1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Một số biện pháp nâng cao chất lượng công tác kiểm tra nội bộ các trường trung học phổ thông ở huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp

88 636 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 88
Dung lượng 550 KB

Nội dung

Kiểm tra nội bộ trường học là một biện pháp trong hoạt động quản lý trường học, là công cụ sắc bén tăng cường hiệu lực quản lý trường học,góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dụ

Trang 1

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Kiểm tra là một chức năng cơ bản, quan trọng của quá trình quản lý,

đó là công việc hoạt động mà người quản lý ở bất kỳ cấp nào, cương vịnào cũng phải thực hiện để biết rõ những mục tiêu, kế hoạch đề ra thực tế

đã đạt được đến đâu và như thế nào Từ đó tìm ra những biện pháp độngviên, giúp đỡ, uốn nắn kịp thời nhằm đạt mục tiêu đã định

Chức năng kiểm tra không chỉ đơn thuần là chức năng cuối cùngtrong một quá trình quản lý, mà còn là tiền đề cho một quá trình quản lýtiếp theo

Kiểm tra nội bộ trường học là một chức năng đích thực của quản lýtrường học, là khâu đặc biệt quan trọng trong chu trình quản lý đảm bảotạo lập mối liên hệ ngược thường xuyên, kịp thời giúp người quản lý hìnhthành cơ chế điều chỉnh hướng đích trong quá trình quản lý nhà trường

Thực chất của quản lý là xử lý thông tin, thông tin là nguyên liệucủa quản lý, chất lượng và hiệu quả của thông tin quyết định chất lượng

và hiệu quả của quản lý Người quản lý tài năng trước hết và quan trọngnhất phải biết tổ chức tốt công tác thông tin cho chính mình Muốn cóthông tin chính xác, kịp thời thì biện pháp quan trọng nhất là phải tiếnhành kiểm tra

Kiểm tra nội bộ trường học là một biện pháp trong hoạt động quản

lý trường học, là công cụ sắc bén tăng cường hiệu lực quản lý trường học,góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục- đào tạo

Kiểm tra nội bộ trường học là biểu hiện phẩm chất của người quản

lý chống bệnh quan liêu

Tìm hiểu, nghiên cứu tư tưởng Hồ chí Minh, chúng ta thấy Ngườirất quan tâm đến việc kiểm tra nội bộ trường học Chủ tịch Hồ Chí Minh

Trang 2

thường nhắc nhở cán bộ quản lý: Muốn chống bệnh quan liêu, bàn giấy,muốn biết các nghị quyết có được thi hành không, thi hành có đúngkhông, muốn biết ai ra sức làm, ai làm qua chuyện, chỉ có một cách làkhéo kiểm soát.Theo Bác: Kiểm tra không phải là một thứ đặc quyền, đặc

ân của người quản lý dùng để lục soát, theo dõi, xác minh, đánh giá thiếuxót của người dưới quyền hay để tóm lấy thành tích, để khi có dịp là dùngđến mà xem đó là chức năng, nhiệm vụ của người lãnh đạo và của mọingười Kiểm tra phải nhằm mục đích nắm chính xác, đầy đủ công việc vàkết quả của công việc đó

Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh có 3 điều cần phải kiểm soát, đó là:

- Có kiểm soát mới biết cán bộ, nhân viên tốt hay xấu

- Mới biết rõ ưu điểm, khuyết điểm của cá nhân, đơn vị, cơ quan

- Mới biết ưu điểm của các mệnh lệnh, nghị quyết

Trong trường học việc kiểm tra phải nhằm khai thác, tiếp nhậnthông tin đầy đủ, chính xác về công việc, con người để đánh giá đúng đắncông việc, con người Theo Bác: Kiểm tra phải thực hiện chức năng tựbộc lộ, tự điều chỉnh những mặt hạn chế trong bản thân con người Kiểmtra phải nhằm động viên, khuyến khích con người phát huy mặt tốt, quyếtsửa chữa mặt còn hạn chế Kiểm tra khéo bao nhiêu khuyết điểm lòi rahết, về sau khuyết điểm sẽ bớt đi

Theo chủ tịch Hồ Chí Minh kiểm tra có 2 cách: Một là từ trênxuống, người lãnh đạo kiểm tra kết quả công việc của người dưới quyền.Hai là từ dưới lên, quần chúng kiểm tra người lãnh đạo

Hiện nay nước ta đang thực hiện công cuộc đổi mới toàn diện đấtnước, trong đó có giáo dục.Trong văn kiện Hội nghị lần thứ hai Ban Chấp

hành Trung ương Khoá VIII đã chỉ rõ: “Đổi mới công tác quản lý giáo dục” Để phát triển sự nghiệp giáo dục, chiến lược phát triển sự nghiệp

Trang 3

giáo dục giai đoạn 2001 - 2010 đã nêu rõ bảy nhóm giải pháp chủ yếu,trong đó đổi mới công tác quản lý được coi là khâu đột phá: “Đổi mớiquản lý giáo dục Đổi mới về cơ bản phương thức quản lý giáo dục theohướng nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước, phân cấp mạnh mẽ nhằm pháthuy tính chủ động và tự chịu trách nhiệm của các địa phương, của các cơ

sở giáo dục, giải quyết một cách có hiệu quả các vấn đề bức xúc, ngăn

chặn và đẩy lùi các hiện tượng tiêu cực hiện nay”.(Nguồn: Chiến lược phát triển giáo dục 2001 – 2010 NXB Giáo dục, trang 23).

Chất lượng và hiệu quả hoạt động giáo dục THPT phụ thuộc rất lớnvào công tác quản lý giáo dục, đặc biệt là vào trình độ nghiệp vụ quản lýcủa đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục Trình độ nghiệp vụ quản lý giáo dụccủa cán bộ quản lý giáo dục thể hiện ở việc thực hiện thành thạo haykhông các chức năng quản lý trên các mặt xây dựng kế hoạch, tổ chứcthực hiện, chỉ đạo và kiểm tra, đánh giá thực hiện nội dung chương trìnhsách giáo khoa mới ở THPT

Nhà trường là tế bào của nền giáo dục quốc dân, đổi mới quản lýnhà trường góp phần đổi mới quản lý giáo dục nói chung Trong đó đổi

mới kiểm tra nội bộ trường học là một yêu cầu bức thiết nhằm góp phần

đổi mới quản lý nhà trường, đổi mới sự nghiệp giáo dục, đáp ứng yêu cầuphát triển nguồn nhân lực cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoácủa đất nước

Thực trạng hoạt động kiểm tra nội bộ trường học ở các trường phổthông của Huyện Tháp Mười, Tỉnh Đồng Tháp hiện nay còn nhiều tồn tại,hạn chế, đặc biệt theo yêu cầu của đổi mới giáo dục hiện nay

Đổi mới hoạt động kiểm tra, tìm ra các giải pháp để khắc phục tồntại, yếu kém trong hoạt động kiểm tra nội bộ trường học là một yêu cầubức thiết nhằm góp phần đổi mới công tác quản lý nhà trường, quản lý

Trang 4

giáo dục, làm cho giáo dục phát triển đáp ứng nhiệm vụ nâng cao dân trí,đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài phục vụ cho sự phát triển kinh tế xãhội của đất nước

Với những lý do nêu trên, để góp phần đổi mới quản lý trườngTHPT nói riêng và đổi mới quản lý giáo dục nói chung, chúng tôi chọn

đề tài nghiên cứu: Một số biện pháp nâng cao chất lượng công tác

kiểm tra nội bộ các trường trung học phổ thổng ở Huyện Tháp Mười, Tỉnh Đồng Tháp.

2 Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn đề xuất một số biện pháp

có cơ sở khoa học và có tính khả thi góp phần nâng cao chất lượng côngtác kiểm tra nội bộ ở các trường THPT huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp

3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu

Khách thể nghiên cứu: Công tác kiểm tra nội bộ trường học cáctrường trung học phổ thông

Đối tượng nghiên cứu: Biện pháp nâng cao chất lượng công táckiểm tra nội bộ ở các trường trung học phổ thông của huyện Tháp Mười,tỉnh Đồng Tháp

4 Giả thuyết khoa học

Nếu đề xuất và thực thi được một số biện pháp có tính khoa học

và có tính khả thi, thì sẽ sẽ góp phần nâng cao chất lượng công tác kiểmtra nội bộ ở các trường trung học phổ thông của huyện Tháp Mười, tỉnhĐồng Tháp

5 Nhiệm vụ nghiên cứu

5.1 Nghiên cứu những vấn đề lý luận về hoạt động kiểm tra nội bộ

trường học

Trang 5

5.2 Khảo sát, đánh giá thực trạng hoạt động kiểm tra nội bộ trường học

ở các trường trung học phổ thông của huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp.5.3 Đề xuất một số biện pháp có cơ sở khoa học, có tính khả thi nhằmnâng cao chất lượng, hiệu quả của hoạt động kiểm tra nội bộ trường họccác trường trung học phổ thông ở Huyện Tháp Mười, Tỉnh Đồng Tháp

6 Phương pháp nghiên cứu

6.1 Phương pháp nghiên cứu lý thuyết: Nghiên cứu các tài liệu liênquan đến quản lý giáo dục như: luật giáo dục, điều lệ trường phổ thông,nghiệp vụ quản lý, nghiệp vụ thanh tra, kiểm tra, tâm lý học quản lý, giáodục học, xã hội học giáo dục, kinh tế học giáo dục, khoa học quản lý giáodục, lý thuyết hệ thống và các thông tư, quy chế, quy định, hướng dẫn

có liên quan đến hoạt động quản lý giáo dục của các cấp có thẩm quyền 6.2 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: phương pháp quan sát; phươngpháp điều tra; phương pháp lấy ý kiến chuyên gia; phương pháp phỏngvấn… nhằm khảo sát, đánh giá thực trạng và xây dựng cơ sở thực tiễn choviệc đề xuất các biện pháp

6.3 Phương pháp thống kê: Phương pháp thống kê toán học để xử lýkết quả

7 Đóng góp của luận văn

- Về mặt lý luận: Góp phần hệ thống hoá những vấn đề lý luận về kiểmtra nội bộ trường học

- Về mặt thực tiễn: Xây dựng một số giải pháp nhằm nâng cao chấtlượng và hiệu quả của hoạt động kiểm tra nội bộ trường học, góp phần đổimới quản lý nhà trường, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục trong sựnghiệp đổi mới toàn diện như hiện nay

Luận văn có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho cán bộ quản lý ởcác trường THPT

Trang 6

8 Cấu trúc luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, luậnvăn được bố trí làm 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận của đề tài về công tác kiểm tra nội bộ ởcác trường THPT huyện Tháp Mười

Chương 2: Thực trạng công tác kiểm tra nội bộ ở các trườngTHPT trên địa bàn huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp

Chương 3: Một số biện pháp nâng cao chất lượng công tác kiểmtra nội bộ ở các trường trung học phổ thông Huyện Tháp Mười, TỉnhĐồng Tháp

Trang 7

và các nhân viên của Ủy ban nhân dân và các cơ quan của Chính phủ.

Các nhà khoa học quản lý ở trong nước cũng như trên thế giới đềuxác định thanh tra, kiểm tra là một trong các chức năng của quản lý (Kếhoạch hóa, Tổ chức, Chỉ đạo, Kiểm tra, thanh tra) Thuật ngữ thanh tra,kiểm tra và hoạt động thanh tra, kiểm tra ngày càng được các nhà khoahọc nghiên cứu, bổ sung và hoàn thiện dần làm phong phú và sâu sắc bảnchất của nó, xem đó là một chuyên ngành cần được tiếp tục nghiên cứulàm sáng rõ cả về mặt lý luận cũng như về mặt thực tiễn

Để nâng cao hiệu lực và hiệu quả của công tác quản lý giáo dục,qua kinh nghiệm của nước ta và các nước có nền giáo dục phát triển, phảixây dựng tổ chức thanh tra giáo dục (TTGD) vững mạnh và nâng cao chất

Trang 8

lượng hoạt động, coi thanh tra là hoạt động thiết yếu của cơ quan quản lýnhà nước.

Sự hình thành tổ chức và hoạt động TTGD nước ta dựa trên những chếđịnh về TTGD của Đảng và Nhà nước:

Sau khi cách mạng tháng Tám thành công, mặc dù đất nước còn bậnrộn trăm công nghìn việc, nhưng ngày 08/9/1945, Chính phủ lâm thời ViệtNam dân chủ cộng hòa đã ra Sắc lệnh số 16/SL thành lập cơ quan Thanhtra học vụ để “Kiểm soát việc học theo đúng chương trình giáo dục củaChính phủ” Để phù hợp với thực tiễn đổi mới đất nước, ngày 01/4/1990,Hội đồng nhà nước (HĐNN) nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

đã ban hành Pháp lệnh thanh tra, đánh dấu một bước ngoặt quan trọng về

tổ chức và hoạt động của TTGD, từ đó TTGD được tiếp tục củng cố, là bộphận cấu thành của hệ thống tổ chức Thanh tra nhà nước (TTNN), được tổchức ở cấp Bộ và cấp tỉnh

Để thi hành Pháp lệnh thanh tra của HĐNN, ngày 28/9/1992, Hộiđồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) đã ban hành Nghị định số 358/HĐBT

về tổ chức và hoạt động của Thanh tra giáo dục Bộ trưởng Bộ GD-ĐT đãban hành Quyết định số 478/QĐ ngày 11/3/1993 về quy chế tổ chức vàhoạt động của hệ thống TTGD, các vấn đề về chức năng, nhiệm vụ, bộmáy tổ chức và phương thức hoạt động của TTGD được quy định cụ thểthêm một bước Nhờ đó, hoạt động TTGD được đẩy mạnh, ngày càngphát huy vai trò tích cực, góp phần chấn chỉnh các mặt công tác quản lý

sự nghiệp giáo dục Đặc biệt, từ khi có Luật giáo dục năm 1998 (có hiệulực thi hành ngày 01/6/1999) và Luật giáo dục năm 2005 (có hiệu lực thihành ngày 01/01/2006) tại Chương VII “Quản lý Nhà nước về giáo dục”gồm có bốn mục thì đã có một mục về “Thanh tra giáo dục” (mục 4) đãquy định một cách cụ thể về nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm, tổ chức và

Trang 9

hoạt động của TTGD phù hợp với Luật Thanh tra năm 2004, đánh dấumột bước trưởng thành mới về công tác lập pháp của Nhà nước ta, là dấumốc quan trọng trong sự nghiệp đổi mới quản lý giáo dục nước nhà.

Khi bàn về công tác thanh tra, kiểm tra trong giáo dục, các nhà khoahọc giáo dục trong và ngoài nước đã có nhiều công trình nghiên cứu về lýluận giáo dục, đặc biệt là về quản lý giáo dục (QLGD): Nguyễn NgọcQuang “Những khái niệm cơ bản về QLGD”; Đặng Quốc Bảo “Một sốkhái niệm về QLGD”; M.I Kônđacôp “Cơ sở lý luận khoa học QLGD”;Trần kiểm “Khoa học QLGD- Một số vấn đề lý luận và thực tiễn”… Cáccông trình trên thực sự là cẩm nang cho các nhà QLGD các cấp trong lýluận cũng như trong thực tiễn QLGD, QL nhà trường

Về QL nhà trường, các tác giả: Nguyễn Ngọc Quang, Hà Sỹ Hồ,Đặng Quốc Bảo đã nêu lên những nguyên tắc chung của việc quản lý hoạtđộng dạy-học, từ đó chỉ ra một số biện pháp QL nhà trường Một trong sốcác biện pháp hữu hiệu để duy trì, điều chỉnh hoạt động của hệ QL điđúng mục tiêu, kế hoạch là các biện pháp kiểm tra, thanh tra, đánh giá kếtquả công việc trong từng giai đoạn nhất định

Tác giả Hà Sỹ Hồ (1985) trong cuốn “Những bài giảng về quản lýtrường học” tập hai- NXB Giáo dục đã cho rằng: “Chức năng kiểm tra đặcbiệt quan trọng vì quá trình quản lý đòi hỏi những thông tin chính xác, kịpthời về thực trạng của đối tượng QL, về việc thực hiện các quyết định đã

đề ra, tức là đòi hỏi những liên hệ ngược chính xác, vững chắc giữa cácphân hệ QL và phân hệ được QL…” Ông khẳng định “QL mà khôngkiểm tra thì QL sẽ ít hiệu quả và trở thành QL quan liêu” Tác giả NguyễnNgọc Quang (1989) trong cuốn “Những khái niệm cơ bản về QLGD” chorằng: Quá trình QL diễn ra qua năm giai đoạn: “Chuẩn bị kế hoạch hóa(KHH), KHH, Tổ chức, Chỉ đạo và Kiểm tra; trong đó, kiểm tra là giai

Trang 10

đoạn cuối cùng, kết thúc một chu trình quản lý Kiểm tra giúp cho việcchuẩn bị tích cực cho kỳ kế hoạch tiếp theo Kiểm tra tốt, đánh giá đượcsâu sắc và chuẩn bị trạng thái cuối cùng của hệ (nhà trường) thì đến kỳ kếhoạch (năm học) tiếp theo việc soạn thảo kế hoạch năm học mới sẽ thuậnlợi, kế thừa được mặt mạnh để tiếp tục phát huy, phát hiện được lệch lạc

để uốn nắn loại trừ” Tác giả kết luận: “theo lý thuyết Xibecnetic, kiểm tragiữ vai trò liên hệ nghịch trong quá trình QL Nó giúp cho chủ thể QLđiều khiển một cách tối ưu hệ QL Không có kiểm tra, không có QL” [25,73] Tác giả Đặng Quốc Bảo (1998) trong “Những vấn đề cơ bản vềQLGD” xác định: “Kiểm tra là công việc gắn bó với sự đánh giá, tổng kếtkinh nghiệm giáo dục, điều khiển mục tiêu”

Gần đây, một số bài viết đăng trên Tạp chí thông tin QLGD, các bài

giảng trong các lớp bồi dưỡng TTGD tại Học viện quản lý giáo dục, cácbáo cáo thu hoạch về công tác TTGD của các lớp huấn luyện cán bộ thanhtra chuyên ngành các tác giả cũng có quan tâm đến một số vấn đềchung về công tác TTGD, nhưng chủ yếu chỉ đề cập đến các vấn đề xungquanh nội dung thanh tra, đánh giá một nhà trường, một giáo viên, quytrình tiến hành một cuộc thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo…Tuy vậy, vẫn chưa có công trình nghiên cứu đề cập một cách cụ thể, sâusắc về QL công tác thanh tra chuyên môn ở các trường THPT, của Sở GD-

ĐT, vì thế vấn đề này rất cần được tiếp tục nghiên cứu làm sáng rõ.Những tài liệu đã dẫn và những tài liệu viết về công tác thanh tra, kiểmtra, đánh giá trong giáo dục của các nhà khoa học giáo dục thực sự lànhững tư liệu quý, thiết thực, được chúng tôi tham khảo trong quá trìnhthực hiện đề tài "Các biện pháp quản lý công tác kiểm tra nội bộ trườnghọc của các trường THPT huyện Tháp Mười" nhằm góp phần thực hiệnthắng lợi những mục tiêu giáo dục trong giai đoạn mới

Trang 11

1.2 Các khái niệm cơ bản của đề tài

1.2.1 Trường trung học phổ thông

Cấp trung học phổ thông có nhiệm vụ nâng cao và hoàn chỉnhtrình độ văn hoá phổ thông cho học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở

Nó có vị trí quan trọng là kết thúc giáo dục phổ thông Học sinh đượcchuẩn bị một hệ thống kiến thức phổ thông hoàn chỉnh ở các bộ mônkhoa học tự nhiên, xã hội và nhân văn Học sinh đã có đầy đủ tư chất

và trí tuệ, nhân cách và thể lực để đi vào cuộc sống xã hội, lao độngsản xuất thực hiện nghĩa vụ công dân và tiếp tục học lên bậc cao hơn.Mục tiêu của giáo dục trung học phổ thông : Giáo dục trung học phổthông nhằm giúp học sinh củng cố và phát triển những kết quả giáodục trung học cơ sở hoàn thiện học vấn phổ thông và có những hiểubiết thông thường về kỹ thuật và hướng nghiệp, có điều kiện phát huynăng lực cá nhân để lựa chọn hướng phát triển, tiếp tục học đại học,cao đẳng, trung cấp, học nghề hoặc đi vào cuộc sống lao động (Điều

27 Luật Giáo dục năm 2005 trang 21-22) Cụ thể là : “ đào tạo để pháttriển nhân cách hài hoà ở học sinh, có thế giới quan khoa học, lýtưởng, đạo đức xã hội chủ nghĩa, có lòng yêu nước và tinh thần quốc

tế chân chính, có lòng nhân ái, có ý thức trách nhiệm với gia đình,sống và làm việc theo pháp luật, có học vấn phổ thông, kỹ thuật tổnghợp, có kỹ năng lao động và tâm thế sẵn sàng lao động, có sức khoẻ,

có thị hiếu lành mạnh và ham học hỏi, biết cách tự học, tự rèn luyệnnhằm phát triển năng lực và sở trường cá nhân để bước vào cuộc sống

tự lập của người lao động sáng tạo”

Như vậy, nội dung giáo dục của trường trung học phổ thông mangtính chất toàn diện và coi trọng phát huy sở trường, năng khiếu cá nhân.Kết thúc cấp trung học phổ thông, học sinh có thể đi tiếp vào các trường

Trang 12

đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề hoặc trực tiếp đivào lao động sản xuất Cho nên trường trung học phổ thông không chỉ lànơi đào tạo nguồn cho các trường sau trung học mà còn đáp ứng nhu cầu

đa dạng của việc sử dụng học sinh sau khi tốt nghiệp phục vụ các mụctiêu phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội của cả nước và từng địa phương

1.2.2 Khái niệm về kiểm tra nội bộ trong trường học

Là một dạng hoạt động quản lý của người hiệu trưởng nhằm điềutra, theo dõi, xem xét, kiểm soát, phát hiện, kiểm nghiệm sự diễn biến vàkết quả các hoạt động giáo dục trong phạm vi nội bộ nhà trường và đánhgiá kết quả các hoạt động giáo dục đó có phù hợp với mục tiêu, kế hoạch,chuẩn mực, quy chế đã đề ra hay không Qua đó phát hiện những ưu điểm

để động viên, kích thích hoặc những thiếu sót, lệch lạc so với yêu cầu để

có biện pháp uốn nắn, giúp đỡ và điều chỉnh thích hợp nhằm nâng caochất lượng và hiệu quả giáo dục và đào tạo trong nhà trường [19, 200].Khái niệm này được thể hiện rõ ở khoản 1, điều 22, chương VI:

“Công tác kiểm tra nội bộ trong các trường học và các đơn vị trongngành” trong bản “Quy chế về tổ chức và hoạt động của Thanh tra Giáodục và Đào tạo”(Quyết định số 478/QĐ ngày 11 tháng 3 năm 1993): Việckiểm tra công việc, hoạt động và các mối quan hệ của mọi thành viêntrong nhà trường là trách nhiệm và quyền hạn của hiệu trưởng Hiệutrưởng có thể huy động: phó hiệu trưởng, các tổ trưởng chuyên môn vàcác cán bộ, giáo viên khác giúp hiệu trưởng kiểm tra với tư cách là ngườiđược uỷ quyền hoặc trợ lý nhưng hiệu trưởng vẫn nắm quyền tối hậuquyết định về những vấn đề quan trọng nhất của kiểm tra, người đưa rakết luận cuối cùng và người chịu trách nhiệm về những kết luận đó Kiểm tra nội bộ trường học về thực chất là kiểm tra tác nghiệp, làhoạt động tự kiểm tra của trường bao gồm hai hoạt động:

Trang 13

- Hiệu trưởng tiến hành kiểm tra tất cả các thành tố cấu thành hệthống nhà trường, đặc biệt kiểm tra công việc, hoạt động, mối quan hệ củamọi thành viên và những điều kiện, phương tiên phục vụ dạy học và giáodục trong nhà trường.

- Việc tự kiểm tra trong nội bộ trường học

Người hiệu trưởng giỏi là người biết tiến hành kiểm tra thườngxuyên và có kế hoạch, biết biến quá trình kiểm tra thành quá trình tự kiểmtra của các bộ phận và mọi thành viên trong nhà trường mà mình quản lý.Người hiệu trưởng có kinh nghiệm thường biết kiểm tra đúng người, đúngviệc, đúng lúc, đúng chỗ Xác định rõ ai, bộ phận nào thì kiểm tra thườngxuyên; ai, bộ phận nào thì kiểm tra thưa thớt hơn và thậm chí có người, bộphận không cần kiểm tra, vì họ luôn hoàn thành nhiệm vụ một cách tựgiác không cần có sự thúc đẩy nào Đồng thời hiệu trưởng cũng xác định

rõ nên kiểm tra vào lúc nào: nếu sớm quá thì không có gì để kiểm tra,nhưng nếu muộn quá mới kiểm tra thì nếu có sai sót rồi, lúc đó rất khósửa và làm lại

1.2.3 Chất lượng và chất lượng kiểm tra nội bộ

1.2.3.1 Khái niệm về chất lượng

Từ điển Bách khoa Việt Nam định nghĩa như sau: "Chất lượng làphạm trù triết học biểu thị những thuộc tính bản chất của sự vật, chỉ rõ nó

là cái gì, tính ổn định tương đối của sự vật, phân biệt nó với các sự việckhác Chất lượng là đặc tính khách quan của sự vật, chất lượng biểu hiện

ra bên ngoài qua các thuộc tính Nó là liên kết các thuộc tính lại làm một,gắn bó với sự vật như một tổng thể, bao quát toàn bộ sự vật và không thểtách rời sự vật Sự vật trong khi vẫn còn là bản thân nó thì không thể mấtchất lượng của nó Sự thay đổi chất lượng kéo theo sự thay đổi của sự vật

về căn bản Chất lượng của sự vật bao giờ cũng gắn liền với tính quy định

Trang 14

về số lượng của nó và không thể tồn tại ngoài tính quy định ấy Mỗi một

sự vật bao giờ cũng có sự thống nhất của chất lượng và số lượng"

Hiểu theo nghĩa thông dụng, chất lượng là cái tạo nên phẩm chất,giá trị của một người, một sự vật, sự việc Đó là tổng thể những thuộctính cơ bản, khẳng định sự tồn tại của một sự vật và phân biệt nó vớinhững sự vật khác Nói đến số lượng, là nói đến số lượng của một chấtlượng nhất định

1.2.3.2 Chất lượng công tác kiểm tra nội bộ trường học

Chất lượng công tác kiểm tra nội bộ (KTNB) trường học là kháiniệm mô tả về các kết quả công tác kiểm tra nội bộ trường học đạt được

so với mục tiêu đề ra

Mục tiêu QLGD có liên quan đến mục tiêu giáo dục nói chung vàvới mục tiêu hoạt động của mỗi cơ sở giáo dục nói riêng, cho nên khiđánh giá chất lượng QLGD của mộtcơ sở giáo dục nào đó cần phải dựatrên cơ sở chất lượng hoạt động giáo dục của cơ sở đó

Vì thế chất lượng công tác KTNB có được khi:

- Thực hiện chức năng kế hoạch hoá một cách có chất lượng

- Thực hiện chức năng tổ chức một cách có chất lượng

- Thực hiện chức năng chỉ đạo một cách có chất lượng

- Thực hiện chức năng kiểm tra một cách có chất lượng

1.2.4 Biện pháp và biện pháp nâng cao chất lượng kiểm tra nội bộ 1.2.4.1 Biện pháp

Theo tự điển Tiếng Việt thi khái niệm của biện pháp chính là cáchlàm, cách thức tiến hành (cách thức là cách, lối thể hiện, hình thức diễn rahành động nói chung) Như vậy nói đến biện pháp là nói đến cách thức tácđộng nhằm thay đổi, chuyển biến một hệ thống, một quá trình, một trạngthái , Nhằm đạt được mục đích hoạt động Biện pháp càng thích hợp,

Trang 15

càng tối ưu, càng giúp con người nhanh chóng giải quyết những vấn đềđặt ra Tuy nhiên, để có được những giải pháp như vậy, cần phải dựa trênnhững cơ sở lý luận và thực tiễn đáng tin cậy.

1.2.4.2 Biện pháp nâng cao chất lượng kiểm tra nội bộ

Biện pháp nâng cao chất lượng kiểm tra nội bộ là cách thức tiếnhành để từng bước nâng cao được chất lương công tác kiểm tra nội bộ.(Theo tự điển Tiếng viết) Vậy biện pháp nâng cao chất lượng kiểm tranội bộ trường học là những cách thức tác động hướng vào việc tạo ranhững biến đổi về chất lượng của công tác kiểm tra

1.3 Một số vấn đề về công tác kiểm tra nội bộ ở các trường trung học phổ thông hiện nay

1.3.1.Vị trí, vai trò, chức năng của kiểm tra nội bộ trong trường học

Kiểm tra nội bộ trường học là một chức năng đích thực của quản lýtrường học, là khâu đặc biệt quan trọng trong chu trình quản lý nhàtrường, đảm bảo tạo lập mối liên hệ ngược thường xuyên kịp thời giúpngười quản lý (Hiệu trưởng) hình thành cơ chế điều chỉnh hướng đíchtrong quá trình quản lý

Trong chu trình quản lý, hoạt động kiểm tra được xếp vào vị trí thứ tư sau các khâu: kế hoạch, tổ chức và chỉ đạo.Tuy nhiên hoạt động kiểm tra lại

là tiền đề cho một chu trình quản lý mới

Trang 16

TTQL: Thông tin quản lý.

: Biểu thị mối liên hệ và tác động trực tiếp

: Biểu thị mối liên hệ ngược hoặc thông tin phản hồi trong quá trình quản lý

Kiểm tra nội bộ trường học là một công cụ sắc bén góp phần tăng

cường hiệu lực quản lý trường học

Nếu kiểm tra, đánh gía chính xác, chân thực sẽ có tác dụng giúp hiệu

trưởng xác định mức độ, giá trị, các yếu tố ảnh hưởng … từ đó tìm ra được những nguyên nhân và đề ra những giải pháp điều chỉnh có hiệu quả

Với đối tượng kiểm tra thì kiểm tra nội bộ trường học có tác độngtới ý thức, hành vi và hoạt động của cán bộ, giáo viên và học sinh - đốitượng quản lý; nâng cao tinh thần trách nhiệm, động viên thúc đẩy việcthực hiện nhiệm vụ, uốn nắn, giúp đỡ sửa chữa sai sót, khuyết điểm vàtuyên truyền kinh nghiệm giáo dục tiên tiến Kiểm tra, đánh giá đảm bảokhách quan, công bằng sẽ dẫn tới việc tự kiểm tra, đánh giá tốt của đốitượng cần kiểm tra

1.3.2 Đối tượng và nội dung kiểm tra nội bộ trường học

1.3.2.1 Đối tượng

Đối tượng kiểm tra nội bộ trường học là tất cả các thành tố cấuthành hệ thống sư phạm nhà trường, sự tương tác giữa chúng tạo ra mộtphương thức hoạt động đồng bộ và thống nhất nhằm thực hiện tốt mụctiêu giáo dục và đào tạo trong nhà trường

Trang 17

Hình2: Sơ đồ hệ thống sư phạm nhà trường

(M: mục tiêu; N: nội dung; P: phương pháp; GV: giáo viên; HS: học sinh;CSVC-TBDH: cơ sở vật chất - thiết bị dạy học; KQ: kết quả; : mốiquan hệ)

1.3.2.2 Nội dung KTNB `

Hiệu trưởng có trách nhiệm kiểm tra toàn bộ công việc, hoạt động, mốiquan hệ, kết quả của toàn bộ quá trình dạy học, giáo dục và những điều kiệnphương tiện của nó không loại trừ mặt nào Song trên thực tế, kiểm tra nội bộtrường học cần tập trung vào các nội dung chính không tách rời nhau mà liênquan chặt chẽ với nhau sau đây:

a Kiểm tra việc thực hiện kế hoạch phát triển giáo dục và phổ cập giáo dục

- Thực hiên chỉ tiêu về số lượng học sinh từng khối lớp và toàntrường: Duy trì sĩ số, tỷ lệ học sinh bỏ học, lên lớp, lưu ban…

- Thực hiện chỉ tiêu kế hoạch về số lượng, chất lượng phổ cập giáo

Trang 18

dục ở từng khối lớp và toàn trường.

b Kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ của kế hoạch đào tạo

- Thực hiện nội dung, chương trình dạy học và giáo dục

- Chất lượng dạy học và giáo dục

+ Chất lượng giáo dục đạo đức, lối sống:

* Thực hiện đúng chương trình giáo dục đạo đức, giáo dục côngdân ở các khối lớp thông qua các giờ lên lớp, hoạt động giáo dục ngoàigiờ lên lớp, công tác chủ nhiệm …

* Việc kết hợp giáo dục giữa nhà trường, gia đình và xã hội

* Kết quả việc đánh giá đạo đức, hạnh kiểm học sinh

+ Chất lượng giáo dục văn hoá, khoa học, kỹ thuật:

* Việc thực hiện kế hoạch theo chương trình, sách giáo khoa mới

* Việc bồi dưỡng học sinh có năng khiếu và phụ đạo học sinh yếu

* Kết quả học tập của học sinh (kiến thức, kỹ năng, thái độ) sovới đầu vào

+ Chất lượng giáo dục lao động kỹ thuật tổng hợp, hướng nghiệp,dạy nghề: thực hiện kế hoạch giảng dạy, giáo dục, trình độ học sinh vàkết quả đạt được

+ Chất lượng giáo dục sức khỏe, thể dục, vệ sinh và quốc phòng.+ Chất lượng giáo dục thẩm mỹ

+ Chất lượng giáo dục hướng nghiệp và giáo dục ngoài giờ lên lớp

Trang 19

c Kiểm tra việc xây dựng đội ngũ

- Kiểm tra hoạt động của các tổ, nhóm chuyên môn:

+ Kiểm tra công tác quản lý của tổ trưởng

+ Kiểm tra hồ sơ của tổ: kế hoạch của tổ, các loại sổ sách, sổ biênbản, sáng kiến kinh nghiệm

+ Nề nếp sinh hoạt tổ, chế độ dự giờ, thăm lớp, thao giảng

+ Sử dụng phân công giáo viên, nhân viên, công tác bồi dưỡng vềchuyên môn nghiệp vụ và tự bồi dưỡng của các thành viên trong tổ, nhómchuyên môn

+ Việc thực hiện quy chế chuyên môn

+ Vấn đề thực hiện các chế độ chính sách, và chăm lo cải thiện đờisống giáo viên

- Kiểm tra giáo viên:

+ Kiểm tra về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống:

* Nhận thức tư tưởng, chính trị

* Chấp hành chính sách pháp luật của Nhà nước

* Việc chấp hành quy chế của ngành, quy định của cơ quan, đơn vị,đảm bảo số lượng ngày, giờ công lao động

* Đạo đức, nhân cách, lối sống, ý thức đấu tranh chống các biểu hiệntiêu cực, sự tín nhiệm trong đồng nghiệp, phụ huynh, học sinh, nhân dân

* Tinh thần đoàn kết, tính trung thực trong công tác, quan hệ đồngnghiệp, thái độ phục vụ nhân dân và học sinh

* Tinh thần học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, taynghề, ý thức trách nhiệm thực hiện quy chế chuyên môn

+ Kiểm tra về kết quả giảng dạy: Việc cho điểm kiểm tra hoặc kếtquả đánh giá môn học của học sinh từ đầu năm đến thời điểm kiểm tra;khảo sát của cán bộ kiểm tra

Trang 20

+ Kiểm tra việc thực hiện các nhiệm vụ khác được giao như côngtác chủ nhiệm lớp và các công tác kiêm nhiệm khác.

d Kiểm tra việc xây dựng, sử dụng và bảo quản cơ sở vật chất – thiết bị dạy học

- Đảm bảo các tiêu chuẩn về lớp học, bàn ghế, bảng, ánh sáng,

vệ sinh

- Sử dụng và bảo quản hợp lý cơ sở vật chất, thiết bị dạy học: đồdùng dạy học, phòng thí nghiệm, dụng cụ thể thao, thư viện, vườn trường,sân chơi bãi tập, phòng chức năng, phòng nghe nhìn, nhà để xe

- Cảnh quan sư phạm của trường: Cổng trường, tường rào, đường đi,vườn hoa, cây xanh, công trình vệ sinh, hệ thống cấp thoát nước, lớp học

sạch đẹp, đảm bảo vệ sinh môi trường, đảm bảo cảnh quang sư phạm

e Công tác kiểm tra tài chính nhà trường

- Tài chính cũng là mội vấn đề quan trọng không thể thiếu trong mọinhà trường Cũng như mọi cơ quan, đơn vị tập thể bất kỳ nào, nhà trườngcũng phải có nguồn tài chính để phục vụ cho các hoạt động dạy và học

- Kiểm tra tài chính cần chú trọng vào các mặt như: Các văn bản chỉđạo thu chi trong đơn vị, kế hoạch thu chi tài chính trong năm, việc xâydựng qui chế nội bộ, các loại quỷ của nhà trường, việc công khai minhbạch các khoản thu chi theo qui định, kiểm tra quỷ tiền mặt theo định kỳ

và đột xuất

- Trong công tác kiểm tra tài chính của nhà trường hiệu trưởng tậptrung sử dụng lực lượng của ban thanh tra nhân dân của nhà trường

f Công tác tự kiểm tra của hiệu trưởng

- Công tác kế hoạch (kế hoạch hoá): Xây dựng, chỉ đạo và thực hiện

kế hoạch chung và từng bộ phận (Gồm 3 loại kế hoạch chính: kế hoạchdạy học và giáo dục trên lớp, kế hoạch giáo dục ngoài giờ lên lớp, kế

Trang 21

hoạch giáo dục lao động, hướng nghiệp, dạy nghề) cho cả năm, từngtháng, từng tuần.

Hiệu trưởng tự kiểm tra - đánh giá công tác kế hoạch của mình baogồm: Thu thập, xử lý thông tin, xác định mục tiêu, phân hạng ưu tiên, tìmphương án, giải pháp thực hiện mục tiêu, soạn thảo, thông qua và truyềnđạt kế hoạch

- Công tác tổ chức - nhân sự: Hiệu trưởng tự kiểm tra - đánh giá về:

xây dựng, sử dụng bộ máy, quy định chức năng, quyền hạn, nhiệm vụ và

sự phối hợp, quan hệ từng bộ phận, cá nhân, lựa chọn, phân công cán bộ,giáo viên, cung cấp kịp thời những điều kiện, phương tiện cần thiết, khaithác tiềm năng của tập thể sư phạm và cá nhân cho việc thực hiện kếhoạch đã đề ra

- Công tác chỉ đạo: Hiệu trưởng tự kiểm tra, đánh giá về các mặt:

nắm quyền chỉ huy, hướng dẫn cách làm, điều hoà phối hợp (can thiệp khicần thiết), kích thích động viên, bồi dưỡng cán bộ, giáo viên… trong hoạtđộng chỉ đạo các công tác cụ thể trong trường như :

+ Chỉ đạo dạy học và giáo dục trong và ngoài lớp, công tác lao độnghướng nghiệp, dạy nghề…

+ Chỉ đạo công tác hành chính, quản trị trong trường:

* Công tác văn thư, hành chính, giáo vụ trong trường

* Hồ sơ, sổ sách trong nhà trường, lớp học, giáo viên và học sinh

* Các chế độ công tác, sinh hoạt định kỳ của hiệu trưởng, hiệu phó, các

tổ, nhóm, khối chuyên môn, hội đồng giáo dục, hội phụ huynh học sinh…

* Thời khoá biểu, lịch công tác hàng tuần, hàng tháng của trường…+ Chỉ đạo thi đua điểm và chỉ đạo xây dựng điển hình

+ Chỉ đạo việc thực hiện dân chủ hoá quản lý trường học: Thực hiệncông khai về quản lý tài sản, tài chính, vốn tự có, tuyển sinh, lên lớp, tốt

Trang 22

nghiệp, khen thưởng, kỷ luật, nâng lương, bổ nhiệm…

+ Chỉ đạo và thực hiện việc phối hợp với tổ chức đảng, đoàn thể vàhuy động cộng đồng tham gia xây dựng và quản lý nhà trường

- Công tác kiểm tra: Thực hiện kiểm tra nội bộ trường học và tự

kiểm tra một cách thường xuyên, định kỳ theo kế hoạch để phát hiện, theodõi, kiểm soát, động viên, uốn nắn, giúp đỡ kịp thời Mỗi năm học hiệutrưởng phải kiểm tra toàn diện ít nhất 1/3 tổng số giáo viên và tất cả giáoviên còn lại được kiểm tra theo chuyên đề

- Ngoài ra hiệu trưởng còn cần tự kiểm tra, đánh giá: Về lề lối làm

việc, phong cách tổ chức và quản lý của chính mình, tự đánh giá kháchquan phẩm chất, năng lực và uy tín của mình để tự điều chỉnh cho phùhợp với yêu cầu, chuẩn mực của người quản lý trường học

1.3.3 Nguyên tắc kiểm tra nội bộ trường học

Quản lý kiểm tra nội bộ trường học hoạt động đa dạng, phức tạp,đối tượng kiểm tra là con người, mục đích kiểm tra là vì sự tiến bộ củacon người, do đó không thể tiến hành tuỳ tiện mà cần phải tuân theo cácnguyên tắc chỉ đạo hoạt động kiểm tra Các nguyên tắc đó là:

1.3.3.1 Nguyên tắc tính pháp chế:

Hiệu trưởng là người đại diện của nhà nước Quyết định của hiệutrưởng phải được coi là “tiếng nói” của pháp luật Người chống lại quyếtđịnh kiểm tra là chống lại pháp luật Hiệu trưởng không được lợi dụngkiểm tra để thực hiện ý đồ cá nhân

1.3.3.2 Nguyên tắc tính kế hoạch:

Cơ sở khoa học của tính kế hoạch là bảo đảm sự ổn định của cáchoạt động sư phạm Kiểm tra có kế hoạch là đưa công việc kiểm tra vàonội dung hoạt động dạy và học một cách hợp lý và thống nhất với các hoạtđộng khác, không gây xáo trộn

Trang 23

1.3.3.4 Nguyên tắc tính giáo dục:

Bản chất của giáo dục là nhân văn Cơ sở khoa học của nguyêntắc giáo dục là lòng nhân ái, kiểm tra nội bộ trường học là để hiểu biếtcông việc, hiểu biết và giúp đỡ con người, kiểm tra phải mang tínhthiện chí, tính giáo dục bộc lộ ở mục đích, nội dung, phương phápkiểm tra Bảo đảm tốt nguyên tắc giáo dục sẽ biến quá trình kiểm trathành quá trình tự kiểm tra

1.3.3.5 Nguyên tắc tính hiệu quả:

Cơ sở khoa học của nguyên tắc tính hiệu quả là hiệu suất lao động

và lợi ích kinh tế trong kiểm tra Kiểm tra không dẫn đến tốn kém, kiểmtra để giải quyết thoả đáng các mâu thuẩn, kiểm tra để thúc đẩy các mặttốt, hạn chế các mặt tiêu cực

Các nguyên tắc trên có liên quan, bổ sung, hỗ trợ cho nhau.Tuỳtừng mục đích, đối tượng, nội dung và tình huống kiểm tra cụ thể mà hiệutrưởng sử dụng các nguyên tắc hoặc sự phối hợp tối ưu giữa chúng mộtcách linh hoạt và sáng tạo

1.3.4 Hình thức kiểm tra nội bộ trường học

Có nhiều hình thức kiểm tra, người hiệu trưởng có thể lựa chọn đểkiểm tra đúng với mục đích quản lý của mình Hình thức kiểm tra phảigọn nhẹ, không gây tâm lý nặng nề cho đối tượng hoặc ảnh hưởng tới tiến

Trang 24

độ bình thường của việc thực hiện chương trình, nhiệm vụ chung Thôngthường có các hình thức kiểm tra sau :

- Kiểm tra toàn diện: Kiểm tra toàn diện một tổ chuyên môn, mộtgiáo viên, một lớp học, một học sinh…

- Kiểm tra từng mặt: Có thể chỉ kiểm tra hồ sơ giáo viên, kiểm tra

sổ đầu bài, kiểm tra vở học tập của học sinh, kiểm tra giờ dạy trên lớp…

- Kiểm tra theo chuyên đề

- Kiểm tra thường kỳ theo kế hoạch

- Kiểm tra đột xuất

- Kiểm tra việc thực hiện kiến nghị của kiểm tra lần trước

Ngoài ra còn có các hình thức kiểm tra thường xuyên, hàng ngày

1.3.5 Phương pháp kiểm tra nội bộ trường học

Để thu thập những thông tin tin cậy, khách quan về các hoạt độngchuyên môn sư phạm trong nhà trường, người quản lý thường sử dụng cácphương pháp kiểm tra Nhưng lựa chọn và sử dụng phương pháp nào làtuỳ thuộc vào đặc điểm đối tượng, mục đích, nhiệm vụ, thời gian kiểm tra

và tình huống cụ thể trong kiểm tra

Có nhiều cách phân loại các phương pháp kiểm tra:

- Phương pháp tự kiểm tra (tự xem xét đánh giá so với chuẩn mực)

Để kiểm tra nội bộ trường học theo các phương pháp trên, ngườihiệu trưởng cần sử dụng các phương pháp bổ trợ sau làm điều kiện,phương tiện thực hiện Đó là các phương pháp: Quan sát, đàm thoại, phiếu

Trang 25

điều tra chất lượng kiến thức học sinh (nói, viết, thực hành); phân tích,tổng hợp tài liệu, hồ sơ và đối chiếu với thực tế; tham gia các hoạt độnggiáo dục cụ thể…

1.3.5.2 Cách thứ 2 gồm các phương pháp cụ thể sau:

- Phương pháp kiểm tra hoạt động giảng dạy của giáo viên

+ Dự giờ (có lựa chọn, theo đề tài, song song nghiên cứu phối hợpmột số lớp, dự có mục đích và mời các chuyên gia cùng dự … )

+ Xem xét, kiểm tra các tài liệu khác nhau: sổ sách, hồ sơ cá nhân(giáo án, kế hoạch cá nhân, lịch báo giảng, sổ điểm…)

+ Đàm thoại với giáo viên (về thực hiện chương trình, phương phápgiảng dạy, sự chuyên cần và tiến bộ của học sinh…)

- Phương pháp kiểm tra chất lượng kiến thức, kỹ năng của học sinh.+ Kiểm tra nói, viết, thực hành

+ Nghiên cứu và phân tích vở học sinh

+ Kiểm tra kỹ năng học sinh trong việc làm bài tập, thí nghiệm thựchành, lao động hướng nghiệp và học nghề

- Phương pháp kiểm tra quá trình giáo dục học sinh trong các giờ lênlớp Khi dự giờ hiệu trưởng cần định hướng nhận xét về:

+ Phương hướng tư tưởng của bài giảng, các biện pháp hình thành thếgiới quan khoa học, tình cảm, lý tưởng, đạo đức, ý thức lao động… chohọc sinh

+ Phân tích các câu trả lời, các bài văn, lời phát biểu, báo cáo tronghọc tập và hoạt động ngoại khoá, các đợt thi học sinh giỏi …

+ Cách thức tổ chức lớp học nhằm tạo điều kiện để học sinh đượcsuy nghĩ nhiều hơn, được hoạt động nhiều hơn, được hợp tác trong họctập nhiều hơn, được phát biểu ý kiến nhiều hơn…Tạo điều kiện để họcsinh tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo trong giờ học

Trang 26

- Phương pháp kiểm tra và đánh giá công tác giáo viên chủ nhiệm lớp + Kiểm tra đánh giá giáo viên chủ nhiệm trong công tác giáo dục học sinh.

* Việc lập kế hoạch và thực hiện công tác giáo dục học sinh.

* Tiến hành tổ chức công tác với tập thể học sinh, từng học sinh (làmcông tác cá biệt)

* Tham gia công tác cố vấn đoàn, đội của lớp

* Liên hệ với các giáo viên bộ môn

* Phối hợp với phụ huynh học sinh và các lực lượng xã hội khác ởđịa phương

+ Kiểm tra đánh giá mức độ được giáo dục của học sinh

* Học sinh thực hiện các quy tắc, hành vi, kỷ luật trong giờ học,chuẩn bị giờ học, chuyên cần, tính cẩn thận, nề nếp trong học tập …

* Học sinh tham gia lao động công ích xã hội, lao động sản xuất, vệsinh trường lớp, giúp đỡ gia đình thương binh, liệt sỹ…

* Trình độ được giáo dục thẩm mỹ, thể chất, giữ gìn lớp học, bànghế, nề nếp trực nhật…

* Tính tích cực của học sinh trong công tác xã hội – nhà trường: Làmbáo tường, tham gia cắm trại, hội khỏe, dạ hội, kế hoạch nhỏ, công tácđoàn đội…

* Tham gia của học sinh vào các hoạt động ngoại khoá, kỹ thuật bộmôn, các hình thức câu lạc bộ thể thao, văn nghệ …

Để kiểm tra, đánh giá mức độ được giáo dục của học sinh một cáchkhách quan, hiệu trưởng phải dùng phương pháp tiếp cận phức hợp vàphải đi vào hoạt động thực tế

- Phương pháp phòng ngừa:

Có tầm quan trọng trong hệ thống kiểm tra sư phạm Nhiệm vụ của

nó là phòng ngừa những khuyết điểm có thể có, giúp đỡ kịp thời người

Trang 27

giáo viên Có 2 hình thức kiểm tra phòng ngừa: hình thức tập thể vàhình thức cá nhân.

Ngoài các phương pháp nêu trên, ngày nay người ta còn sử dụng nhiềuphương pháp xử lý bằng máy tính, toán học, lôgíc học… Tuỳ từng đốitượng, người quản lý phải biết sử dụng linh hoạt các phương pháp phục

vụ cho mục đích kiểm tra của mình nhằm mang lại hiệu quả cao nhất.Ngày nay bằng những phương tiện thông tin hiện đại, để kiểm tra người ta

có thể sử dụng rất nhiều phương tiện: máy tính, mạng Email …

1.3.6 Quy trình kiểm tra nội bộ trường học

Kiểm tra nội bộ trường học cần thực hiện theo các bước (giai đoạn sau):

- Xác định mục đích, yêu cầu, nội dung, đối tượng kiểm tra

- Lập kế hoạch, chương trình kiểm tra cụ thể (xác định đầu việc,giới hạn, thời gian)

- Xây dựng các lực lượng kiểm tra (quyết định thành lập, xác địnhtrách nhiệm, quyền hạn, phân công cụ thể)

- Tiến hành kiểm tra (tiếp cận đối tượng)gồm: Lựa chọn và sửdụng phương pháp, phương tiện chủ yếu để thu thập thông tin, số liệucần thiết, xử lý thông tin (xử lý thô, tinh), đánh giá sơ bộ, lập biên bản

và thông báo bước đầu

- Thu thập tín hiệu phản hồi từ đối tượng

- Tổng kết đưa ra kết luận và kiến nghị

- Kiểm tra lại (nếu cần)

- Lưu hồ sơ kiểm tra

1.4 Quản lý công tác kiểm tra nội bộ

1.4.1 Kế hoạch công tác kiểm tra nội bộ

Đây là bước đầu tiên và là khâu quan trọng nhất Kế hoạch có đảmbảo phù hợp thì các khâu khác mới đạt được hiệu quả cao Cấp THPT chịu

Trang 28

sự quản lý chỉ đạo trực tiếp của Sở GD&ĐT các tỉnh, vì vậy hằng năm cứvào dịp đầu năm học trên cơ sở các điều kiện đảm bảo của nhà trường:như kế hoạch của cấp trên, Qui mô trường lớp, cơ sở vật chất, biên chếđội ngũ, chất lượng học sinh, nguồn tài chính, kế hoạch hoạt động của các

tổ, nhóm chuyên môn Hiệu trưởng tập trung chỉ đạo việc xây dựng kếhoạch KTNB của nhà trường Kế hoạch phải đảm bảm tính khả thi cao,chỉ ra được lực lượng tham gia kiểm tra, đối tượng được kiểm tra, các nộidung kiểm tra, các biện pháp kiểm tra, thời gian tiến hành kiểm tra Phảiđảm kế hoạch được xây dựng từ cơ sở, bộ phận, tổ chức, cá nhân để điđến xây dựng kế hoạch tổng thể của nhà trường

1.4.2 Tổ chức, chỉ đạo công tác kiểm tra nội bộ

1.4.2.1 Tổ chức thực hiện kế hoạch

Kế hoạch dù có tốt đến đâu mà các giải pháp chỉ đạo của nhà quản

lí thực hiện không linh hoạt, phù hợp thì cũng không thể phát huy hiệuquả của công tác KTNB Trên cơ sở kế hoạch đã được xây dựng, Hiệutrưởng tổ chức tiến hành thực hiện công tác kiểm tra Cần cụ thể hoá kếhoạch dự kiến con người, xây dựng chương trình kiểm tra Phát huy sứcmạnh của những người được giao nhiệm vụ kiểm tra, đội ngũ cốt cán củanhà trường vì hiệu trưởng không thể làm thay họ được tất cả

1.4.2.2 Chỉ đạo công tác KTNB

Công tác chỉ đạo ở bất kỳ lĩnh vực nào cũng có ý nghĩa quyết định

cụ thể thắng lợi của công việc Có thể nói bất kỳ kế hoạch hay các biệnpháp tổ chức nào dù chuẩn bị kỹ càng chi tiết đến đâu trong quá trình thựchiện cũng có những phát sinh ngoài dự kiến công tác chỉ đạo phải nhìnnhận xữ lý kịp thời, chính xác các vấn đề nãy sinh Trong quá trình chỉđạo thực hiện kế hoạch kiểm tra nội bộ trong trường THPT cần đề cao vaitrò lãnh đạo, chỉ đạo của lực lượng được giao nhiệm vụ để đảm bảo hoạt

Trang 29

động kiểm tra đi đúng hướng có hiệu quả cao.

1.4.3 Kiểm tra giám sát công tác kiểm ta nội bộ

Quản lý công tác kiểm tra, đánh giá giám sát hoạt động kiểm tra nội

bộ trong trường THPT phải đặc biệt chú trọng Sau mỗi chu kỳ thời giankiểm tra, sau mỗi hoạt động kiểm tra, sau một lần triển khai kiểm tra cácđối tượng Hiệu trưởng các nhà trường phải chỉ đạo quyết định tổ chứckiểm tra giám sát, đánh giá rút kinh nghiệm cho các bộ phận để tiếp tụctriển khai cho các đợt khác, đối tượng khác

1.5 Các yếu tố quản lý ảnh hưởng đến chất lượng công tác kiểm tra nội bộ

1.5.1 Yếu tố khách quan

Các văn bản hướng dẫn KTNB đặc biệt là quy chế của Ngànhchưa đầy đủ, thống nhất và đồng bộ Cơ chế tổ chức và hoạt động đểgiải quyết các nội dung kết luận kiểm tra còn kìm hãm làm giảm tácdụng của kiểm tra

Nguồn lực tài chính và vật chất dành cho hoạt động kiểm tra cònhạn hẹp

Quan niệm của các lực lượng tham gia giáo dục về kiểm tra chưathực theo hướng tích cực là kiểm tra để phát triển; nhiều chỗ nhiều nơicòn ngại kiểm tra vì họ hiểu một chiều là kiểm tra chỉ để phê bình,khiển trách

Trang 30

Kết luận chương 1

KTNB có vai trò và ý nghĩa hết sức quan trọng, là một chức năngkhông thể thiếu của quản lí nhà trường Vì vậy, trong chương 1 chúng tôitập trung nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý công tác KTNB, từ đó địnhhướng cho việc khảo sát thực trạng công tác kiểm tra nội bộ trường họccủa các trường THPT huyện Tháp Mười và đề xuất các biện pháp nângcao chất lượng công tác kiểm tra nội bộ trường học của các trường THPThuyện Tháp Mười trong chương 2 và 3 của luận văn

Trang 31

Chương 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KIỂM TRA NỘI BỘ CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG HUYỆN THÁP MƯỜI, TỈNH ĐỒNG THÁP

2.1 Khái quát về tình hình phát triển kinh tế - xã hội và giáo dục của Huyện Tháp Mười, Tỉnh Đồng Tháp

2.1.1.Tình hình phát triển kinh tế - xã hội của Huyện Tháp Mười, Tỉnh Đồng Tháp

Huyện Tháp Mười trước năm 1975 là quận Mỹ An của tỉnh KiếnPhong, được thành lập vào cuối năm 1956 (22/10/1956) có 6 xã , 25 ấp.Tháng 12/1975, thực hiện quyết định của Bộ Chính trị, giải thể tỉnh SaĐéc và tỉnh Long Châu Tiền để thành lập tỉnh Đồng Tháp Các đơn vịhành chánh cấp huyện và xã cũng có sự điều chỉnh, theo đó các huyện Mỹ

An, Kiến Văn, Cao Lãnh và thị xã Cao Lãnh nhập lại thành huyện CaoLãnh Do yêu cầu phát triển chung, ngày 5/1/1981, Hội đồng Chính phủ(nay là Chính phủ) ra quyết định số 04/CP, tách một phần của huyện CaoLãnh để thành lập huyện Tháp Mười

Huyện Tháp Mười hiện nay có 12 xã là: Thanh Mỹ, Phú Điền, ĐốcBinh Kiều, Mỹ An, Tân Kiều, Mỹ Hoà, Trường Xuân, Hưng Thạnh,Thạnh lợi, Láng Biển, Mỹ Đông, Mỹ Quý và thị trấn Mỹ An, trung tâmhành chính của huyện Huyện có diện tích tự nhiên 528 km2 bằng gần17% diện tích của tỉnh Đồng Tháp; bắc giáp huyện Vĩnh Hưng, tỉnh Long

An và huyện Tam Nông tỉnh Đồng Tháp, phía đông giáp huyện TânThạnh- Long An; phía nam và đông-nam giáp huyện Cái Bè tỉnh TiềnGiang Từ vùng đất cực bắc của huyện (xã Thạnh Lợi) đến cực nam ( xãThanh Mỹ) có độ dài khoảng 45km, chiều rộng từ xã Mỹ Quý đến xã ĐốcBinh Kiều khoảng 26 km Từ thị trấn Mỹ An đi theo đường bộ đến thànhphố Cao Lãnh 30 km, đi đến Quốc lộ 1A ( xã An Cư- Cái Bè-Tiềng

Trang 32

Giang) 31km, đi thành phố Hồ Chí Minh 140km (theo cuốn Lịch sử truyền thống cách mạng huyện Tháp Mười 1930-2000)

Từ ngày thành lập huyện đến nay, cấp ủy và chính quyền địaphương luôn luôn quan tâm phát triển kinh tế gắn liền với nâng cao trình

độ dân trí, phát triển giáo dục đào tạo cụ thể:

Về kinh tế: Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân 12,5%/năm; Trong

đó khu vực nông – lâm – thuỷ sản 37,5%, khu vực công nghiệp xây dựngchiến 18%; khu vực thương mại – dịc vụ chiếm 34% Thu nhập bình quânđầu người đạt 27.652.500đ

Về văn hoá – xã hội: có trên 90% gia đình văn hoá, gia đình thểthao đạt 25% số hộ; khóm ấp văn hoá đạt 85%; có 100% trạm y tế đạtchuẩn quốc gia và có 5 bác sĩ/1 vạn dân; Tỉ lệ hộ nghèo giảm xuốn còn10%; trên lĩnh vực giáo dục và đào tạo giữ vững chất lượng giáo dục, có20% trường mầm non, 25% trường tiểu học, 35% trường trung học cơ sở

và 25% trường THPT đạt chuẩn quốc gia

(Văn kiện Đại hội Đảng Bộ huyện Tháp Mười lần thứ VIII - nhiệm

kỳ 2010 – 2015)

2.1.2 Tình hình giáo dục của Huyện Tháp Mười, Tỉnh Đồng Tháp

Vùng Tháp Mười, trong và sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945chưa nơi nào có đơn vị hành chánh độc lập mà chỉ là các ấp thuộc cáclàng xã Các xã thực hiện nhiệm vụ cấp bách do Chánh phủ ban hành:chống giặc đói, chống giặc dốt và chống giặc ngoại xâm, chuẩn bị tổngtuyển cử, bài trừ thói hư tật xấu, mê tín dị đoan, tệ nạn xã hội, bỏ các thứthuế vô lý, thực hiện tự do tín ngưỡng, đoàn kết lương giáo Không khítrong khóm ấp vui tươi phấn khởi Các lớp bình dân học vụ được mở ra,

từ trẻ em đến người 60, 70 tuổi chưa biết chữ đều được đi học, trẻ em đếnlớp ban ngày, người lớn đến lớp ban đêm, mỗi lớp hai ba chục, hoặc bốn

Trang 33

năm chục người Lớp học hàng ngày trong nhà dân, bàn ghế tự học viênmang lại Thầy giáo thì người biết chữ dạy người chưa biết Một số người

ở thành tản cư về cũng tham gia dạy.[27,tr 48.]

Các lớp bình dân học vụ tiếp tục được mở ở các xã Mỹ Quý, Mỹ

An, Tháp Mười, Đốc Binh Kiều, Thanh Mỹ Riêng xã Mỹ Quý mở được 3trường ở Gò Cao, Tàu Chìm và Tân Mỹ Toàn tỉnh Sa Đéc mở được 32lớp tiểu học với 1098 học sinh, 44 giáo viên; 64% dân trong tỉnh thoát nạn

mù chữ, một trong 13 tỉnh đạt chỉ tiêu cao (theo báo cáo năm 1948 của SởGiáo dục Nam bộ)

Sau ngày 30/4/1975, đời sống tinh thần của nhân dân các xã trênđịa bàn huyện Mỹ An cũ nhìn chung rất thấp Hơn 30 năm chiến tranh,nơi đây là vùng căn cứ, thưa dân, ít trường, đa số không có điều kiện

đi học Vùng nội ô và ven thị trấn Mỹ An, một bộ phận con em nhữnggia đình khá giả được học hết chương trình tiểu học, một số ít học hếtchương trình cấp II Đa số người lớn bị mù chữ Từ sau ngày giảiphóng, các trường học dần dần được mở thêm Giáo viên của chế độ

cũ được lưu dụng (sau khi họ được học tập cải huấn), dạy học theochương trình mới Huyện cũng tiếp nhận nhiều giáo viên từ các huyện,tỉnh khác, kể cả miền Bắc chi viện

2.1.3 Sự phát triển giáo dục THPT về quy mô, số lượng:

* Học sinh:

Năm 1976, Trường Phổ thông cấp III Mỹ An (nay là Trường THPTTháp Mười) được thành lập và là trường phổ thông trung học đầu tiên củavùng Mỹ An-Tháp Mười Năm học đầu tiên 1976-1977, trường chỉ có 4

Trang 34

lớp học với 154 học sinh và 12 thầy cô giáo Nhưng sau gần 40 năm, sốhọc sinh tăng gấp 10 lần [27,tr.2]

Trước yêu cầu học tập của con em địa phương, tỉnh Đồng Thápquyết định thành lập thêm 3 trường THPT nữa vào năm 2003 là: THPT

Mỹ Quý (ở xã Mỹ Quý), THPT Trường Xuân (ở xã Trường Xuân) vàTHPT bán công Tháp Mười nay là THPT Đốc Binh Kiều (tách ra từtrường THPT Tháp Mười tại thị trấn Mỹ An) Năm 2006, thành lập thêmTrường THPT Phú Điền tại xã Phú Điền nâng số trường THPT toàn huyện

là 5 trường Đến năm học 2012-2013, học sinh THPT toàn huyện ThápMười là 4.462 với 115 lớp, có 95 phòng học với 4.500 chỗ ngồi

Bảng số 2.1: Học sinh THPT huyện Tháp Mười- năm học 2012 - 2013

Trang 35

Năm 1976, có 12 giáo viên THPT chi viện đến trường Cấp III Mỹ

An từ khắp nơi trong cả nước Trường không có cơ ngơi riêng mà phảihọc tạm trong nhà thờ Tin Lành thiếu thốn nhiều về cơ sở vất chất Giáoviên ở trọ nhà dân, cuộc sống làm việc gặp nhiều khó khăn Nhưng nhờlòng yêu nghề, lòng quyết tâm nâng cao trình độ dân trí của vùng quênghèo và chịu nhiều thiệt thòi trong chiến tranh mà nhiều thế hệ giáo viên

đã gắn bó với quê hương Tháp Mười

Đến năm 2013, số giáo viên đã tăng theo cấp số nhân với: 13CBQL và 266 GV, tỉ lệ 2.31 gv/ lớp Điều đáng mừng là cả 5 trườngTHPT của huyện về cơ bản đủ giáo viên ở tất cả các bộ môn, tuy có vượt

tỉ lệ giáo viên trên lớp như do thừa thiếu cục bộ trong một nhà trường.Đây là nền tảng quan trọng cho công tác giáo dục toàn diện học sinh

Bảng 2.2 Tổng hợp CBQL-GV các trường THPT huyện Tháp Mười:

2013 - 2014 CB

QL

GV GV/

lớp

CB QL

/lớp

CB QL

Trang 36

* Trình độ chuyên môn của giáo viên:

Trong vài năm trước đây, huyện Tháp Mười thiếu giáo viên ởhầu hết các môn Giáo viên phải dạy vượt chuẩn nhiều tiết hoặcphải dạy các môn mà không được đào tạo một cách đầy đủ Chẳnghạn, giáo viên ngữ văn, giáo viên lịch sử phải dạy môn giáo dụccông dân; giáo viên toán, giáo viên vật lý phải dạy môn tin học,

kỹ thuật…Điều đó ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng dạy học cũngnhư gây không ít khó khăn cho công tác quản lý chuyên môn

Trước yêu cầu về giáo viên, Sở GD-ĐT Đồng Tháp phâncông sinh viên tốt nghiệp khá giỏi từ Tr ường Cao đẳng sư phạm vềdạy THPT, sau đó tạo điều kiện để học hoàn chỉnh Đại học Theothống kê đến năm học 2012-2013, toàn huyện Tháp Mười có 100%giáo viên THPT đạt chuẩn về trình độ chuyên môn

Tính đến thời điểm này số lượng giáo viên đạt chuẩn và trênchuẩn chuyên môn là không nhỏ: có 266 giáo viên đạt chuẩn đạihọc đạt tỉ lệ 100% trong đó có 36 thạc sĩ chiếm tỉ lệ 13.53% và 11người đang học cao học, chiếm tỉ lệ 4.14%

Giáo viên giỏi các cấp cũng đạt con số khả quan: có 49 giáoviên giỏi cấp tỉnh, tỉ lệ 18.42% trong đó có 4 giáo viên đạt danhhiệu Viên phấn vàng cấp tỉnh, tỉ lệ 0.78%

Về trình độ lý luận chính trị, cả huyện chỉ có 10 GV có trình

độ chính trị trung cấp, tỉ lệ 0.37%, 4 GV có trình độ cao cấp chínhtrị, tỉ lệ 0.15% Đây là số liệu rất thấp trong một lực l ượng đôngđội ngũ trí thức của huyện

Trang 37

Trong những năm đầu mới thành lập, Trường THPT Tháp Mười

là trường nằm trên địa bàn vùng sâu Trình độ dân trí còn thấp Đờisống nhân dân còn nghèo Điều kiện giao thông không thuận lợi.Việc đầu tư cho con em học tập không được nhân dân địa phươngquan tâm nhiều chất lượng đầu vào rất thấp do tuyển sinh 100% nênnhà trường xác định mục tiêu chính là thực hiện nhiệm vụ giáo dục

Trang 38

đại trà Làm thế nào để giúp con em Tháp Mười nâng cao dân trí trướckhi tập trung đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài cho địa phương Nhờ xác định đúng mục tiêu mà tỉ lệ tốt nghiệp THPT hàng n ămcủa trường thường ổn định, dần dần tạo được niềm tin nơi chínhquyền và nhân dân địa phương Lần thi đầu tiên vào năm 1978 sốhọc sinh đậu tốt nghiệp THPT chỉ đạt tỷ lệ 25% Đây thực sự là mộtkết quả bắt buộc cả Hội đồng giáo dục của trường phải trăn trở, tìmgiải pháp khắc phục và nâng dần chất lượng giáo dục của trườngngang với mặt bằng chung của tỉnh

Dù quá trình hình thành và phát triển còn ngắn, nh ưng 4 trườngTHPT: Mỹ Quý, Trường Xuân, Đốc Binh Kiều và Phú Điền đãnhanh chóng ổn định tổ chức và đi vào hoạt động có hiệu quả

Theo thống kê tỉ lệ tốt nghiệp THPT trong 5 n ăm gần đây củatỉnh Đồng Tháp, huyện Tháp Mười có tỉ lệ vượt trội so với cáchuyện còn lại trong tỉnh Các trường mới như:Trường Xuân, ĐốcBinh Kiều, Phú Điền đã vào tốp 10 trường đậu cao trong tỉnh Nếuđem kết quả ấy so sánh với các trường có bề dày lịch sử hàng chụcnăm thì mới thấy được ý nghĩa của sự nổ lực đặc biệt

Bảng 2.4:Thống kê kết quả tốt nghiệp THPT trong 5 năm (2009-2013)

các trường THPT huyện Tháp Mười so với toàn tỉnh.

Trang 39

TÊN TRƯỜNG Tỉ lệ tốt nghiệp (hạng trong tỉnh) Tỉ lệ tính %

Bình quân 5 năm THPT

Tháp Mười

78.93 (hạng 7)

97.59 (hạng 2)

99.54 (hạng 2)

100 (hạng 1)

100 (hạng 1)

95.2

THPT

Trường Xuân

82.05 (hạng 6)

85.38 (hạng 15)

88.14 (hạng 12)

100 (hạng 1)

100 (hạng 1)

91.11

THPT

Mỹ Quí

75.81 (hạng 9)

94.01 (hạng 3)

89,24 (hạng 8)

99.40 (hạng 37)

98,86 (hạng 34)

91.40

THPT

Đốc Binh Kiều

24.73 (hạng 32)

48.09 (hạng 35)

82.3 (hạng 23)

100 (hạng 1)

100 (hạng 1)

71.02

THPT

Phú Điền

84,83 (hạng 4)

92,12 (hạng 5)

99,93 (hạng 5)

100 (hạng 1)

100 (hạng 1)

Trang 40

THPT Tháp Mười 25,76 37.70 28.56 7.41 0.58 21 2 2 THPT Trường Xuân 18.58 38.64 40.56 2.21 0 15

2.2.2 Nội dung

Lấy ý kiến của cán bộ quản lý và giáo viên theo những nội dung sau:

- Thực trạng công tác lập kế hoạch kiểm tra nội bộ

- Thực trạng tổ chức và chỉ đạo công tác kiểm tra nội bộ

- Thực trạng kiểm tra, đánh giá công tác KTNB và xử lý kết quảkiểm tra nội bộ

Ngày đăng: 08/11/2015, 16:38

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
9. Bộ GD & ĐT (2004), Thông tư số: 07/2004/TT-BGD & ĐT ngày30/3/2004 về Hướng dẫn thanh tra toàn diện trường phổ thông và thanh tra hoạt động sư phạm của giáo viên phổ thông Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thông tư số: 07/2004/TT-BGD & ĐT ngày30/3/
Tác giả: Bộ GD & ĐT
Năm: 2004
11. Trần Hữu Cát – Đoàn Minh Duệ (1999), Đại cương về khoa học quản lý, Vinh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đại cương về khoa học quản lý
Tác giả: Trần Hữu Cát – Đoàn Minh Duệ
Năm: 1999
12. Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2011), Chiến lược phát triển kinh tế - Xã hội 2011 – 2020, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chiến lượcphát triển kinh tế - Xã hội 2011 – 2020
Tác giả: Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Năm: 2011
13. Đảng Cộng Sản Việt Nam, Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, Cương lĩnh Đại hội Đảng lần thứ XI Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳquá độ lên chủ nghĩa xã hội
14. Trương Văn Điền (2008), Các biện pháp quản lí của hiệu trưởng góp phần nâng cao chất lượng dạy học ở các trường THPT thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa, Luận văn Thạc sĩ Quản lí giáo dục, Huế Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các biện pháp quản lí của hiệu trưởng góp phần nâng cao chất lượng dạy học ở các trường THPT thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa
Tác giả: Trương Văn Điền
Năm: 2008
15. Lưu Xuân Mới, Nguyễn Thị Chín (2001), Bài giảng về thanh tra và kiểm tra nội bộ trường học, Trường cán bộ Quản lý giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bài giảng về thanh tra và kiểmtra nội bộ trường học
Tác giả: Lưu Xuân Mới, Nguyễn Thị Chín
Năm: 2001
16. Lưu Xuân Mới (1998), Hiệu trưởng với công tác kiểm tra nội bộ trường học, NXB Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hiệu trưởng với công tác kiểm tra nội bộ trườnghọc
Tác giả: Lưu Xuân Mới
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 1998
17. Lưu Xuân Mới (1993), Kiểm tra nội bộ trường học, Trường Cán bộ Quản lý giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kiểm tra nội bộ trường học
Tác giả: Lưu Xuân Mới
Năm: 1993
18. Lưu Xuân Mới (1998), Kiểm tra, thanh tra, đánh giá trong giáo dục,Trường cán bộ Quản lý giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kiểm tra, thanh tra, đánh giá trong giáodục
Tác giả: Lưu Xuân Mới
Năm: 1998
19. Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2005), Luật Giáo dục, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Luật Giáodục
Tác giả: Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Nhà XB: NXB Chính trị Quốc gia
Năm: 2005
20. Phan Thế Sủng, Lưu Xuân Mới (2000), Tình huống và cách ứng sử tình huống trong Quản lý giáo dục, NXB Đại học quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tình huống và cách ứng sử tìnhhuống trong Quản lý giáo dục
Tác giả: Phan Thế Sủng, Lưu Xuân Mới
Nhà XB: NXB Đại học quốc gia
Năm: 2000
25. Hà Thế Truyền (2006), Kiểm tra, thanh tra và đánh giá trong giáo dục, Học viện Quản lý giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kiểm tra, thanh tra và đánh giá trong giáo dục
Tác giả: Hà Thế Truyền
Năm: 2006
3. Bộ GD & ĐT (2011), Điều lệ trường Trung học cơ sở và trường Trung học phổ thông và trường phổ thông nhiều cấp học Khác
4. Bộ GD & ĐT (2006), Hướng dẫn số: 3040/BGD & ĐT- TCCB ngày 14/4/2006 về Hướng dẫn một số điều trong quy chế đánh giá, xếp loại giáo viên mầm non và giáo viên phổ thông công lập Khác
5. Bộ GD & ĐT (2006), Phụ lục tài liệu bồi dưỡng cán bộ quản lý giáo dục triển khai chương trình, sách giáo khoa trường Trung học phổ thông Khác
6. Bộ GD & ĐT (2008), QĐ số: 80/QĐ-BGD&ĐT ngày 30/12/2008 về ban hành qui định về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường Trung học phổ thông Khác
7. Bộ GD & ĐT (2000), QĐ 04/2000/QĐ-GD&ĐT ngày 01/03/2000 về Quy chế dân chủ trong hoạt động của nhà trường Khác
8. Bộ GD & ĐT (2009), TT 30/2009/TT-BGDĐT ngày 22/10/2009. Ban hành Quy định Chuẩn giáo viên Trung học cơ sở, giáo viên Trung học phổ thông Khác
10. Bộ Nội vụ (2006), Quy chế đánh giá, xếp loại giáo viên mầm non và giáo viên phổ thông công lập (Ban hành theo quyết định số 06/2006/ QĐ- BNV ngày 21/3/ 2006 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ) Khác
21. Thanh tra Bộ GD & ĐT (2004), Hướng dẫn số: 106/ TTr ngày 31/3/2004 của Thanh tra Bộ GD & ĐT về: Nghiệp vụ thanh tra toàn diện trường phổ thông và thanh tra hoạt động sư phạm của giáo viên phổ thông Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w