Những tồn tại, hạn chế 1 Về nhận thức

Một phần của tài liệu Một số biện pháp nâng cao chất lượng công tác kiểm tra nội bộ các trường trung học phổ thông ở huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp (Trang 42 - 43)

2.3.2.1. Về nhận thức

Cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên chưa nhận thức rõ vị trí vai trò, chức năng, tầm quan trọng của kiểm tra nội bộ, hiểu kiểm tra nội bộ chỉ như một hoạt động phối hợp nằm trong biện pháp động viên thi đua, coi đó chỉ là biện pháp để đánh giá. Kiểm tra để dẫn tới kiểm điểm, do đó hạn chế hiệu lực của kiểm tra nội bộ trường học.

Cán bộ quản lý còn cho rằng kiểm tra chỉ đơn thuần là một biện pháp quản lý trường học, chưa thấy được đó chính là chức năng cơ bản của quản lý trong quá trình quản lý nhà trường.Thời gian cán bộ quản lý dành cho hoạt động kiểm tra còn ít so với các chức năng quản lý khác.

Cán bộ quản lý chưa nắm được chức năng cơ bản của quá trình quản lý, nên chưa nhận thức đúng chức năng kiểm tra, từ đó việc lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo thực hiện hoạt động kiểm tra chưa nghiêm túc, việc kiểm tra chỉ mang tính đại khái, chung chung, hình thức, thậm chí còn biểu hiện tính quan liêu, xa vời, không sát thực tế. Do đó hoạt động kiểm tra chưa trở thành công

cụ sắc bén tăng cường hiệu lực quản lý trường học, chưa góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục và đào tạo.

Giáo viên, học sinh chưa có nhận thức đúng về hoạt động kiểm tra nên thường có ý thức đối phó hoạt động kiểm tra của các cấp quản lý, chưa biến các quá trình kiểm tra của các cấp quản lý thành quá trình tự kiểm tra của chính mình. Do đó hiệu quả của hoạt động kiểm tra đạt thấp.

Mặt khác do bệnh thành tích nên cả chủ thể quản lý và đối tượng bị quản lý trong quá trình kiểm tra thường qua loa, việc xác định chuẩn và đánh giá đúng thực trạng so với chuẩn còn nhiều bất cập.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp nâng cao chất lượng công tác kiểm tra nội bộ các trường trung học phổ thông ở huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp (Trang 42 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(89 trang)
w