Kiểm tra hoạt động sư phạm của tổ, nhóm chuyên môn giáo viên 1) Nội dung kiểm tra:

Một phần của tài liệu Một số biện pháp nâng cao chất lượng công tác kiểm tra nội bộ các trường trung học phổ thông ở huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp (Trang 77 - 81)

- Căn cứ vào nội dung đánh giá và tiêu chuẩn xếp loại Hiệu trưởng thực hiện phân loại giáo viên theo 4 loại cụ thể sau:

e. Kiểm tra hoạt động sư phạm của tổ, nhóm chuyên môn giáo viên 1) Nội dung kiểm tra:

e.1) Nội dung kiểm tra:

- Kiểm tra công tác quản lý của tổ trưởng, nhóm trưởng về nhận thức, vai trò, tác dụng, uy tín, khả năng lãnh đạo chuyên môn...

- Kiểm tra hồ sơ chuyên môn như kế hoạch của tổ, biên bản sinh hoạt tổ, nhóm chuyên môn, chất lượng giảng dạy, các chuyên đề bồi dưỡng chuyên môn, viết sáng kiến kinh nghiệm.

- Kiểm tra nề nếp chuyên môn như soạn bài, chấm bài, dự giờ, thăm lớp ...

- Kiểm tra việc bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ như: sinh hoạt chuyên đề, hội giảng, sinh hoạt định kỳ (2 tuần/ lần).

đạo, ngoại khoá, thực hành, xây dựng phong cách học tập, bồi dưỡng học sinh giỏi...

- Kiểm tra chất lượng dạy - học của tổ, nhóm chuyên môn, tác dụng, uy tín trong và ngoài nhà trường.

e.2) Sử dụng kết quả kiểm tra:

Kết quả kiểm tra tổ, nhóm chuyên môn là cơ sở để đánh giá hoạt động của tổ, nhóm trong việc hoàn thành các nhiệm vụ được giao, đồng thời đánh giá năng lực, khả năng tổ chức, điều hành của tổ trưởng.

3.2.7.3. Điều kiện thực hiện

Để đánh giá đội ngũ giáo viên qua kết quả của công tác kiểm tra nội bộ thì trước hết kết quả kiểm tra nội bộ phải thực sự đầy đủ, chính xác có như vậy mới tạo niềm tin và sự thuyết phục đối với đội ngũ giáo viên.

Xây dựng các căn cứ, cứ liệu khoa học để vận dụng đúng.

Phải có thời gian và không chỉ một vài lần kiểm tra mà thông qua cả một quá trình có tính nguyên tắc khoa học.

Phải căn cứ trên chính nhiệm vụ được giao cho cán bộ, giáo viên đó. Phải thực sự khách quan công bằng trong vận dụng kết quả KTNB để đánh giá giáo viên.

3.2.8. Đổi mới tổng kết công tác KTNB3.2.8.1 Mục đích 3.2.8.1 Mục đích

Hoàn thành một khâu trong quá trình kiểm tra, nhằm rút ra những kinh nghiệm để điều chỉnh kịp thời, phát huy những mặt làm tốt, khắc phục những tồn tại.

3.2.8.2 Nội dung

Định kỳ hàng tháng, từng học kỳ, mỗi năm học hiệu trưởng cần tổ chức, chỉ đạo tổng kết hoạt động kiểm tra nội bộ trường học. Có hình thức biểu dương, khen thưởng, bồi dưởng cho các cá nhân, bộ phận, tổ chức

làm tốt, chú ý xây dựng điển hình, nhân rộng điển hình nhằm động viên mọi người, mọi bộ phận, mọi tổ chức thực hiện có hiệu quả, có chất lượng hoạt động kiểm tra, đánh giá.

3.2.8.3. Tổ chức thực hiện

Tổ chức hệ thống giúp việc nhằm tập hợp các báo cáo của các kiểm tra viên sau từng chuyên đề, từng đợt.

Phân công công việc rõ ràng trong lực lượng tham gia kiểm tra làm các báo cáo đề phục vụ cho công tác tổng kết.

Xây dựng các báo cáo về các gương điển hình và các báo cáo về các vấn đề còn tồn tại để trình bày trong hội nghị tổng kết.

3.2.8.4. Các điều kiện:

Đảm bảo quỹ thời gian đầy đủ, cần thiết cho công tác sơ, tổng kết. Xây dựng được nguồn kinh phí đủ hỗ trợ cho việc sơ tổng kết và khen thưởng sau khi kết thúc quá trình kiểm tra.

3.3. Thăm dò tính hiệu quả và tính khả thi3.3.1 Khái quát về thăm dò 3.3.1 Khái quát về thăm dò

3.3.1.1.Mục tiêu

Qua thăm dò để xác định tính cấp thiết của việc nâng cao chấp lượng công tác kiểm tra nội bộ và tính khả thi của đề tài nghiên cứu.

3.3.1.2.Nội dung

Nâng cao nhận thức về công tác kiểm tra nội bộ và quản lý công tác kiểm tra nội bộ trường học.

Đổi mới công tác lập kế hoạch kiểm tra nội bộ. Đổi mới công tác tổ chức, chỉ đạo kiểm tra nội bộ.

Đẩy mạnh hoạt động tự kiểm tra của các chủ thể trong nhà trường. Tạo động lực cho các cộng tác viên thanh tra.

Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thong tin trong kiểm tra nội bộ. Vận dụng kết quả kiểm tra nội bộ để đánh giá giáo viên.

Đổi mới tổng kết công tác kiểm tra nội bộ

3.3.1.3.Cách thức

Tiến hành phát phiếu thăm dò, lấy ý kiến trong đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý các trường THPT trong huyện Tháp Mười và hỏi ý kiến các CBQL, chuyên viên Sở GD – ĐT Đồng Tháp.

3.3.1.4.Khách thể và đối tượng

Đội ngũ CBQL, giáo viên các trường THPT trong huyện Tháp Mười và các CBQL, chuyên viên trong ngành giáo dục tại Đồng Tháp.

3.3.2 Kết quả thăm dò

Để khảo sát tính khả thi của các biện pháp đề xuất, chúng tôi đã trưng cầu ý kiến của 49 CBQL, GV và NV các trường THPT của huyện Tháp Mười và 7 cán bộ lãnh đạo có kinh nghiệm trong ngành GD-ĐT đã từng công tác qua các thế hệ. Kết quả thu được thể hiện qua bảng 3.1 dưới đây:

Bảng 3.1: Đánh gía về tính cần thiết và khả thi của các biện pháp quản lý công tác KTNB trong các trường THPT

Các biện pháp Mức độ cấp thiết Mức độ khả thi Rất cấp thiết Cấp thiết Chưa cấp thiết Rất khả thi Khả thi Chưa khả thi

Một phần của tài liệu Một số biện pháp nâng cao chất lượng công tác kiểm tra nội bộ các trường trung học phổ thông ở huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp (Trang 77 - 81)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(89 trang)
w