mù chữ, một trong 13 tỉnh đạt chỉ tiêu cao (theo báo cáo năm 1948 của Sở Giáo dục Nam bộ).
Sau ngày 30/4/1975, đời sống tinh thần của nhân dân các xã trên địa bàn huyện Mỹ An cũ nhìn chung rất thấp. Hơn 30 năm chiến tranh, nơi đây là vùng căn cứ, thưa dân, ít trường, đa số không có điều kiện đi học. Vùng nội ô và ven thị trấn Mỹ An, một bộ phận con em những gia đình khá giả được học hết chương trình tiểu học, một số ít học hết chương trình cấp II. Đa số người lớn bị mù chữ. Từ sau ngày giải phóng, các trường học dần dần được mở thêm. Giáo viên của chế độ cũ được lưu dụng (sau khi họ được học tập cải huấn), dạy học theo chương trình mới. Huyện cũng tiếp nhận nhiều giáo viên từ các huyện, tỉnh khác, kể cả miền Bắc chi viện.
2.1.3. Sự phát triển giáo dục THPT về quy mô, số lượng:* Học sinh: * Học sinh:
Năm 1976, Trường Phổ thông cấp III Mỹ An (nay là Trường THPT Tháp Mười) được thành lập và là trường phổ thông trung học đầu tiên của vùng Mỹ An-Tháp Mười. Năm học đầu tiên 1976-1977, trường chỉ có 4
lớp học với 154 học sinh và 12 thầy cô giáo. Nhưng sau gần 40 năm, số học sinh tăng gấp 10 lần. [27,tr.2]
Trước yêu cầu học tập của con em địa phương, tỉnh Đồng Tháp quyết định thành lập thêm 3 trường THPT nữa vào năm 2003 là: THPT Mỹ Quý (ở xã Mỹ Quý), THPT Trường Xuân (ở xã Trường Xuân) và THPT bán công Tháp Mười nay là THPT Đốc Binh Kiều (tách ra từ trường THPT Tháp Mười tại thị trấn Mỹ An). Năm 2006, thành lập thêm Trường THPT Phú Điền tại xã Phú Điền nâng số trường THPT toàn huyện là 5 trường . Đến năm học 2012-2013, học sinh THPT toàn huyện Tháp Mười là 4.462 với 115 lớp, có 95 phòng học với 4.500 chỗ ngồi.
Bảng số 2.1: Học sinh THPT huyện Tháp Mười- năm học 2012 - 2013
TT Đơn vị Số lớp Số học sinh Phòng học L10 L 11 L 12 Tổng L 10 L 11 L 12 Tổng Số lượng Chỗ ngồi 1 THPT Tháp Mười 12 13 11 36 492 546 429 1467 24 1080 2 THPT Trường Xuân 8 8 5 21 323 296 193 812 20 1125 3 THPT Mỹ Quý 7 7 5 19 259 265 171 695 18 810 4 THPT Đốc Binh Kiều 7 6 5 18 268 216 175 708 15 675 5 THPT Phú Điền 8 7 6 21 284 267 229 780 18 810 Cộng 42 41 32 115 2072 2347 1224 4462 95 4500 *Giáo viên:
Năm 1976, có 12 giáo viên THPT chi viện đến trường Cấp III Mỹ An từ khắp nơi trong cả nước. Trường không có cơ ngơi riêng mà phải học tạm trong nhà thờ Tin Lành thiếu thốn nhiều về cơ sở vất chất. Giáo viên ở trọ nhà dân, cuộc sống làm việc gặp nhiều khó khăn. Nhưng nhờ lòng yêu nghề, lòng quyết tâm nâng cao trình độ dân trí của vùng quê nghèo và chịu nhiều thiệt thòi trong chiến tranh mà nhiều thế hệ giáo viên đã gắn bó với quê hương Tháp Mười.
Đến năm 2013, số giáo viên đã tăng theo cấp số nhân với: 13 CBQL và 266 GV, tỉ lệ 2.31 gv/ lớp. Điều đáng mừng là cả 5 trường THPT của huyện về cơ bản đủ giáo viên ở tất cả các bộ môn, tuy có vượt tỉ lệ giáo viên trên lớp như do thừa thiếu cục bộ trong một nhà trường. Đây là nền tảng quan trọng cho công tác giáo dục toàn diện học sinh.
Bảng 2.2. Tổng hợp CBQL-GV các trường THPT huyện Tháp Mười: