Kiểm tra toàn diện một giáo viên

Một phần của tài liệu Một số biện pháp nâng cao chất lượng công tác kiểm tra nội bộ các trường trung học phổ thông ở huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp (Trang 64 - 69)

- Cung cấp kịp thời những điều kiện vật chất, tinh thần, tâm lí

b.Kiểm tra toàn diện một giáo viên

Kiểm tra toàn diện một giáo viên dựa vào các nội dung cơ bản sau:

b.1) Kiểm tra trình độ chuyên môn nghiệp vụ (tay nghề)

Thông qua dự giờ trên lớp và các hoạt động giáo dục học sinh trong giờ nội khoá và ngoại khoá.

Việc kiểm tra, đánh giá, xếp loại về chuyên môn nghiệp vụ đối với giáo viên bậc trung học thực hiện theo quy chế đánh giá xếp loại giáo viên

mầm non và giáo viên phổ thông công lập (ban hành theo Quyết định số: 06/2006/QĐ - BNV ngày 21 tháng 3 năm 2006) và Công văn hướng dẫn số: 3040/ BGD&ĐT - TCCB ngày 17 tháng 4 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Đánh giá:

Sau khi kiểm tra hiệu trưởng thực hiện việc đánh giá dựa vào hai hình thức:

- Nhận xét những ưu điểm, nhược điểm, thiếu sót của giáo viên khi trao đổi và ghi tóm tắt vào hồ sơ kiểm tra.

- Xếp loại từng mặt và xếp loại chung: Giáo viên được kiểm tra sẽ được xếp vào một trong bốn loại: tốt, khá, trung bình (đạt yêu cầu) và kém (không đạt yêu cầu). Xếp loại chung trên cơ sở đánh giá xếp loại từng nội dung. Căn cứ vào việc đánh giá từng yêu cầu của từng nội dung để xếp loại các nội dung đó.

Việc đánh giá, xếp loại một tiết dạy của giáo viên THPT thực hiện theo công văn hướng dẫn số 10227/THPT ngày 11 tháng 9 năm 2001 của Bộ Giáo dục và Đào tạo: “Hướng dẫn đánh giá và xếp loại giờ dạy ở bậc trung học phổ thông”.

Đánh giá chung về trình độ nghiệp vụ sư phạm:

- Nếu 2 tiết được xếp chung vào loại nào thì đánh giá chung được xếp vào loại đó. Nếu cách nhau 2 bậc thì xếp loại chung vào giữa 2 loại đó:

Ví dụ: Tốt + Đạt yêu cầu = Khá

- Nếu trong 3 tiết có hai tiết xếp loại ngang nhau, tiết còn lại chỉ thấp hơn hoặc cao hơn một bậc, thì xếp loại chung là loại của hai tiết ngang nhau.

Hoặc: Đạt yêu cầu + Khá + Đạt yêu cầu = Đạt yêu cầu.

- Nếu trong 3 tiết có 2 tiết xếp ngang nhau, tiết còn lại thấp hơn hoặc cao hơn hoặc cao hơn 2 bậc thì xếp loại chung là loại giữa 2 loại đó:

Ví dụ: Tốt + Đạt yêu cầu +Tốt = Khá.

Hoặc Khá + chưa đạt yêu cầu + Khá = Đạt yêu cầu.

- Nếu trong 3 tiết xếp vào 3 loại khác nhau thì xếp loại chung vào giữa 2 loại kia.

Ví dụ: Tốt + Khá + Đạt yêu cầu = Khá.

b.2) Kiểm tra việc thực hiện quy chế chuyên môn

Nhằm đánh giá việc thực hiện quy chế chuyên môn và hiểu thêm về trình độ nghiệp vụ sư phạm của giáo viên.

- Kiểm tra việc thực hiện chương trình và kế hoạch giảng dạy: - Kiểm tra việc soạn bài và chuẩn bị bài theo quy định:

- Kiểm tra việc ra đề kiểm tra và chấm bài theo quy định: - Kiểm tra việc thực hiện thí nghiệm thực hành:

- Kiểm tra việc bồi dưỡng, tự bồi dưỡng:

- Kiểm tra việc đảm bảo các hồ sơ chuyên môn theo quy định:

- Kiểm tra việc tham gia các hoạt động: Cải tiến phương pháp giảng

dạy, làm đồ dùng dạy học, viết sáng kiến kinh nghiệm, ý thức trách nhiệm trong các nhiệm vụ được phân công...

Đánh giá chung việc thực hiện quy chế chuyên môn:

* Loại tốt:

Các yêu cầu: thực hiện chương trình và kế hoạch giảng dạy; việc soạn giáo án, chuẩn bị bài; Việc kiểm tra học sinh, chấm chữa bài, giúp đỡ học sinh kém, bồi dưỡng học sinh giỏi đều đạt tốt, hai yêu cầu còn lại đạt khá trở lên. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Các yêu cầu: thực hiện chương trình và kế hoạch giảng dạy; việc soạn giáo án, chuẩn bị bài; Việc kiểm tra học sinh, chấm chữa bài, giúp đỡ học sinh bồi dưỡng học sinh giỏi đều đạt khá trở lên, hai yêu cầu còn lại đạt yêu cầu trở lên.

* Loại đạt yêu cầu:

Các yêu cầu: thực hiện chương trình và kế hoạch giảng dạy; việc soạn giáo án, chuẩn bị bài; Việc kiểm tra học sinh, chấm chữa bài, giúp đỡ học sinh bồi dưỡng học sinh giỏi đều đạt yêu cầu trở lên.

* Loại không đạt yêu cầu:

Một trong các yêu cầu: thực hiện chương trình và kế hoạch giảng dạy; việc soạn giáo án, chuẩn bị bài; Việc kiểm tra học sinh, chấm chữa bài, giúp đỡ học sinh bồi dưỡng học sinh giỏi không đạt yêu cầu.

 Kiểm tra kết quả giảng dạy, giáo dục (thông qua kiểm tra chất lượng học sinh: thường xuyên, định kỳ, đột xuất).

b.3) Kiểm tra chất lượng học sinh:

Việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh nhằm mục đích đánh giá khả năng của giáo viên. Đây chỉ là nội dung tham khảo khi đánh giá giáo viên, xuất phát từ thực tế là giáo viên không thể chịu trách nhiệm về toàn bộ kết quả của học sinh, vì cần tính đến chất lượng “đầu vào” của học sinh được giao cho họ. Cần phải cố gắng đánh giá được sự tiến bộ của học sinh kể từ khi giáo viên nhận lớp, chứ không hoàn toàn căn cứ vào kết quả hiện tại. Việc đánh giá kết quả của học sinh là phải đánh giá cả một quá trình, cần xem xét ở các khía cạnh sau:

- Kết quả giảng dạy của giáo viên trong các năm học trước, như tỷ lệ học sinh lên lớp, học sinh tốt nghiệp, học sinh giỏi...

- Dựa trên kết quả kiểm tra chung của toàn trường, có sự so sánh kết quả các lớp của giáo viên dạy với các lớp khác.

- Kết quả học tập của học sinh thông qua sổ gọi tên, ghi điểm tại thời điểm kiểm tra.

- Kết quả kiểm tra khảo sát của ban kiểm tra.

Đánh giá kết quả học tập của học sinh:

* Loại tốt:

Học sinh có thói quen, nề nếp trong học tập, hầu hết học sinh nắm được bài thể hiện qua tiết dạy và các loại vở của học sinh.Chất lượng học tập của học sinh có tiến bộ rõ rệt so với khi bắt đầu nhận lớp; thành tích học tập của học sinh do giáo viên này phụ trách trong thời gian trước khi kiểm tra đạt cao so với địa phương.

* Loại khá:

Học sinh có tiến bộ so với khi bắt đầu nhận lớp. thành tích học tập của học sinh do giáo viên này phụ trách trong thời gian trước khi kiểm tra đạt khá so với địa phương. Học sinh có thói quen, nề nếp khá trong học tập, đa số học sinh nắm được kiến thức, kỹ năng thể hiện qua tiết dạy và các loại vở học sinh.

* Loại đạt yêu cầu:

Thành tích học tập của học sinh do giáo viên này phụ trách trong thời gian trước khi kiểm tra đạt trung bình so với địa phương. Học sinh bắt đầu có thói quen, nề nếp trong học tâp, thể hiện qua các tiết dạy và các loại vở của học sinh.

* Loại không đạt yêu cầu: Không đạt mức nói trên.

b.4) Kiểm tra việc tham gia các hoạt động giáo dục khác:

- Kiểm tra công tác chủ nhiệm lớp:

- Kiểm tra các công tác khác được nhà trường và các tổ chức đoàn thể phân công như: công tác công đoàn, công tác đoàn thanh niên, công

tác tự học, tự bồi dưỡng, công tác nghiên cứu khoa học, viết sáng kiến kinh nghiệm ...

Đánh giá việc thực hiện các nhiệm vụ khác của giáo viên:

* Loại tốt:

Có nhiều sáng kiến kinh nghiệm, biện pháp để hoàn thành với kết quả tốt mọi nhiệm vụ được phân công; luôn quan tâm đến việc giáo dục đạo đức cho học sinh trong mọi cơ hội có thể.

* Loại khá:

Có ý thức khắc phục khó khăn để thực hiện các nhiệm vụ được giao đạt kết quả tương đối cao. Chú ý đến việc giáo dục đạo đức học sinh.

* Loại đạt yêu cầu: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Làm đầy đủ các công việc được giao kết quả đạt bình thường, hoặc tuy có cố gắng nhưng do khó khăn khách quan nên kết quả còn hạn chế.

* Loại chưa đạt yêu cầu:

Không thực hiện đầy đủ các công việc được giao, hoặc có sai lầm trong việc thực hiện, ảnh hưởng đến công việc hay uy tín của trường.

Đánh giá chung khi kết thúc kiểm tra toàn diện giáo viên:

* Loại tốt: Nội dung 1 và 2 đều đạt tốt, nội dung 3 và 4 đều đạt khá. * Loại khá: Nội dung 1 và 2 đều đạt khá trở lên, nội dung 3 và 4 đạt yêu cầu trở lên.

* Loại đạt yêu cầu: nội dung 1 và 2 đều đạt yêu cầu trở lên. * Loại chưa đạt yêu cầu: các trường hợp còn lại.

Ngoài việc kiểm tra, đánh giá, khi kiểm tra toàn diện giáo viên hiệu trưởng cần tiến hành tư vấn và thúc đẩy:

Một phần của tài liệu Một số biện pháp nâng cao chất lượng công tác kiểm tra nội bộ các trường trung học phổ thông ở huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp (Trang 64 - 69)