- Hình thức kế toán.
3.3.4. Kế toán chi phí sản xuất sản phẩm dây điện Ovan mềm
3.3.4.1. Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Chứng từ sử dụng
Để đáp ứng nhu cầu NVL một cách kịp thời cho sản xuất, công ty tổ chức kho NVL chịu trách nhiệm quản lý tất cả NVL của công ty. Căn cứ theo kế hoạch sản xuất, công ty xuất kho hoặc đưa ngay các nguyên liệu, vật liệu vào sản xuất sản phẩm. Do đó kế toán chi phí NVLTT hạch toán căn cứ vào chứng từ xuất kho, hóa đơn GTGT, hóa đơn mua hàng, chứng từ phân bổ NVL cho từng sản phẩm.
Tài khoản sử dụng
Kế toán chi phí NVLTT sử dụng TK 621 – “ Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp”, chi tiết cho từng sản phẩm sản xuất trong kỳ.
Chi phí NVLTT sản xuất dây điện Ovan mềm được hạch toán vào TK 621Ova.
Ngoài ra, kế toán chi phí NVLTT còn sử dụng tài khoản 152 – “Nguyên liệu, vật liệu”, chi tiết như sau: TK 1521 – “Nguyên vật liệu chính”, TK 1522 – “Nguyên vật liệu phụ”, TK 1523 – “Nhiên liệu”, TK 1527 – “Phế liệu”.
Trình tự hạch toán
Trước khi tiến hành sản xuất, phòng kỹ thuật ban hành định mức kinh tế kỹ thuật, đồng thời phòng sản xuất kinh doanh lên kế hoạch sản xuất. Căn cứ vào kế hoạch sản xuất, nhu cầu sử dụng nguyên vật liệu cho từng loại dây được sản xuất, cán bộ sản xuất sẽ lập một phiếu xin lĩnh vật tư, trên phiếu ghi rõ danh mục vật tư cần dùng cụ thể theo số lượng.
Cán bộ vật tư sẽ lên phòng sản xuất kinh doanh xin xác nhận để xuất kho NVL. Phòng sản xuất kinh doanh sẽ xem xét tính hợp lý của phiếu xin lĩnh vật tư về số lượng, chủng loại và ký xác nhận cho phép xuất kho. Thủ kho căn cứ phiếu xác nhận xin lĩnh vật tư lập phiếu xuất kho gồm 3 liên. Một liên lưu ở bộ phận vật tư, 2 liên cán bộ vật tư của phân xưởng giữ, trong đó một liên làm căn cứ nhận NVL sau đó sẽ được lưu lại tại bộ phận thống kê, 1 liên thủ kho dùng làm căn cứ ghi thẻ kho rồi chuyển cho phòng kế toán.(Phiếu xuất kho – Phụ lục 5)
Định kỳ 3 hoặc 5 ngày phòng kế toán công ty nhận được chứng từ nhập, xuất kho và các chứng từ liên quan do thủ kho gửi lên, kế toán sẽ căn cứ những chứng từ hợp lý hợp lệ để tiến hành định khoản và ghi sổ. Cuối tháng, kế toán đối chiếu số liệu trên sổ với thẻ kho, phiếu xuất kho, phiếu nhập kho để hạch toán và kiểm tra sự chính xác của việc nhập - xuất - tồn kho.
Hiện nay, công ty đang áp dụng phương pháp tính giá trị hàng tồn kho bình quân theo mỗi lần nhập.Phương pháp này tuy tăng khả năng cập nhật thông tin phục vụ báo cáo kế toán quản trị, nhưng sau mỗi lần nhập phải tính lại đơn giá khiến khối lượng công việc tính toán tăng lên. Vì vậy khi xuất kho, bộ phận xuất không ghi cụ thể đơn giá cho từng loại vật tư mà chỉ ghi cột thành tiền theo thời điểm nhập kho gần nhất trước khi xuất.
Trị giá thực tế vật tư xuất kho được căn cứ vào số lượng vật tư xuất kho và đơn giá bình quân sau mỗi lần nhập, theo công thức:
Đơn giá bình quân sau mỗi
lần nhập
Số lượng thực tế vật tư tồn kho sau mỗi lần nhập +
Số lượng vật tư mới nhập kho nếu có
Trị giá vật tư xuất kho = Số lượng vật tư thực tế xuất kho
Đơn giá bình quân sau mỗi lần nhập
Căn cứ vào phiếu xuất kho, kế toán tiến hành lên “Bảng phân bổ NVL, CCDC”; Bảng kê số 4 – “ Tập hợp chi phí sản xuất theo phân xưởng”; sổ NKCT số 7 và vào các sổ kế toán có liên quan. Cuối tháng, kế toán lập “Bảng theo dõi Nhập – xuất vật tư, phế liệu” để theo dõi tình hình nhập, xuất vật tư chi tiết cho từng loại vật tư.
( Bảng theo dõi Nhập – xuất vật tư phế liệu – Phụ lục 6; Bảng phân bổ NVL, CCDC – Phụ lục 7)
Trong tháng 01/2011, công ty tiến hành xuất kho NVL chính để sản xuất dây điện. Công ty tính giá thành sản phẩm định kỳ theo tháng, vì vậy cuối tháng kế toán mới tổng hợp các phiếu xuất kho để tập hợp chi phí NVLTT cho từng sản phẩm. Định khoản như sau:
Nợ TK 621 1.053.443.421 (Chi tiết: Nợ TK 621 Dup 306.409.102 Nợ TK 621 Ova 289.658.729 Nợ TK 621 DM 297.623.229 Nợ TK 621 BN 159.752.291) Có TK 1521 1.053.443.421
Sổ kế toán:
Kế toán chi phí NVLTT sử dụng Bảng kê số 4 – “tập hợp chi phí sản xuất toàn phân xưởng” để tập hợp số phát sinh bên nợ của TK621. Bảng kế số 4 được lập trên cơ sở số liệu của bảng phân bổ nguyên liệu, vật liệu, CCDC, các bảng kê và một số NKCT có liên quan để tổng hợp số phát sinh Có của các TK 142, 152, 153, 154, 214, 241, 242, 334, 335, 338, 352, 621, 622, 627, đối ứng nợ các TK 154, 621, 622, 627. Số liệu tổng hợp của Bảng kê số 4 dùng để ghi vào NKCT số 7 khi đã khóa sổ vào cuối tháng. Đồng thời sử dụng sổ cái TK 621. Sổ này chỉ ghi một lần vào cuối tháng. Công ty cũng mở sổ theo dõi TK 621 để đối chiếu với sổ cái và các NKCT, bảng kê có liên quan khác.
(Sổ theo dõi TK 621 – Phụ lục 8; Sổ cái TK 621 – Phụ lục 9; Bảng kê số 4 – Phụ lục 14.; Bảng phân bổ nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ - Phụ lục 7)
3.3.4.2. Kế toán chi phí nhân công trực tiếp
Chi phí NCTT là một bộ phận cấu thành nên giá thành sản phẩm. Vì vậy, việc tính toán và hạch toán đầy đủ chi phí NCTT cũng như việc trả lương chính xác và kịp thời cho người lao động có ý nghĩa rất quan trọng trong việc quản lý thời gian lao động, quỹ lương của công ty tiến hành quản lý tốt chi phí và giá thành sản phẩm.
Chứng từ sử dụng
Tại công ty Cổ phần Điện nước lắp máy Hải Phòng, tiền lương của công nhân do phòng kế toán hành chính theo dõi và tính toán. Cơ sở để tính tổng quỹ lương của công ty là sản lượng thực tế hoàn thành nhập kho trong tháng đó. Do đó, kế toán chi phí NCTT sử dụng các chứng từ: Phiếu nhập kho; Phiếu xác nhận sản phẩm hoặc công việc hoàn thành; “Bảng tổng hợp hàng nhập kho”; Phiếu chi; Biên bản thanh toán tiền tạm ứng. “Bảng chấm công”, “Bảng thanh toán tiền lương”; “Bảng tổng hợp thanh toán tiền lương và BHXH”; “Bảng phân bổ tiền lương và BHXH…”
Tài khoản sử dụng
Tài khoản chủ yếu là TK 622 – “Chi phí nhân công trực tiếp”
TK 622 cũng được chi tiết cho từng loại sản phẩm dây điện tương tự TK 621. TK liên quan:
• TK 334 – “Phải trả người lao động” • TK 338 – “Phải trả phải nộp khác”
• TK 338 được chi tiết thành các TK cấp hai sau: + TK 3382 – “Kinh phí công đoàn” + TK 3383 – “Bảo hiểm xã hội” + TK 3384 – “Bảo hiểm y tế”
+ TK 3389 – “Bảo hiểm thất nghiệp”
Ngoài ra, kế toán chi phí NCTT còn sử dụng các TK 111, TK 141.
Trình tự hạch toán
Tiền lương NCTT sản xuất sản phẩm tại công ty Cổ phần Điện nước lắp máy Hải Phòng bao gồm:
• Tiền lương sản phẩm
• Tiền lương thời gian: lương nghỉ hội họp, lễ, phép, học tập, việc công… • Các khoản khấu trừ theo quy định: BHXH (6%); BHYT (1,5%); BHTN (1%)
Ngoài ra công nhân trực tiếp sản xuất còn được hưởng các khoản có tính chất lương như các khoản phụ cấp: Phụ cấp trách nhiệm, phụ cấp độc hại… Tiền ăn ca của công nhân trực tiếp sản xuất được hạch toán vào chi phí NCTT theo quy định.
Căn cứ vào phiếu xác nhận sản phẩm hoàn thành, phiếu nhập kho, bảng tổng hợp hàng nhập kho, tiền lương của công nhân trực tiếp sản xuất được tính dựa trên số lượng sản phẩm hoàn thành và hệ số quy đổi sản phẩm chuẩn và đơn giá tiền lương từng loại sản phẩm. Cụ thể: Lương sản phẩm của từng loại sản phẩm = Số lượng sản phẩm hoàn thành Hệ số quy đổi sản phẩm chuẩn từng sản phẩm Đơn giá tiền lương từng loại sản phẩm
Định mức sản lượng quy chuẩn của công ty hiện nay vẫn được xác định theo phương pháp bấm giờ và phương pháp thống kê kinh nghiệm. Lương cấp bậc công việc xác định dựa trên hệ số cấp bậc bình quân công nhân phân xưởng và mức lương tối thiểu do nhà nước quy định. Hệ số quy đổi sản phẩm theo sản phẩm chuẩn ABC 4x50.
Lương thời gian được tính theo công thức:
Hàng ngày tại phân xưởng, nhân viên quản lý phân xưởng sẽ thống kê, theo dõi và ghi chép số lượng sản phẩm hoàn thành của công nhân trực tiếp sản xuất, số ngày công của từng công nhân để ghi vào bảng chấm công. Trên bảng chấm công, kết hợp đồng thời theo dõi ngày công lao động và định mức sản phẩm quy chuẩn cho từng sản phẩm ứng với từng bậc thợ quy ra điểm (điểm cao hay thấp tùy thuộc vào từng bậc thợ). Cuối tháng, từ số ngày công thực tế và số điểm tương ứng từng ngày công quy ra điểm trung bình của cả tháng. Công thức sau:
Số tiền lương mỗi công nhân tương ứng với trình độ tay nghề của họ
Cuối tháng, kế toán căn cứ vào sản lượng sản phẩm hoàn thành nhập kho, bảng chấm công do phân xưởng gửi lên để lập bảng thanh toán tiền lương. Bảng này được chuyển trình giám đốc ký duyệt và sau đó chuyển lại về phòng kế toán, thủ quỹ có trách nhiệm trả lương cho công nhân. Đồng thời lập Bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội cho phân xưởng sản xuất dây điện và từ đó làm cơ sở lập “Bảng tổng hợp tiền lương và bảo hiểm xã hội toàn công ty.”
Tháng 01/2011, cuối tháng tính tiền lương phải trả cho NCTT sản xuất. Định khoản:
Nợ TK 622 38.367.339
Có TK 334 (3341) 38.367.339
Theo quy định của nhà nước về việc trích BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN cho người lao động, công ty phải trích BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ với tỷ lệ trích cụ thể là: BHXH công ty trích 16%, người lao động nộp 6% quỹ lương cơ bản; BHYT công ty trích nộp 3%, người lao động nộp 1,5%; KPCĐ công ty trích 2%; BHTN công ty trích 1%, người lao động nộp 1%. Cuối tháng, kế toán căn cứ vào Bảng thanh toán lương, tính toán xác định các khoản trích theo lương, phần công ty trích thì tính vào chi phí, phần người lao động nộp được trừ trực tiếp vào lương của họ.
Các khoản trích nộp trong tháng: Nợ TK 622 7.292.846 Nợ TK 334 2.817.690,5 Có TK 338 10.110.536,5 Chi tiết: Có TK 3382 662.986 Có TK 3383 7.292.846 Có TK 3384 1.491.718,5 Có TK 3389 662.986
Khi thanh toán lương cho NCTT sản xuất bằng tiền mặt, định khoản: Nợ TK 334 50.191.149 Có TK 111 50.191.149 Sổ kế toán Tiền lương CN bậc i Số điểm TB 1 ngày CN bậc i
Số tiền lương của 1 điểm theo quy định
Hệ số thanh toán lương (được giám đốc duyệt)
Từ “Bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội” làm cơ sở để ghi “Bảng kê số 4”. Tại bảng kê số 4, kế toán ghi số liệu Nợ chi phí NCTT phát sinh trên dòng TK 622, có chi tiết cho từng sản phẩm đối ứng ghi Có trên cột các TK 334, 338, 351 và các TK phản ánh trên các NKCT khác như NKCT số 1, số 2, số 10 (TK141). Số liệu trên Bảng kê số 4 làm cơ sở ghi NKCT số 7. Đồng thời ghi sổ cái TK 622, sổ theo dõi TK 622 để đối chiếu với sổ cái và các NKCT khác có liên quan.
( Sổ cái TK 622 – Phụ lục 11; Sổ theo dõi TK 622 – Phụ lục 10) 3.3.4.3. Kế toán chi phí sản xuất chung
Chi phí SXC là những chi phí cần thiết còn lại để sản xuất sản phẩm ngoài chi phí NVLTT, chi phí NCTT. Đây là những chi phí phát sinh trong phạm vi phân xưởng sản xuất của công ty. Hiện nay tại công ty cổ phần Điện nước lắp máy Hải Phòng, chi phí SXC được tập hợp chung cho toàn phân xưởng sản xuất theo từng khoản mục chi phí SXC. Cuối tháng tổng hợp và phân bổ cho từng loại dây điện sản xuất trong tháng theo tiền lương sản phẩm của công nhân trực tiếp sản xuất. Chi phí SXC phân bổ theo công thức:
Chi phí SXC phân bổ
cho dây điện i = Hệ số phân bổ
Chi phí tiền lương phân bổ cho dây điện i
Chứng từ sử dụng
Nội dung của chi phí SXC gồm nhiều khoản mục nên chứng từ sử dụng cũng khá đa dạng. Kế toán chi phí SXC sử dụng các chứng từ: phiếu chi; bảng thanh toán lương; bảng phân bổ tiền lương và BHXH; giấy báo nợ của ngân hàng; hóa đơn GTGT; bảng phân bổ khấu hao TSCĐ…
Tài khoản sử dụng
Để theo dõi và tập hợp chi phí SXC, kế toán sử dụng TK 627 – “Chi phí sản xuất chung”. TK 627 được chi tiết thành các TK cấp hai sau:
• TK 6271 – “Chi phí nhân viên phân xưởng”, gồm chi phí tiền lương; các khoản phụ cấp theo lương như phụ cấp ăn ca, phụ cấp trách nhiệm, phụ cấp độc hại…
• TK 6272 – “Chi phí vật liệu phụ”, gồm các chi phí vật liệu phụ, nhiên liệu phục vụ phân xưởng sản xuất.
• TK 6273 – “Chi phí công cụ sản xuất” : gồm những chi phí về dụng cụ bảo hộ lao động, công cụ dụng cụ phục vụ cho phân xưởng sản xuất.
• TK 6274 – “Chi phí khấu hao TSCĐ”: là các khoản khấu hao TSCĐ tham gia trực tiếp vào sản xuất dây điện, như khấu hao máy bện, máy rút, máy bện xoắn…
• TK 6277 – “Chi phí dịch vụ mua ngoài”, như tiền nước, tiền điện, chi phí sửa chữa TSCĐ phát sinh trong phân xưởng.
• TK 6278 – “Chi phí bằng tiền khác” như chi phí tiếp khách, chi phí giao dịch, chi phí khác trong phạm vi công ty.
Ngoài TK 627, kế toán chi phí SXC sử dụng khá nhiều TK liên quan do nội dung của chi phí này liên quan đến khá nhiều khoản mục khác nhau: TK 111, 112, 141, 152, 153, 214, 242, 331, 334, 338 …
Trình tự hạch toán
Hạch toán chi phí SXC gồm các nội dung sau: Kế toán chi phí nhân viên phân xưởng
Nhân viên phân xưởng được hưởng theo lương thời gian. Tại công ty, ban giám đốc căn cứ vào tình hình mặt bằng thu nhập chung, tỷ lệ lạm phát, tình hình chính sách về tiền lương để quy định mức lương khoán cho nhân viên quản lý phân xưởng. Mức lương tính nộp các khoản BHXH, BHYT, BHTN được xác định giống như với nhân viên trực tiếp sản xuất, cụ thể là
Lương tính trích BHXH, BHYT, BHTN nhân viên i =
(Hệ số lương cơ bản nhân viên i
+ hệ số phụ cấp nếu có) 730.000 Hàng ngày, căn cứ Bảng chấm công để theo dõi và ghi chép ngày công thực tế và mức độ hoàn thành công việc của từng nhân viên quản lý phân xưởng. Mức độ hoàn thành công việc được song song theo dõi và bình xét ở cả công ty và bộ phận quản lý. Ngày công quy đổi được tính theo công thức:
Ngày công quy
đổi = Ngày công thực tế
Hệ số hoàn thành công việc
Từ Bảng chấm công, kế toán lập Bảng thanh toán tiền lương, Bảng phân bổ tiền lương và BHXH. Cuối tháng phân bổ chi phí nhân viên phân xưởng theo chi phí tiền lương NCTT sản xuất.
(Bảng chấm công nhân viên phân xưởng – Phụ lục 12; Bảng thanh toán lương nhân viên phân xưởng – Phụ lục 13; Bảng phân bổ tiền lương phân xưởng sản xuất dây cáp điện – Phụ lục 15)
Theo Bảng thanh toán tiền lương, tổng tiền lương nhân viên quản lý phân xưởng phải trả trong tháng 01/2011 là 16.179.231 đ. Định khoản:
Nợ TK 6271 16.179.231 Có TK 334 16.179.231 Trích BHXH, BHYT, BHTN: