôn ngữ và Văn hoá Pháp trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Quốc gia Hà nội trong giai đoạn hiện nay
3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1 Khách thể nghiên cứu: Quản lý quá trình dạy học ở Khoa Ngôn ngữ và Văn hoá
Pháp trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Quốc gia Hà nội
3.2 Đối tượng nghiên cứu: Biện pháp quản lý hoạt động tự học của sinh viên khoa
Ngôn ngữ và Văn hoá Pháp trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Quốc gia Hà nội
4 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu lý luận về quản lý hoạt động tự học của sinh viên
- Đánh giá thực trạng công tác quản lý hoạt động tự học của sinh viên khoa Ngôn ngữ
và Văn hoá Pháp trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Quốc gia Hà nội
- Đề xuất các biện pháp tăng cường hoạt động tự học của sinh viên nhằm nâng cao chất lượng đào tạo ở khoa Ngôn ngữ và Văn hoá Pháp trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Quốc gia Hà nội trong giai đoạn hiện nay
5 Giả thuyết khoa học
Nếu áp dụng các biện pháp quản lý hoạt động tự học của sinh viên một cách khoa học, hệ thống và phù hợp thì chất lượng hoạt động học tập của sinh viên sẽ được nâng cao và đáp ứng mục tiêu đào tạo của nhà trường trong giai đoạn hiện nay
6 Phạm vi đề tài nghiên cứu
Trang 7Nghiên cứu thực trạng quản lý hoạt động tự học của sinh viên ở Khoa Ngôn ngữ và Văn hoá Pháp Trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Quốc gia Hà Nội từ năm 2002-2003 đến nay
7 Phương pháp nghiên cứu
7.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận:
- Thu thập, nghiên cứu, phân tích xử lý tài liệu
7.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
- Phương pháp quan sát, phương pháp điều tra bảng hỏi, phương pháp tổng kết kinh nghiệm, phương pháp chuyên gia
7.3 Nhóm phương pháp hỗ trợ:
Sử dụng toán học thống kê để xử lý số liệu
8 Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, khuyến nghị, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung luận văn dự kiến trình bày trong 3 chương
Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động tự học của sinh viên
Chương 2: Thực trạng quản lý hoạt động tự học của sinh viên khoa Ngôn ngữ và Văn
hoá Pháp trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Quốc gia Hà nội
Chương 3: Biện pháp quản lý hoạt động tự học của sinh viên khoa Ngôn ngữ và Văn
hoá Pháp trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Quốc gia Hà nội trong giai đoạn hiện nay
Trang 8Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TỰ HỌC CỦA SINH VIÊN
1.1 Tổng quan về vấn đề nghiên cứu
1.2 Một số khái niệm cơ bản của đề tài
1.2.1 Khái niệm về sinh viên
Theo X.L Rubinsen quan niệm: “ sinh viên” là đại biểu của một nhóm xã hội đặc biệt được đào tạo trong các trường đại học, cao đẳng để chuẩn bị cho hoạt động lao động và sản xuất vật chất cho xã hội Nhóm sinh viên rất cơ động được tổ chức thoe một mục đích xã hội nhất định nhằm chuẩn bị thực hiện vai trò xã hội với trình
độ nghề nghiệp cao trong các lĩnh vực xã hội, sinh viên là nguồn lực bổ sung cho đội ngũ tri thức được đào tạo thành người lao động có tay nghề cao tham gia hoạt động tích cực
1.2.2 Khái niệm về tự học
Tự học là học khi có thầy và cả khi không có thầy, người học biết tự xác định mục tiêu, tự lập kế hoạch, tự đánh giá việc học tập của bản thân Tự học là học mà không cần có sự giám sát bên ngoài Tự học là “ tự động học tập”, nó thể hiện tính tự giác, tích cực, tự lực rất cao trong quá trình lĩnh hội khái niệm khoa học của người học
Tự học – là tự mình động não, suy nghĩ, sử dụng các năng lực trí tuệ ( quan sát, so sánh, phân tích, tổng hợp…) và có khi cả cơ bắp ( khi phải sự dụng công cụ) cùng các phẩm chất của mình, rồi cả động cơ, tình cảm, cả nhân sinh quan, thế giới quan ( tính trung thực, khách quan, có chí tiến thủ, không ngại khó, ngại khổ, kiên trì, nhẫn nại, chiếm lĩnh một lĩnh vực hiểu biết nào đó của nhân loại, biến lĩnh vực đó thành sở hữu của mình.[ 32,59]
1.2.3 Khái niệm về quản lý
Hoạt động quản lý là tác động có định hướng, có chủ đích của chủ thể quản
lý ( người quản lý) đến khách thể quản lý ( người bị quản lý) trong một tổ chức nhằm cho tổ chức vận hành và đạt mục đích của tổ chức [ 9 ,1 ]
Trang 9Quản lý là một hoạt động thiết yếu, nó đảm bảo sự phối hợp nỗ lực của cá nhân nhằm đạt được các mục đích của nhóm Mục tiêu của mọi nhà quản lý là nhằm hình thành một môi trường mà trong đó con người có thể đạt được các mục đích của nhóm với thời gian, tiền bạc, vật chất và sự bất mãn cá nhân ít nhất Với tư cách thực hành thì cách quản lý là một nghệ thuật, còn kiến thức có tổ chức về quản lý là một khoa học [ 21,33]
1.2.4 Khái niệm về quản lý giáo dục
Quản lý giáo dục là hệ thống những tác động có mục đích, có kế hoạch, hợp với quy luật của chủ thể quản lý nhằm làm cho hệ vận hành theo đường lối và nguyên
lý giáo dục của Đảng Thực hiện được các tính chất của nhà trường XHCN, mà tiêu điểm hội tụ là quá trình dạy học, giáo dục thế hệ trẻ, đưa hệ giáo dục đến mục tiêu dự kiến tiến lên trạng thái mới về chất [ 30,35]
1.2.5 Khái niệm về quản lý nhà trường
Quản lý nhà trường là thực hiện đường lối giáo dục của Đảng trong phạm vi trách nhiệm của mình, tức là đưa nhà trường vận hành theo nguyên lý giáo dục để tiến tới mục tiêu giáo dục, mục tiêu đào tạo đối với ngành giáo dục, với thế hệ trẻ và từng học sinh [ 18, 61]
1.3 Quan niệm chung về hoạt động tự học
1.3.1 Vị trí, vai trò của sinh viên trong tự học
Hoạt động tự học luôn giữ vai trò quan trọng trong quá trình học tập và phát triển của mỗi người Bàn về vai trò của tự học nguyên Tổng bí thư Đỗ Mười đã phát biểu: “
Tự học tự đào tạo là con đường phát triển suốt đời mỗi con người trong điều kiện kinh
tế xã hội nước ta hiện nay và mai sau, đó cũng là truyền thống quý báu của người Việt nam và dân tộc Việt nam Chất lượng và hiệu quả giáo dục được nâng cao khi tạo ra được năng lực sáng tạo của người học, khi biến được quá trình giáo dục thành tự giáo dục,” [29]
Trang 101.3.2 Đặc điểm của sinh viên trong tự học
Nét đặc trưng cơ bản về hoạt động học tập của sinh viên là sự tập trung căng thẳng về trí tuệ, sự hứng thú, say mê về cảm xúc và thái độ đúng đắn trong học tập Hoạt động
tự học của sinh viên có vai trò quan trọng quyết định tới quá trình nhận thức, nó mang
đủ những đặc trưng cơ bản của hoạt động tự học nói chung, đó là quá trình sinh viên
tự giác, tự lực, tích cực dưới sự hướng dẫn của giáo viên để sinh viên có thể chiếm lĩnh những tri thức khoa học ở một lĩnh vực chuyên môn nào đó bằng hành động của chính mình nhằm đạt được mục tiêu đào tạo
1.3.3 Hoạt động dạy – học ở đại học
Quá trình dạy học là sự phối hợp thống nhất của hoạt động chỉ đạo của thầy với hoạt động lĩnh hội tự giác, tích cực, tự lực sáng tạo của trò, nhằm làm cho trò đạt được mục đích dạy học [34, 91]
Quá trình dạy – học là một hệ thống toàn vẹn gồm ba thành tố cơ bản: thầy ( dạy), trò ( tự học), tri thức Ba thành tố này luôn tương tác với nhau, thâm nhập vào nhau, quy định lẫn nhau rheo những quy luật riêng nhằm kết hợp chặt chẽ quá trình dạy của thầy với quá trình tự học của trò làm cho dạy học công hưởng với tự học tạo ra chất lượng
và hiệu quả trong giáo dục
1.4 Quản lý hoạt động tự học tự học của sinh viên
1.4.1 Đặc điểm của công tác quản lý hoạt động tự học
Theo lý luận về quản lý thì bất kỳ một hoạt động quản lý nào cũng bao gồm: chủ thể quản lý và đối tượng bị quản lý
Quản lý hoạt động tự học có liên quan đến việc trao đổi thông tin và có mối liên hệ ngược.Thông tin là một yếu tố không thể thiếu trong công tác quản lý Trong quản lý hoạt động tự học, thông tin là các tín hiệu mới được thu nhận, được hiểu, được cho là
có ích trong quản lý hoạt động tự học Trên cơ sở những thông tin, chủ thể quản lý tính toán, xử lý kịp thời đưa ra những quyết định quản lý là những nội quy, quy định của nhà trường về học tập nói chung và tự học nói riêng
Trang 11Trong hoạt động tự học thì chủ thể trong quản lý hoạt động tự học của sinh viên là những bộ phận chịu trách nhiệm tác động vào quy trình tự học của sinh viên theo quy định của Bộ Giáo dục và đào tạo
1.4.2 Mục tiêu quản lý hoạt động tự học
Mọi hoạt động quản lý đều xuất phát từ mục tiêu quản lý Mục tiêu quản lý hoạt động
tự học của sinh viên là làm cho quá trình tự học được vận hành đồng bộ, có hiệu quả nhằm nâng cao chất lượng học tập
- Về nhận thức
- Về thái độ
- Về hành vi
1.4.3 Nội dung quản lý hoạt động tự học
- Xây dựng động cơ tự học cho sinh viên
- Quản lý kế hoạch tự học của sinh viên
- Quản lý nội dung, phương pháp tự học của sinh viên
- Quản lý các điều kiện đảm bảo cho hoạt động tự học của sinh viên
- Kiểm tra đánh giá kết quả tự học của sinh viên
1.4.4 Biện pháp quản lý hoạt động tự học
- Xây dựng động cơ tự học cho sinh viên
- Nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của tự học cho sinh viên và giảng viên
- Xây dựng kế hoạch tự học cho sinh viên
- Xây dựng quy định, nội quy về hoạt động tự học của sinh viên
- Tổ chức, kiểm tra, đánh giá hoạt động tự học
1.4.5 Các nhân tố tham gia quản lý quá trình tự học của sinh viên
- Các lực lượng quản lý bên trong nhà trường:
- Các lực lượng quản lý bên ngoài nhà trường
1.5 Những yêu cầu về tự học của sinh viên trong xu hướng đào tạo theo học chế tín chỉ ở trường đại học
1.5.1 Tín chỉ
Trang 121.5.2 Phương pháp dạy và học theo học chế tín chỉ
1.5.3 Quản lý dạy và học theo học chế tín chỉ
1.5.4 Những yêu cầu về tự học trong phương thức đào tạo theo học chế tín chỉ
Ngày 14 tháng 8 năm 1967, Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 128/CP thành lập Trường Đại học Sư phạm Ngoại ngữ Hà nội trên cơ sở 4 khoa ngoại ngữ được tách ra từ Trường Đại học Sư phạm Hà nội
Ngày 10 tháng 12 năm 1993, Chính phủ ban hành Nghị định số 97/CP thành lập Đại học Quốc gia Hà nội trên cơ sở sát nhập 3 trường đại học: Trường Đại học Tổng hợp
Hà nội, Trường Đại học Sư phạm Hà nội và Trường Đại học Sư phạm Ngoại ngữ Hà nội Là thành viên của Đại học Quốc gia Hà nội, năm 1995 Trường Đại học Sư phạm Ngoại ngữ Hà nội được đổi tên thành Trường Đại học Ngoại ngữ - ĐHQGHN
2.1.2 Cơ cấu tổ chức và đội ngũ
2.1.3 Đặc điểm, đối tượng đào tạo của Trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Quốc gia Hà nội
- Đào tạo cử nhân ngoại ngữ hệ chất lượng cao, hệ chính quy: 04 năm
Trang 13- Đào tạo Thạc sỹ: 02 năm
- Đào tạo tiến sĩ: 04 năm
- Đào tạo cử nhân hệ vừa học vừa làm: 04 năm
- Đào tạo chuyên ngành 2: 4 năm
Ngoài ra, trường còn tổ chức các lớp đào tạo, bồi dưỡng cho giáo viên phổ thông trong cả nước
2.2 Thực trạng công tác quản lý của Trường, Khoa về hoạt động tự học của sinh viên khoa Ngôn ngữ và Văn hoá Pháp
2.2.1 Tình hình chung
Khoa Ngôn ngữ và Văn hóa Pháp là đơn vị lớn của Trường, là trung tâm đào tạo giáo viên và cán bộ biên phiên dịch tiếng Pháp trình độ cử nhân, thạc sỹ lớn nhất Việt nam và trong khu vực Đông nam á - Châu á Thái Bình Dương Đây cũng là nơi thường xuyên tổ chức đào tạo, bồi dưỡng giảng viên các trường đại học và giáo viên phổ thông trong cả nước
Về cơ sở vật chất, Khoa Ngôn ngữ và Văn hóa Pháp cũng là khoa duy nhất có khu học riêng biệt với 32 phòng học cho sinh viên, 6 phòng chuyên môn cho tổ bộ môn, khu Trung tâm thư viện được Pháp trang bị với rất nhiều tài liệu và trang thiết bị hiện đại, cùng với 6 phòng cho Ban chủ nhiệm cùng các cán bộ quản lý Phải nói rằng khoa Pháp là đơn vị duy nhất có được cơ sở vật chất như vậy và đây cũng là một trong những điều kiện để dạy và học được đạt kết quả tốt
2.2.2 Thực trạng hoạt động tự học của sinh viên khoa Ngôn ngữ và văn hóa Pháp
2.2.2.1 Nhận thức của sinh viên về tác dụng và vai trò cần thiết của hoạt động tự học
Ở Khoa Pháp Trường Đại học Ngoại ngữ - ĐHQGH, đa số sinh viên đều có nhận thức đúng về tác dụng của hoạt động tự học ở Trường Đại học, sinh viên cũng thấy được sự cần thiết của các hoạt động chủ yếu trong quá trình học tập của sinh viên: học trên lớp, học ở nhà/ ký túc xá, học trên thư viện hay các hoạt động bổ trợ cũng rất quan trọng và có tác dụng và đem lại hiệu quả khá cao trong học tập đối với
Trang 14sinh viên như: làm gia sư, biên phiên dịch, giao lưu tại các câu lạc bộ tiếng… Tuy nhiên cũng còn không ít sinh viên chưa nhận thức rõ và động cơ tự học đúng đắn, họ vẫn chỉ học mang tính chất đối phó để thi cử
2.2.2.2 Thực trạng về cách thức và hiệu quả tự học
+ Hoạt động tự học trong giờ lên lớp
Hoạt động học tập trong giờ lên lớp được sinh viên thực hiện khá nghiêm túc Trong quá trình học tập các em lên tương đối đầy đủ, đúng giờ, rất ít sinh viên chốn tiết, bỏ giờ Tuy nhiên trong quá trình học tập trên lớp, cách lĩnh hội tri thức chủ yếu
vẫn là thụ động theo lối dạy truyền thống một chiều “ thầy cung cấp, trò ghi nhớ” ,
sinh viên chủ yếu thu nhận kiến thức theo kết luận của giáo viên trong bài giảng Sinh viên ít chủ động nêu vấn đề, ít vận dụng tư duy để so sánh, phân tích, tổng hợp, trừu tượng hoá, khái quát hoá, hệ thống hoá kiến thức trong phạm vi bài giảng cũng như trong cả chương trình môn học
+ Hoạt động tự học ngoài giờ lên lớp
* Thực trạng việc xây dựng và thực hiện kế hoạch học tập
Đa số sinh viên có lập kế hoạch học tập, nhưng chủ yếu theo tuần 60 %, chỉ có
20 % lập kế hoạch theo tháng, có 12 % lập kế hoạch theo kỳ và chỉ có 7 % lập kế hoạch theo năm, 3% lập kế hoạch theo toàn khoá học
Mặc dù sinh viên có đưa ra kế hoạch học tập nhưng phần lớn các em cho rằng mình không thực hiện được kế hoạch học tập đã đề ra là và tự đánh giá mình thực hiện tốt kế hoạch học tập cho chính mình, còn không ít sinh viên tự nhận là mình không thực hiện kế hoạch học tập đã đề ra
* Thực trạng về hình thức và địa điểm học tập
Trong quá trình học tập thì hoạt động tự học của sinh viên còn được thực hiện thông qua các hoạt động tập thể Các hoạt động tập thể của sinh viên được tổ chức theo nhiều hình thức như: các buổi hội thảo, báo cáo, trao đổi kinh nghiệm học tập, các cuộc thi do khoa, chi đoàn giáo viên tổ chức Nhưng trên thực tế, trong các hoạt động chưa phải tất cả sinh viên tham gia, phát huy, tận dụng để tự học có hiệu quả