Thông qua hoạt động thanh tra, kiểm tra giáo dục cơ quan quản lý nhà nước có thể đánh giá thực trạng hoạt động GD&ĐT, phát hiện, điều chỉnh, xử lý kịp thời các sai phạm trong lĩnh vực GD
Trang 1MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Trong giai đoạn hiện nay, để đạt được mục đích "tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện", góp phần nâng cao trình độ dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài thì Nhà nước phải phát huy mọi tiềm lực sẵn có đồng thời mở rộng hợp tác quốc tế về GD&ĐT Chính vì vậy, Nhà nước ta đã thực hiện chính sách xã hội hoá hoạt động GD&ĐT nhằm mở rộng phạm vi các chủ thể tham gia vào lĩnh vực này Không chỉ có các tổ chức, cá nhân trong nước mà còn có các tổ chức, cá nhân nước ngoài; không chỉ có các cơ sở GD&ĐT mà các cơ sở khác không phải là cơ sở GD&ĐT nhưng
có hoạt động GD&ĐT cũng được tham gia vào hoạt động GD&ĐT trong một phạm vi nhất định Tuy nhiên, khi các chủ thể hợp pháp tham gia các hoạt động GD&ĐT phải bảo đảm nguyên tắc không được xâm hại lợi ích Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức và cá nhân Để thực hiện được điều này, cần phải tăng cường vai trò quản lý nhà nước trong lĩnh vực GD&ĐT trong đó có hoạt động thanh tra, kiểm tra Thông qua hoạt động thanh tra, kiểm tra giáo dục cơ quan quản lý nhà nước có thể đánh giá thực trạng hoạt động GD&ĐT, phát hiện, điều chỉnh, xử lý kịp thời các sai phạm trong lĩnh vực GD&ĐT, trên cơ sở đó rút kinh nghiệm cải tiến cơ chế quản lý, hoàn thiện chu trình quản lý mới phù hợp và có hiệu quả hơn Ngoài ra, hoạt động thanh tra giáo dục còn giúp các tổ chức và cá nhân có hoạt động trong hoặc liên quan đến lĩnh vực GD&ĐT hạn chế được các vi phạm, góp phần bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền
và lợi ích hợp pháp của tổ chức và cá nhân khác, bởi vì “Các bộ, ngành, các cấp nhất định phải có cơ quan thanh tra của mình để theo dõi công tác ngay từ đầu, kịp thời uốn nắn, sửa chữa sai lầm, thiếu sót có thể xảy ra, đồng thời phải trực tiếp chỉ đạo
cơ quan thanh tra của mình (trích phát biểu của chủ tịch Hồ Chí Minh trong buổi nói chuyện tại Hội nghị cán bộ Thanh tra toàn Miền Bắc tháng 02 năm 1961)
Kiểm tra nội bộ trường học là một việc rất quan trọng, vừa là điều tra, xem xét kết quả của một quá trình, một sự việc đã kết thúc, vừa chuẩn bị các điều kiện cần thiết cho chu trình quản lý chỉ đạo tiếp theo Chúng ta cũng biết rằng: Kiểm tra đảm
Trang 2bảo được thực thi quyền lực quản lý của những người lãnh đạo Nhờ kiểm tra, nhà quản lý có thể kiểm soát được những yếu tố nào ảnh hưởng đến sự thành công của
tổ chức Điều này rất quan trọng vì mất quyền kiểm soát, đồng nghĩa với nhà quản
lý bị vô hiệu hóa, nhà trường có thể lái theo hướng không mong muốn Kiểm tra nhằm có tác động thích hợp
Kiểm tra nội bộ trường THPT là khâu đặc biệt quan trọng trong chu trình quản
lý, đảm bảo tạo lập mối liên hệ ngược thường xuyên, kịp thời giúp Hiệu trưởng hình thành cơ chế điều chỉnh hướng đích trong quá trình quản lý nhà trường
Kiểm tra nội bộ trường THPT là một công cụ góp phần tăng cường hiệu lực
quản lý, mở rộng dân chủ và chế độ ủy quyền trong quản lý nhà trường Nếu kiểm tra, đánh giá chính xác, chân thực sẽ có tác dụng giúp Hiệu trưởng xác định mức
độ, giá trị, các yếu tố ảnh hưởng Từ đó tìm ra được những nguyên nhân và đề ra những giải pháp điều chỉnh có hiệu quả Qua kiểm tra nó tác động tới ý thức, hành
vi và hoạt động của con người, nâng cao tinh thần trách nhiệm, động viên thúc đẩy việc thực hiện nhiệm vụ, uốn nắn, giúp đỡ, sửa chữa những sai sót, khuyết điểm và tuyền truyền kinh nghiệm giáo dục tiên tiến Kiểm tra, đánh giá tốt sẽ dẫn tới tự kiểm tra, đánh giá tự giác
Công tác kiểm tra cũng là một biện pháp quan trọng trong việc ngăn ngừa, phát hiện và xử lý những hành vi vi phạm pháp luật Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành, quản lý mà thiếu sự kiểm tra, thanh tra thì sẽ dẫn đến bệnh quan liêu, tham ô, lãng phí và chỉ có tăng cường kiểm tra, kiểm soát thì mới chống được các tệ nạn này Người nói “muốn chống bệnh quan liêu, bệnh bàn giấy; muốn biết các nghị quyết có được thi hành không, thi hành có đúng không; muốn biết ai ra sức làm, ai làm cho qua chuyện, chỉ có một cách là khéo kiểm soát.”
Qua các cuộc thanh tra toàn diện, thanh tra chuyên đề phòng Giáo dục và Đào tạo, kiểm tra chuyên môn một số trường học năm học 2011-2012 cho thấy công tác
Trang 3kiểm tra nội bộ trường học của một số trường trên địa bàn tỉnh Đồng Nai còn nhiều hạn chế, thực hiện không đầy đủ theo tinh thần các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của ngành Cá biệt, có Hiệu trưởng còn không hiểu rõ nội dung kiểm tra nội bộ là gì, giao cho phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn xây dựng kế hoạch nên chỉ tập trung kiểm tra chuyên môn, khoán cho các tổ chuyên môn và các bộ phận trong nhà trường tự tổ chức kiểm tra, đánh giá xếp loại hoạt động của các bộ phận mà không kiểm tra lại nên chưa có tác dụng tích cực thúc đẩy và làm giảm hiệu lực công tác quản lý của Hiệu trưởng
Từ một số lý do trên và nhằm giúp các trường nâng cao chất lượng công tác
kiểm tra nội bộ trường học tôi chọn nghiên cứu đề tài “Một số biện pháp nâng cao chất lượng công tác kiểm tra nội bộ ở trường THPT tỉnh Đồng Nai”.
2 Mục đích nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu nhằm mục đích xem xét lại việc thực hiện, công tác kiểm tra nội bộ trường học của Hiệu trưởng tại trường THPT trong năm học vừa qua Từ đó, đưa ra những biện pháp tích cực, nhằm giúp các trường THPT thực hiện tốt công tác kiểm tra nội bộ trường học để nâng cao hiệu lực quản lý trường học của Hiệu trưởng
Trang 4Chương 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ KIỂM TRA NỘI BỘ Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ
THÔNG
1 Một số khái niệm công cụ
a Kiểm tra
Kiểm tra (control) có nghĩa là kiểm tra, thẩm định, xác minh
Kiểm tra là xem xét tình hình thực tế để đánh giá nhận xét
Theo tác giả Hà Thế Ngữ: “Kiểm tra là xem xét thực tế để tìm ra những sai lệch so với quyết định, kế hoạch và chuẩn mực đã quy định; phát hiện ra trạng thái thực tế;
so sánh trạng thái đó với khuôn mẫu đã đặt ra; khi phát hiện ra những sai sót thì cần phải điều chỉnh, uốn nắn và sửa chữa kịp thời”
b Kiểm tra nội bộ trường học
Kiểm tra nội bộ trường học là hoạt động xem xét và đánh giá các hoạt động giáo dục, điều kiện dạy - học, giáo dục trong phạm vi nội bộ nhà trường nhằm mục đích phát triển sự nghiệp giáo dục nói chung, phát triển nhà trường, phát triển người giáo viên và học sinh nói riêng Kiểm tra nội bộ trường học, về thực chất gồm hai hoạt động:
Hiệu trưởng tiến hành kiểm tra hoạt động chuyên môn của cán bộ, giáo viên, nhân viên theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo; kiểm tra các điều kiện đảm bảo hoạt động, việc sử dụng phương tiện phục vụ dạy học và giáo dục trong nhà trường
Tự kiểm tra các hoạt động quản lý của nhà trường; kiểm tra, tự đánh giá chất lượng hiệu quả hoạt động trường học
Kiểm tra nội bộ trường học là khâu đặc biệt quan trọng đảm bảo tạo lập mối liên hệ ngược thường xuyên, kịp thời giúp hiệu trưởng hình thành cơ chế điều chỉnh hướng đích trong quá trình quản lý nhà trường; là công cụ sắc bén góp phần tăng cường hiệu lực quản lý trường học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo trong nhà trường Lãnh đạo mà không kiểm tra thì coi như không quản lý
Kiểm tra nội bộ trường học ngoài việc xem xét và đánh giá ưu điểm, nhược điểm, mức độ hoàn thành nhiệm vụ của các thành viên, bộ phận trong nhà trường còn phải phân
Trang 5tích nguyên nhân, đề xuất các biện pháp phát huy ưu điểm, khắc phục những hạn chế, thiếu sót Do đó nhằm tư vấn, thúc đẩy đối tượng điều chỉnh kịp thời, nâng cao chất lượng chuyên môn nghiệp vụ; giúp cho việc động viên, khen thưởng các cá nhân- đơn vị chính xác, thực sự tiêu biểu
Như vậy, kiểm tra vừa là tiền đề, vừa là điều kiện để đảm bảo thực hiện các mục tiêu giao dục Thực tế cho thấy, nếu kiểm tra đánh giá chính xác, chân thực sẽ giúp hiệu trưởng
có thông tin chính xác về thực trạng của đơn vị mình cũng như xác định các mức độ, giá trị, các yếu tố ảnh hưởng, từ đó tìm ra nguyên nhân và đề ra các giải pháp điều chỉnh, uốn nắn có hiệu quả Kiểm tra còn có tác dụng đôn đốc, thúc đẩy, hỗ trợ và giúp đỡ các đối tượng kiểm tra làm việc tốt hơn, có hiệu quả hơn
2 Cơ sở lý luận
Theo quan điểm của Đảng và nhà nước về quản lý giáo dục mang tính chính trị cao và nó luôn gắn liền với đường lối, chính sách của Đảng, phục vụ cho mục tiêu giáo dục mà Đảng ta đã đạt ra Thanh tra là một chức năng thiết yếu của quản
lý giáo dục trong chu trình quản lý giáo dục không thể thiếu khâu thanh tra, kiểm tra Bởi vì thanh tra giáo dục, kiểm tra nội bộ trường học nhằm đảm bảo tính pháp chế, tăng cường kỷ luật trong quản lý giáo dục do đó nó mang tính chất pháp quyền, nó luôn luôn được đặt dưới đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước nhằm thực hiện tốt mục tiêu giáo dục, đào tạo Thanh tra, kiểm tra có tính chất Nhà nước của cơ quan quản lý cấp trên đối với cấp dưới Do tổ chức thanh kiểm tra thực hiện nhằm phát huy nhân tố tích cực phòng ngừa, xử lý các hành vi vi phạm góp phần thúc đẩy cơ quan hoàn thành thực hiện đúng kế hoạch đã đặt ra Đồng thời hoàn thiện cơ chế quản lý tăng cường tính pháp chế XHCN bảo vệ lợi ích Nhà nước, các quyền lợi, lợi ích hợp pháp của cơ quan Kiểm tra nội bộ trường học là công tác kiểm tra chuyên ngành vừa bộc lộ quyền lực Nhà nước, vừa đảm bảo dân chủ, kỷ cương trong hoạt động giáo dục và đào tạo
Kiểm tra nội bộ trường học thực chất là tạo lập mối liên hệ ngược (kênh thông tin phản hồi) cung cấp cho người Hiệu trưởng những thông tin nhiều chiều
Trang 6và Hiệu trưởng phải thu nhận, xử lý những thông tin đó Để rồi điều chỉnh cho phù hợp với quá trình quản lý, đồng thời ra những quyết định chính xác đến hệ bị quản
lý (giáo viên, nhân viên, học sinh ) đó là thông tin chiều thuận Lúc này nảy sinh
ra hai luồng thông tin ngược: luồng thông tin ngược thứ nhất là (ngược ngoài) đó là những thông tin phản hồi từ hệ bị quản lý (giáo viên, nhân viên, học sinh) đến hệ quản lý (hiệu trưởng), luồng thông tin thứ hai cũng rất quan trọng đó là luồng thông tin (ngược trong) tức là từ hệ bị quản lý (giáo viên, nhân viên, học sinh) đến chính
nó Nghĩa là hệ bị quản lý tự điều chỉnh, tự thay đổi bản thân cho phù hợp với quá trình quản lý
Kiểm tra là khâu cuối cùng của chu trình quản lý, đồng thời nó tạo tiền đề cho việc xây dựng một chu trình quản lý mới Trong quá trình thực hiện các khâu của chu trình quản lý cũng như kết thúc chu trình quản lý, Hiệu trưởng ra những quyết định quản lý, đồng thời nhận được thông tin phản hồi từ phía giáo viên từ đó thấy được kết quả thực hiện của giáo viên Nếu giáo viên, nhân viên, học sinh, làm tốt thì Hiệu trưởng khuyến khích, nếu giáo viên, học sinh, làm chưa tốt Hiệu trưởng phải tìm hiểu nguyên nhân để điều chỉnh lại chu trình quản lý sao cho phù hợp để cho mỗi giáo viên thực hiện được kết quả tốt như kế hoạch ban đầu Hay từ kết quả của chu trình quản lý thứ nhất Hiệu trưởng lập một chu trình quản lý mới
có sự điều chỉnh ở các khâu như: kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra sao cho phù hợp với thực tế và cứ như vậy với chu trình quản lý tiếp theo Bởi vậy có thể nói kiểm tra nội bộ trường học là hệ thống phản hồi thông tin
Vì vậy công tác thanh kiểm tra nói chung và công tác kiểm tra nội bộ trường học nói riêng có một vai trò rất quan trọng trong những tác động của xã hội và chất
lượng giáo dục Sinh thời Hồ Chí Minh đã viết: “Có kiểm tra mới huy động được
tinh thần tích cực và lực lượng to tát của cá nhân, mới biết rõ năng lực và khuyết điểm của cán bộ, mới sửa chữa và giúp đỡ kịp thời.”
3 Cơ sở pháp lý
Trang 7Có thể khẳng định rằng quản lý mà không kiểm tra thì quản lý không có hiệu quả và trở thành quan liêu Điều này đã được khẳng định trong văn kiện Hội nghị
Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ V: “Lãnh đạo mà không kiểm tra thì coi
như không lãnh đạo” Trong văn kiện Đại hội Đảng VI có đoạn viết: “Kiểm tra là một chức chủ yếu của Đảng, là khâu quan trọng của tổ chức thực hiện, đó là biện pháp khắc phục bệnh quan liêu”.
Khi nói về công tác kiểm tra Hồ Chủ Tịch của chúng ta đã căn dặn: “Nếu tổ
chức tốt kiểm tra giống như có ngọn đèn pha, bao nhiêu cán bộ, bao nhiêu ưu điểm, bao nhiêu khuyết điểm chúng ta đều thấy rõ Có thể nói rằng 90% khuyết điểm, sai sót của chúng ta là ở nơi thiếu kiểm tra Nếu kiểm tra tốt thì chắc chắn sẽ không còn sai sót đó, nghĩa là chúng ta tiến bộ gấp mười, gấp trăm lần.”
Hay cố thủ Tướng Phạm Văn Đồng đã nói: “Lãnh đạo và kiểm tra là một” và
“không có kiểm tra là bớt đi một vũ khí cần thiết của người chỉ đạo.”
Ở Khoản 1, điều 32, chương IV - Quy chế tổ chức và hoạt động của hệ thống
thanh tra Giáo dục và Đào tạo: “Hiệu trưởng các trường, có trách nhiệm sử dụng
bộ máy quản lý và cán bộ giáo viên trong trường để kiểm tra việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ, kế hoạch của cá nhân và cá bộ phận thuộc quyền, xét và giả quyết các khiếu nại, tố cáo về các vấn đề thuộc trách nhiệm quản lý của mình
để đưa hoạt động của nhà trường vào kỷ cương nề nếp, nâng cao chất lượng hiệu quả Giáo dục và Đào tạo ” Trong thực tế, một số Hiệu trưởng thực hiện nhiệm
vụ đó một cách triệt để và linh hoạt mang lại kết quả cao, cũng có Hiệu trưởng thực hiện kiểm tra nhưng kết quả chưa cao do nhiều nguyên nhân như: chưa linh hoạt sáng tạo, chưa nắm chắc các văn bản pháp quy, các nguyên tắc kiểm tra nội bộ
* Luật giáo dục 2005 và các văn bản Luật có liên quan
* Các Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật (75/2006/NĐ-CP ngày 02/8/2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật giáo dục
Trang 8* Nghị định số 166/2004/NĐ-CP ngày 16/9/2004 của Chính phủ quy định trách nhiệm quản lý nhà nước về giáo dục
* Nghị định số 35/2005/NĐ-CP ngày 17/3/2005 của Chính phủ về việc xử lý kỷ luật cán bộ, công chức, )
* Điều lệ Trường trung học ban hành theo quyết định số 23/2000/QĐ -BGD & ĐT ngày 11/7/2000 của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT
* Căn cứ thông tư 43/2006/TT-BGD & ĐT ngày 23/10/2006 của Bộ GDĐT v/v Hướng dẫn thanh tra toàn diện trường phổ thông và thanh tra hoạt động
sư phạm của giáo viên phổ thông
* Công văn số 1822/GDĐT-TTr ngày 26 tháng 10 năm 2010 của Sở GDĐT
về việc hướng dẫn công tác kiểm tra nội bộ trường học
* Công văn số 1413/SGDĐT-TTr ngày 07/9/2011 về hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ thanh tra năm học 2011-2012
Trang 9Chương 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KIỂM TRA NỘI BỘ Ở MỘT SỐ TRƯỜNG
TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TỈNH ĐỒNG NAI
1 Ưu điểm
- Văn bản thanh, kiểm tra các cấp hướng dẫn kịp thời, ngày càng hoàn chỉnh tạo cơ sở pháp lý và nhiệm vụ cho công tác kiểm tra tại trường
- Trách nhiệm cán bộ quản lý từ cấp tổ trở lên đối với công tác kiểm tra được nâng cao Ý thức tự kiểm tra của giáo viên ngày càng được phát huy
- Trường đã xây dựng được chuẩn kiểm tra dựa trên hệ thống các văn bản pháp luật, văn bản pháp quy, hướng dẫn của cấp trên, hàng năm kiểm tra toàn diện 1/3 tổng số giáo viên toàn trường, 2/3 số còn lại được kiểm tra chuyên đề
- Công tác kiểm tra nội bộ trường học giúp nhà trường quản lý và động viên, giúp đỡ giáo viên thực hiện tốt nhiệm vụ giảng dạy và giáo dục, góp phần nâng cao hiệu quả và chất lượng giáo dục Mặt khác việc kiểm tra nội bộ trường học còn giúp Lãnh đạo nhà trường nắm rõ việc thực hiện chương trình và kế hoạch dạy học, việc chuẩn bị bài, lên lớp, đánh giá học sinh, mức độ tiến bộ của học sinh qua từng học kỳ, cả năm không những thế còn nắm được việc thực hiện công tác chủ nhiệm, các hoạt động giáo dục khác của và công tác bồi dưỡng tự bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của giáo viên
2 Hạn chế và nguyên nhân
- Về nhận thức: Chưa thấy rõ tầm quan trọng của công tác kiểm tra nội bộ trường học, coi kiểm tra nội bộ trường học chỉ là hoạt động phối hợp nằm trong biện pháp động viên thi đua, là biện pháp để đánh giá Kiểm tra để bình bầu, xếp loại, kiểm tra những sai phạm nào đó… nên dẫn đến thiếu khoa học Đánh giá vấn
đề chưa chính xác, toàn diện; một số giáo viên chỉ chú ý đến việc dạy học trên lớp còn các hoạt động khác chưa thực sự quan tâm
- Việc xây dựng kế hoạch cho công tác kiểm tra nội bộ trường học đã có nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của ngành trong chiến lược phát triển giáo dục và đổi mới phương pháp giáo dục
Trang 10Hiệu trưởng giao cho phó hiệu trưởng lập kế hoạch nhưng không kiểm tra, phê duyệt do đó chưa đủ nội dung; thể thức văn bản không đúng quy định; chỉ xây dựng kế hoạch chung, chưa cụ thể bằng kế hoạch tuần và tháng
- Viêc lực chọn thành viên tham gia ban kiểm tra nội bộ chưa được chọn lọc
kỹ, một vài thành viên chưa có kỹ năng tư vấn, chưa đầu tư nắm bắt chuyên môn của tất cả các khối lớp nên ít nhiều gây khó khăn trong việc xếp loại tay nghề giáo viên
- Công tác tự kiểm tra của giáo viên và các tổ trong trường chưa trở thành tự giác và thường xuyên mà còn mang tính đối phó
- Khâu đánh giá rút kinh nghiệm, hiệu trưởng phân cấp cho các tổ nhưng không xử lý kết quả, không công khai kết quả kiểm tra
Kết quả đánh giá vẫn còn nặng về hình thức động viên khích lệ; chưa đầu tư cho phần tư vấn và thúc đẩy, do đó kiểm tra không mang lại hiệu quả như mong muốn Kiểm tra mang tính chất thời vụ, không thực hiện phúc tra lại kết quả do đó tính thúc đẩy không cao
- Nội dung kiểm tra nội bộ trường học chủyếu là kiểm tra hoạt động sư phạm của giáo viên, chưa chú ý thực hiện đầy đủ các nội dung khác Kiểm tra chuyên đề còn ít, chủ yếu là kiểm tra định kỳ theo lịch cụ thể từ đầu năm học việc kiểm tra đột xuất giáo viên ít được thực hiện
- Lưu trữ chưa đúng qui định: thiếu hồ sơ, chưa khoa học, đặc biệt là hồ sơ kiểm tra chuyên môn