Phân cấp trong kiểm tra

Một phần của tài liệu Một số biện pháp nâng cao chất lượng công tác kiểm tra nội bộ các trường trung học phổ thông ở huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp (Trang 58 - 60)

- Cung cấp kịp thời những điều kiện vật chất, tinh thần, tâm lí

c.Phân cấp trong kiểm tra

Phân cấp trong kiểm tra là một yêu cầu quản lý khoa học cho những hệ thống quản lý phức tạp, có nhiều hệ thống lớn với những mục tiêu riêng biệt, ràng buộc nhau bởi những mục tiêu chung. Trong trường học mọi nguồn thông tin đều được chuyển qua hai con đường “ trực tiếp” và “gián tiếp”.

Con đường “gián tiếp”: Thông tin được truyền qua các nút thông tin trung gian như phó hiệu trưởng, tổ trưởng chuyên môn, thư ký hội đồng, giáo viên chủ nhiệm ...

Con đường “trực tiếp”: thông tin được truyền thẳng từ đối tượng quản lý tới hiệu trưởng, không qua nút thông tin gián tiếp, giúp cho hiệu

trưởng có thể loại trừ thông tin nhiễu hoặc kiểm tra lại các thông tin còn nghi vấn.

Các thông tin phản ánh tình hình chất lượng của các hoạt động giáo dục: Hiệu quả giờ lên lớp, trình độ kiến thức tư duy của học sinh, năng lực tuyền thụ, nghiệp vụ của giáo viên ... thì phải nhận bằng cách kết hợp cả hai con đường “trực tiếp” và “gián tiếp”. Trong đó kiểm tra trực tiếp của hiệu trưởng là quan trọng nhất.

Tuỳ thuộc vào nội dung, yêu cầu của việc kiểm tra, hiệu trưởng có thể kiểm tra trực tiếp hay gián tiếp. Khi kiểm tra gián tiếp hiệu trưởng phải có quyết định uỷ nhiệm, phân cấp rõ ràng cho phó hiệu trưởng, tổ trưởng chuyên môn hay cán bộ, giáo viên có năng lực và có uy tín.

3.2.3.3. Tổ chức thực hiện

Rà soát kỷ đội ngũ đặc biệt là lực lượng cốt cán của nhà trường để tổ chức lực lượng kiểm tra có chất lượng cao.

Quy định cụ thể thể thức làm việc, nhiệm vụ cụ thể, thời gian, quy trình tiến hành, quyền lợi cho mỗi đợt kiểm tra hoặc cho mỗi kiểm tra viên.

Thường xuyên giám sát, điều chỉnh kịp thời quá trình kiểm tra đã được triển khai.

3.2.3.4. Các điều kiện cần thiết

Để hoạt động kiểm tra đạt kết quả tốt, hiệu trưởng phải cung cấp kịp thời các điều kiện vật chất, tinh thần, tâm lý cho hoạt động kiểm tra, khai thác và tận dụng mọi khả năng sáng tạo của các thành viên trong ban kiểm tra.

3.2.4. Đẩy mạnh hoạt động tự kiểm tra của các chủ thể trongnhà trường nhà trường

3.2.3.1. Mục đích

Nhằm phát huy sức mạnh công tác tự kiểm tra các hoạt động của các cá nhân, bộ phận trong nhà trường.

Góp phần xây dựng các tổ chức tổ chức trong nhà trường vững mạnh.

3.2.3.2. Nội dung

Một phần của tài liệu Một số biện pháp nâng cao chất lượng công tác kiểm tra nội bộ các trường trung học phổ thông ở huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp (Trang 58 - 60)