0
Tải bản đầy đủ (.doc) (63 trang)

Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất chung

Một phần của tài liệu KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT SẢN PHẨM DÂY ĐIỆN OVAN MỀM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐIỆN NƯỚC LẮP MÁY HẢI PHÒNG (Trang 56 -62 )

- Hình thức kế toán.

4.3.3. Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất chung

4.3.3.1. Áp dụng phương pháp tính khấu hao phù hợp với từng loại tài sản cố định

Hiện nay, công ty Cổ phần Điện nước lắp máy Hải Phòng đang áp dụng phương pháp khấu hao đường thẳng để tính khấu hao cho toàn bộ TSCĐ của công ty. Đây là phương pháp khấu hao phù hợp với chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành và khá phổ biến ở nhiều loại hình doanh nghiệp. Tuy có nhiều ưu điểm như dễ tính toán, nhưng việc áp dụng phương pháp khấu hao theo đường thẳng tại công ty là chưa hợp lý, chưa phản ánh đúng gí trị hao mòn của TSCĐ. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến việc lập kế hoạch nâng cấp TSCĐ. Công ty cần có một phương pháp tính hao mòn hợp lý hơn. Công ty có thể áp dụng phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần có điều chỉnh với những TSCĐ như máy bọc, máy rút, máy bện… được nhập khẩu từ Hàn Quốc, Nhật Bản và Đài Loan. Đây là những TSCĐ có tốc độ hao mòn vô hình cao, đòi hỏi phải khấu hao nhanh nhằm theo kịp sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật. Những TSCĐ này khi trích khấu hao theo số dư giảm dần có điều chính phải thỏa mãn đồng thời các điều kiện sau:

- Là TSCĐ đầu tư mới (chưa qua sử dụng)

Phương pháp trích khấu hao TSCĐ theo số dư giảm dần có điều chỉnh được tiến hành theo các bước sau:

B1- xác định thời gian sử dụng của TSCĐ theo phương pháp đường thẳng. B2- xác định mức khấu hao hàng năm của TSCĐ :

Mức khấu hao hàng

năm của TSCĐ =

Giá trị còn lại của TSCĐ

Tỷ lệ khấu hao nhanh

Trong đó: Tỷ lệ khấu hao nhanh được xác định theo công thức: Tỷ lệ khấu hao

nhanh =

Tỷ lệ khấu hao TSCĐ theo phương pháp đường thẳng

Hệ số điều chỉnh

Hệ số điều chỉnh xác định theo thời gian sử dụng của TSCĐ theo quy định sau: Thời gian sử dụng của TSCĐ chỉnh (lần)Hệ số điều

Đến 4 năm ( 1,5

Trên 4 đến 6 năm 2,0

Trên 6 năm 2,5

Những năm cuối, khi mức khấu hao xác định theo số dư giảm dần có điều chỉnh nói trên bằng (hoặc thấp hơn) mức khấu hao bình quân giữa giá trị còn lại và số năm sử dụng còn lại của TSCĐ, thì kể từ năm đó mức khấu hao được tính bằng giá trị còn lại của TSCĐ chia cho số năm sử dụng còn lại của TSCĐ. Mức trích khấu hao hàng tháng bằng số khấu khao phải trích cả năm chia cho 12 tháng.

4.3.3.2. Lựa chọn sử dụng tiêu thức phân bổ chi phí sản xuất chung phù hợp

Việc sử dụng mô hình phân bổ CPSXC theo một tiêu chuẩn duy nhất là tiền lương nhân công trực tiếp sản xuất như hiện nay tại công ty tuy có ưu điểm là áp dụng đơn giản, chi phí quản lý thấp nhưng dẫn đến việc phân bổ CPSXC không chính xác khi các yếu tố chi phí phong phú và CPSXC phức tạp hơn. Điều này có khả năng dẫn tới hệ thống chi phí không phản ánh được quy trình sản xuất kinh doanh, khó xác định được mức độ sinh lời của sản phẩm do thông tin chi phí không trung thực, dẫn tới chiến lược và quyết định kinh doanh sai lầm.

Do đó, cùng với việc gia tăng CPSXC, sự phong phú của các yếu tố chi phí và công nghệ sản xuất ngày càng được tự động và hiện đại hóa như hiện nay tại công ty, em xin đề xuất công ty nên áp dụng mô hình phân bổ CPSXC theo bộ phận. Ưu điểm của mô hình này là việc sử dụng nhiều tiêu chuẩn phân bổ khác nhau tương ứng với từng trung tâm chi phí, cho phép xác định giá phí của từng loại sản phẩm một cách chính xác hơn. Mô hình này gồm hai giai đoạn: Ở giai đoạn thứ nhất, CPSXC được tập hợp cho các trung tâm chi phí là các bộ phận, các đơn vị trực thuộc theo mô hình quản lý của doanh nghiệp. Giai đoạn thứ hai, CPSXC được phân bổ từ các trung tâm chi phí đó cho từng sản phẩm cụ thể. Để phân bổ CPSXC, kế toán sử dụng nhiều tiêu chuẩn phân bổ khác nhau phù hợp với bản chất từng công việc được thực hiện ở từng bộ phận. Cụ thể như sau:

- Chi phí nhân viên phân xưởng (TK 6271): Phân bổ cho các sản phẩm theo tiêu thức tiền lương nhân công trực tiếp sản xuất.

- Chi phí vật liệu (TK 6272): Phân bổ cho các sản phẩm theo tiêu thức NVL chính.

- Chi phí dụng cụ sản xuất (TK 6273): Phân bổ cho các sản phẩm theo tiêu thức khối lượng sản phẩm sản xuất ra trong kỳ.

- Chi phí khấu hao TSCĐ (TK 6274): Phân bổ cho các sản phẩm theo tiêu thức số giờ máy hoạt động.

- Chi phí dịch vụ mua ngoài (TK 6277): Phân bổ theo tiêu thức định mức tiêu hao năng lượng động lực (điện, nước).

- Chi phí bằng tiền khác (TK 6278): Phân bổ theo tiêu thức khối lượng sản phẩm sản xuất ra trong kỳ.

4.3.3.3. Áp dụng hình thức phân bổ nhiều lần với những công cụ dụng cụ có giá trị lớn, thời gian sử dụng dài

Hiện nay, khi xuất dùng CCDC sử dụng cho phân xưởng sản xuất dây cáp điện, công ty chỉ phân bổ một lần các CCDC có giá trị lớn vào CPSXC trong kỳ mà không phân bổ cho từng kỳ. Điều này dẫn đến sự biến động lớn về CPSXC giữa các kỳ sản xuất. Việc ghi nhận chi phí không phù hợp với doanh thu, ảnh hưởng tới sự

ổn định của giá thành sản phẩm. Ngoài ra, việc hạch toán như trên cũng tạo ra sự lỏng lẻo trong công tác quản lý, bảo quản sử dụng CCDC. Những CCDC đã được phân bổ hết giá trị vào một kỳ nên kế toán thường không quan tâm tới việc tiến hành thu hồi mặc dù các CCDC đó vẫn còn giá trị, gây ra sự lãng phí, thất thoát cho công ty.

Vì vậy, để đảm bảo cả về quy định hiện hành cũng như công tác quản lý, bảo dưỡng, sử dụng hiệu quả và tiết kiệm CCDC, em xin kiến nghị công ty nên tiến hành phân bổ CCDC có giá trị lớn, thời gian sử dụng dài cho nhiều kỳ sản xuất khi xuất dùng CCDC sử dụng tại phân xưởng sản xuất. Số lần phân bổ tùy thuộc vào giá trị, mục đích, thời gian sử dụng của CCDC.

Những CCDC có giá trị lớn như máy nén hơi cho lò ủ đồng, hệ thống cân điện tử…thời gian sử dụng dài, khi xuất dùng cho phân xưởng sản xuất dây cáp điện nên hạch toán vào bên Nợ TK 142 – Chi phí trả trước ngắn hạn (CCDC có giá trị lớn và có thời gian sử dụng dưới một năm) hoặc bên Nợ TK 242 – Chi phí trả trước dài hạn (CCDC có thời gian sử dụng trên một năm và có giá trị lớn) theo tổng giá trị CCDC xuất dùng.

Khi đó, trên bảng kê số 4 phải thêm cột TK 142, TK 242 để phản ánh số phát sinh có của hai TK này. Trên bảng kê số 6 cũng phải phản ánh khoản phân bổ CCDC có giá trị lớn này.

4.3.3.4. Về việc phân định biến phí sản xuất chung và định phí sản xuất chung

Một trong các vấn đề khó khăn vẫn còn tồn tại ở hầu hết các doanh nghiệp sản xuất nói chung hiện nay chính là vấn đề phân biệt biến phí SXC và định phí SXC. Theo chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS) số 02 thì CPSXC phải được phân biệt thành hai loại là biến phí SXC và định phí SXC. Trong đó biến phí SXC được phân bổ hết vào chi phí chế biến cho mỗi đơn vị sản phẩm theo tiêu chí thực tế phát sinh. Định phí SXC được phân bổ vào chi phí chế biến cho mỗi đơn vị sản phẩm dựa trên mức công suất bình thường của máy móc sản xuất. Trường hợp mức sản phẩm thực tế sản xuất thấp hơn công suất bình thường thì chi phí SXC cố định được phân bổ vào chi phí chế biến của mỗi đơn vị sản phẩm theo mức công suất bình thường. Phần chi phí SXC không được ghi nhận là chi phí sản xuất kinh doanh

trong kỳ. Việc hạch toán theo chuẩn mực kế toán số 02 thì giá thành sản phẩm sẽ phản ánh một cách trung thực các chi phí thực tế ra sản phẩm đó.

Tuy nhiên không phải doanh nghiệp nào cũng thực hiện được điều này bởi việc phân loại chi phí sản xuất chung thành biến phí và định phí là một việc khó khăn và phức tạp, gây nhiều tranh cãi. Các khoản CPSXC lại khác nhau, do đó không thể đưa vào một khuôn mẫu cụ thể nào nhất định để phân loại chi phí SXC. Sau đó phân loại chi phí SXC dựa trên các tiêu thức sự biến đổi của các loại chi phí này với sự thay đổi của mức độ hoạt động là số lượng các sản phẩm sản xuất ra trong kỳ.

+ Với chi phí nhân viên phân xưởng, lương của nhân viên được trả theo thời gian nên khi sản lượng làm ra tăng lên hoặc giảm đi đều không ảnh hưởng tới mức chi phí này. Nên chi phí nhân viên phân xưởng là định phí SXC.

+ Chi phí nguyên vật liệu: tại phân xưởng sản xuất, nguyên vật liệu chủ yếu là các vật liệu phụ, nhiên liệu. Khi sản phẩm sản xuất ra thay đổi sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới mức độ hoạt động của hệ thống dây chuyền, máy móc…nên chi phí vật liệu là biến phí sản xuất chung.

+ Chi phí Công cụ dụng cụ : gồm các công cụ có giá trị sử dụng 1 lần hoặc phân bổ nhiều lần cho nhiều kỳ. Khi số lượng sản phẩm làm ra của một kỳ tăng lên hoặc giảm đi thì chi phí này cũng không thay đổi. Nên Chi phí công cụ dụng cụ là định phí sản xuất chung.

+ Chi phí Khấu hao TSCĐ: Với phương pháp khấu hao theo đường thẳng thì mức khấu hao đã được xây dựng sẵn, không phụ thuộc vào số lượng sản phẩm sản xuất ra nên chi phí này là định phí SXC.

+ Chi phí dịch vụ mua ngoài: Như chi phí tiền điện, nước. Chi phí này sẽ tăng lên khi máy móc hoạt động nhiều để sản xuất thêm hoặc giảm đi khi số lượng sản phẩm sản xuất ra giảm. Vậy chi phí này là chi phi hỗn hợp. Khi tiến hành phân loại chi phí cân sử dụng một số phương pháp để xác định đâu là biến phí SXC, đâu là định phí SXC.

+ Chi phí bằng tiền khác: Là biến phí sản xuất chung

4.3.3.5. Về việc sử dụng phần mềm kế toán vào công tác kế toán:

Tuy hiện nay đã trang bị hệ thống máy tính mới hiện đại hơn và có một số kế hoạch xem xét nhu cầu của công tác hạch toán kế toán tại công ty để áp dụng phần

mềm kế toán nhưng công ty vẫn chưa có ý định sử dụng phần mềm kế toán. Việc chỉ dùng chương trình excel chạy trên nềm Access vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu thiết yếu của kế toán. Ví dụ công ty tính giá hàng xuất kho theo đơn giá bình quân sau mỗi lần nhập, một ngày có thể phải tính rất nhiều đơn giá khác nhau. Nếu có phần mềm hỗ trợ, kế toán sẽ giảm bớt được công việc tính toán và từ đó giảm bớt sai sót.

KẾT LUẬN

Trong điều kiện kinh tế thị trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt hiện nay, các doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển một cách bền vững cần phải quan tâm đúng mức tới công tác quản lý chi phí. Làm sao để với một chi phí thấp và hợp lý nhất tạo ra được mức lợi nhuận cao nhất là điều bất kỳ một doanh nghiệp nào cũng muốn hướng tới. Không những thế, nếu năng suất lao động tăng, hiệu quả sản xuất kinh doanh tăng và giá thành sản phẩm hạ, tiết kiệm được chi phí sản xuất sẽ tạo điều kiện giúp cho doanh nghiệp tạo được chỗ đứng trên thị trường, nâng cao sức ảnh hưởng và thị phần của doanh nghiệp. Muốn làm đạt được những điều trên, yêu cầu đặt ra với các doanh nghiệp là phải tăng cường hoàn thiện công tác kế toán, đặc biệt là hoàn thiện phần hành kế toán chi phí sản xuất.

Qua quá trình thực tập tại công ty Cổ phần Điện nước lắp máy Hải Phòng đã giúp em có cái nhìn khái quát hơn về công việc của kế toán trong một doanh nghiệp cũng như nhận thức được tầm quan trọng của kế toán chi phí sản xuất đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Dưới góc độ là một sinh viên thực tập, thông qua quá trình tìm hiểu, nghiên cứu và học hỏi kinh nghiệm cùng với những kiến thức đã được giảng dạy tại nhà trường, em xin đề xuất một vài ý kiến để phần nào có thể góp phần hoàn thiện hơn kế toán chi phí sản xuất của công ty.

Tuy nhiên, do điều kiện thời gian thực tập và kiến thức còn hạn chế nên mặc dù đã rất cố gắng, song bài luận văn tốt nghiệp của em vẫn khó tránh khỏi nhiều thiếu sót và hạn chế nhất định. Vì vậy, em rất chân thành mong được nhận những ý kiến đóng góp của các thầy cô giáo và các cô chú, anh chị tại phòng kế toán của công ty để em có điều kiện bổ sung, hoàn thiện bài luận văn của mình.

Em xin chân thành cảm ơn.

Một phần của tài liệu KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT SẢN PHẨM DÂY ĐIỆN OVAN MỀM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐIỆN NƯỚC LẮP MÁY HẢI PHÒNG (Trang 56 -62 )

×