1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Một số giải pháp quản lý hoạt động dạy học môn Tiếng Anh ở Trường ĐHCN.TP.HCM - Cơ sở Thanh Hoá

114 349 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 114
Dung lượng 1,15 MB

Nội dung

1. Lý do chọn đề tài Đổi mới giáo dục đang diễn ra trên quy mô toàn cầu. Nhà trường từ chỗ khép kín chuyển sang mở cửa rộng rãi, đối thoại với xã hội, gắn bó chặt chẽ với nghiên cứu khoa học – công nghệ và ứng dụng. Nhà giáo thay vì chỉ truyền đạt tri thức, chuyển sang cung cấp cho người học phương pháp thu nhận, phân tích, tổng hợp, sáng tạo những tri thức, thông tin. Hội nghị lần thứ 6 BCH TW Đảng khoá IX đã chỉ rõ: “Tập trung chỉ đạo đổi mới nội dung, chương trình, phương pháp giáo dục theo chuẩn hoá, hiện đại hoá tiếp cận trình độ tiên tiến, đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực cho đất nước”. Mỗi nội dung chương trình đổi mới thì PPDH phải được cải tiến và biến đổi theo. Một trong những điều kiện quyết định chất lượng dạy học ở các nhà trường nói chung và trường đại học nói riêng là phương pháp quản lý hoạt động dạy học. Do đó, việc nghiên cứu và đề xuất những giải pháp quản lý dạy học có tính chất khả thi để đưa vào áp dụng trong các nhà trường nhằm nâng cao chất lượng giáo dục trong thời kỳ đổi mới là vấn đề cần thiết, cần được quan tâm. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X Đảng Cộng sản Việt Nam (4/2006) tiếp tục đưa ra định hướng phát triển giáo dục là: “ưu tiên hàng đầu cho việc nâng cao chất lượng dạy và học. Đổi mới chương trình nội dung, phương pháp dạy và học, nâng cao chất lượng đội ngũ GV và tăng cường cơ sở vật chất của nhà trường, phát huy khả năng sáng tạo và độc lập suy nghĩ của học sinh, sinh viên…” [5,109]. Trong sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa của đất nước ta hiện nay và trong thời đại bùng nổ thông tin trong bối cảnh toàn cầu, làm thế nào để có thể đi tắt, đón đầu, để con người Việt Nam có thể vươn lên tầm cao trí tuệ thế giới? Một trong những vấn đề mấu chốt là phải đầu tư, phát triển giáo dục, phải biết ngoại ngữ. Tiếng Anh có vai trò và vị trí quan trọng trong sự nghiệp giáo dục đào tạo và trong sự phát triển của đất nước. Nói chung, không những vì biết Tiếng Anh là yêu cầu tất yếu của lao động có kỹ thuật cao nhằm đáp ứng các quy trình công nghệ thường xuyên được đổi mới, mà biết Tiếng Anh còn là một năng lực cần thiết đối với người Việt Nam hiện đại. Giáo dục Việt Nam muốn vượt qua thách thức của riêng mình và cả thách thức chung của giáo dục thế giới trong bối cảnh hiện nay, hướng đến một nền giáo dục tiên tiến, hiện đại nhằm đáp ứng nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực, nâng cao phẩm chất toàn diện của con người Việt Nam trong thời đại mới, thúc đẩy tiến bộ xã hội, thì phải đặc biệt chăm lo môn Tiếng Anh và quản lý tốt hoạt động dạy học ngoại ngữ. Chiến lược phát triển giáo dục 2001-2010 đã đề ra ba mục tiêu chung phát triển giáo dục đến năm 2010 trong đó “Đổi mới mục tiêu, nội dung, phương pháp, chương trình giáo dục các cấp học và trình độ đào tạo, phát triển đội ngũ nhà giáo đáp ứng yêu cầu vừa tăng quy mô, vừa nâng cao chất lượng hiệu quả và đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới quản lý giáo dục đào tạo cơ sở pháp lý và phát huy nội lực phát triển giáo dục”. Tuy nhiên, việc quản lý hoạt động dạy học hiện nay ở hầu hết các trường cao đẳng, đại học còn tồn tại nhiều bất cập, đặc biệt là quản lý dạy học ngoại ngữ, cụ thể là môn Tiếng Anh chưa đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục và phát triển kinh tế - xã hội. Trường ĐHCN.TP.HCM là một trường đại học mới được thành lập cách đây 6 năm về tuổi đời thì còn rất trẻ, hiện đang có nhiều cơ sở tại nhiều địa phương trong cả nước, trong đó có cơ sở tại tỉnh Thanh Hóa. Để đạt được mục tiêu nâng cao chất lượng quản lý hoạt động dạy học môn Tiếng Anh, nhà trường đã đưa ra rất nhiều mục tiêu phát triển môn Tiếng Anh. Chính vì lẽ đó, việc quản lý hoạt động dạy học Tiếng Anh đã bắt đầu được chú trọng nhưng cũng gặp đầy thách thức, khó khăn, đặc biệt là ở tại cơ sở Thanh Hoá. Mới được thành lập từ trường Trung học sư phạm Thanh Hóa, cơ sở Thanh Hóa còn yếu kém về công tác quản lý hoạt động dạy học nói chung và môn Tiếng Anh nói riêng. Từ lúc thành lập đến nay tuy đã có những bước chuyển biến đáng kể, song hiệu quả chưa cao, dẫn tới tồn tại nhiều hạn chế, bất cập nhất định trong công tác quản lý hoạt động dạy học môn Tiếng Anh. Vì vậy, việc tìm kiếm những giải pháp quản lý hoạt động dạy học môn Tiếng Anh có hiệu quả là một vấn đề cấp thiết và cần được quan tâm nghiên cứu một cách cụ thể. Xuất phát từ lý do trên, tôi chọn đề tài : “Một số giải pháp quản lý hoạt động dạy học m«n Tiếng Anh ở Trường ĐHCN.TP.HCM - Cơ sở Thanh Hoá”. Hy vọng rằng, với những nhận thức lý luận trong quá trình học tập và những kinh nghiệm bản thân đã tích luỹ trong công tác, đề tài sẽ đóng góp một phần vào việc nâng cao hiệu quả công tác quản lý hoạt động dạy – học Tiếng Anh ở cơ sở Thanh Hóa và tất cả các cơ sở trong trường ĐHCN.TP.HCM nói chung và môn Tiếng Anh nói riêng.Trên cơ sở đó có thể mở rộng ra cho các đơn vị trường khác.

MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Đổi mới giáo dục đang diễn ra trên quy mô toàn cầu. Nhà trường từ chỗ khép kín chuyển sang mở cửa rộng rãi, đối thoại với xã hội, gắn bó chặt chẽ với nghiên cứu khoa học – công nghệ và ứng dụng. Nhà giáo thay vì chỉ truyền đạt tri thức, chuyển sang cung cấp cho người học phương pháp thu nhận, phân tích, tổng hợp, sáng tạo những tri thức, thông tin. Hội nghị lần thứ 6 BCH TW Đảng khoá IX đã chỉ rõ: “Tập trung chỉ đạo đổi mới nội dung, chương trình, phương pháp giáo dục theo chuẩn hoá, hiện đại hoá tiếp cận trình độ tiên tiến, đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực cho đất nước”. Mỗi nội dung chương trình đổi mới thì PPDH phải được cải tiến và biến đổi theo. Một trong những điều kiện quyết định chất lượng dạy học ở các nhà trường nói chung và trường đại học nói riêng là phương pháp quản lý hoạt động dạy học. Do đó, việc nghiên cứu và đề xuất những giải pháp quản lý dạy học có tính chất khả thi để đưa vào áp dụng trong các nhà trường nhằm nâng cao chất lượng giáo dục trong thời kỳ đổi mới là vấn đề cần thiết, cần được quan tâm. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X Đảng Cộng sản Việt Nam (4/2006) tiếp tục đưa ra định hướng phát triển giáo dục là: “ưu tiên hàng đầu cho việc nâng cao chất lượng dạy và học. Đổi mới chương trình nội dung, phương pháp dạy và học, nâng cao chất lượng đội ngũ GV và tăng cường cơ sở vật chất của nhà trường, phát huy khả năng sáng tạo và độc lập suy nghĩ của học sinh, sinh viên…” [5,109]. Trong sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa của đất nước ta hiện nay và trong thời đại bùng nổ thông tin trong bối cảnh toàn cầu, làm thế nào để có thể đi tắt, đón đầu, để con người Việt Nam có thể vươn lên tầm cao trí tuệ thế giới? Một trong những vấn đề mấu chốt là phải đầu tư, phát triển giáo dục, phải biết ngoại ngữ. 1 Tiếng Anh có vai trò và vị trí quan trọng trong sự nghiệp giáo dục đào tạo và trong sự phát triển của đất nước. Nói chung, không những vì biết Tiếng Anh là yêu cầu tất yếu của lao động có kỹ thuật cao nhằm đáp ứng các quy trình công nghệ thường xuyên được đổi mới, mà biết Tiếng Anh còn là một năng lực cần thiết đối với người Việt Nam hiện đại. Giáo dục Việt Nam muốn vượt qua thách thức của riêng mình và cả thách thức chung của giáo dục thế giới trong bối cảnh hiện nay, hướng đến một nền giáo dục tiên tiến, hiện đại nhằm đáp ứng nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực, nâng cao phẩm chất toàn diện của con người Việt Nam trong thời đại mới, thúc đẩy tiến bộ xã hội, thì phải đặc biệt chăm lo môn Tiếng Anh và quản lý tốt hoạt động dạy học ngoại ngữ. Chiến lược phát triển giáo dục 2001-2010 đã đề ra ba mục tiêu chung phát triển giáo dục đến năm 2010 trong đó “Đổi mới mục tiêu, nội dung, phương pháp, chương trình giáo dục các cấp học và trình độ đào tạo, phát triển đội ngũ nhà giáo đáp ứng yêu cầu vừa tăng quy mô, vừa nâng cao chất lượng hiệu quả và đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới quản lý giáo dục đào tạo cơ sở pháp lý và phát huy nội lực phát triển giáo dục”. Tuy nhiên, việc quản lý hoạt động dạy học hiện nay ở hầu hết các trường cao đẳng, đại học còn tồn tại nhiều bất cập, đặc biệt là quản lý dạy học ngoại ngữ, cụ thể là môn Tiếng Anh chưa đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục và phát triển kinh tế - xã hội. Trường ĐHCN.TP.HCM là một trường đại học mới được thành lập cách đây 6 năm về tuổi đời thì còn rất trẻ, hiện đang có nhiều cơ sở tại nhiều địa phương trong cả nước, trong đó có cơ sở tại tỉnh Thanh Hóa. Để đạt được mục tiêu nâng cao chất lượng quản lý hoạt động dạy học môn Tiếng Anh, nhà trường đã đưa ra rất nhiều mục tiêu phát triển môn Tiếng Anh. Chính vì lẽ đó, việc quản lý hoạt động dạy học Tiếng Anh đã bắt đầu được chú trọng nhưng cũng gặp đầy thách thức, khó khăn, đặc biệt là ở tại cơ sở Thanh Hoá. Mới được thành lập từ trường Trung 2 học sư phạm Thanh Hóa, cơ sở Thanh Hóa còn yếu kém về công tác quản lý hoạt động dạy học nói chung và môn Tiếng Anh nói riêng. Từ lúc thành lập đến nay tuy đã có những bước chuyển biến đáng kể, song hiệu quả chưa cao, dẫn tới tồn tại nhiều hạn chế, bất cập nhất định trong công tác quản lý hoạt động dạy học môn Tiếng Anh. Vì vậy, việc tìm kiếm những giải pháp quản lý hoạt động dạy học môn Tiếng Anh có hiệu quả là một vấn đề cấp thiết và cần được quan tâm nghiên cứu một cách cụ thể. Xuất phát từ lý do trên, tôi chọn đề tài : “Một số giải pháp quản lý hoạt động dạy học m«n Tiếng Anh ở Trường ĐHCN.TP.HCM - Cơ sở Thanh Hoá”. Hy vọng rằng, với những nhận thức lý luận trong quá trình học tập và những kinh nghiệm bản thân đã tích luỹ trong công tác, đề tài sẽ đóng góp một phần vào việc nâng cao hiệu quả công tác quản lý hoạt động dạy – học Tiếng Anh ở cơ sở Thanh Hóa và tất cả các cơ sở trong trường ĐHCN.TP.HCM nói chung và môn Tiếng Anh nói riêng.Trên cơ sở đó có thể mở rộng ra cho các đơn vị trường khác. 2. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp quản lý hoạt động dạy học, để nâng cao hiệu quả, chất lượng dạy học môn Tiếng Anh ở Trường ĐHCN.TP.HCM- Cơ sở Thanh Hoá. 3. Khách thể, đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu - Khách thể nghiên cứu: Hoạt động dạy học môn Tiếng Anh ở Trường ĐHCN.TP.HCM - Cơ sở Thanh Hoá. - Đối tượng nghiên cứu: Các giải pháp quản lý hoạt động dạy học môn Tiếng Anh ở Trường ĐHCN.TP.HCM - Cơ sở Thanh Hoá. - Phạm vi nghiên cứu: Quản lý hoạt động dạy học môn Tiếng Anh ở Trường ĐHCN.TP.HCM - Cơ sở Thanh Hoá. 4. Giả thuyết khoa học 3 Nếu thực hiện các giải pháp quản lý như luận văn đã đề xuất thì sẽ nâng cao chất lượng hoạt động dạy học môn Tiếng Anh ở Trường ĐHCN.TP.HCM - Cơ sở Thanh Hoá. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu cơ sở lý luận và cơ sở pháp lý của đề tài. - Khảo sát thực trạng quản lý hoạt động dạy học môn Tiếng Anh ở Trường ĐHCN.TP.HCM - Cơ sở Thanh Hoá. - Xây dựng các giải pháp quản lý hoạt động dạy học môn Tiếng Anh ở Trường ĐHCN.TP.HCM - Cơ sở Thanh Hoá. 6. Phương pháp nghiên cứu 6.1. Nhãm c¸c ph¬ng ph¸p nghiªn cøu lý luËn: Ph¬ng ph¸p ph©n tÝch tæng hîp Ph¬ng ph¸p kh¸i qu¸t ho¸. 6.2. Nhãm c¸c ph¬ng ph¸p nghiªn cøu thùc tiÔn: Phương pháp quan sát sư phạm Phương pháp điều tra. Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia. Phương pháp thử nghiệm tác động của một số giải pháp đã đề xuất. 6.3. Nhóm các phương pháp thống kê 7. Đóng góp của luận văn - Góp phần làm sáng tỏ một số vấn đề về lý luận khoa học giáo dục, về quản lý hoạt động dạy học môn Tiếng Anh. - Góp phần đánh giá thực trạng, chất lượng hoạt động quản lý dạy học môn Tiếng Anh ở Trường ĐHCN.TP.HCM – Cơ sở Thanh Hóa. - Đề xuất được một số giải pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng hoạt động dạy học môn Tiếng Anh ở Trường ĐHCN.TP.HCM – Cơ sở Thanh Hóa. 8. Cấu trúc của luận văn 4 Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và tài liệu tham khảo, luận văn có 3 chương. Chương 1. Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu. Chương 2. Thực trạng quản lí hoạt động dạy học môn Tiếng Anh ở ĐHCN.TP.HCM – Cơ sởThanh Hóa. Chương 3. Một số giải pháp quản lý hoạt động dạy học môn Tiếng Anh ở ĐHCN.TP.HCM – Cơ sở Thanh Hóa. 5 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC MÔN TIẾNG ANH Ở CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC 1.1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU Để nâng cao chất lượng giảng dạy, các giải pháp quản lý có vai trò hết sức quan trọng. Đây là vấn đề luôn được các nhà nghiên cứu giáo dục quan tâm. Họ đã nghiên cứu từ thực tiễn các nhà trường để tìm ra các giải pháp quản lý hiệu quả nhất. Tuy nhiên, việc nghiên cứu về các giải pháp quản lý ho¹t ®éng dạy học các môn lý thuyết cơ sở và các môn học chung, đặc biệt là môn Tiếng Anh với SV không chuyên ở các trường ĐH thì chưa được quan tâm và nghiên cứu một cách có hệ thống. Cho đến những năm gần đây, việc nghiên cứu về quản lý giảng dạy môn Tiếng Anh ở trường đại học đã được quan tâm, cũng có một số bài báo đề cập đến vấn đề này chưa giải quyết hết các vấn đề cấp thiết hiện nay. Hơn nữa, do bị hạn chế bởi phạm vi, mục đích nên việc nghiên cứu chưa cụ thể, chưa sâu rộng. Có thể nói việc giảng dạy môn Tiếng Anh ở các trường ĐH đã được xem xét và nhìn nhận khá cụ thể. 51,7% SV tốt nghiệp không đáp ứng được yêu cầu về kỹ năng Tiếng Anh. Đó là kết quả khảo sát được Vụ Giáo dục ĐH (Bộ GD-ĐT) thống kê từ báo cáo tình hình giảng dạy Tiếng Anh của 59 trường ĐH không chuyên ngữ trong cả nước. Con số này được công bố tại hội thảo “Đào tạo Tiếng Anh trong các trường ĐH không chuyên ngữ” do Bộ GD- ĐT phối hợp với Viện Khảo thí giáo dục Hoa Kỳ vừa tổ chức tại Hà Nội. Bà Trần Thị Hà, nguyên vụ trưởng Vụ Giáo dục ĐH (Bộ GD-ĐT), cho biết “Chỉ 10,5% số trường ĐH đã thực hiện khảo sát đánh giá khả năng đáp ứng yêu cầu công việc về kỹ năng sử dụng Tiếng Anh của SV tốt nghiệp. Kết quả cho thấy khoảng 49,3% SV đáp ứng được yêu cầu của người sử dụng, 18,9% SV không đáp ứng được và 31,8% SV cần đào tạo thêm”. 6 Qua các ý kiến của đại diện của các cơ sở đào tạo cho thấy đa số các trường ĐH có xu hướng chọn TOEIC làm chuẩn đánh giá trình độ Tiếng Anh đầu vào và chuẩn trình độ tốt nghiệp đối với SV. Từ chỗ có sáu trường áp dụng chuẩn Tiếng Anh TOEIC năm 2006, đến nay đã có 21 trường áp dụng chương trình đào tạo và xây dựng đánh giá trình độ Tiếng Anh của SV từng ngành đào tạo theo chuẩn TOEIC. Đại diện các trường ĐH đã áp dụng chuẩn TOEIC như ĐH Ngân hàng TP.HCM, ĐH Bách khoa (ĐH Quốc gia TP.HCM), ĐH Ngoại thương, ĐH Thương mại… đều có cùng đánh giá việc áp dụng TOEIC làm chuẩn đánh giá trình độ Tiếng Anh cho SV trên thực tế đã đáp ứng được nhu cầu của người học và nhà tuyển dụng, phù hợp với mục tiêu đào tạo của nhà trường, có tác động tích cực rõ rệt đến phương pháp và hiệu quả giảng dạy Tiếng Anh trong trường ĐH. Tuy nhiên, cũng theo bà Trần Thị Hà, hiện mức chuẩn TOEIC ở các trường đã áp dụng đặt ra cho SV tốt nghiệp còn rất khác nhau, chênh lệch khá lớn trong khoảng từ 350-670 điểm. Ông Vũ Đình Thành, hiệu trưởng Trường ĐH Bách khoa (ĐH Quốc gia TP.HCM), cho hay với điều kiện tuyển sinh SV từ nhiều vùng miền trong cả nước, có trình độ Tiếng Anh rất khác biệt như hiện nay, việc áp dụng chuẩn quốc tế đầu ra cũng là một trở ngại lớn đối với một số SV bị mất căn bản Tiếng Anh từ bậc THPT. Ngoài ra, chi phí thi chứng chỉ quốc tế cũng là “vấn đề” đối với nhiều SV có hoàn cảnh khó khăn. Như vậy, vấn đề nâng cao chất lượng dạy học môn Tiếng Anh ở các trường đại học hiện nay đã và đang được quan tâm. Chúng ta đang quyết tâm đẩy nhanh tốc độ CNH, HĐH, phấn đấu đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại thì việc nâng cao chất lượng dạy học, đặc biệt là nâng cao trình độ Tiếng Anh cho người lao động đã trở thành mối quan tâm của toàn xã hội, của các cơ sở giáo dục, các cơ sở đào tạo nghề và các trường. 7 Tại Thanh Hoá, có rất nhiều cơ sở đào tạo nhưng đào tạo trình độ đại học, cao đẳng nghề chỉ có trường ĐHCN.TP.HCM – cơ sở Thanh Hoá .Trong những năm gần đây, nhà trường đã quan tâm, đầu tư việc giảng dạy môn Tiếng Anh nhưng vấn đề quản lý như thế nào để nâng cao chất lượng giảng dạy chỉ được nói một cách chung chung, chưa có chuyên đề, bài viết nào về vấn đề này. Vì vậy, vấn đề quản lý hoạt động day học môn Tiếng Anh ở Trường ĐHCN.TP.HCM – cơ sở Thanh Hoá như thế nào? Làm thế nào khắc phục những bất cập hiện nay và thực hiện được các giải pháp để đạt được mục tiêu đào tạo đặt ra? Nâng cao chất lượng giảng dạy môn Tiếng Anh ở Trường ĐHCN.TP.HCM chính là vấn đề mà chúng tôi quan tâm nghiên cứu trong luận văn này. 1.2. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN LIÊN QUAN ĐẾN QUẢN LÝ HĐDH MÔN TIẾNG ANH Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC. 1.2.1. Quản lý Khi xã hội loài người xuất hiện, một loạt các quan hệ xuất hiện theo: quan hệ giữa con người với con người, giữa con người với thiên nhiên, giữa con người với xã hội và cả con người với chính bản thân mình. Điều này làm nảy sinh nhu cầu quản lý. Trải qua tiến trình lịch sử phát triển từ xã hội lạc hậu đến xã hội văn minh, trình độ sản xuất, tổ chức, điều hành xã hội cũng phát triển theo. Đó là tất yếu lịch sử. Khái niệm quản lý ngày nay nhiều người thừa nhận rằng quản lý trở thành một nhân tố của sự phát triển xã hội. Quản lý trở thành một hoạt động phổ biến, diễn ra trong mọi lĩnh vực, ở mọi cấp độ và liên quan đến mọi người. Hiện nay, nước ta đang thực hiện cơ chế thị trường dưới sự quản lý của Nhà nước, đang tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa, cải cách mở cửa, hội nhập với khu vực và thế giới, vấn đề sử dụng và phát huy những ưu việt sẵn có xuất phát từ bản chất xã hội phần lớn phụ thuộc vào quản lý và trình độ tổ chức quản lý, vào hiệu quả và chất lượng quản lý. 8 Theo nghĩa rộng, quản lý là hoạt động có mục đích của con người. Theo nghĩa hẹp, quản lý là sự sắp đặt, chăm nom công việc. Ngoài ra còn có nhiều cách định nghĩa khác nhau về quản lý xin được nêu ra một vài định nghĩa sau : Tác giả Hà Sỹ Hồ cho rằng: “Quản lý là quá trình tác động có định hướng, có tổ chức, lựa chọn trong số các tác động có thể có, dựa trên các thông tin về tình trạng của đối tượng và môi trường, nhằm giữ cho sự vận hành của đối tượng được ổn định và làm cho nó phát triển tới mục đích đã định” [15,34]. Qua các chức năng của hoạt động quản lý, các tác giả Nguyễn Thị Mỹ Lộc và Nguyễn Quốc Chí cho rằng: “Quản lý là quá trình đạt đến mục tiêu của tổ chức bằng cách vận dụng các chức năng kế hoạch hóa, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra” [2,2]. Tóm lại, quản lý là một quá trình tác động có chủ đích của chủ thể quản lý đến đối tượng quản lý nhằm khai thác, lựa chọn, tổ chức, và thực hiện có hiệu quả những nguồn lực, những tiềm năng, và cơ hội của tổ chức để đạt được mục tiêu của tổ chức đã đề ra trong một môi trường đầy biến động và phụ thuộc vào nhiều yếu tố: chủ thể, đối tượng, mục tiêu, phương pháp và công cụ quản lý. Quản lí vừa là một khoa học vừa là một nghệ thuật. *Các chức năng quản lí Khái niệm về chức năng quản lý Theo tác giả Trần Hữu Cát và Đoàn Minh Duệ thì “Chức năng quản lý là loại hình đặc biệt của hoạt động điều hành, là sản phẩm của tiến trình phân công lao động và chuyên môn hoá quá trình quản lý” [3,78] Nói cách khác: Đó là những nội dung và phương thức hoạt động cơ bản. Nhờ đó, chủ thể quản lí tác động đến đối tượng quản lí trong quá trình quản lí, nhằm thực hiện mục tiêu quản lí. Các chức năng cơ bản của quản lý. Quản lí có 4 chức năng cơ bản: 9 - Lập kế hoạch: Căn cứ vào thực trạng ban đầu của tổ chức và căn cứ vào nhiệm vụ được giao, vạch ra mục tiêu của tổ chức trong từng thời kỳ, từng giai đoạn, từ đó tìm ra con đường, giải pháp, cách thức đưa tổ chức đạt được mục tiêu. - Tổ chức: là những nội dung và phương thức hoạt động cơ bản trong việc thiết lập cấu trúc của tổ chức, nhờ cấu trúc đó, chủ thể quản lý tác động đến đối tượng quản lý một cách có hiệu quả nhằm thực hiện được mục tiêu của kế hoạch. - Chỉ đạo: Là phương thức tác động của chủ thể quản lý nhằm điều hành tổ chức nhân lực đã có của tổ chức (đơn vị) vận hành theo đúng kế hoạch để thực hiện mục tiêu quản lý. - Kiểm tra: Là những hoạt động của chủ thể quản lý tác động đến khách thể quản lý, nhằm đánh giá và xử lý các kết quả vận hành của tổ chức. Chức năng quản lý có thể được minh hoạ bằng sơ đồ sau: Sơ đồ 1.1 : Minh họa các chức năng quản lý 1.2.2.Quản lý giáo dục Khái niệm về quản lý giáo dục Khái niệm “quản lý giáo dục” được hiểu ở nhiều cấp độ khác nhau nhưng có hai cấp độ chủ yếu trong quản lý giáo dục thường thấy là : cấp vĩ mô và cấp vi mô. 10 Lập kế hoạch Tổ chức Quản líKiểm tra Chỉ đạo [...]... HỌC MÔN TIẾNG ANH Ở TRƯỜNG ĐHCN.TP.HCM - CƠ SỞ THANH HÓA 2.2.1 Thực trạng hoạt động dạy môn Tiếng Anh ở trường ĐHCN TP.HCM- Cơ sở Thanh Hóa 2.2.1.1 Về đội ngũ GV Tiếng Anh Tổ Tiếng Anh trực thuộc khoa Khoa học cơ bản trường ĐHCN.TP.HCM - Cơ sở Thanh Hóa được thành lập theo quyết định số 96/QĐ-TKTCN ngày 2 tháng 10 năm 2008 với nhiệm vụ đào tạo các môn khoa học cơ bản và các môn chung cho nhà trường. .. mới phương pháp dạy học -Tám là chỉ đạo hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả dạy học và kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học Quản lý hoạt động giảng dạy - Chức năng quản lý hoạt động giảng dạy: * Quản lý hoạt động giảng dạy: Quản lý hoạt động giảng dạy là sự tác động hợp quy luật của chủ thể quản lý (CTQL) lên khách thể quản lý bằng các giải pháp phát huy các chức năng quản lý hoạt động giảng dạy nhằm... năng lực nhận thức, năng lực hành động, hình thành những cơ sở thế giới quan khoa học 1.2.5 .Hoạt động dạy học đại học Để thấy rõ hơn thực chất của quá trình dạy học đại học, chúng ta cần xem xét các yếu tố cơ bản của quá trình đó là: Hoạt động dạy và hoạt động học Hoạt động dạy học là quá trình gồm hai hoạt động thống nhất giải chứng: Hoạt động dạy của GV và hoạt động học của SV Trong đó dưới sự lãnh... người tổ chức, điều khiển hoạt động học tập của trò còn trò là người tham gia vào quá trình hoạt động học tập 1.4 QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC TIẾNG ANH CHO SINH VIÊN KHÔNG CHUYÊN Ở CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC 1.4.1 .Hoạt động dạy học Tiếng Anh Hoạt động dạy học Tiếng Anh (HĐDHTA) là hoạt động có mục đích, kế hoạch, nội dung chương trình, phương pháp dạy học cụ thể giúp người học tiếp thu những tri thức ngôn ngữ,... thường xuyên nhằm thực hiện mục tiêu dạy học Để quản lý hoạt động dạy học hiệu quả, người hiệu trưởng phải dựa trên cơ sở pháp lý và cơ sở thực tiễn để điều hành hoạt động: Cơ sở pháp lý hiện nay đó là Luật giáo dục, Điều lệ trường Đại học, Chỉ thị của Bộ trưởng Bộ GD – ĐT về thực hiện nhiệm vụ năm học ban hành từng năm, các chương trình, kế hoạch dạy học, … 16 Cơ sở thực tiễn là tình hình phát triển... của nhà trường nói riêng và của cả nước nói chung 28 Chương 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC MÔN TIẾNG ANH TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP HỒ CHÍ MINH - CƠ SỞ THANH HÓA 2.1 QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP HỒ CHÍ MINH - CƠ SỞ THANH HÓA 2.1.1 Khái quát về trường ĐH Công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh Trường ĐHCN.TP.HCM tiền thân là Trường Trung học Kỹ... nước Trường có 5 cơ sở đào tạo: Cơ sở chính tại 12 Nguyễn Văn Bảo, Gò Vấp Thành phố Hồ Chí Minh; Cơ sở 2 tại 37 Đường Cách Mạng Tháng 8, Thành phố Biên Hòa, Cơ sở phía Bắc tại Xã Tân Bình, Thành phố Thái Bình, Tỉnh Thái Bình, Cơ sở Miền Trung tại 38 Đường Nguyễn Du, Thành phố Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi, Cơ sở Nghệ An – TP Vinh và Cơ sở Thanh Hóa đặt tại xã Quảng Tâm, huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa... hoạt động học Tiếng Anh của sinh viên : - Học Tiếng Anh là một hoạt động nhận thức một ngôn ngữ thứ hai, chỉ khi có nhu cầu hiểu biết của học sinh mới tích cực học tập Nhu cầu hiểu biết đó chính là động cơ nhận thức của SV trong học tập SV vừa là đối tượng vừa là chủ thể trong hoạt động dạy học, vì vậy, quản lý hoạt động học của SV là khâu quan trọng góp phần nâng cao chất lượng dạy học trong nhà trường. .. UBND tỉnh Thanh Hóa và Bộ Công thương đã tổ chức lễ chuyển giao Từ đó Cơ sở Thanh Hóa của trường ĐHCN.TP.HCM đã chính thức hoạt động theo mô hình đào tạo của nhà trường 2.1.3 Chức năng, nhiệm vụ và tổ chức bộ máy của trường ĐHCN.TP.HCM, Cơ sở đào Thanh Hóa 2.1.3.1 Chức năng, nhiệm vụ Cơ sở đào tạo nghề - Trường ĐHCN.TP.HCM, tại tỉnh Thanh Hóa có chức năng đào tạo cán bộ Kinh tế - Kỹ thuật - Nghiệp vụ... môn, kỷ luật lao động - Tiền lương của GV mới ra trường còn thấp cùng với ảnh hưởng mặt trái của kinh tế thị trường đã tác động một phần vào tư tưởng của các GV trẻ 2.2.1.2 Mức độ nhận thức và thực hiện công việc giảng dạy của GV Để tìm biết rõ hơn về thực trạng công tác giảng dạy môn Tiếng Anh ở trường ĐHCN.TP.HCM- Cơ sở Thanh Hóa, chúng tôi đã tiến hành lấy ý kiến của 10 GV Tiếng Anh của cơ sở Thanh . ĐHCN .TP. HCM - Cơ sở Thanh Hoá. - Đối tượng nghiên cứu: Các giải pháp quản lý hoạt động dạy học môn Tiếng Anh ở Trường ĐHCN .TP. HCM - Cơ sở Thanh Hoá. - Phạm vi nghiên cứu: Quản lý hoạt động dạy học. học môn Tiếng Anh ở Trường ĐHCN .TP. HCM - Cơ sở Thanh Hoá. - Xây dựng các giải pháp quản lý hoạt động dạy học môn Tiếng Anh ở Trường ĐHCN .TP. HCM - Cơ sở Thanh Hoá. 6. Phương pháp nghiên cứu 6.1 Tiếng Anh ở Trường ĐHCN .TP. HCM - Cơ sở Thanh Hoá. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu cơ sở lý luận và cơ sở pháp lý của đề tài. - Khảo sát thực trạng quản lý hoạt động dạy học môn Tiếng Anh

Ngày đăng: 25/07/2015, 15:17

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Chiến lược phát triển GD&ĐT 2001- 2010, NXB Giáo dục, Hà Nội 2000 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chiến lược phát triển GD&ĐT 2001- 2010
Nhà XB: NXB Giáo dục
2. Nguyễn Quốc Chí, Nguyễn Thị Mỹ Lộc, Đại cương về quản lý, trường CBQLGD và ĐT, Hà Nội, 1996 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đại cương về quản lý
3. Trần Hữu Cát, Đoàn Minh Duệ, Đại cương về khoa học quản lý, Trường Đại học Vinh, 1999 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đại cương về khoa học quản lý
4. F. Closet, Teaching Foreign Languages, Prentice Hall Regents, Upper Saddle River, New Jersey 07458, 1998 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Teaching Foreign Languages
5. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006),Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: NXB Chính trị Quốc gia
Năm: 2006
6. Đảng cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: (2001), Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX
Tác giả: Đảng cộng sản Việt Nam
Nhà XB: NXB Chính trị Quốc gia
Năm: 2001
7. Đảng Cộng sản Việt Nam (2002), Văn kiện hội nghị lần thứ 6 BCHTW khoá IX, NXB chính trị Quốc gia, Hà nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện hội nghị lần thứ 6 BCHTW khoá IX
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: NXB chính trị Quốc gia
Năm: 2002
8. Nguyễn Minh Đường (1996), Tổ chức và quản lý quá trình đào tạo, Bộ GD và ĐT, Viện nghiên cứu phát triển giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tổ chức và quản lý quá trình đào tạo
Tác giả: Nguyễn Minh Đường
Năm: 1996
9. Tác giả Thanh Hà, Giảng dạy Tiếng Anh trong các trường Đại học: kém vì thiếu chuẩn, Vietbao.com Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giảng dạy Tiếng Anh trong các trường Đại học: kém vì thiếu chuẩn
10. Phạm Minh Hạc, Giáo dục Việt Nam trước ngưỡng cửa thế kỷ XXI, NXB chính trị Quốc gia, 2002 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo dục Việt Nam trước ngưỡng cửa thế kỷ XXI
Nhà XB: NXB chính trị Quốc gia
12. Phạm Minh Hạc, Một số vấn đề về Quản lý giáo dục và Khoa học quản lý giáo dục, NXB Giáo dục Hà Nội, 1992 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số vấn đề về Quản lý giáo dục và Khoa học quản lý giáo dục
Nhà XB: NXB Giáo dục Hà Nội
13. Bùi Hiển, Phương pháp hiện đại dạy học ngoại ngữ, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 1999 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp hiện đại dạy học ngoại ngữ
Nhà XB: NXB Đại học Quốc gia Hà Nội
14. Hà Văn Hùng, Kiểm tra, thanh tra, đánh giá trong giáo dục, Tập bài giảng dành cho học lớp cao học QLGD Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kiểm tra, thanh tra, đánh giá trong giáo dục
15. Hà Sĩ Hồ (1985), Những bài giảng về quản lý trường học - tập II, NXB Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những bài giảng về quản lý trường học
Tác giả: Hà Sĩ Hồ
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 1985
17. Lisa C. Ehrich (2006), Staff/Professional Development, Faculty of Education, Queensland University of Technology, Brisbane, Australia Sách, tạp chí
Tiêu đề: Staff/Professional Development
Tác giả: Lisa C. Ehrich
Năm: 2006
18. Nhiều tác giả, Bác Hồ nói về cách dạy, cách học, NXB Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bác Hồ nói về cách dạy, cách học
Nhà XB: NXB Giáo dục
19. Phạm Thành Nghị (2000), Quản lý chất lượng giáo dục đại học, Nxb Đại học quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản lý chất lượng giáo dục đại học
Tác giả: Phạm Thành Nghị
Nhà XB: Nxb Đại học quốc gia
Năm: 2000
20. Quốc hội Nước CHXHCN Việt Nam khoá IX, kỳ họp thứ VII (2005), Tìm hiểu luật giáo dục 2005, NXB Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tìm hiểu luật giáo dục 2005
Tác giả: Quốc hội Nước CHXHCN Việt Nam khoá IX, kỳ họp thứ VII
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2005
21. Nguyễn Ngọc Quang (1989), Những khái niệm cơ bản về lý luận quản lý giáo dục, Trường CBQL Giáo dục TW I Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những khái niệm cơ bản về lý luận quản lý giáo dục
Tác giả: Nguyễn Ngọc Quang
Năm: 1989
23. Thái Văn Thành (2007), Quản lý giáo dục và quản lý nhà trường, NXB Đại học Huế Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản lý giáo dục và quản lý nhà trường
Tác giả: Thái Văn Thành
Nhà XB: NXB Đại học Huế
Năm: 2007

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w