TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
NGUYEN THI NGOC QUY
MOT SO BIEN PHAP QUAN LY
CHAT LUONG DAY HOC MON TIENG ANH O CAC TRUONG TRUNG HOC CO SO QUAN PHU NHUAN-TP HO CHI MINH
LUAN VAN THAC SY KHOA HOC GIAO DUC
Trang 2
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
NGUYEN THI NGOC QUY
MOT SO BIEN PHAP QUAN LY CHAT LUQNG DAY HOC MON TIENG ANH O CAC TRUONG TRUNG
HOC CO SO QUAN PHU NHUAN
THANH PHO HO CHi MINH
LUAN VAN THAC SY KHOA HOC GIAO DUC
CHUYEN NGANH QUAN LY GIAO DUC
MA SO: 60.14.05
Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS NGUYEN THI MY TRINH
Trang 3Trong quá trình học tập, tìm tòi nghiên cứu và hoàn tắt luận văn, tôi luôn được sự tìng hộ, giúp đỡ tận tình của các bạn động nghiệp, quý thấy cô, các em học sinh, các cấp lãnh đạo và gia đình đã tạo mọi điêu kiện để tôi hoàn
thành đề tài nghiên cứu đứng thời hạn
Tôi chân thành cảm ơn Ban giảm Hiệu Đại Học Lĩnh, Đại học Sai Gon, Khoa đào tạo Quản lý giáo dục và Hội đồng khoa học trường Đại hoc Vinh, Phòng GD-ĐT Quận Phú Nhuận, quý thầy giáo, cô giáo, đội ngĩ cán bộ quản lý 6 trường THCS Quận Phú Nhuận Thành phó Hồ Chí Minh cùng đông đảo bạn đồng nghiệp đã tận tình giúp đỡ, cung cấp tài liệu, tạo điều kiện thuận lợi về cơ sở thực tế, tham gia đóng góp những ý kiến quý báu cho việc nghiên cứu đề lài
Đặc biệt tác giả xin bày tỏ biết ơn sâu sắc đến PGS.TS Nguyễn Thị Mỹ
Trinh- Người đã nhiệt tình hướng dẫn và giúp đỡ bản thân tôi trong suối thời gian nghiên cứu và viết luận văn này
Trong quá trình học hỏi, nghiên cứu mặc dù đã có nhiều cô gắng, song chắc chắn luận văn không tránh khỏi những thiếu sói, Tôi kính mong nhận được những lời chỉ dẫn của quý thây giáo, cô giáo, ý kiến đóng góp trao đổi của các bạn đồng nghiệp đề luận văn được hoàn thiện hơn
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 25 tháng 10 năm 2012
Tác giả
Trang 4MỞ ĐẦÀU Lý do chọn đề tài _— 2 Mục đích nghiên cứu =)
3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu + S2 ES S212 E222 zxe 3
A Giả thiết khoa học Sa S111 11511515511511211 11121551111 15585 8115 5E tk 3 5 Nhiệm vụ nghiên cứu - -.- - 2 2221122112151 151 115181111 211125111 811kg 3 6 Phương pháp nghiên cứu - - - 1 22 1122211222515 1253 1851111811118 51 51211 Ecez 4 7 Phạm vị nghiÊn CỨU - - 2c 3 22 22221112211 125315 1531221111811 118111125111 ty 4 § Đóng góp của luận văn - - L1 2 2221111222121 1111222111111 2011 1111122111 k tre 4
CHƯƠNG 1CƠ SỞ LÝ LUẬN CUA ĐÈ TÀI . -22ccccc+sccccsve 6
1.1 Sơ lược về lịch sử nghiên cứu vấn đề 2 St 2121111211155 1 1n rrseg 6 1.2 Các khái niệm cơ bản - 2 2 2 2222211112 12111 1115512111515 5221 1111 cez 11 1.3 Một số vấn đề về dạy học tiếng Anh trong trường THCS 19 1.4 Một số vấn đề về quản lý chất lượng dạy học Tiếng Anh ở các trường 1195 25
1.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến việc quản lý chất lượng dạy học tiếng Anh ở THCS (1 22121121121 TH HH HH TH HH HH HH rệt 33
Kết luận chương Ì 2-2 S2 S2215E5212152221212211212221212212E 1e 36
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC
MON TIENG ANH Ở CÁC TRƯỜNG THCS QUẬN PHÚ NHUẬN 37 2.1 Khái quát về tình hình phát triển KT-XH và giáo dục cấp THCS
Trang 5Kết luận chương 2 - 2222 51552121211212112121211212121221212121212122 se 68 CHƯƠNG 3: MỘT SÓ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG DẠY
HOC MON TIENG ANH G CAC TRUONG THCS QUAN PHU
3.1 Định hướng và kế hoạch thực hiện đề án phố cập và nâng cao năng lực sử dụng tiếng Anh cho học sinh Trung học cơ sở Phú Nhuận giai đoạn
2011-2020 -.- 5222 22122212211221221122122112211211211211122221 12 1e yu 70
3.2 Các nguyên tắc đề xuất biện pháp 2+ 22E SE SE22E5E2221522222122 2e 73 3.3 Một số biện pháp quản lý chất lượng dạy học môn tiếng Anh ở các
trường THCS Quận Phú Nhuận - - - 1 222 2222222223322 esxe2 73
3.4 Kết quả thăm dò tính cần thiết, kha thi của các biện pháp đề xuắt 86 KẾT LUẬN VÀ KIÊN NGHỊ -2-© 2 52221252122122212211221211 2211 .xe 91 1.KẾT LUẬN S222 S2 522522121121221212111112122122212221112212121221 se 9] 2 KIÊN NGHỊ, - 5: S22 S222 25221211211112111121121121212111111121 22 re 93
TÀI LIỆU THAM KHẢO 22- 52 221222221222122122212211221221121 2 cxe 94
Trang 6BGH : CBQL : CNTT CSVC : DHMTA: GD-ĐT: GV: GVTA HS: HSG : SV: HDDH : KT-XH : PGD: PPDH : QLGD : QTDH : SGK : SKKN : TBDH : THCS: THPT: DMPPDH PP Ban giam hiéu Cán bộ quan lý Công nghệ thông tin Cơ sở vật chất
Trang 7MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Tầm quan trọng của tiếng Anh đối với sự gia nhập thế giới và chiếm lĩnh tri thức nhân loại Đất nước càng hội nhập, ngoại ngữ càng đóng vai trò quan trọng trong đời sống xã hội Ngồi trình độ chun mơn, ngoại ngữ là điều kiện cần và đủ để chúng ta tìm được một việc làm ổn định, tạo dựng sự
nghiệp Đồng thời, sử dụng thành thạo tiếng Anh cũng là chìa khóa để học
sinh tìm tòi khám phá tri thức quý báu của nhân loại và trao đồi,chia sẻ những thông tin từ các nền văn hóa khác nhau Tiếng Anh là yếu tố quan trọng trong việc nâng cao sự cạnh tranh cá nhân và cạnh tranh của đất nước
Định hướng của Đảng, Nhà nước, Bộ, ngành về nâng cao năng lực giảng dạy NN cho GV và năng lực NN cho HS phổ thông VN: Đề án “Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008-2020” với mục tiêu nhằm đổi mới toàn diện việc dạy và học tiếng Anh trong các trường phô thông: từng bước nâng cao chất lượng dạy và học tiếng Anh đề cuối các cấp học, học sinh đạt năng lực ngôn ngữ (gồm: nghe, nói, đọc, viết) theo quy định của Bộ GD-ĐT Sở GD-ĐT TPHCM cũng đã ưu tiên cho việc nâng cao trình độ chuyên môn cho giáo viên (GV) tiếng Anh nhằm nâng cao kỹ năng ngôn ngữ, kỹ năng giảng dạy theo hướng chuẩn quốc tế Cụ thê là GV Tiéu học và THCS phải đạt chứng chỉ Anh ngữ quốc tế FCE của ĐH Cambridge nhằm đạt chuẩn ngôn ngữ B2 của khung tham chiếu ngôn ngữ châu Âu Các GV sẽ học bồi dưỡng trong khoảng 75 - 150 giờ tùy trình độ của mỗi người.[ l I]
Trang 8không chăm chỉ luyện tập, thực hành nghe, nói Vì vậy, sau 12 năm học phố thông đa số học sinh ra trường vẫn không thể giao tiếp tiếng Anh với người nước ngoài hoặc giao tiếp nhưng thiếu tự tin do có thói quen học nghe Tiếng Anh rồi dịch sang tiếng Việt: rồi suy ngẫm tiếng Việt, rồi dịch ngược sang tiếng Anh Quá trình này làm cho tốc độ giao tiếp và khả năng vận dụng tiếng Anh bị hạn chế Hơn nữa, các em thiếu môi trường bắt buộc dé giao tiếp nên phản xạ nghe nói kém
Thực tế quản lý chất lượng dạy học tiếng Anh ở các trường THCS quận Phú Nhuận thành phố HCM: Ở các trường THCS Quận Phú Nhuận trong nhiều năm qua, chúng tôi đã tiến hành tổ chức đổi mới PPDH môn Tiếng
Anh theo phương pháp giao tiếp, đôi mới khâu kiểm tra, đánh giá đối với bộ
môn tiếng Anh, mở các lớp TCTA đề học sinh phát huy năng khiếu và sự yêu thích bộ môn, mời các giáo viên bản ngữ về dạy học ở các trường đề tăng cường kỹ năng nghe, nói và giao tiếp cho học sinh Liên kết với các trung tâm ngoại ngữ uy tín như VUS.ILA, Việt- Anh đề tổ chức các cáu lạc bộ nói tiếng Anh cho giáo viên, học sinh Thế nhưng chất lượng học tiếng Anh của học sinh không đồng đều tỷ lệ học sinh thi tuyển sinh vào lớp 10 môn tiếng Anh vần còn thấp, chưa tạo được hứng thú học tập cho học sinh với môn học tiếng Anh
Hiện nay chưa có các nghiên cứu có tính hệ thống về quản lý chất lượng dạy học tiếng Anh ở các trường THCS
Chính vì thế chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu: “Một số biện pháp quản lí chất lượng dạy học môn Tiếng Anh” ở các trường THCS Quận Phú Nhuận,
Trang 9Đề xuất một số biện pháp quản lí chất lượng dạy học môn Tiếng Anh từ đó góp phần nâng cao chất lượng dạy học ở các trường THCS Quận Phú
Nhuận, TP.Hồ Chí Minh
3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu - Khách thể nghiên cứu
Vấn đề Quản lý chất lượng dạy học môn Tiếng Anh ở các trường THCS - Đối tượng nghiên cứu
Biện pháp quản lý chất lượng dạy và học Tiếng Anh ở các trường THCS
Quận Phú Nhuận, TP.Hồ Chí Minh
4 Giả thiết khoa học
Nếu đề xuất và thực hiện được các biện pháp quản lý có tính khoa học, kha thi thì có thể nâng cao chất lượng dạy học môn Tiếng Anh ở các trường
THCS Quận Phú Nhuận, TP.Hồ Chí Minh
5 Nhiệm vụ nghiên cứu
- _ Nghiên cứu về cơ sở lý luận về quản lý chất lượng dạy học môn Tiếng Anh ở các trường THCS
- Khao sat thực trạng quản lý chất lượng dạy học môn Tiếng Anh ở các trường THCS Quận Phú Nhuận, TP.Hồ Chí Minh
- Đề xuất và thăm dò tinh cần thiết, khả thi của một số biện pháp quản lý chất lượng dạy học môn Tiếng Anh ở các trường THCS Quận Phú
Trang 10- Nhóm các phương pháp nghiên cứu lý luận
Thu nhập thông tin, phân tích, tống hợp, khái quát hóa các công trình nghiên cứu, các quan điểm, đường lối giáo dục của Đảng và Nhà nước
nhằm xây dựng cơ sở lý luận cho đề tài
- Phương pháp nghiên cứu thục tiễn
Điều tra bằng bảng câu hỏi, quan sát, phỏng vấn, tổng kết kinh nghiệm thực tiễn, xin ý kiến các chuyên gia để xây dựng cơ sở thực tiễn và thăm dò tính cần thiết, khả thi của các biện pháp quản lý được đề xuất
- Phương pháp thống kê toán học để xử lý các số liệu khảo sát 7 Phạm vi nghiên cứu
- Khảo sát chất lượng dạy học Tiếng Anh các trường THCS trên địa bàn Quận Phú Nhuận.TP.Hồ Chí Minh: THCS Cầu Kiệu, THCS Ngô Tát Tố, THCS
Châu Văn Liêm, THCS Độc Lập: THCS Sông Đà: THCS Ngô Mây 8 Dong gop của luận văn
- Khái quát hóa lý luận về quản lý, chất lượng chất lượng dạy học và quản lý chất lượng dạy học tiếng Anh ở các trường THCS trên địa bàn Quận Phú Nhuận, TP.Hồ Chí Minh
- Làm rõ thực trạng quản lý chất lượng dạy học môn tiếng Anh THCS trên địa bàn Quận Phú Nhuận
- Đưa ra được các biện pháp có cơ sở khoa học và có tính khả thi để quản lý chất lượng dạy học tiếng Anh tăng cường ở các trừơng THCS trên địa bàn
Quận Phú Nhuận,TP.Hồ Chí Minh
9 Cấu trúc luận văn
Trang 11tiếng Anh ở trường THCS
- Chương 2: Thực trạng quản lí chất lượng dạy học môn Tiếng Anh ở các trường THCS Quận Phú Nhuận, TP.Hồ Chí Minh
Trang 12CO SO LY LUAN CUA DE TAI
1.1 Sơ lược về lịch sử nghiên cứu vấn đề
Sự hiểu biết lẫn nhau, cùng hợp tác bình đẳng, giúp đỡ cùng tiến bộ,
cùng có lợi giữa các quốc gia đó chính là cái đích mà nhân loại tiến đến Từ nửa sau của thế kỷ 20, các nước trên thế giới đều nhận ra rằng việc giao tiếp và trao đối thông tin nhằm tăng cường hiểu biết giữa các nền kinh tế, xã hội và văn hóa đa dạng trở thành nền tảng cơ bản cho sự phát triển những chiến lược chung vì lợi ích của tất cả Quốc gia nào công dân có khả năng và kỹ năng ngôn ngữ phù hợp trong bối cảnh giao tiếp đa văn hóa thì quốc gia có thể thành công trong việc hội nhập, quan hệ học tập, làm ăn với bạn bè quốc tế [11] Chính vì vậy, các nhà hoạch định chính sách giáo dục cần phải quan tâm sâu sắc trong việc quản lý chất lượng dạy học ngoại ngữ nói chung và
tiếng Anh nói riêng
Ở Việt Nam, từ sau khi nước nhà giành được độc lập đến nay, do những điều kiện lịch sử, quan hệ ngoại giao và nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội của từng thời kỳ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, chúng ta đã tô chức dạy và học một số tiếng nước ngoài, trong đó phố biến là bốn thứ tiếng: tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Nga và tiếng Trung Quốc
Trang 13năm hoặc 3 năm Nhưng bắt đầu từ năm học trước cả nước đã thống nhất dùng một chương trình và một bộ SGK Song nội dung, phương pháp dạy và học chưa chú ý phát triển kỹ năng sử dụng tiếng Anh như một công cụ giao tiếp phục vụ học tập Do đó, học hết phô thông, đa số HS có trình độ ngoại ngữ không thê giao tiếp và sử dụng thông thạo tiếng Anh Qua đó chúng ta thắng thắn nhìn nhận chất lượng và hiệu quả của việc dạy và học tiếng Anh hiện rất thấp so với yêu cầu của xã hội Nó thể hiện ở chỗ, khả năng đáp ứng đòi hỏi của công việc, giao dịch, nghiên cứu và học tập bằng tiếng Anh của đa số người Việt Nam còn hạn chế Mặc dù tiếng Anh được đưa vào giảng dạy từ rất lâu trong các cấp học, bậc học và là môn học bắt buộc nhưng còn thiếu tính định hướng
Chính vì vậy gần đây vấn đề quản lý chất lượng giáo dục nói chung và quản lý chất lượng dạy học Tiếng Anh nói riêng đang được xã hội rất quan tâm Đã có nhiều tác giả đi sâu nghiên cứu về vấn đề này Đối với môn ngoại
ngữ, đặc biệt là tiếng Anh, đã có không ít bài viết, bài tham luận, đề tài
nghiên cứu đã đề cập đến các vấn đề trong việc dạy học tiếng Anh: Thực
trạng của việc dạy học Tiếng Anh, ĐMPPDH môn Tiếng Anh, các biện pháp
quản lý nâng cao chất lượng day học Tiếng Anh ở các bậc học:
“Van dé day va hoc tiéng Anh ở Liệt Nam(2008) tác giả Vũ Thị Hồng
Trang 14ngoại ngữ` của Lê Văn Canh (6/2001) đã nêu ra hai quan điểm về đào tạo - bồi dưỡng giáo viên và những năng lực cần có của người giáo viên ngoại ngữ
- Đề tài “Các biện pháp nhằm nâng cao khả năng giao tiếp tiếng Anh cho sinh viên” của tác giả Lê Khắc Phương Anh (2004-2005) đã phân tích những nguyên nhân khiến cho các SV thường yếu về kỹ năng sử dụng tiếng Anh, qua đó, tác giả cũng nêu ra ra một số biện pháp hữu hiệu nhằm giúp cho SV cải thiện kỹ năng sử dụng tiếng Anh của SV các trường cao đẳng sư pham.[1]
Trong luận văn thạc sĩ “7huc trang và biện pháp nâng cao hiệu quả công tac quan by việc giảng dạy tiếng Anh ở các khoa không chuyên ngữ lại
trường Đại học Sư phạm Thành Phó Hồ Chí Minh” của tác giả Trần Thị Bình
đã nêu thực trạng quản lý mục tiêu, nội dung chương trình, cách kiểm tra đánh giá, phương tiện dạy học, tô chức giảng dạy, đội ngũ giáo viên, kết quả học tập của sinh viên khoa không chuyên ngữ, đưa ra một số biện pháp đề khắc phục những yếu kém
Tài liệu hội thảo 2 “Đổi mới phương pháp dạy học môn tiếng Anh trong các trường Đại học - Cao đẳng đào tạo giáo viên trung học cơ sở” của Dự án đào tạo giáo viên trung học cơ sở, năm 2003, đã đề cập đến vai trò của ngoại ngữ, thực trạng của dạy và học ngoại ngữ hiện nay và giải pháp, đối mới phương pháp giảng dạy và cách kiêm tra đánh giá
Trong Kỷ yếu hội thảo khoa học do Trường Đại học Sư phạm Thành
Phố Hồ Chí Minh tổ chức vào tháng 11/2005, có nhiều bài tham luận nêu lên
thực trạng giảng dạy ngoại ngữ không chuyên, những thuận lợi cũng như những khó khăn từ việc giảng dạy của giáo viên và học tập của học sinh: “Dạy và học ngoại ngữ - lấn dé cần quan tâm” TS Nguyễn Thị Kim Anh, Trường
Trang 15Hồ Chí Minh đã nêu lên vấn đề trình độ tiếng Anh của đa số SV tốt nghiệp
đại học ở các trường hiện chưa đáp ứng được những đòi hỏi của thị trường lao động và chỉ ra một số nguyên nhân như đầu vào quá chênh lệch, chương trình đơn điệu, cơ chế gò bó
“Trực trạng việc dạy ngoại ngữ cho sinh viên không chuyên ngữ trường Cao đẳng Sư phạm Hoà Bình "của Th§ Bùi Thị Kim Tuyến, Trường Cao đẳng Sư phạm Hoà Bình “7ực trạng về việc giảng dạy ngoại ngữ cho sinh viên không chuyên ngữ tại Trường Cao đẳng Sư phạm Hà Nam”, Nguyễn Minh Chinh, Trường Cao đẳng Sư phạm Hà Nam.[29]
Các công trình nghiên cứu trên đã có đóng góp đáng kể trong việc đánh giá đúng thực trạng day học môn Tiếng Anh ở tại cơ sở, địa phương, bậc học của mình tìm ra những điểm mạnh chung hoặc những điểm bát cập để đồng nghiệp cùng chia sẻ, học tập rút kinh nghiệm lẫn nhau Trên cơ sở các giải pháp biện pháp mang tính khả thi, khoa học đã góp phần nâng cao quản lý chất lượng dạy học ngoại ngữ
Ngày 07/12/2012, Sở GD-ĐT TP.HCM tổ chức hội thảo “Giải pháp nâng cao chất lượng dạy và học tiếng Anh trong các trường chuyên nghiệp
thành phố theo Đê án 2020” đã có nhiêu bài tham luận rất giá trị của một số
đại biểu tham gia hội thảo này [33]:
+ Nâng cao chất lượng dạy và học tiếng Anh: Cần kết hợp giữa nhà trường và phụ huynh của Ông Đặng Cao Đẳng- Tổ trưởng TỔ ngoại ngữ Trường Trung cấp Việt Khoa;
Trang 16dụng mô hình này tai Truong CD Công nghệ Thủ Đức nhằm đối mới phương pháp dạy học (PPDH), nâng cao năng lực tự học ở sinh viên (SV) bậc CĐ;
+ Nâng cao chất lượng day va hoc tiéng Anh: Sử dụng phương pháp
“mưa dầm thấm lâu” của Nhom GV tiéng Anh (Truong TC Anh Sang)
Nhìn chung, các tác giả chủ yếu đề cập đến vấn đề giảng dạy ngoại ngữ, quản lý giảng dạy tiếng Anh không chuyên mà chưa đề cập cụ thê đến quản lý việc giảng dạy tiếng Anh chuyên ngữ Thực tế giảng dạy ở mỗi địa phương khác nhau: môi trường giảng dạy, trình độ giáo viên, sinh viên, giáo trình giảng dạy, cơ sở vật chất nên biện pháp quản lý cụ thể cũng khác nhau và chưa có tác giả nào nghiên cứu thực trạng QL giảng dạy tiếng Anh ở trường THCS
Sở Giáo dục và Đào tạo thành phó Hồ Chí Minh đi đầu trong việc thực
hiện nhiều chương trình nhằm đây mạnh khả năng học ngoại ngữ của học sinh Với mục tiêu nhằm đổi mới toàn diện việc dạy và học tiếng Anh, triển
khai chương trình dạy và học mới ở các cấp học, đến năm 2015 đạt được
Trang 171.2 Các khái niệm cơ bản 1.2.1 Quan ly
Người ta có thé tiếp cận khái niệm quản lý từ nhiều góc độ khác nhau,
có thể nêu một số quan điểm sau:
Các Mác trong bộ Tư bản đã viết: “Bất kỳ lao động nào có tính xã hội và chung trực tiếp, được thực hiện với quy mô tương đối lớn đều ít nhiều cần tới sự quản lý Một người chơi vĩ cầm riêng lẽ thi tự điều khiển lấy mình, nhưng một dàn nhạc thì cần có nhạc trưởng” [18]
Theo F.Taylor, nhà kinh tế học người Anh thì cho rằng: “Quản lý là
biết được điều bạn muốn người khác làm và sau đó thấy được rằng họ hoàn
thành công việc một cách tốt nhất và rẻ nhất” [9:tr.6]
Theo James H.Donnelly, JR, James L.Gibson va John M.Ivancevich định nghĩa: “Quản lý là một quá trình do một hay nhiều người thực hiện, nhằm phối hợp các hoạt động của những người khác để đạt được những kết quả mà một người hành động riêng rẽ không thể nào đạt được” [12]
“Quản lý là hoạt động thiết yếu, nó đảm bảo phối hợp những nỗ lực cá nhân nhằm đạt được các mục đích của nhóm Mục tiêu của mọi nhà quản lý là nhằm hình thành một môi trường mà trong đó con người có thể đạt được các mục đích của nhóm với thời gian, tiền bạc, vật chất, và sự bất mãn cá nhân ít nhất Với tư cách thực hành thì cách quản lý là một nghệ thuật, còn kiến thức có tô chức về quản lý là một khoa học”.[19]
Theo Từ điền Tiếng Việt, quản lý có hai nghĩa:
1) Trông coi và giữ gìn theo những yêu cầu nhất định:
2) Tổ chức và điều khiển các hoạt động theo những yêu cầu nhất định
Trang 18Tác giả Nguyễn Ngọc Quang cho rằng: “Quản lý là tác động có mục đích, cókế hoạch của chú thể quản lý đến những người lao động nói chung là khách thể quản lý nhằm thực hiện được những mục tiêu dự kiến [24]
Tác giả Hà Thế Ngữ và Đặng Vũ Hoạt cho rằng: “Quản lý một hệ
thống là quá trình tác động đến hệ thống nhằm đạt được mục tiêu nhất định”
[22]
Tác giả Phạm Viết Vượng định nghĩa: “Quản lý là sự tác động có ý thức của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý nhằm chỉ huy, điều hành, hướng dẫn các quá trình xã hội và hành vi của cá nhân hướng tới mục đích hoạt động chung và phù hợp với quy luật khách quan” [4]
Theo quan điểm hệ thống, quản lý là sự tác động có tổ chức, có định hướng của chủ thê quản lý lên đối tượng quản lý nhằm sử dụng có hiệu quả các tiềm năng, cơ hội của hệ thống đề đạt được mục tiêu đặt ra trong điều kiện biến đổi của môi trường
Lao động quản lý là một dạng lao động đặc biệt, gắn với lao động tập thể và là kết quả của sự phân công lao động xã hội, nhưng lao động quản lý lại có thể phân chia thành một hệ thống các dạng hoạt động xác định mà theo đó chủ thể quản lý có thé tác động vào đối tượng quản lý Các dạng hoạt động xác định này được gọi là các chức năng quản lý Một số nhà nghiên cứu cho rằng trong mọi quá trình quản lý, người cán bộ quản lý phải thực hiện một dãy chức năng quản lý kế tiếp nhau một cách lôgic, bắt đầu từ lập kế hoạch rồi tô chức thực hiện, chỉ đạo thực hiện và cuối cùng là kiểm tra đánh giá Quá trình này được tiếp diễn một cách tuần hoàn và được gọi là chu trình quản lý Ta có thể hiểu chu trình quản lý gồm các chức năng cơ bản sau:
- Lập kế hoạch hoạt động - Tổ chức thực hiện kế hoạch
Trang 19- Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch
Tuy các chức năng trên kế tiếp nhau nhưng chúng thực hiện đan xen nhau, hỗ trợ, bổ sung cho nhau Ngồi ra, thơng tin chiếm một vai trò quan trọng, nó là phương tiện không thê thiếu trong quá trình hoạt động của quản lý
Như vậy, tuy có nhiều cách tiếp cận khác nhau, song có thể nói rằng: Quản lý là hệ thống những tác động có hướng đích, phù hợp quy luật khách quan của chủ thê quản lý đến đối tượng quản lý nhằm khai thác và tận dụng tốt nhất những tiêm năng và cơ hội của đối tượng quản lý đề đạt đến mục liêu quan ly trong một môi trường luôn biến động
1.2.2 Quản lý giáo dục
Quản lý giáo dục là một loại hình quản lý xã hội Quản lý giáo dục trong phạm vi một quốc gia, một địa phương thì chủ thể quản lý là bộ máy quản lý từ Bộ GD-ĐT đến nhà trường Khách thể quản lý là hệ thống giáo dục quốc dân, sự nghiệp giáo dục của một địa phương, trong một trường học
Trong các mối quan hệ của công tác quản lý giáo dục, quan hệ cơ bản nhất là quan hệ giữa người quản lý với người dạy và người học trong hoạt động giáo dục Các mối quan hệ khác biểu hiện trong quan hệ giữa các cấp bậc quản lý Các cấp quản lý giáo dục có chức năng tương tự nhau đều vận dụng các chức năng quản lý để thực hiện các nhiệm vụ của cấp mình Nội dung hoạt động khác nhau do phân cấp quản lý quy định, do nhiệm vụ từng
thời kỳ chi phối, đặc biệt, quản lý giáo dục chịu ảnh hưởng của những biến đối về kinh tế, chính trị, xã hội, khoa học và công nghệ
Trang 20hoạt động sư phạm của hệ thống giáo dục đạt tới kết quả mong muốn một
cách có hiệu quả nhất
Theo tác giả Đỗ Hoàng Toàn “Quản lý giáo dục là tập hợp những biện pháp tô chức, phương pháp giáo dục, kế hoạch hoá tài chính, cung tiêu , nhằm đảm bảo sự vận hành bình thường của các cơ quan trong hệ thống giáo dục, đảm bảo sự tiếp tục phát triển và mở rộng hệ thống cả về mặt số lượng, cũng như về chất lượng” [27]
Theo tác giả Nguyễn Ngọc Quang “Quản lý giáo dục là hệ thống những
tác động có mục đích, có kế hoạch, hợp quy luật của chú thể quản lý (hệ giáo
dục), nhằm làm cho hệ vận hành theo đường lối và nguyên lý giáo dục của Đảng, thực hiện được tính chất của nhà trường xã hội chủ nghĩa Việt Nam mà điểm hội tụ là quá trình dạy học giáo dục thế hệ trẻ, đưa hệ giáo dục tới mục tiêu dự kiến, tiến lên trạng thái mới về chất” [24]
Theo Trần Kiểm: "Quản lý giáo dục thực chất là những tác động của
chủ thê quản lý vào quá trình giáo dục (được tiến hành bởi tập thể giáo viên
và học sinh với sự hỗ trợ đắc lực của lực lượng xã hội) nhằm hình thành và phát triển toàn diện nhân cách học sinh theo mục tiêu đào tạo của nhà trường"
Từ các khái niệm trên về quản lý giáo dục, ta có thê hiểu quản lý giáo dục là những tác động có chủ đích, có kế hoạch, hợp quy luật của chủ thể quản lý vào quá trình giáo dục nhằm đạt được kết quả giáo dục như mong muốn; đồng thời tiếp tục đưa hệ thống giáo dục phát triển theo qui luật khách quan đáp ứng yêu cầu của xã hội đối với GD
1.2.3 Dạy học
Trang 21nhằm biến kiến thức, kinh nghiệm xã hội thành phẩm chất và năng lực cá
nhan” [14; tr18]
Theo Ha Thé Ngữ Đặng Vũ Hoạt: “Quá trình dạy học là một quá trình sư phạm bộ phận thông qua sự tác động qua lại giữa người dạy và người học nhằm truyền thụ và lĩnh hội một cách có hệ thống những tri thức khoa học, những kỹ năng, kỹ xảo, nhận thức và thực hành ” [23:tr 25]
Theo Nguyễn Ngọc Quang: dạy học được hiểu là một hoạt động bao gồm hai quá trình đó là quá trình dạy của thày và quá trình học của trò Hai quá trình này có mối quan hệ biện chứng, tổn tại vì nhau, sinh ra vì nhau và thúc đây nhau phát triển
Vậy, ta hiểu dạy học là một quá trình tác động qua lại giữa người dạy và người học nhằm truyền thụ và lĩnh hội những kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm sống một cách có hệ thống
1.2.4 Chất lượng dạy học
1.2.4.1 Chất lượng là gì?
Theo Từ điển Tiếng Việt, chất lượng là “cái tạo nên phẩm chất, gia tri của một con người, một sự vật, sự việc”
- Theo Từ điển Tiếng Việt thông dụng chất lượng là “cái làm nên phẩm chất, giá trị của sự vật hoặc là cái tạo nên bản chất của sự vật, làm cho sự vật này khác với sự vật kia”
- Theo tiêu chuẩn Pháp -NFX 50-109, chất lượng là “tiềm năng của một sản phẩm hay dịch vụ nhằm thỏa mãn nhu cầu người sử dụng”
- Theo Oxford Pocket Dictionary, chất lượng là “mức hoàn thiện, là đặc trưng so sánh hay đặc trưng tuyệt đối, dấu hiệu đặc thù, các dữ kiện, các thông số cơ bản”
- Theo ISO 9000- 2000, chất lượng là “mức độ đáp ứng các yêu cầu của
Trang 22- Theo Harvey và Green (1993), chất lượng được định nghĩa như tập hợp các thuộc tính khác nhau:
Chất lượng là sự xuất sắc (quality as excellence) Chất lượng là sự hoàn hảo (quality as perfection)
Chất lượng là sự phu hop véi muc tiéu (quality as fitness for purpose) Chất lượng là sự đáng giá với đồng tiền bỏ ra(quality as value for money)
Chất lượng là su chuyén déi vé chat (quality as transformation) Chất lượng cũng được đánh giá bằng “đầu vào”, “đầu ra”, bằng “giá trị gia tăng”, “giá trị học thuật”: bằng “văn hóa tổ chức riêng”: bằng “kiểm toán”
Tác giả Nguyễn Hữu Châu có một định nghĩa về chất lượng tỏ ra có ý nghĩa đối với việc xác định chất lượng giáo dục và cả việc đánh giá nó, đó là: Chất lượng là sự phù hợp với mục tiêu [7: tr 6]
1.2.4.2 Chất lượng dạy học:
Có nhiều cách hiểu khác nhau về chất lượng dạy học:
a) Nói đến “chất lượng dạy học” chính là nói đến “chất lượng thê hiện
ở người học” hay “tri thức, kỹ năng, thái độ” mà người học có được trong quá trình học, đào tạo Vốn học vấn toàn diện và vững chắc công việc, kỹ năng, thái độ ở mỗi người là chất lượng đích thực của dạy học [24, tr10] Đó chính là kết qua của quá trình đào tạo (người học đã học như thế nào, họ biết gi, co thé lam gi va phẩm chất nhân cách của họ ra sao ) nhờ kết quả tương tác giữa người học với giáo viên và nhà trường
Theo tác giả Đặng Quốc Bảo, mô hình chất lượng dạy học gồm: - Kiến thức (Knowledge - K)
- K¥ nang (Skill - S)
Trang 23Các yếu tố trên được liên hệ với nhau trong tính cân đối và đồng bộ [2] được thể hiện trong hoạt động nghề nghiệp của người tốt nghiệp
b) Chất lượng dạy học chính là chất lượng hoạt động dạy của giáo viên và chất lượng hoạt động học của học sinh; chất lượng hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả dạy học và chất lượng của các điều kiện phục vụ hoạt động dạy học
c) Chat luong day hoc chinh la chat lượng của sự phối hợp của tất cả các thành tố cấu thành quá trình dạy học: Mục tiêu; chương trình: nội dung; phương pháp: hình thức tổ chức dạy học và đánh giá kết quả dạy học
d) Chất lượng dạy học còn có thể có được khi đảm bảo chất lượng các yếu tố đầu vào của quá trình dạy học (đội ngũ GV: HS: Chương trình: giáo
trình; Cơ sở vật chất- thiết bị dạy học: tài chính ); Chất lượng quá trình dạy
và học: Kết quả dạy học được đánh giá đạt chất lượng theo yêu cầu xã hội
Như vậy, chất lượng dạy học là một khái niệm đa chiều, khó đo đạc,
khó nắm bắt, vì thế nó mang tính tương đối Khi đánh giá chất lượng dạy học phải cần căn cứ vào mục tiêu của từng cấp học, bậc học cũng như phải tính đến đặc trưng của môn học, yêu cầu về chất lượng của địa phương, của xã hội đối với kết quả dạy học
1.2.5 Chất lượng dạy học tiếng Anh
Việc dạy và học tiếng Anh ở trường phố thông nói chung, cấp THCS nói riêng, cần hình thành và phát triển năng lực giao tiếp bằng tiếng Anh cho học sinh Việc dạy và học tiếng Anh ở cấp THCS góp phần giúp học sinh mở rộng tầm nhìn, làm phong phú kinh nghiệm cuộc sống, phát huy năng lực tư duy và nâng cao sự hiểu biết về văn hóa, xã hội của các quốc gia, dân tộc trên
thé giới cũng như hiểu biết sâu hơn về văn hóa và xã hội của chính dân tộc
Trang 24đời và sự phát triển toàn diện của học sinh(Quyết dinh sé 01/OD-BGDPT
ngày 03 tháng 01 năm 2012 của Bộ trưởng B6 Gido duc va Dao tao)
Từ các khái niệm chung về chất lượng dạy học, chúng ta hiểu chất lượng dạy học môn Tiếng Anh là chất lượng của sự phối hợp của tất cả các thành tố cấu thành trong quá trình dạy học bộ môn Tiếng Anh Bao gồm mục tiêu của bộ môn, chương trình tiếng Anh được giảng dạy trong các bậc học, nội dung, phương pháp : hình thức tổ chức đạy học và đánh giá kết quả dạy học của GV và HS
Như vậy, chất lượng dạy học tiếng Anh chính là mức độ đạt được về kiến thức, kỹ năng, thái độ của người học so với mục tiêu DH của bộ môn
Tiếng Anh đề ra
1.2.6 Quản lý chất lượng dạy học môn tiếng Anh
Quản lý chất lượng đạy học môn tiếng Anh là quản lý các quá trình tác động tới tất cả các thành tố của hoạt động sư phạm có tác dụng hỗ trợ, giúp đỡ, phục vụ cho hoạt động dạy học môn Tiếng Anh của thầy và trò, từ mục tiêu, nội dung, phương pháp đến kết quả đạt được và kết quả đạt được chính là học sinh có đủ năng lực sử dụng tiếng Anh làm phương tiện học tập, nghiên cứu, tra cứu tài liệu và giao tiếp
Quản lý chất lượng dạy học không chỉ là quản lý đơn thuần các hoạt
động dạy học mà còn phải quản lý quá trình tác động tới tất cả các thành tố
của hoạt động sư phạm, trong đó đặc biệt chú trọng tới những thành tố như: mục tiêu - nội dung - phương pháp - kết quả Quản lý chất lượng dạy học chính là quản lý được những yếu tố sau:
1- Mục tiêu, nội dung, chương trình đào tạo 2- Đội ngũ giáo viên
Trang 255- Cơ sở vật chất - trang thiết bị dạy học 6- Đánh giá kết quả hoạt động của học sinh
Trong luận văn này quản lý chất lượng dạy học tiếng Anh ở trường THCS được quan niệm là:
- Quản lý chất lượng dạy tiếng Anh của đội ngũ GV - Quản lý chất lượng học tiếng Anh của HS trường THCS
- Quản lý các điều kiện phục vụ cho việc đảm bảo chất lượng dạy học
tiếng Anh ở trường THCS
1.2.7 Biện pháp quản lý chất lượng dạy học môn tiếng Anh
Theo từ điển Tiếng Việt, biện pháp là cách làm, cách giải quyết một vấn để cụ thể Biện pháp càng cụ thể, phù hợp cả về lý luận lẫn thực tiễn thì sẽ mang lại hiệu quả cao
Biện pháp quản lý chất lượng dạy học môn Tiếng Anh chính là những cách thức tác động của nhà quản lý vào các thành tố tạo ra chất lượng dạy học môn tiếng Anh đề đạt được mục tiêu dạy học đặt ra
1.3 Một số vấn đề về dạy học tiếng Anh trong trường THCS
1.31 Mục tiêu dạy học môn tiếng Anh
Mục tiêu dạy học: Mục tiêu dạy học ở trường THCS là củng cố và phát
triển những kiến thức mà học sinh đã đạt được ở Tiêu học, đồng thời giúp học
sinh nắm vững hệ thống tri thức khoa học phô thông cơ bản, hiện đại ở trình
độ THCS và những hiểu biết ban đầu về kĩ thuật và hướng nghiệp đề tiếp tục
học THPT trung cấp học nghề hoặc đi vào cuộc sống lao động, hình thành và phát triển năng lực và những phẩm chất trí tuệ, đặc biệt là năng lực tư duy sáng tạo, hình thành cơ sở thế giới quan khoa học, những phẩm chất đạo đức nói riêng và phát triên nhân cách nói chung
Trang 26a) Kiến thức:
Tiếng Anh 6 nhằm giúp học sinh (HS) bước đầu làm quen với tiếng Anh đồng thời giúp các em luyện tập để có thể nghe, nói, đọc, viết được tiếng Anh ở mức độ đơn giản thông qua các bài học phong phú và sinh động
Tiếng Anh 7 nhằm giúp HS tiếp tục làm quen với tiếng Anh đồng thời giúp các em luyện tập để có thể nghe, nói, đọc, viết được tiếng Anh ở mức độ đơn giản thông qua các bài học đa dạng
Tiếng Anh 8 nhằm tiếp tục nâng cao trình độ của HS bằng cách phối hợp rèn luyện các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết ở mức độ cao hơn, thông qua các bài học có nội dung phong phú, sinh động
Tiếng Anh 9 tiếp tục nâng cao trình độ của HS bằng cách phối hợp rèn luyện các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết ở mức độ cao hơn để HS có khả năng thực hiện giao tiếp các nội dung chủ điểm của chương trình
b) Kỹ năng:
Sau khi học hết chương trình tiếng Anh lớp 9:
- Nghe: Nghe hiểu ý chính các trao đổi ngắn trong lớp học, các bài đọc theo nội dung chủ điểm trong SGK
- Nói: diễn đạt bằng Tiếng Anh các nội dung giao tiếp đơn giản hằng ngày có liên quan đến nội dung chủ điểm và ngôn ngữ đã học
- Đọc: Đọc hiểu nội dung các bài khoá, đoạn văn ngắn khoảng (120 - 150 từ)
- Viết: Viết được các câu đơn giản Viết các đoạn văn ngắn theo các chú điểm học trong SGK có hướng dẫn mẫu và gợi ý cách làm
1.3.2 Nội dung dạy học môn tiếng Anh ở trường THCS
Trang 27ngôn ngữ như ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp là phương tiện, điều kiện hình thành và phát triển các kĩ năng giao tiếp
Chương trình tiếng Anh của Bộ Giao duc - Dao tao theo QD số
16/2006/QĐ-BGDĐT về ban hành Chương trình Giáo dục Phố thông
- Tài liệu sử dụng do nhà xuất bản giáo dục phát hành - Đối tượng: học sinh lớp 6 đến lớp 9
- Thời gian học: 3 tiết/tuần (2 tiết/tuần đối với Lớp 9)
Bao gồm: Hệ thống chủ điểm (Themes/topics), Nang luc giao tiép (Communicative competences), Kiến thức ngôn ngữ (Language Knowledge), Ngữ âm (Pronunciation) Từ Vựng (Vocabulary) , Ngữ pháp (Grammar) và muc trong tam ng6n ngit( Language Focus) [26;tr8]
- Hệ thống chủ điểm (Themes/topics): Personal Information,
Education, Community, Health, Recreation, My friends, My school, My family, the World around us
- Nang luc giao tiép (Communicative competences): Kha năng sử dụng các chức năng ngôn ngữ như chào hỏi, đề nghị, xin phép được đưa vào các cấu trúc ngữ pháp thông qua nhiều ngữ cảnh đa dạng liên quan đến các chủ điểm của bài học Năng lực giao tiếp được thể hiện thông qua 4 kỹ năng giao tiếp Nghe, Nói, Đọc, Viết Qua đó HS có thể áp dụng vào tình huống thật trong đời sống hằng ngày (Real situation)
+ Nghe (Listening): Các hoạt động nghe luôn luôn duoc st dung dé giới thiểu ngữ liệu hoặc nội dung chủ điểm mới Các kỹ năng nghe được rèn luyện và phát triển thông qua các bài tập nghe khác nhau như nghe lấy ý chinh (main idea), nghe hiểu các thông tin chỉ tiết (listening for detail) hoặc nghe đoán nghĩa/ý qua ngữ cảnh Việc hình thành kỹ năng nghe cho học sinh rất khó, đòi hỏi giáo viên phải biết sữ dụng các thủ thuật trong dạy nghe;
Trang 28nhá Đồng thời hướng dẫn học sinh tư nghe qua radio, kênh TV nước ngoài giúp học sinh nhận ra giọng dịa phương theo vùng, miền
+ Nói (Speaking): Hoạt động nói được phối hợp với việc học ngữ âm, ngữ pháp, từ vựng, các chức năng ngôn ngữ, và với kỹ năng nghe.Phần luyện kỹ năng nói giúp cho HS sử dụng vốn từ cấu trúc ngữ pháp để thực hiện các mục đích giao tiếp khác nhau có liên quan đến nội dung chú đề bài
học trong chương trình THCS Nhằm giúp HS phát triển kỹ năng nói, GV
cần phải tô chức các hoạt động giao tiếp như đóng đoạn hội thoại, đóng kịch,
CLB nói tiếng Anh
+ Doc(Reading): Cac hoạt động đọc được sử dụng như một phương tiện quan trọng để giới thiệu ngữ liệu mới và để mở rộng các vốn từ vựng hay ngữ pháp thụ động( chỉ cần nhận biết, không cần sử dụng để nói hoặc viết) Chương trình lớp 9 (năm cuối cấp) đã sử dụng các loại hình bài tập đòi hỏi sử dụng các kỹ năng đọc khác nhau như đoán từ trong ngữ cảnh, đọc lấy ý chính, đọc lướt, đọc lay thông tin cần thiết, đọc hiểu, sử dụng các bài học có mức độ ngôn ngữ phức tạp hơn
+ Viết (Writing): Hoạt động viết cơ bản vẫn được dùng để cúng cố những vốn ngữ liệu đã được học Tuy nhiên, chương trình cũng dần dần đưa vào xen kẽ các loại bài tập viết có mục đích như viết thư, điền các mẫu khai, viết báo cáo ở dạng đơn giản, viết một đoạn văn ngắn dựa vào bài đã học nhằm phát triển một bước cao hơn kỹ năng viết cho học sinh
Trang 29- Ngữ âm (pronunciation): Luyện phát âm được coi là một bộ phận mật thiết gắn liền với các hoạt động lời nói trong các chủ điểm khác nhau, do vậy trong chương trình THCS không chủ trương giới thiệu tách rời thành các mục bài tập riêng biệt Việc luyện phát âm sẽ được tiến hành phối hợp với các hoạt động lời nói khác như với việc dạy từ mới, dạy nghe và dạy nói
- Từ vựng (Vocabulary) trong SGK xuất hiện một cách tự nhiên theo các chú đề nhằm đạt được ngữ cảnh hoá cao, giúp học sinh dễ tiếp thu và nhớ lâu Các bài luyện tập sử dụng từ vựng luôn được phối hợp với các bài tập ngữ pháp và thông qua cả bốn kỹ năng nghe, nói, đọc, viết
- Mục trọng tâm ngôn ngữ (Language Focus) nhằm giúp hệ thống hoá, cúng có và luyện tập sử dụng các chức năng ngôn ngữ, các điểm ngữ pháp và
từ vựng đã xuất hiện trong bai Tuy theo nội dung từng bài tập,GV có thê lựa
chọn những loại bài để học sinh thực hiện trên lớp hay hướng dẫn cho các em
làm bài tại nhà Tuy nhiên, phần hệ thống hoá, củng cố và chữa bài là khâu
quan trọng Qua những bài tập này, Gv có thể rút ra những mặt mạnh và mặt yếu của HS và có kế hoạch củng có, bồi đưỡng thêm cho các em
1.3.3 Phương pháp dạy học môn tiếng Anh
a) Nhóm phương pháp dựa trên cơ sở hình thức/ ngữ pháp (formed- based)
- Phuong pháp Ngữ pháp-Dịch (Grammar-Translation Method) - Phuong phap truc tiép (Direct Method)
- Phuong phap Nghe-Noi (Audio-Lingual Method)
b) Nhóm phương pháp dựa trên cơ sở chức năng (function-based) ma tiéu biéu la Phuong phap Giao tiép (Communicative Approach)
Khi nhắc đến việc đôi mới PPGD tiếng Anh ở các trường trung học
Trang 30và trong nước: quan điểm lấy người học làm trung tâm (the learner- centred approach) và quan điểm giao tiếp (the communicative language approach) (trong giảng dạy ngoại ngữ) trong đó nhiệm vụ (task-based) được xem là PPGD chủ đạo
Lí do của việc lựa chọn hai quan điểm này là vì chúng có nhiều điểm tương đồng: chúng đều coi HS là trung tâm của quá trình dạy-học và đều nhằm phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo của HS Trong giảng dạy truyền thống, người GV thường đóng vai trò là trung tâm của quá trình dạy-học theo hình thức "thông báo đồng loạt" - thầy nói và cả lớp lắng nghe
134 Đánh giá kết quả dạy học Việc đánh giá kết quả học tập cần được thông qua bốn kĩ năng: nghe, nói, đọc và viết
- Nội dung các bài kiểm tra cần gắn liền với mục tiêu của các bài học tại
thời điểm kiểm tra
- Việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh cần được thực hiện theo các quy định trong Quy chế về kiểm tra, đánh giá kết quả học tập về kiểm tra định kì và kiểm tra thường xuyên Đa dạng hoá các hình thức kiếm tra đánh giả: kiểm tra nói, viết, đánh giá thông qua các hoạt động thực hành, luyện tập bài học trên lớp cũng như chuẩn bị bài và làm bài tập ở nhà
- Cầu trúc của các bài kiểm tra viết 1 tiết và cuối học kì gồm các phần sau: + Kiến thức ngôn ngữ (Grammar and vocabulary) từ 25% — 30% + Đọc (Reading) từ 25% — 30% + Nghe (Listening) ttr 20% - 25% + Viét (Writing) ttr 20% - 25%
Trang 31- Việc chữa bài kiểm tra và củng cố kiến thức sau bài kiểm tra định kì
cần được giáo viên thu xếp trong thời lượng đã cho và trong khoảng thời điểm
hợp ly.[5]
1.4 Một số vấn đề về quản lý chất lượng dạy học Tiếng Anh ở các trường THCS
1.41 Quản lý chất lượng dạy tiếng Anh của đội ngũ GV
1.4.1.1 Quan lý việc thực hiện mục tiêu, chương trình, kế hoạch giảng dạy tiếng Anh
Mỗi đầu năm học, Sở GD-ĐT đều họp chuyên môn Tiếng Anh THCS triển khai hướng dẫn thực hiện chương trình theo tài liệu phân phối chương trình Tiếng Anh THCS : Công văn số 5842 / BGD-ĐT ngày 1/9/2011 v/v
hướng dẫn điều chỉnh nội dung dạy học GDPT Chương trình dạy học là pháp lệnh của nhà nước do Bộ GD-ĐT ban hành, là căn cứ pháp lý để nhà trường tiến hành chỉ đạo, giám sát việc thực hiện chương trình dạy học của GV Giáo viên phải dạy đúng theo khung chương trình qui định, đảm bảo thời lượng cho từng phân môn, khối lớp BGH nhà trường quản lý việc GV thực hiện phân
phối chương trình của Bộ GD-ĐT: của Sở GD-ĐT cần phải chú ý một số việc
sau:
+ Kế hoạch giảng dạy của từng giáo viên phải được thông qua tổ bộ môn trao đôi và đóng góp ý kiến
+ Tiến độ thực hiện chương trình Thông qua thời khoá biểu, số theo dõi giảng dạy và học tập, dự giờ, thăm lớp, đề kịp thời xử lý những trường hợp xảy ra ảnh hưởng đến việc thực hiện chương trình giảng dạy Đảm bảo cả thời gian thực hiện chương trình dạy học và nội dung chương trình
Trang 321.412 Quan lý việc chuẩn bị và thực hiện giờ lên lóp của GŨ tiếng Anh
Giáo viên là nhân tố quyết định chất lượng giáo dục, nhất là trong giai đoạn hiện nay Việc chuẩn bị và thực hiện tốt các giờ lên lớp của GV vô cùng quan trọng, quyết định đến chất lượng dạy học BGH cần có các biện pháp vừa quân lý chặt chẽ việc chuẩn bị và thực hiện giờ lên lớp của GV tiếng Anh, đồng thời động viên, khuyến khích GV đứng lớp với sự nhiệt tình và tận tâm thì mới nâng cao chất lượng giờ dạy
+ Quan ly giờ lên lớp qua thời khoá biều
+ Lên lịch thăm lớp, dự giờ, trò chuyện với giáo viên, học sinh cũng là hình thức quản lý giờ lên lớp
+ Đánh giá tiết học theo chuẩn và trên tinh thần xây dựng, giúp đỡ GV
+ Các báo cáo của tổ chuyên môn về tình hình dạy trên lớp: thực hiện chương trình, nền nếp, số tiết giảng dạy, điểm kiểm tra
1.413 Quan lý việc đổi mới PP và hình thức tổ chức dạy học tiếng
Anh
Hiện nay tại các trường THCS, day tiéng Anh theo PP giao tiếp đang là phương pháp hiện đại Qua đó, đòi hỏi GV phải thực sự có năng lực ngôn
ngữ, đồng thới phải biết sử dụng PPDH một các linh động và sáng tạo để tô
chức các hoạt động học tập của học sinh, hướng dẫn học sinh tham gia tích cực vào quá trình học tập thông qua các hoạt động và giải quyết các tình huống có vấn đề cũng như tạo cơ hội đề học sinh tích cực tham gia hoạt động thực hành giao tiếp qua các hoạt động cá nhân, theo cặp và theo nhóm
Trang 33Nắm vững ngôn ngữ tức là phải có năng lực giao tiếp Vì vậy mục tiêu tối hậu của quan điêm này là dạy năng lực giao tiếp
Sử dụng ngoại ngữ một cách hợp lý
Sử dụng phương pháp dịch khi học sinh cần hoặc có lợi cho học sinh Chấp nhận việc phạm lỗi của học sinh trong quá trình học (về ngữ âm, ngữ pháp, từ vựng)
Việc rèn luyện được thực hiên, nhưng không chiếm vị trí quan trọng Những bài đàm thoại được sử dụng để dạy xoay quanh chức năng giao tiếp và thường không được học thuộc lòng
Mọi phương tiện (thủ pháp, giáo cụ trực quan, máy ghi âm) cho học sinh học tốt đều được chấp nhận phù hợp với lứa tuổi, hứng thú, động cơ )
Giáo viên bằng mọi cách phải tạo điều kiện tối đa để động viên, giúp các em hoạt động, sử dụng ngoại ngữ để học tập
Việc quản lý việc đổi mới phương pháp dạy học Tiếng Anh theo
phương pháp giao tiếp vô cùng quan trọng trong nhà trường BGH kết hợp với
tố nhóm chuyên môn lên lịch thực hiện chuyên đề đối mới PPDH, nêu rõ yêu
cầu theo quy định của Sở, Phòng GD đề GV thực hiện Thông qua thực hiện
chuyên đề cấp Trường, Quận, dự giớ, thăm lớp có rút kinh nghiệm, đánh giá
tiết dạy giúp GV thực hiện nghiêm túc hơn
Trang 34Chương trình mới thực hiện việc đánh giá kết quả học tập của học sinh theo định hướng: Kế thừa các ưu điểm của cách đánh giá truyền thống và đặt việc đánh giá bằng trắc nghiệm khách quan đúng với vị trí của nó: phối hợp đánh giá thường xuyên và định kỳ giữa các hình thức đánh giá khác nhau bằng viết và vấn đáp : đặc biệt, việc kiểm tra, thi đều thực hiện theo trình độ chuẩn của chương trình mới
- Quan lý hoạt động học của học sinh thông qua phan anh của đội ngũ giáo viên về kết quả học tập rèn luyện của học sinh
- Quản lý việc kiểm tra của giáo viên đối với học sinh để đánh giá kết
quả học tập của học sinh và kết quả giảng dạy của giáo viên tránh chỉ dừng lại ở mức độ đo lường bằng điểm số Cụ thể là: quản lý kế hoạch kiểm tra của giáo viên; có kế hoạch kiểm tra giữa học kỳ cuối học kỳ và hết năm học: yêu cầu chấm, trả bài đúng thời hạn, có sửa chữa hướng dẫn cho học sinh: phân công bộ phận quản lý tống hợp tình hình kiểm tra đánh giá kết quả học tập theo định kỳ
- Thông qua việc tô chức các kỳ kiểm tra chung để đánh giá đúng thực chất kết quả học tập của học sinh, từ đó có kế hoạch phụ đạo cho học sinh yếu kém vềhọc lực, phát hiện và bồi dưỡng kịp thời những học sinh có năng khiếu Mặt khác,thông qua việc kiểm tra nghiêm túc, đánh giá công bằng và khách quan giúp giáo viên điều chỉnh hoạt động dạy của mình, kích thích tính tự giác học tập của họcsinh
- Chỉ đạo việc kiểm tra học sinh cả 4 kỹ năng: nghe-nói-đọc-viết để từ đó thu được kết quả cao của việc thực hiện cải tiến PPGD bộ môn
1.42 Quản lý chất lượng học tiếng Anh của học sinh
Trang 35Trước tiên để đâm bảo cho việc học Tiếng Anh trên lớp có kết quả, GV
cần hiểu được tâm lý, tinh than, thái độ,động cơ học tập của HS thể hiện qua
sự đóng góp xây dựng bài, khả năng tiếp thu
Đặc biệt, tiêu chí chủ yếu để đánh giá kết quả học tập của học sinh là
năng lực giao tiếp, năng lực ứng xử bằng ngôn ngữ trong các tình huống giao tiếp cụ thể.Trên cơ sở này người quản lý chỉ đạo đến giáo viên cần phải hình thành và phát triển những năng lực và phẩm chất ở học sinh trong quá trình học tập ngoại ngữ là:
- Học sinh chủ động lựa chọn kiến thức và thao tác tư duy thích hợp để có những ứng xử ngôn ngữ cần thiết, phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp
- Học sinh biết bộc lộ nhận thức và sự hiểu biết của mình ra bên ngoai bằng lời nói, bài viết thông qua ngoại ngữ
- Học sinh biết cách làm việc theo cặp, nhóm, hợp tác với bạn khi cần thiết trong quá trình luyện tập ngôn ngữ theo yêu cầu và nhiệm vụ được giao
- Học sinh biết cách tự học, biết chủ động trình bày những ý định của
mình thông qua giao tiếp nói hoặc viết
1.4.2.2 Quan lý việc học tiếng Anh ngoài giờ lên lóp:
Trang 36xuyên, đây là cơ hội cho HS từng bước hoàn thiện các kĩ năng của bản thân Đồng thời nhà trường trang bị thêm sách báo các tài liệu rèn luyện bố trợ, tư liệu sách báo,tạp chí, sách hướng dẫn, tài liệu tham khảo ở thư viện.GV cung cấp thêm các trang web uy tín dé hoc sinh tự luyện tập thêm ở nhà
1.4.2.3 Quản lý kết quả học tập, kiếm tra, thi tiếng Anh của HS
Việc kiểm tra, đánh giá tri thức, sự nhận thức của HS không chỉ nhằm
mục đích kiểm tra kết quả lĩnh hội các kiến thức đơn thuần về nội dung mà còn kiểm tra các kiến thức về phương pháp Việc đánh giá kết quả học tập của
HS thông qua các đề bài thi, bai kiểm tra 15 phút, kiểm tra định kỳ Yêu
cầu chung khi ra đề thi, đề kiểm tra, không nên đưa những dạng đề học thuộc lòng, mang tính thụ động mà cần chú trọng những dạng đề phát triển tính tư duy, tính độc lập, sáng tạo của HS nhằm đánh giá được khả năng tự học, mức độ hiểu bài của HS Để có sự thống nhất trong việc kiểm tra đánh giá, Chuyên viên bộ môn Tiếng Anh của Phòng GD, Phó hiệu trưởng chuyên môn thống nhất Format đề kiểm tra 1 tiết, bài thi Học kỳ, chỉ đạo đến các nhóm chuyên môn linh hoạt trong việc kiểm tra các em nhưng vẫn đảm bảo yêu cầu thống nhất chung Bên cạnh đó, có sự kết hợp với các trung tâm Anh ngữ có uy tín cho các em cơ hội kiểm tra trình độ theo chuẩn Quốc tế (miễn phí)
1.4.3 Quan lý các điều kiện đảm bảo chất lượng dạy học tiếng Anh 1.4.3.1 Quản lý phát triển đội ngĩ GÌ” dạy tiếng Anh
Giáo viên là nhân tố quyết định chất lượng giáo dục, nhất là trong giai đoạn hiện nay với nhiệm vụ trọng tâm của toàn ngành là thực hiện việc triển khai giảng dạy theo chương trình dạy học mới đòi hỏi giáo viên phải có đủ trình độ đáp ứng yêu cầu mới Theo Đề án đến năm 2020, Giáo viên dạy ngoại ngữ cấp THCS và tương đương có năng lực ngoại ngữ có chứng chỉ
ECE tối thiêu 60 điểm, hoặc chứng chỉ TOEEL IBT do Viện Khảo thí Giáo
Trang 37thiểu 5.5 điểm, hoặc chứng chỉ CAE tối thiểu 45 điểm hoặc các chứng chỉ
khác được công nhận tương đương đạt năng lực ngoại ngữ bậc 4 (B2) trở lên theo Khung tham chiếu năng lực Ngoại ngữ chung châu Âu
Các giáo viên không chỉ hiểu được nhu cầu của các học viên mà còn hết mình giúp đỡ từng học viên đạt được mục tiêu học tập của mình
Quan ly chat lượng dạy học của GV thông qua công tác bồi dưỡng, tự bồi dưỡng và tư học tập nâng cao trình độ và thực hiện tốt các chế độ chính sách cho giáo viên: Tham gia các lớp Bồi dưỡng và khảo sát chứng chỉ FCE
cho giáo viên các cấp học do Sở Giáo dục — Đào tạo tổ chức Các GV thi FCE,
chưa đạt trình độ B2 sẽ được tiếp tục bồi dưỡng để thi lại đợt sau Giáo viên được tạo điều kiện về thời gian và kinh phí tham gia các khóa đào tạo bôi dưỡng do Bộ hoặc do Thành phó tổ chức đề đạt chuẩn về ngôn ngữ và năng lực sư phạm GV được tham gia sinh hoạt chuyên môn do các cấp tổ chức đề trao đối kinh nghiệm và nâng cao trình độ,được cung cấp tài liệu phục vụ giảng dạy, các trang thiết bị dạy học: Định mức tiết day: 19 tiét va duoc chi trả đối với các tiết dạy vượt định mức Giáo viên đạt chuẩn trình độ theo chuẩn của thành phố quy định được đề nghị để Ủy ban nhân dân thành phố cấp kinh phí bồi dưỡng tương đương giáo viên dạy các trường chuyên
1.4.3.2 Quan lý cơ sở vật chat, phuong tién, diéu kién phục vụ cho day và học tiếng Anh
CSVC - TBDH là nhân tố cơ bản và có vai trò rất quan trọng hỗ trợ thầy và trò trong đổi mới PPDH gồm có các nhóm cơ bản sau:
+ Cơ sở vật chất: gồm trường, lớp, các phòng hội họp phòng chức năng, sân chơi, nhà đa năng
Trang 38Phương tiện kỹ thuật và thiết bị dạy học được sử dụng phải phù hợp với đặc điểm và khả năng nhận thức của người học.Nhà quản lý cần phải quan tâm để việc đầu tư xây dựng, ban hành các chính sách đầu tư, các tiêu chí xây dựng cơ sở vật chất phục vụ cho việc đổi mới PPDH: mua sắm đủ giáo trình và tài liệu phong phú phục vụ cho việc dạy và học, xây mới hoặc nâng cấp sửa chữa phòng lab, phòng bộ môn; đảm bảo được ánh sáng và độ thơng thống cho phòng học; Bàn ghế, bảng và các thiết bị dạy học phải được bố trí thật khoa học; có khu dành riêng cho việc dạy học ngoại ngữ (do đặc thù của bộ môn ngoại ngữ) để khỏi ảnh hướng tới việc dạy các bộ môn khác Trang thiết bị phục vụ cho việc dạy học ngoại ngữ (âmli, cassette máy đèn chiếu băng hình, bảng tương tác, các giáo cụ trực quan ) Đối với những giờ dạy luyện nghe, học sinh phải được bố trí học tại phòng nghe nhìn
Xây dựng và triển khai kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên, định kỳ về công tác sử dụng thiết bị dạy và học ngoại ngữ, bảo đảm tính thiết thực và hiệu quả: tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong việc dạy và học ngoại ngữ ở các nhà trường
Vi vậy, Hiệu trưởng phải chỉ đạo thường xuyên bố sung, mua sắm TBDH theo yêu cầu thực tế của đơn vị phục vụ dạy học lâu dài Phân công cho cán bộ thiết bị chuyên trách theo dõi việc sử dụng, mượn trả đồ dùng DH
hay các trang thiết bị, báo cáo định kỳ, có kiểm tra số sách, kiểm kê tài san dé
Trang 391.4.3.3 Quản lý công tác xã hội hóa giáo dục trong việc nâng cao chất lượng dạy học tiếng Anh
Chủ truong XXHGD trong việc nâng cao chất lượng giáo dục đã và đang được các cấp lãnh đạo quan tâm Đặc biệt trong việc thực hiện đề án dạy và học ngoại ngữ trong nền kinh tế quốc dân, đòi hỏi các cơ sở GD tăng cường công tác tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức toàn xã hội, nhất là đối với thế hệ trẻ về việc dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân, đáp ứng yêu cầu mới trong việc hội nhập với thế giới và thực hiện tốt chủ trương xã hội hoá giáo dục, huy động sức mạnh tông hợp của cấp ủy Đảng, chính quyền nhân dân chăm lo sự nghiệp giáo dục dé cải tạo và nâng cấp cơ sở vật chất, phục vụ tốt cho việc dạy và học, gắn với thực tế cơ sở Kết hợp với cha mẹ học sinh thực hiện các công trình phục vụ dạy và học; cấp học bồng cho học sinh nghèo vượt khó học giỏi Một số trường có điều kiện liên kết với các Trung tâm ngoại ngữ hay các cơ sở cung cấp thiết bị day học ngoại ngữ đề hợp đồng với giáo viên bản ngữ, hỗ trợ tài liệu, cách thức thi cử: xây dựng phòng nghe nhìn
1.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến việc quản lý chất lượng dạy học
tiếng Anh ở THCS
1.51 Hệ thống văn bản quy định và pháp lý hướng dẫn thực hiện giảng dạy bộ môn Tiếng Anh
Trang 40- Quyết định số 01/QĐ-BGDĐT ngày 03 tháng 01 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành chương trình giáo dục Phố thông môn Tiếng Anh thí điểm cấp THCS
- Công văn số 5842/BGDĐT-VP ngày 01 tháng 9 năm 2011 của Bộ Giáo dục và Đào tạo và công văn số 2149 /GDĐT-TrH, ngày 07 tháng 9 năm 2011 hướng dẫn thực hiện điều chỉnh nội dung dạy học môn Tiếng Anh, cấp THCS
- Đề án dạy và học Ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008-2020
- Thông tư số 58/2011/TT- BGDĐT ngày 12/12/2011 về ban hành
Quy ché đánh giá, xép loại học sinh THCS
- Tai liệu bồi dưỡng GV dạy SGK 2005 của vụ GDPT
- Khung PPCT tiếng anh THCS
- Các văn bản triển khai nhiệm vụ chuyên môn Tiếng Anh của Sở và của phòng giáo dục theo từng năm học
152 Trình độ, năng lực và tính chuyên nghiệp trong điều hành Quản lý của đội ngũ CBQL
Thực hiện Chỉ thị số 40/CT/TƯ ngày 15/06/2004 của Ban Bí thư Ƒ việc