Khái quát về tình hình phát triển kinh tế xã hội và giáo dục của Huyện Tháp Mười, Tỉnh Đồng Tháp

Một phần của tài liệu Một số biện pháp nâng cao chất lượng công tác kiểm tra nội bộ các trường trung học phổ thông ở huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp (Trang 31 - 32)

của Huyện Tháp Mười, Tỉnh Đồng Tháp

2.1.1.Tình hình phát triển kinh tế - xã hội của Huyện Tháp Mười, Tỉnh Đồng Tháp

Huyện Tháp Mười trước năm 1975 là quận Mỹ An của tỉnh Kiến Phong, được thành lập vào cuối năm 1956 (22/10/1956) có 6 xã , 25 ấp. Tháng 12/1975, thực hiện quyết định của Bộ Chính trị, giải thể tỉnh Sa Đéc và tỉnh Long Châu Tiền để thành lập tỉnh Đồng Tháp. Các đơn vị hành chánh cấp huyện và xã cũng có sự điều chỉnh, theo đó các huyện Mỹ An, Kiến Văn, Cao Lãnh và thị xã Cao Lãnh nhập lại thành huyện Cao Lãnh. Do yêu cầu phát triển chung, ngày 5/1/1981, Hội đồng Chính phủ (nay là Chính phủ) ra quyết định số 04/CP, tách một phần của huyện Cao Lãnh để thành lập huyện Tháp Mười

Huyện Tháp Mười hiện nay có 12 xã là: Thanh Mỹ, Phú Điền, Đốc Binh Kiều, Mỹ An, Tân Kiều, Mỹ Hoà, Trường Xuân, Hưng Thạnh, Thạnh lợi, Láng Biển, Mỹ Đông, Mỹ Quý và thị trấn Mỹ An, trung tâm hành chính của huyện. Huyện có diện tích tự nhiên 528 km2 bằng gần 17% diện tích của tỉnh Đồng Tháp; bắc giáp huyện Vĩnh Hưng, tỉnh Long An và huyện Tam Nông tỉnh Đồng Tháp, phía đông giáp huyện Tân Thạnh- Long An; phía nam và đông-nam giáp huyện Cái Bè tỉnh Tiền Giang. Từ vùng đất cực bắc của huyện (xã Thạnh Lợi) đến cực nam ( xã Thanh Mỹ) có độ dài khoảng 45km, chiều rộng từ xã Mỹ Quý đến xã Đốc Binh Kiều khoảng 26 km. Từ thị trấn Mỹ An đi theo đường bộ đến thành phố Cao Lãnh 30 km, đi đến Quốc lộ 1A ( xã An Cư- Cái Bè-Tiềng

Giang) 31km, đi thành phố Hồ Chí Minh 140km. (theo cuốn Lịch sử

truyền thống cách mạng huyện Tháp Mười 1930-2000)

Từ ngày thành lập huyện đến nay, cấp ủy và chính quyền địa phương luôn luôn quan tâm phát triển kinh tế gắn liền với nâng cao trình độ dân trí, phát triển giáo dục đào tạo. cụ thể:

Về kinh tế: Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân 12,5%/năm; Trong đó khu vực nông – lâm – thuỷ sản 37,5%, khu vực công nghiệp xây dựng chiến 18%; khu vực thương mại – dịc vụ chiếm 34%. Thu nhập bình quân đầu người đạt 27.652.500đ

Về văn hoá – xã hội: có trên 90% gia đình văn hoá, gia đình thể thao đạt 25% số hộ; khóm ấp văn hoá đạt 85%; có 100% trạm y tế đạt chuẩn quốc gia và có 5 bác sĩ/1 vạn dân; Tỉ lệ hộ nghèo giảm xuốn còn 10%; trên lĩnh vực giáo dục và đào tạo giữ vững chất lượng giáo dục, có 20% trường mầm non, 25% trường tiểu học, 35% trường trung học cơ sở và 25% trường THPT đạt chuẩn quốc gia.

(Văn kiện Đại hội Đảng Bộ huyện Tháp Mười lần thứ VIII - nhiệm kỳ 2010 – 2015)

Một phần của tài liệu Một số biện pháp nâng cao chất lượng công tác kiểm tra nội bộ các trường trung học phổ thông ở huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp (Trang 31 - 32)