Cách thứ 2 gồm các phương pháp cụ thể sau:

Một phần của tài liệu Một số biện pháp nâng cao chất lượng công tác kiểm tra nội bộ các trường trung học phổ thông ở huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp (Trang 25 - 27)

- Phương pháp kiểm tra hoạt động giảng dạy của giáo viên

+ Dự giờ (có lựa chọn, theo đề tài, song song nghiên cứu phối hợp một số lớp, dự có mục đích và mời các chuyên gia cùng dự … )

+ Xem xét, kiểm tra các tài liệu khác nhau: sổ sách, hồ sơ cá nhân (giáo án, kế hoạch cá nhân, lịch báo giảng, sổ điểm…)

+ Đàm thoại với giáo viên (về thực hiện chương trình, phương pháp giảng dạy, sự chuyên cần và tiến bộ của học sinh…)

- Phương pháp kiểm tra chất lượng kiến thức, kỹ năng của học sinh. + Kiểm tra nói, viết, thực hành.

+ Nghiên cứu và phân tích vở học sinh.

+ Kiểm tra kỹ năng học sinh trong việc làm bài tập, thí nghiệm thực hành, lao động hướng nghiệp và học nghề.

- Phương pháp kiểm tra quá trình giáo dục học sinh trong các giờ lên lớp. Khi dự giờ hiệu trưởng cần định hướng nhận xét về:

+ Phương hướng tư tưởng của bài giảng, các biện pháp hình thành thế giới quan khoa học, tình cảm, lý tưởng, đạo đức, ý thức lao động… cho học sinh.

+ Phân tích các câu trả lời, các bài văn, lời phát biểu, báo cáo trong học tập và hoạt động ngoại khoá, các đợt thi học sinh giỏi …

+ Cách thức tổ chức lớp học nhằm tạo điều kiện để học sinh được suy nghĩ nhiều hơn, được hoạt động nhiều hơn, được hợp tác trong học tập nhiều hơn, được phát biểu ý kiến nhiều hơn…Tạo điều kiện để học sinh tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo trong giờ học.

- Phương pháp kiểm tra và đánh giá công tác giáo viên chủ nhiệm lớp + Kiểm tra đánh giá giáo viên chủ nhiệm trong công tác giáo dục học sinh.

* Việc lập kế hoạch và thực hiện công tác giáo dục học sinh.

* Tiến hành tổ chức công tác với tập thể học sinh, từng học sinh (làm công tác cá biệt)

* Tham gia công tác cố vấn đoàn, đội của lớp. * Liên hệ với các giáo viên bộ môn.

* Phối hợp với phụ huynh học sinh và các lực lượng xã hội khác ở địa phương.

+ Kiểm tra đánh giá mức độ được giáo dục của học sinh .

* Học sinh thực hiện các quy tắc, hành vi, kỷ luật trong giờ học, chuẩn bị giờ học, chuyên cần, tính cẩn thận, nề nếp trong học tập …

* Học sinh tham gia lao động công ích xã hội, lao động sản xuất, vệ sinh trường lớp, giúp đỡ gia đình thương binh, liệt sỹ…

* Trình độ được giáo dục thẩm mỹ, thể chất, giữ gìn lớp học, bàn ghế, nề nếp trực nhật…

* Tính tích cực của học sinh trong công tác xã hội – nhà trường: Làm báo tường, tham gia cắm trại, hội khỏe, dạ hội, kế hoạch nhỏ, công tác đoàn đội…

* Tham gia của học sinh vào các hoạt động ngoại khoá, kỹ thuật bộ môn, các hình thức câu lạc bộ thể thao, văn nghệ …

Để kiểm tra, đánh giá mức độ được giáo dục của học sinh một cách khách quan, hiệu trưởng phải dùng phương pháp tiếp cận phức hợp và phải đi vào hoạt động thực tế.

- Phương pháp phòng ngừa:

Có tầm quan trọng trong hệ thống kiểm tra sư phạm. Nhiệm vụ của nó là phòng ngừa những khuyết điểm có thể có, giúp đỡ kịp thời người

giáo viên. Có 2 hình thức kiểm tra phòng ngừa: hình thức tập thể và hình thức cá nhân.

Ngoài các phương pháp nêu trên, ngày nay người ta còn sử dụng nhiều phương pháp xử lý bằng máy tính, toán học, lôgíc học… Tuỳ từng đối tượng, người quản lý phải biết sử dụng linh hoạt các phương pháp phục vụ cho mục đích kiểm tra của mình nhằm mang lại hiệu quả cao nhất. Ngày nay bằng những phương tiện thông tin hiện đại, để kiểm tra người ta có thể sử dụng rất nhiều phương tiện: máy tính, mạng Email …

Một phần của tài liệu Một số biện pháp nâng cao chất lượng công tác kiểm tra nội bộ các trường trung học phổ thông ở huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(88 trang)
w